Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị chảy máu não ở người trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.03 KB, 6 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU NÃO Ở NGƯỜI TRẺ
Nguyễn Tiến Dũng1, Mai Duy Tơn1,2,3
TĨM TẮT

26

Đặt vấn đề: Chảy máu não ở người trẻ là
đang là một vấn đề nhức nhối, vì cuộc sống
tương lai của người trẻ còn rất dài. Mục tiêu:
Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và
hình ảnh học, cũng như các căn nguyên chảy
máu não ở nhóm bệnh người trẻ để giúp chúng ta
có chiến lược điều trị tốt nhất cho nhóm bệnh
nhân (BN) này. Phương pháp: Nghiên cứu hồi
cứu toàn bộ BN chảy máu não dưới 45 tuổi nhập
viện qua Trung tâm Đột quỵ Bạch Mai từ
09/11/2021-04.2022. Kết quả: Gồm 212 BN;
Nam giới: 69.8%; 50% BN có Glasgow 15 điểm,
30.7% có NIHSS > 16 điểm, 30.2% có NIHSS <
4 điểm; tiền sử tăng huyết áp: 35.85%, tiền sử đột
quỵ não cũ: 3.77% và hút thuốc: 3.77%. Chảy
máu não vùng nhân xám: 159/212 (75%); chảy
máu thùy não 114/212 (53.7%), chảy máu não
thất 96/212 (45.28%). Căn nguyên chảy máu:
tăng huyết áp (39%), dị dạng thông động tĩnh
mạch não (32%). Tỷ lệ tử vong ngày thứ 90:
28.8%, hồi phục chức năng thần kinh tốt (mRS 02) ngày thứ 90: 59.4%. Kết luận: Vị trí chảy
máu não thường gặp nhất ở nhóm người trẻ là ở


nhân xám trung ương. Tăng huyết áp và dị dạng
thông động tĩnh mạch là hai căn nguyên thường
gặp nhất ở bệnh nhân chảy máu não người trẻ.
1

Bệnh viện Bạch Mai,
Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội,
3
Đại học Y Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Tiến Dũng
Email:
Ngày nhận bài: 22.8.2022
Ngày phản biện khoa học: 26.8.2022
Ngày duyệt bài: 14.9.2022
2

206

Từ khóa: Chảy máu trong sọ; người trẻ; hình
ảnh học chảy máu não.

SUMMARY
CLINICAL CHARACTERISTICS, RISK
FACTORS AND IMAGING, OF
CEREBRAL HEMORRHAGE IN
YOUNG PATIENTS
Background and goal: Brain bleeding in
young people is a painful problem, because the
future life of young people is still very long. The
goal of our study is to understand the clinical

characteristics, risk factors and imaging, as well
as the causes of cerebral hemorrhage in young
patients to help us have the best treatment
strategy for this group of patients. Methods: We
conducted a retrospective study of all young
patients with cerebral hemorrhage under 45 years
of age admitted to Bach Mai Stroke Center from
November 9, 2021-April 2022, recruited 212
patients. Results: in the study, there were mainly
male patients, accounting for 69.8%; 50% of
hospitalized patients had Glasgow 15 points,
30.7% of patients had NIHSS > 16 points, 30.2%
of patients had NIHSS < 4 points; The most
common risk factor for cerebral hemorrhage was
hypertension (35.85%), followed by a history of
previous stroke (3.77%) and smoking (3.77%).
The most common site of brain bleeding is the
gray nucleus area, accounting for 159/212 (75%);
followed by lobes 114/212 (53.7%), ventricle
96/212 (45.28%). The most common causes of
cerebral hemorrhage were hypertension (39%)
and cerebral arteriovenous malformation (32%).
The mortality rate on the 90th day of the study


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

group was 28.8%, the group with good
neurological recovery mRS 0-2 day 90 accounted
for 59.4%. Conclusion: Our study found that the

most common site of brain bleeding in young
people was in the central gray nucleus.
Hypertension and arteriovenous malformation
are the two most common causes in young
patients with cerebral hemorrhage.
Key word: intracerebral haemorrhage; young
adult; intracerebral haemorrhage image.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, số lượng BN đột quỵ
não ở người trẻ có xu hướng gia tăng, đây
được coi là một thách thức đối với xã hội.
Tuy nhiên, chảy máu trong sọ ở người trẻ
hiện tại vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Năm
1987, Toffol và cộng sự nghiên cứu trên 72
BN chảy máu trong sọ dưới 45 tuổi, cho thấy
tỷ lệ tử vong trong viện là 13%4. Bevan trên
46 BN dưới 45 tuổi, tỷ lệ tử vong trong viện
là 26% 5. Năm 2005, Lai (Đài Loan), thu
dung 246 BN chảy máu trong sọ dưới 45
tuổi, cho thấy tỷ lệ tử vong trong viện là
24%6. Gần đây nhất, năm 2015, Riku-Jaakko
Koivunen thấy rằng tỷ lệ tử vong trong viện
là 14.9%, trên 336 bệnh nhân trẻ3. Các
nghiên cứu trên có một đặc điểm chung là
căn nguyên chảy máu trong sọ ở người trẻ rất
đa dạng.
Ở Việt Nam, chảy máu trong sọ ở người
trẻ đang là một vấn đề báo động trong thời
gian gần đây. Chính vì vậy chúng tơi tiến

hành nghiên cứu nhằm “Mơ tả đặc điểm lâm
sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị chảy
máu trong sọ ở người bệnh trẻ tại bệnh viện
Bạch Mai”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả BN được
chẩn đốn xác đinh chảy máu trong sọ có
tuổi từ 10 đến 45 tuổi.
Tiêu chuẩn loại trừ: Các BN có một trong
các bệnh lý đi kèm sau: Chảy máu dưới
nhện; Chảy máu trong sọ do chấn thương; Tụ
máu dưới màng cứng; Tụ máu ngoài màng
cứng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang, hồi cứu hồ sơ bệnh án.
Cỡ mẫu nghiên cứu: Thuận tiện.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được
xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê
mơ tả các biến số nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Đột quỵ
Bệnh viện Bạch Mai
Thời gian nghiên cứu: Hồi cứu toàn bộ hồ
sơ bệnh án từ 09/11/2020 - 04/2022.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng khi nhập viện
Nghiên cứu thu tuyển được 212 BN chảy
máu não, trong đó 148 (69.8%) nam giới và

64 (30.2%) nữ giới. Nhóm tuổi 31-40 tuổi
chiếm 81 (38.2%) BN, từ 10-20 tuổi chiếm
32 (15.1%) BN.
Đặc điểm lâm sàng: BN tỉnh hoàn toàn
(Glasgow 15 điểm) chiếm 106/212 (50%)
BN; Hôn mê sâu (Glasgow <8 điểm): 54/212
(26.5%); Rối loạn ý thức mức độ nhẹ
(Glasgow 13-14): 32/212 (15.1%); Rối loạn
ý thức mức trung bình (Glasgow 9-12):
20/212 (9.4%);

207


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

Mức độ nặng của bệnh theo điểm NIHSS:
nhóm có điểm NIHSS > 16 chiếm 65/212
(30.7%); NIHSS < 4 là 64/212 (30.2%);

Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)

15
106
50

Số lượng (người
Tỷ lệ (%)


<4
64
30.2

NIHSS 8-16 là 49/212 (23.1%) và NIHSS từ
4-7 có 34/212 (16%).

Điểm Glasgow
13-14
32
15.1
Điểm NIHSS
4-7
34
16.0

9-12
20
9.4

<= 8
54
26.5

8-16
49
23.1

>16
65

30.7

3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ chảy máu não
BN có tiền sử tăng huyết áp: 76 (35.85%; Tiền sử đột quỵ não cũ và hút thuốc đều là 8
(3.77%); Tiền sử đái tháo đường: 7 (3.3%); Rối loạn đông máu: 6 (2.83%); Xơ gan hoặc dùng
thuốc gây nghiện: đều có 3 (1.41%).

7

6

3

3

1

1

TĂN G

8

KHỎE

8

76

116


C ÁC Y ẾU TỐ N G U Y CƠ C HẢY M ÁU N ÃO

ĐỘT

HÚT

ĐÁI

BỆNH



THUỐC

SUY

SỬ

H Uhình
Y Ế T ảnhQhọc
M Đặc
Ạ N Hđiểm
UỴ
T H U Ố C TH Á O L Ý R Ố I G AN
GÂY
THẬN
DỤNG
3.3.
Á

P
Đ
Ư

N
G
L
O

N
N
Ã
O
C
Ũ
N
G
H
I

N
T
Vị trí chảy máu: thùy não chiếm 114/212 (53.77%); Chảy máu não thất: 96/212 (45.28%); H U Ố C
ĐƠNG
KHÁNG
Nhân bèo: 58/212 (27.36%); Bao trong 31/212 (14.62%);MBao
Á U ngồi 30/212 (14.15%); Đồi thị H U Y Ế T
27/212 (12.74%); Tiểu não 21/212 (9.9%); Thân não 20/212 (9.43%); Nhân đuôi 13/212 (6.13%). K H Ố I

208


U
T


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Vị trí chảy máu
Số lượng bệnh nhân (%)
Nhân xám
159 (75%)
Nhân bèo
58 (27.36%)
Bao trong
31 (14.62%)
Bao ngồi
30 (14.15%)
Đồi thị
27 (12.74%)
Nhân đi
13 (6.13%)
Vùng thùy não
114 (53.77%)
Vùng não hố sau
41 (19.34%)
Thân não
20 (9.44%)
Tiểu não
21 (9.9%)
Não thất

96 (45.28%)
Thể tích khối máu tụ trung bình của nhóm nghiên cứu là 31.12 (5-162)ml.
3.4. Đặc điểm căn nguyên chảy máu não
Trong các căn nguyên gây chảy máu não: Tăng huyết áp 39%; Thông động-tĩnh mạch:
32%; Căn nguyên chưa xác định: 14%; Rối loạn đông máu: 6%; U mạch thể hang
(carvenoma): 5%; Các căn nguyên khác: 3%; Sử dụng thuốc kháng huyết khối (kháng tiểu
cầu và kháng đông): 1% bệnh nhân.
Căn nguyên Thuốc kháng huyết
khác
khối
Carvenoma 3%
1%
5%
RL đông máu
6%

THA
39%

Căn nguyên
chưa xác định
14%

AVM
32%

CĂN NGUYÊN CHẢY MÁU NÃO

3.5. Kết cục điều trị theo điểm mRS tại ngày ra viện và ngày thứ 90
Tại thời điểm ra viện: tỷ lệ tử vong chiếm 1.9%; Điểm mRS 5 khi ra viện là 57/212

(26.9%). Tỉ lệ BN có khả năng sống độc lập khi ra viện (mRS 0-2) là 78/212 (36.7%).

209


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

PHÂ N B Ố ĐI ỂM MRS
0

MR S NG ÀY 9 0
M R S R A V I Ệ N 2.8%

21.2%

16%

1

2

3

4

24.5%

17.9%

5


13.7%

17.5%

6

0.9%
10.8% 0%

17%

28.8%

26.9%

1.9%

Kết cục tại ngày thứ 90: tỷ lệ tử vong 61/212 (28.8%); tỷ lệ BN có khả năng sống độc lập
(mRS 0-2): 126/212 (59.43%).
IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng của nhóm người trẻ bị
chảy máu não có đặc trưng mức độ tình trạng
rối loạn ý thức và điểm NIHSS nói chung là
thấp. Trong nghiên cứu của chúng tơi có đến
50% BN có Glasgow 15 điểm, và 30.2% BN
có điểm NIHSS dưới 4. Kết quả này cũng
tương tự như trong nghiên cứu của Koivunen
và của Lai 3,6.
Các yếu tố nguy cơ chảy máu não ở người

trẻ trong nghiên cứu: tăng huyết áp là yếu tố
chiếm phần lớn với 76/212 (35.6%), sau đó
là tiền sử đột quỵ não cũ (3.77%), hút thuốc
(3.77%), đái tháo đường 3.3%. Trong nghiên
cứu của Koivunen năm 20143 trên 336 BN
trẻ, thấy số lượng BN có tiền sử tăng huyết
áp chiếm cao nhất trong các yếu tố nguy cơ
chảy máu não với 29.8%; tiếp sau là hút
thuốc 22.3%, đái tháo đường 5.1%, tiền sử
đột quỵ cũ 4.2%, ung thư 1.8%. Tăng huyết
áp cũng là yếu tố nguy cơ hay gặp nhất trong
nghiên cứu của Lai với 48.7%, của Chen

210

80%, của Kalita 57%, của Rutten-Jacob với
24% 6–9.
Đặc điểm hình ảnh học của chảy máu não
người trẻ trong quần thể BN nghiên cứu,
chúng tơi thấy vị trí thường gặp nhất là vùng
nhân xám 159/212 (75%), tiếp theo là ở thùy
não 114/212 (53.7%), vùng não hố sau (gồm
tiểu não và thân não) 41/212 (19.34%). Kết
quả này cũng tương tự nghiên cứu của Lai và
cộng sự, vùng nhân xám chiếm tỷ lệ cao nhất
với 49%, tiếp theo là vùng thùy não 25% và
vùng não hố sau là 20.3% 6.
Thể tích khối máu tụ theo công thức
abc/2: Để đảm bảo độ chính xác, chúng tơi
đo thể tích khối máu tụ cho những BN có

máu tụ nhu mơ ở một vị trí. Chúng tơi đo của
200/212 BN thấy thể tích trung bình khối
máu tụ là 31.12ml, thể tích nhỏ nhất là 5ml,
lớn nhất là 162ml.
Về các căn nguyên chảy máu não: tăng
huyết áp chiếm cao nhất là 39%, tiếp đó là
AVM 32%, căn nguyên chưa xác định 14%,
rối loạn đông máu, carvenoma và căn nguyên


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

khác tương ứng là 6%, 5% và 3%. Tăng
huyết áp và AVM là hai căn nguyên thường
gặp nhất trong các nghiên cứu của Koivunen
2014 (25% và 13.4%), Rutten-Jacobs 2014
(27% và 22%), Kalita 2014 (79% và 4%),
Roditis 2011 (63% và 13%), Lai 2005 (47%
và 17%) 3,6,8–10.
Về kết cục điều trị tại ngày ra viện: Tỷ lệ
BN tử vong trong viện (mRS 6) là 1.9%, tỷ
lệ (mRS 5) khi ra viện là 26.9%. Tỷ lệ tử
vong trong viện ở các nghiên cứu của
Rutten-Jacobs 2014 (20%), Kalita 2014
(25%), Awada 1998 (27%), Lai 2005 là 24%
6,8–10
. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
tử vong trong viện thấp hơn các nghiên cứu
của các tác giả khác, nhưng tỷ lệ (mRS 5)
khá cao lúc ra viện, có thể là do văn hóa của

người dân Việt Nam thường muốn người
thân được mất tại nhà nên thường xin đưa
BN về nhà khi tình trạng rất nguy kịch. Và
điều này đã được minh chứng rõ ở tỷ lệ BN
có (mRS 6) dến ngày thứ 90 chiếm 28.8%.
Số lượng BN có kết cục phục hồi chức năng
thần kinh tốt (mRS 0-2) ngày thứ 90 là
59.4%, một con số rất tốt.
Nghiên cứu của chúng tơi có một số hạn
chế. Thứ nhất là các BN không thuần nhất
trong điều trị tại một trung tâm ở Bệnh viện
Bạch Mai. Bệnh nhân nhập viện tại Trung
tâm Đột quỵ, nếu có chỉ định can thiệp mạch
não sẽ chuyển đến Trung tâm Điện quang
can thiệp sau đó điều trị tại Trung tâm Đột
quỵ. Nếu BN có chỉ định phẫu thuật sẽ
chuyển khoa phẫu thuật thần kinh phẫu thuật
và điều trị sau đó ở khoa hồi sức ngoại. Một
số ca được nằm điều trị tại khoa Nhi, trung
tâm Thần kinh. Do đó kết cục điều trị khơng

có sự thuần nhất của một trung tâm. Thứ hai
số lượng BN còn khiêm tốn.
V. KẾT LUẬN
Vị trí chảy máu não thường gặp nhất ở
nhóm người trẻ là ở nhân xám trung ương.
Tăng huyết áp và dị dạng thông động tĩnh
mạch là hai căn nguyên thường gặp nhất. Kết
cục điều trị chảy máu não người trẻ có tỷ lệ
hồi phục chức năng thần kinh (mRS 0-2) tới

59.4%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Elliott J, Smith M. The acute management of
intracerebral hemorrhage: a clinical review.
Anesth
Analg.
2010;110(5):1419-1427.
doi:10.1213/ANE.0b013e3181d568c8
2. Hemphill JC 3rd, Greenberg SM,
Anderson CS, et al. Guidelines for the
Management of Spontaneous Intracerebral
Hemorrhage: A Guideline for Healthcare
Professionals From the American Heart
Association/American Stroke Association.
Stroke.
2015;46(7):2032-2060.
doi:10.1161/STR.0000000000000069
3. Koivunen RJ, Satopää J, Meretoja A, et al.
Incidence, risk factors, etiology, severity and
short-term
outcome
of
non-traumatic
intracerebral hemorrhage in young adults. Eur
J
Neurol.
2015;22(1):123-132.
doi:10.1111/ene.12543
4. Toffol GJ, Biller J, Adams HPJ.
Nontraumatic intracerebral hemorrhage in

young adults. Arch Neurol. 1987;44(5):483485.
doi:10.1001/archneur.1987.00520170013014
5. Bevan H, Sharma K, Bradley W. Stroke in
young adults. Stroke. 1990;21(3):382-386.
doi:10.1161/01.str.21.3.382

211



×