Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát thực trạng phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bẩm sinh ở trẻ em tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.99 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
THOÁT VỊ BẸN BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI VIỆT NAM
Phạm Ngọc Thạch1, Trần Quốc Việt1, Trần Trọng Phương Trừ1,
Mai Thị Trọn1, Lưu Thanh Bình1, Nguyễn Minh Ngọc1
TÓM TẮT

36

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng phẫu thuật
điều trị thoát vị bẹn bẩm sinh ở trẻ em tại Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt
ngang mô tả trên phạm vi dân số phẫu thuật viên
ngoại nhi toàn quốc tại Việt Nam. Các kết quả
được ghi nhận và phân tích các đặc điểm dân số,
tỷ lệ ứng dụng PTNS và mổ mở, các đặc điểm
thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng PTNS
điều trị TVB ở trẻ em.
Kết quả: Có 111 phẫu thuật viên nhi tồn
quốc tham gia vào nghiên cứu này; TP. Hồ Chí
Minh (56) và Hà Nội (19) chiếm 67,6%. Khảo
sát về tỷ lệ chỉ định phẫu thuật điều trị TVB:
58,6% chọn PTNS hoặc mổ mở tùy theo trường
hợp: lứa tuổi, giới; 3,6% chọn vì lý do TVB tái
phát hoặc thẩm mỹ. 17,1% chọn phẫu thuật mở.
Khảo sát các khó khăn khi triển khai PTNS:
49,5% khơng có các dụng cụ chun dụng,
27,9% khơng ghi nhận khó khăn về mặt kỹ thuật
khi triển khai, 2,7% cho rằng chi phí phẫu thuật


cao. Khảo sát khuynh hướng ứng dụng PTNS:
48,6% đang ứng dụng PTNS, 28,8% sẽ ứng dụng
PTNS, 9% chỉ ứng dụng PTNS trong từng trường
hợp cụ thể, và 13,5% dân số vẫn tiếp tục mổ mở.
Khi phân tích hồi qui logistic đa biến, ghi nhận

Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Ngọc Thạch
Email:
Ngày nhận bài: 25.8.2022
Ngày phản biện khoa học: 23.9.2022
Ngày duyệt bài: 10.10.2022
1

dân số tham gia khảo sát ở những trung tâm
thường xuyên điều trị TVB trẻ em (>100 TH/
năm) có khuynh hướng chọn PTNS, với AOR=
3.4, khoảng tin cậy 95% [1,0 – 11,3], P<0,05.
Kết luận: Tỷ lệ ứng dụng PTNS điều trị TVB
ở trẻ em hiện nay tại Việt Nam khá cao. Tuy
nhiên, những hạn chế về kỹ thuật, chi phí, dụng
cụ kỹ thuật chun dụng cịn là vấn đề đáng quan
tâm.
Từ khóa: Thốt vị bẹn, phẫu thuật nội soi,
phẫu thuật mở, trẻ em, kết quả.

SUMMARY
NATION-WIDE SURVEY ON
SURGICAL TREATMENT OF
PEDIATRIC INGUINAL HERNIA IN

VIETNAM
Objectives: To investigate the status of
surgical treatment of congenital inguinal hernia
in children in Vietnam.
Methods: Descriptive cross-sectional study
on the national pediatric surgeons in Vietnam.
The results were recorded and analyzed
population characteristics, rate of using
laparoscopic and open surgery, and advantages
and disadvantages of applying laparoscopic
techniques in pediatric inguinal hernia repair.
Results: The 111 pediatric Vietnamese
surgeons nationwide participated in this study;
Ho Chi Minh City (56) and Hanoi (19) accounted
for 67.6%. Survey on the rate of indications for
surgery for TVB: 58.6% choose laparoscopic or
open surgery depending on the case: age, gender;
3.6% chose for recurrent TVB or cosmetic

275


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

reasons. 17.1% chose open surgery. Survey of
difficulties when implementing laparoscopy:
49.5% did not have specialized tools, 27.9% had
no technical problems in implementation, and
2.7% thought that surgery costs were high.
Survey on the trend of laparoscopic application:

48.6% are using laparoscopic surgery, 28.8%
will use laparoscopic surgery, 9% only apply
laparoscopic surgery in each specific case, and
13.5% of the population continue the open
surgery. When analyzing multivariable logistic
regression, it was noted that the survey
population in centers that regularly performed
hernia repair (>100 cases/year) tended to choose
laparoscopic surgery, with AOR= 3.4, 95%CI
[1.0 – 11.3], P<0.05.
Conclusions: The rate of application of
laparoscopic surgery for inguinal hernia repair in
children is relatively high in Vietnam. However,
technical limitations, costs, and specialized
technical tools are still a concern.
Keywords: Laparoscopic inguinal hernia
repair, open inguinal hernia repair, children,
comparison.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị bẹn (TVB) là bệnh lý ngoại nhi
rất thường gặp ở trẻ em [6]. Phẫu thuật (PT)
mổ mở điều trị TVB là phương pháp PT
thường qui được ứng dụng nhiều nhất ở trẻ
em cho tới thời điểm hiện nay [3]. Bên cạnh
đó, phương pháp phẫu thuật nội soi (PTNS)
ổ bụng điều trị TVB (laparoscopic repair)
được giới thiệu như một phương pháp thay
thế
cho

PT
mở
thơng
thường
[7]
(herniorrhaphy . Tuy nhiên, vai trị của
PTNS cũng cịn nhiều bàn cãi liên quan đến
việc tăng thời gian phẫu thuật, chi phí, biến
chứng, chỉ định và chống chỉ định [1,2,5].
Do vậy, chúng tơi thực hiện nghiên cứu
nhằm mục đích khảo sát lần đầu tiên tình

276

hình PT điều trị TVB bẩm sinh ở trẻ em tại
Việt Nam. Dự kiến, với kết quả nghiên cứu
này sẽ mô tả được thực trạng hiện tại của
việc ứng dụng PTNS cũng như khuynh
hướng phát triển trong tương lai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các phẫu thuật viên có tham gia PT điều
trị TVB bẩm sinh ở trẻ em tại Việt Nam và
đồng thuận tham gia vào nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thiết kế theo phương pháp
nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cơ sở dữ liệu
được thu thập dựa trên thơng tin các phẫu
thuật viên nhi trong tồn quốc sẽ được mời
tham dự khảo sát này. Khi đối tượng tham

gia nghiên cứu đồng thuận, bảng câu hỏi trực
tuyến được gửi đến từng đối tượng bằng thư
điện tử. Bảng câu hỏi sẽ được xây dựng trên
nền tảng hệ thống khảo sát trực tuyến bằng
ứng dụng “Google forms” trên nền tảng web.
Đường link và QR-code của phiếu khảo sát
trực tuyến này sẽ được gửi bằng hịm thư
điện tử chính thức của nhóm nghiên cứu đến
nhóm dân số dự kiến tham gia khảo sát:
/>Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Dữ liệu được kiểm tra, thu thập mã hóa
nhập máy tính bằng phần mềm Microsoft
Excel (MS Excel), và được phân tích bằng
phần mềm SPSS Statistics cho Windows,
version 20.0 (SPSS Inc., Chicago, Ill., USA).
Thống kê mô tả các biến định lượng và biến
định tính. Biến số định lượng được trình bày
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị
nhỏ nhất – lớn nhất. Nếu phân phối khơng
chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị,
khoảng tứ phân vị. Biến số định tính được
trình bày dưới dạng tần số, tỷ lệ phần trăm.
Phân tích hồi qui đa biến logistic được sử


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

dụng để đánh giá tỷ số số chênh về khuynh
hướng sử dụng PTNS trong điều trị TVB ở
trẻ em. Các phép kiểm đều thực hiện 2 đi

và được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá
trị p<0.05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khảo sát này đã được gửi đến tất cả các
thành viên của Hội Phẫu thuật Nhi Việt
Nam, cùng những đại biểu là bác sĩ ngoại nhi

đã đăng ký tham dự các hội nghị hội thảo
khoa học tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Đến thời
điểm kết thúc nghiên cứu có 111 người đã
tham gia khảo sát.
Đặc điểm dân số tham gia khảo sát
Phân bố số lượng người tham gia khảo sát
theo tỉnh/ thành phố được mơ tả trong Hình 1.
Trong đó, người tham dự khảo sát đơng nhất
tại TP. Hồ Chí Minh (56) và Hà Nội (19);
chiếm 67,6% trường hợp tham gia khảo sát.

Hình 1. Biểu đồ phân bố số lượng người tham gia khảo sát theo tỉnh/ thành phố (n=111).
Phần trăm dân số tham gia khảo sát theo phân bố học vị (trình độ) được mơ tả trong Hình
2. Trong đó, cao nhất là là nhóm khảo sát có trình độ thạc sĩ và chuyên khoa cấp một, lần lượt
là 40,5% và 19,8%. Tỷ lệ nhóm có trình độ tiến sĩ và chun khoa cấp 2 chiếm 22,5%. Có 3
phó giáo sư tham gia vào khảo sát này, chiếm tỷ lệ 2,7%.

Hình 2. Biểu đồ phần trăm dân số tham gia khảo sát theo phân bố học vị (trình độ)
(n=111).

277



HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

Khảo sát về tỷ lệ chỉ định PT và lựa chọn loại PT điều trị TVB theo ý kiến cá nhân của
người tham gia khảo sát được mơ tả trong Hình 3. 58,6% người tham gia khảo sát lựa chọn
PTNS hoặc mổ mở tùy theo trường hợp: lứa tuổi, giới của bệnh nhân. Trong đó có 20,7%
chọn PTNS, 3,6% chọn vì lý do TVB tái phát hoặc thẩm mỹ, 17,1% chọn PT mở.

Hình 3. Biểu đồ phần trăm dân số tham gia khảo sát theo phân bố
lựa chọn loại phẫu thuật (n=111).
Khi khảo sát cảm nhận về kỹ thuật nội soi
trong điều trị TVB, có 54,1% cho rằng kỹ
thuật nội soi là đơn giản, 36,9% cho rằng kỹ
thuật khó, nhưng có thể ứng dụng được, và
9% cho rằng kỹ thuật này là không cần thiết
ứng dụng.

Khảo sát về chỉ định PTNS trong điều trị
TVB nghẹt ở trẻ em, 52,3% dân số khảo sát
đồng ý sử dụng PTNS trong trường hợp cấp
cứu TVB có biến chứng nghẹt. Trong khi đó,
36% có ý kiến là chống chỉ định, 9,9% cho
rằng việc ứng dụng tùy thuộc và tình trạng
lâm sàng, và 1,8% khơng có ý kiến (Hình 4).

Hình 4. Biểu đờ mơ tả tỷ lệ phần trăm về chỉ định ứng dụng PTNS TVB trong trường hợp
biến chứng nghẹt.

278



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Khảo sát các khó khăn khi triển khai kỹ
thuật nội soi thoát vị bẹn tại các đơn vị ghi
nhận: 49,5% dân số tham gia khảo sát khơng
có các dụng cụ chun dụng, 27,9% dân số
khơng ghi nhận khó khăn về mặt kỹ thuật khi
triển khai. Trong khi đó, 2,7% cho rằng chi
phí phẫu thuật cao (hình 5).

Khảo sát về khuynh hướng ứng dụng
PTNS trong điều trị TVB ở trẻ em, 48,6%
dân số tham gia khảo sát đã và đang ứng
dụng PTNS, 28,8% sẽ ứng dụng PTNS, 9%
chỉ ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Ghi nhận 13,5% dân số vẫn tiếp tục ứng
dụng phương pháp mổ mở.

Hình 5. Biểu đờ mơ tả phần trăm các ý kiến dân số khảo sát về khó khăn khi thực hiện và
triển khai kỹ thuật nội soi TVB.
Các yếu tố liên quan giữa đặc điểm dân số
tham gia khảo sát với quyết định lâm sàng
chọn PTNS hay không để điều trị TVB ở trẻ
em được mô tả trong Bảng 1. Trong đó, định
nghĩa của biến số này dựa trên khảo sát:
50,5% (56/111) dân số tham gia khảo sát cho
rằng chọn PTNS là cần thiết và 44/111%
không chọn PTNS; bao gồm: 40,5% (45/111)
đang cịn bàn cãi, 3,6% (4/111) khơng cần
thiết, và 5,4% (6/111) là tùy từng trường hợp


cụ thể. Trong phân tích đơn biến, khơng ghi
nhận yếu tố nào liên quan đến quyết định
chọn PTNS cho điều trị TVB ở trẻ em có ý
nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, khi
phân tích hồi qui đa biến, ghi nhận nhóm dân
số tham gia khảo sát ở những trung tâm
thường xuyên điều trị TVB trẻ em (>100 TH/
năm) có khuynh hướng chọn PTNS, với
AOR= 3.4, khoảng tin cậy 95% [1,0 – 11,3],
P<0,05.

279


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

Bảng 1. Phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ lựa chọn phẫu thuật nội soi, sử dụng
phân tích hời qui logistic đa biến
Tỷ lệ chọn PTNS$ Phân tích đơn biến Phân tích đa biến
Adjusted
Đặc điểm
OR
N
(n/N,%)
P-value
OR*
P-value#
[95% CI]
[95% CI]

Địa phương
1,4
0,8
▪ Hà Nội/ Tp. HCM
75
48
[0,6 – 3,0] 0,54
[0,3 – 2,1]
0.65
▪ Tỉnh thành khác
36
36
1
1
Học vị
1,1
1,4
▪ TS/ BSCK2
25
52
[0,4 – 2,6] 0,56
[0,4 – 4,5]
>0.99
▪ BS đa khoa/ ThS/ CK1 86
50
1
1
Vị trí quản lý
▪ Lãnh đạo khoa phòng/
25

52
1,0
0,8
BV
[0,5 – 2,3] >0.99 [0,3 – 2,6]
0,72
▪ Bác sĩ điều trị
73
50,7
1
1
Thâm niên công tác
1,2
1,4
▪ Trên 10 năm
59
52,5
[0,6 – 2,5] 0,71
[0,5 – 4,6]
0,53
▪ Dưới 10 năm
52
48,1
1
1
Tần suất phẫu thuật TVB của người tham gia khảo sát
85
50,6
1,0
1.6

▪ Thường xuyên
[0,4 – 2,7] >0,99 [0,5 – 4,7]
0,41
▪ Không thường xuyên
26
50,0
1
1
Số lượng PT TVB tại đơn vị người tham gia khảo sát
27
66,7
2,4
3.4
▪ Trên 100 TH năm
[0,9 – 6,0] 0,08 [1,0 – 11,3] 0,049
▪ Dưới 100 TH năm
84
45,2
1
1
PTV có thực hiện PTNS
1.0
1.1
▪ Có
97
50,5
[0,3 – 3,1] >0.99 [0,3 – 4,1]
0,89
▪ Không
14

50,0
1
1
(*): Adjusted OR: tỷ số số chênh hiệu chỉnh,
($): tỷ lệ chọn phẫu thuật nội soi dựa trên khảo sát.

280


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

IV. BÀN LUẬN
Tại Việt Nam, PTNS điều trị TVB đã
được ứng dụng ở một số trung tâm PT nhi
lớn, nhưng chưa có nghiên cứu báo cáo chính
thức cũng như chưa thống nhất về mặt kỹ
thuật được ứng dụng [1,2]. Mặt khác, phẫu
thuật mổ mở vẫn là phương pháp được lựa
chọn nhiều nhất. Nghiên cứu này nhằm mục
đích khảo sát lại tình hình phẫu thuật thoát vị
bẹn trẻ em tại Việt Nam.
Bàn luận về đặc điểm dân số tham gia
khảo sát
Dân số tham gia khảo sát nhà những phẫu
thuật viên chuyên khoa ngoại nhi, có mối
quan tâm đến PT điều trị TVB. Đặc điểm dân
số khảo sát trải khắp toàn quốc. Về mặt số
lượng tập trung chủ yếu tại Tp. Hồ Chí Minh
và Hà Nội, là những nơi có những bệnh viện
chuyên khoa nhi lớn tuyến trung ương.

Trong đó, người tham dự khảo sát đơng nhất
tại TP. Hồ Chí Minh (56) và Hà Nội (19);
chiếm 67,6% trường hợp tham gia khảo sát
(Hình 1).
Xét về trình độ học vấn, dân số tham gia
khảo sát tập trung chủ yếu là nhóm có trình
độ sau đại học (Hình 2). Trong đó, cao nhất
là là nhóm khảo sát có trình độ thạc sĩ và
chuyên khoa một, lần lượt là 40,5% và
19,8%. Tỷ lệ nhóm có trình độ tiến sĩ và
chuyên khoa 2 chiếm 22,5%. Có 3 phó giáo
sư tham gia vào khảo sát này, chiếm tỷ lệ
2,7%.
Bàn luận về tỷ lệ ứng dụng phương
pháp phẫu thuật nội soi và mổ mở điều trị
thoát vị bẹn bẩm sinh ở trẻ em

Khảo sát về tỷ lệ lựa chọn loại PT điều trị
TVB (Hình 3): chúng tơi ghi nhận tỷ 20,7%
chọn PTNS, 3,6% chọn vì lý do TVB tái phát
hoặc thẩm mỹ, 58,6% người tham gia khảo
sát lựa chọn PTNS hoặc PT mở tùy theo
trường hợp: lứa tuổi, giới của bệnh nhân.
Trong khi đó. 17,1% chọn PT mở. Như vậy,
tỷ lệ lựa chọn và quan tâm đến vai trò của
PTNS tại Việt Nam là khá cao.
Vai trò của PTNS trong điều trị TVB có
biến chứng ngẹt cịn đang bàn cãi. Một số tác
giả cho rằng PTNS có ích, giúp khảo sát
được tạng thốt vị bị kẹt, và tình trạng

thương tổn của tạng bị kẹt hoặc nghẹt. PTNS
giúp tránh bỏ sót thương tổn đặc biệt là hoại
tử ruột trong những trường hợp TVB nghẹt
đến muộn và PTV sẽ có thái độ xử trí phù
hợp. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng
PTNS là không cần thiết hoặc chống chỉ định
[4]
.
Bàn luận về các đặc điểm thuận lợi và
khó khăn trong việc ứng dụng kỹ thuật
nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em
Theo nghiên cứu này, tỷ lệ ứng dụng
PTNS trong điều trị TVB ở trẻ em khá cao:
48,6% dân số tham gia khảo sát đã và đang
ứng dụng PTNS, 28,8% sẽ ứng dụng PTNS,
và 9% chỉ ứng dụng trong từng trường hợp
cụ thể. Đáng chú ý, 13,5% dân số vẫn tiếp
tục ứng dụng phương pháp mổ mở. Như vậy,
kết quả cho thấy việc ứng dụng PTNS ngày
càng được chấp nhận và phổ biến trong phẫu
thuật điều trị TVB ở trẻ em tại Việt Nam.
Trong khảo sát này, chúng tôi tạm định
nghĩa biến số chọn PTNS hay không để điều
trị TVB ở trẻ em này dựa trên khảo sát:
281


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

50,5% (56/111) dân số tham gia khảo sát cho

rằng chọn PTNS là cần thiết và 44,1% khơng
chọn PTNS; bao gồm: 40,5% (45/111) đang
cịn bàn cãi, 3,6% (4/111) không cần thiết, và
5,4% (6/111) là tùy từng trường hộ cụ thể.
Khảo sát không ghi nhận yếu tố nào liên
quan đến quyết định chọn PTNS cho điều trị
TVB ở trẻ em có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
về các mặt: phân đó theo địa phương, theo
trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, vị trí
lãnh đạo quản lý, số lượng ca PT TVB của
mỗi người, cũng như của từng trung tâm, và
yếu tố có tham gia PTNS hay khơng. Tuy
nhiên, khi phân tích sâu hơn, khảo sát ghi
nhận nhóm dân số tham gia khảo sát ở những
trung tâm thường xuyên điều trị TVB trẻ em
(>100 TH/ năm) có khuynh hướng chọn
PTNS, với AOR= 3.4, khoảng tin cậy 95%
[1,0 – 11,3], P<0,05. Trên thực tế, những
trung tâm PT TVB với số lượng ca lớn là
những trung tâm lớn, có sự phát triển và ứng
dụng khá rộng rãi kỹ thuật nội soi.
V. KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát này cho thấy tỷ lệ ứng
dụng PTNS điều trị TVB ở trẻ em hiện nay
tại Việt Nam khá cao. Tuy nhiên, những hạn
chế về kỹ thuật, chi phí, dụng cụ kỹ thuật
chuyên dụng còn là vấn đề đáng quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Bảo, Trần Ngọc Sơn, và
Nguyễn Thị Hồng Vân (2019), Kết quả trung


282

2.

3.

4.

5.

6.

7.

hạn phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn
điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em, Tạp Chí Y Học
Việt Nam, (482), tr. 16-20.
Ngọc Thach Phạm, Quốc Việt Trần, Hiền
Nguyễn, Nguyễn Ngọc Tú Phan, Thanh
Trúc Nguyễn, Phi Duy Hồ, và Thanh Trí
Trần (2020), Phẫu thuật nội soi ổ bụng:
hướng tiếp cận mới trong điều trị thốt vị bẹn
ở trẻ em, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, Hội Nghị Ngoại Nhi Việt Nam lần thứ
15, số 24(6), tr. 23-32.
C. Esposito, L. Montinaro, F. Alicchio, S.
Scermino, A. Basile, T. Armenise, và A.
Settimi (2009), Technical standardization of
laparoscopic herniorraphy in pediatric

patients, World J Surg, số 33(9), tr. 1846-50.
C. Esposito, M. Escolino, F. Turrà, A.
Roberti, M. Cerulo, A. Farina, S. Caiazzo,
G. Cortese, G. Servillo, và A. Settimi
(2016), Current concepts in the management
of inguinal hernia and hydrocele in pediatric
patients in laparoscopic era, Semin Pediatr
Surg, số 25(4), tr. 232-40.
D. J. Ostlie và T. A. Ponsky (2014),
Technical options of the laparoscopic
pediatric
inguinal
hernia
repair,
J
Laparoendosc Adv Surg Tech A, số 24(3), tr.
194-8.
D. M. Miltenburg, J. G. Nuchtern, T.
Jaksic, C. Kozinetiz, và M. L. Brandt
(1998), Laparoscopic evaluation of the
pediatric inguinal hernia--a meta-analysis, J
Pediatr Surg, số 33(6), tr. 874-9.
F. Schier (1998), Laparoscopic herniorrhaphy
in girls, J Pediatr Surg, số 33(10), tr. 1495-7



×