Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nguồn lực Phật giáo trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.03 KB, 10 trang )

RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

NGUỒN LỰC PHẬT GIÁO TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHĨ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Vũ Thị Thu Hà*

Tóm tắt: Ngày nay mức độ thảm khốc của thiên tai ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh những
thảm họa thiên nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề do biến đổi khí hậu
mang lại. Phật giáo với những quan điểm về môi trường dựa trên nền tảng giáo lý sâu sắc. Đó là
thuyết Duyên khởi, luật Nhân quả, quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình, quan
điểm từ bi, giáo lý vơ ngã, vơ thường v.v. Những quan điểm này đã có ảnh hưởng lớn đến ý nghĩ,
hành động của mỗi tín đồ Phật trong việc góp phần xây dựng ý thức ứng xử thân thiện với môi
trường tự nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Những quan điểm này nếu được phát huy sẽ
có thể trở thành giải pháp lâu dài góp phần bảo vệ mơi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng
phó với biến đổi khí hậu. Ngồi ra, là một tơn giáo lớn tại Việt Nam, Phật giáo cũng là một nguồn
lực không nhỏ trong việc tham gia bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Môi trường; Phật giáo; Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, mức độ thảm khốc của thiên tai đang tăng dần lên. Bên cạnh những thảm họa thiên
nhiên như thường thấy, sự ơ nhiễm khơng khí, cạn kiệt nguồn nước ngầm, đất đai xói mịn, sa mạc
hóa, biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái là những thảm họa kinh hoàng khác mà nhân loại
đang phải đối mặt.
Ở Việt Nam trong năm 2020 vừa qua đã xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt. Ở miền Trung Việt
Nam, bão chồng bão, lũ chồng lũ, dồn dập liên tiếp xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình,... đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,... khiến cho các tỉnh này bị ngập
sâu, giao thông chia cắt, nhà dân bị hư hỏng nặng,… Đợt lũ này được xem là lịch sử, có ảnh hưởng
sâu rộng đến đời sống nhân dân và nền kinh tế miền Trung. Ngoài ra, không thể không thể kể đến
đại dịch Covid-19 đang cướp đi sinh mạng của nhiều triệu người khắp nơi trên thế giới, trong đó


*

Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu Tơn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email:


169


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

có Việt Nam. Đây là những hệ lụy mà con người chưa đánh giá đúng mức về mối nguy hại từ rủi
ro thiên tai và biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai:
Năm 2020, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, đã xảy ra 16
loại hình/576 đợt, trận thiên tai: 14 cơn bão trên Biển Đông; 265 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49
tỉnh/TP, trong đó 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt
lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh
từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở
bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long,…
Tính đến ngày 21/12/2020, thiên tai đã làm: 357 người chết, mất tích và 876 người bị thương;
Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 37.400 tỷ đồng (mưa lũ miền Trung là 32.900 tỷ đồng) (Ban chỉ
đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, 2020).
Từ đầu tháng 1 đến 15 tháng 7 năm 2021, đã xảy ra 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên Biển
Đơng, trong đó cơn bão số 2 (11-13/6) đổ bộ vào các tỉnh khu vực từ Thái Bình đến Bắc Nghệ An,
69 trận động đất nhẹ, 168 trận mưa đá, dông lốc, sét; 5 đợt khơng khí lạnh, gió mùa đơng bắc trong
đó đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ ngày 07-13/01/2021; 30 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 2
trận lũ ống, lũ quét, 106 vụ sạt lở bờ sông và 5 đợt nắng nóng. Thiên tai khiến cho 29 người chết,
39 người bị thương; Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 171 tỷ đồng (Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng,
chống thiên tai, 2021).
Chúng ta đều biết, một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ thảm khốc của thiên tai là

do con người khai thác quá mức, can thiệp thô bạo vào môi trường tự nhiên.
Phật giáo với những quan điểm về môi trường dựa trên nền tảng giáo lý sâu sắc. Đó là thuyết
Duyên khởi, luật Nhân quả, quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình, quan điểm từ
bi, giáo lý vơ ngã, vơ thường v.v. Những quan điểm này đã góp phần xây dựng ý thức ứng xử thân
thiện với môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Đây cũng có thể được coi là
giải pháp lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu.
2. Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu tôn giáo với bảo vệ mơi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu
Cách tiếp cận tơn giáo học với chiều kích cơ bản là niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và
cộng đồng tôn giáo. Tôn giáo với tư cách là một thực thể xã hội - một thành phần trong hệ thống
xã hội có sự tương tác với các thành phần khác như kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trường… và tôn
giáo cũng như các thành phần khác của hệ thống xã hội có trách nhiệm xây dựng xã hội ngày càng
tốt đẹp hơn, cụ thể ở đây là việc bảo vệ môi trường.
Cách tiếp cận chức năng luận: Trường phái Chức năng luận (functionalism) của Xã hội học
được bồi đắp từ những lý thuyết tập trung làm rõ những chức năng mà các thiết chế xã hội mang
170


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

lại cho các cá nhân và cộng đồng. Với tư cách là một trong những thiết chế xã hội, tôn giáo giúp
liên kết các cá nhân nhằm tạo ra sức mạnh tập thể để ứng phó với các vấn đề mà cộng đồng phải
đối mặt cũng như tác động thay đổi hành vi. Lý luận và thực tiễn về việc tôn giáo tham gia vào
bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu rõ ràng phải dựa trên những chức năng mà tơn
giáo có thể mang lại cho xã hội.
Theo David L. Gosling, các ghi chép sớm nhất của các truyền thống tơn giáo chính trên thế
giới đều đặt ra một mối quan hệ gần gũi giữa nhân loại và tự nhiên. Do đó, các tơn giáo sẽ dễ biện
luận về trách nhiệm với môi trường liên quan đến sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại bằng cách
trích dẫn kinh sách (David L. Gosling, 2001, tr.162).

3. Giáo lý Phật giáo liên quan đến bảo vệ môi trường
3.1. Giáo lý Phật giáo cho thấy mối liên hệ sâu sắc giữa con người và thiên nhiên - trách
nhiệm của con người trước những thảm họa do thiên tai mang lại
Thuyết Duyên khởi của Phật giáo khẳng định mối tương quan giữa các hiện tượng tự nhiên,
nhân sinh và vũ trụ. Duyên khởi nói tới sự vận động của các yếu tố trong vũ trụ, nhân sinh, con
người và cả tâm linh tôn giáo có liên quan với nhau.
Thuyết Duyên khởi là thế giới quan độc đáo của Phật giáo, là đặc trưng cơ bản khiến cho Phật
giáo khác biệt với các tôn giáo, triết học khác. Nội dung chủ yếu của thuyết Duyên khởi cho rằng
sự tồn tại và hủy diệt của thế giới phụ thuộc vào các nhân duyên. Nhân là nguyên nhân, điều kiện
chính làm sự vật, hiện tượng xuất hiện và duyên là nguyên nhân bổ trợ. Mọi thứ trong vũ trụ đều
được kết nối bằng sợi dây Duyên khởi “Có nhân có duyên thế gian tập thành; có nhân có duyên
thế gian hủy diệt”. Nói cách khác, mọi hiện tượng trong vũ trụ nương nhau mà thành "từ vật lớn
cho đến vật nhỏ, từ vật hữu hình cho đến vơ hình, đều khơng ngồi nhân dun mà có" (HT. Thích
Thiện Hoa, 2011, tr537).
“Do cái này có mặt nên cái kia có mặt
Do cái này khơng có mặt nên cái kia khơng có mặt
Do cái này sinh nên cái kia sinh
Do cái này diệt nên cái kia diệt" (Thích Chơn Thiện, 1993, tr138).
Thuyết duyên khởi cho con người thấy rõ mối liên hệ khăng khít giữa con người với thiên
nhiên, với mọi loài, với cộng đồng xã hội và với mơi trường sống, khơng có thiên nhiên thì con
người khơng có mơi trường sống. Nếu mơi trường sống bị phá hoại thì ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Con người sống dựa vào tự nhiên, vì thế con
người cần có thái độ ứng xử hài hòa với thiên nhiên theo tinh thần bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ
môi trường sống của mn lồi, trong đó có con người.
Luật Nhân quả là một trong những triết lý mà Đức phật dạy phật tử một cách đầy đủ và thấu
đáo. Nội dung luật nhân quả đã thấm nhuần trong văn hóa Việt Nam, ăn sâu vào tiềm thức người
171


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


Việt với những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc từ thuở nhỏ như gieo gió gặp bão, ở hiền gặp lành...
chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp, làm
ác chịu quả khổ đau.
Đứng từ góc nhìn của thuyết Duyên khởi và luật nhân quả, những hiểm họa về mơi trường,
rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu tồn cầu,... đã và đang xảy ra ngày nay cũng có phần do con người
tạo ra từ ý thức và hành vi “Tham, Sân, Si” của mình đối với mơi trường tự nhiên và cần phải có
trách nhiệm với vấn đề này.
3.2. Giáo lý Phật giáo xây dựng nền tảng cho hành động ứng xử thân thiện với môi trường
tự nhiên - một giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai
Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sinh và làm hại thú
vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử.
Giáo lý Phật giáo cho rằng, chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình. Như trong Kinh Phạm
Võng Phật dạy: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời, ta đều thác sinh
nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ ta. Nếu giết chúng để ăn thịt, thời
chính là giết cha mẹ ta, mà cũng là giết thân cũ của ta” (Kinh Phạm Võng, 1985, tr 30). Trong kinh
Đại Bát Niết Bàn Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì bị vơ lượng phiền
não che phủ nên chúng sanh chẳng nhận thấy được” (Kinh Đại Bát Niết Bàn, 1990, tr.267). Như
vậy, chúng sinh bao gồm tất cả mọi lồi động vật trong đó có cả lồi người, có cảm giác, có hệ
thần kinh, có tình cảm, biết đau đớn và sung sướng. Họ có mối quan hệ ràng buộc thân thiết, họ
cần được ứng xử bình đẳng như nhau, được tơn trọng quyền sống như nhau. Việc tơn trọng sự
sống khơng chỉ vì từ bi, vì niềm tin vào luân hồi và nghiệp báo, mà cịn vì ý thức rằng mọi lồi
sinh vật đều có quyền sống bình đẳng và mơi trường sống là dành cho tất cả mọi loài trên trái đất
này chứ không phải dành riêng cho con người
Giáo lý Phật giáo cũng nhấn mạnh đến quan điểm Từ bi, “Tâm Từ phải được rãi khắp đồng
đều cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của bà
từ mẫu đối với người con duy nhất, săn sóc, bảo bọc con, dầu nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui
lòng” (Kinh Tiểu Bộ,1999, tr.506).
Tâm Bi là tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, mong muốn xoa dịu niềm khổ đau
sầu não của chúng sinh và mong muốn giúp họ thoát khỏi mọi cảnh khổ.

Trong kinh Từ Bi chép: “Nguyện cho mọi người và mọi loài được sống trong an toàn và hạnh
phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi.
Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu,
những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những lồi ta
có thể nhìn thấy, những lồi ta khơng thể nhìn thấy, những lồi ở gần, những lồi ở xa, những loài
đã sinh và những loài sắp sinh.
172


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Nguyện cho đừng loài nào sát hại lồi nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận
hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn” (Kinh từ bi).
Chính từ những quan điểm trên, Phật giáo đề cao lối sống hài hịa, thân thiện với tự nhiên,
mn loài yêu thương nhau, để cùng được sống trong an lành và hạnh phúc. Đây chính là giải pháp
căn bản để dần khôi phục môi trường thiên nhiên. Khi môi trường thiên nhiên được khôi phục
cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và ảnh hưởng do biến đổi khí hậu mang lại.
4. Phật giáo - nguồn lực trong việc tham gia bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả rủi
ro thiên tai
Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam với số lượng tín đồ đơng đảo và đa phần người dân
có cảm tình với Phật giáo, vì vậy đây chính là nguồn lực khơng nhỏ trong việc tham gia bảo vệ
môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với những giá trị đó, Phật giáo đã có những hành động cụ thể, phù hợp với những chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước các vấn đề về bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Thứ nhất, với phương châm “đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam luôn thể hiện rõ quan điểm đồng hành cùng nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, giảm
thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phật giáo là một trong 14 tơn giáo tại Việt
Nam tham gia chương trình Phát huy vai trị các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài Nguyên và Môi

trường phát động với thông điệp: “... Đức Phật, bậc Đạo sư đại giác ngộ đã đem đến cho nhân loại
thơng điệp về hịa bình, sự hịa hợp, an lạc tâm hồn giữa con người, vũ trụ xung quanh chúng ta,
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Lý Duyên khởi của Phật giáo khẳng định mối tương
quan giữa các hiện tượng tự nhiên, nhân sinh và vũ trụ... Ý thức được điều này, con người sẽ cẩn
trọng trong hành động của mình khi tác động đến thiên nhiên... Chúng tôi kêu gọi mỗi người bằng
hành động thiết thực, cam kết bảo vệ môi trường bền vững, đó cũng là sự bảo vệ chính mình. Hãy
cùng nhau làm cho môi trường xung quanh chúng ta xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn...”.
Gần đây, trong Thông điệp Phật đản Phật lịch năm 2565 (dương lịch năm 2021) của Đức Pháp
chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đức Pháp chủ Trưởng lão Hịa thượng Thích Phổ Tuệ chỉ rõ:
“Trong thế giới biến động ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng vô cùng
nghiêm trọng về dịch bệnh, về mơi trường, biến đổi khí hậu và xung đột ở khắp nơi trên thế giới.
Hơn bao giờ hết, nhân loại cần đón nhận năng lượng niềm tin trong kho tàng giáo lý vi diệu của
Đức Phật. Chỉ khi đó, chúng ta mới vượt qua những thách thức khủng hoảng này. Dựa trên học
thuyết về nguyên lý duyên sinh giúp mọi người nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm
về nguyên nhân của khủng hoảng và tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau. Do đó, chúng ta phải
chung tay làm việc cùng nhau trong việc giải quyết những thách thức khôn lường đang diễn ra
hàng ngày” (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2021).
173


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Nghị quyết Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ 6 khóa
VIII (2017-2022) ngày 30 tháng 7 năm 2021 cũng chỉ rõ “Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tiếp tục tích
cực hưởng ứng phong trào trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, tham gia bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa, thực hiện tốt phong trào
văn hóa an tồn trong tham gia giao thông; Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc tại các cơ sở
thờ tự, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, hiến máu nhân đạo, hiến mơ tạng v.v… Đặc biệt,
tích cực cơng tác cứu trợ, từ thiện xã hội, đóng góp nguồn lực trong phòng chống dịch Covid19”(Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2021)).
Thứ hai, thực hiện quan điểm trên, Giáo hội Phật giáo luôn chú trọng việc tuyên truyền, vận

động chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo tham gia bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức các hội nghị tập huấn về bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thơng qua các chương trình tu học, hoằng pháp tuyên
truyền lối sống giản dị, thân thiện với môi trường...
Tại Công văn số 031/CV-HĐTS ngày 12/02/1018 về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền
thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo gửi Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: "đề nghị Chư Tôn đức Tăng Ni nêu
cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng
mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân
tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam". Vì thế, trong mấy năm gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
nêu chủ trương tổ chức lễ hội văn minh, tiết kiệm, không phơ trương hình thức; chú trọng phát huy
gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội; lan toả giá trị từ bi,
lòng bao dung.
Trong Công văn số 248/CV-HĐTS ngày 6 tháng 9 năm 2019 của Hội đồng Trị sự, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố về việc hưởng ứng lời
kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và phong trào của Bộ Tài nguyên và Môi trường về “chống rác
thải nhựa” nhấn mạnh: "Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh
thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng
ta khơng có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở
nên rất nghiêm trọng". Do đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố làm tốt các công
tác tổ chức tuyên truyền cho Tăng Ni, Phật tử và nhân dân tại địa phương về loại bỏ ô nhiễm do
rác thải nhựa gây ra, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người; đồng thời cần
phải thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông bằng túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần hoặc túi ni lông
tự phân hủy. Thay thế cốc nhựa bằng việc sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ, hoặc bình thủy tinh khi
hội họp, tiếp khách. Trong các lễ hội, nhất là lễ hội Hoa đăng không sử dụng chất liệu nhựa để
tránh gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường nước. Tinh thần của công văn này là "Hãy thay đổi hành
vi, thói quen sử dụng túi ni lơng, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần ngay hôm nay và
174



RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

ngay bây giờ vì một Việt Nam xanh, vì Trái đất xanh". Những cơng văn này nhận được sự hưởng
ứng và thực hiện tích cực của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Năm 2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức “Hội nghị tập huấn về biến đổi khí hậu và kỹ
năng ứng phó với biến đổi khí hậu” cho các tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại tỉnh
Thừa Thiên Huế. Qua hội nghị này, các tăng ni sinh hiểu được những tác nhân gây nên biến đổi
khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời chính bản thân tăng ni sinh sẽ tham gia
trực tiếp vào phong trào bảo vệ mơi trường, nêu cao vị trí và vai trị của Phật giáo Việt Nam trong
cơng tác này.
Ngồi các chương trình, hội nghị phối hợp với các ban ngành chức năng của Chính phủ. Giáo
hội Phật giáo Việt Nam đã lồng ghép phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về bảo vệ môi trường trong các trường hạ, khóa tu của Phật tử, các buổi học chính khóa
và chương trình sinh hoạt ngoại khóa của tăng ni sinh tại các trường đào tạo Phật học.
Trong các buổi hoằng pháp tại các cở sở thờ tự của Phật giáo, kiến thức về bảo vệ môi trường
cũng được các tăng, ni lồng ghép trong những bài giảng về đức tin và giáo lý Phật giáo trong thời
gian gần đây với tần suất tương đối cao. Trong một cuộc khảo sát đối với 396 tín đồ Phật giáo trên
địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên của Viện Nghiên cứu Tơn giáo thực hiện năm 2014, có 363 người được
hỏi trả lời là có nghe giảng về mơi trường trong các buổi giảng pháp, chiếm 91,7% số người được
trả lời. Số người trả lời “không được nghe” là 33 người, chiếm 8,3% số người được trả lời đã cho
thấy rõ điều này (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2014).
Giáo hội phật giáo Việt Nam thơng qua các chương trình tu học, hoằng pháp và hướng dẫn
Phật tử đề cao việc ăn chay, cấm sát sinh không chỉ nhằm tạo sức khỏe và thiện tâm cho con người
mà còn tạo sự cân bằng sinh thái. Do đó, Phật tử trên thế giới thuộc các trường phái Phật giáo khác
nhau đều cho rằng, không sát sinh không chỉ là tư tưởng từ bi của Phật giáo mà còn là một trong
những cách bảo vệ môi trường hiện nay. Ăn chay không nằm trong giới luật nhưng ăn chay bắt
nguồn từ triết lý nhân sinh, nằm trong Ngũ giới, đó là giới răn đầu tiên đối với tất cả Phật tử - cấm
sát sinh. Ăn chay được xem là sự biểu hiện tinh thần tôn trọng thiên nhiên, hướng con người sống

gần gũi với thiên nhiên bằng đời sống giản dị, tiết kiệm tài nguyên, đồng thời tránh sự vô độ trong
tiêu dùng, khai thác tài nguyên bừa bãi.
Với những hành động cụ thể trên, Phật giáo đã góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ mơi
trường của tín đồ nói riêng và người dân nói chung.
Thứ ba, Phật giáo tham gia hoạt động cải thiện chất lượng mơi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu. Chương trình “Chung tay trồng rừng Việt Nam” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối
hợp với Trung tâm Phát triển Thế giới thêm xanh thực hiện trong năm 2019, đã trồng và trao tặng
gần 2 triệu cây giống lâm nghiệp cho hộ nghèo vùng bị cháy rừng ở các tỉnh miền trung như Nghệ
An, Hà Tĩnh, Phú Yên,… Đặc biệt, trong nhiều năm qua, hệ thống tự viện của Tông phong Tịnh
Độ Non Bồng ở nhiều địa phương đã tiếp nhận và ký kết giao ước tự trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
175


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

hoang vu với diện tích phủ khoảng hơn 1.000 ha tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận,
Đồng Nai,… Có thể thấy, phong trào trồng cây, gây rừng và vận động quần chúng tín đồ khơng
chặt cây, phá rừng là một trong những giải pháp hữu hiệu mà Phật giáo có thể góp trong việc tham
gia bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, nhiều chùa cịn tổ chức và phối hợp tổ chức những hoạt động bảo vệ mơi trường.
Điển hình như chùa Pháp Vân ở Hà Nội đã có những đóng góp đáng kể: “Trên phương diện góp
phần bảo vệ mơi trường tự nhiên, chùa Pháp Vân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Thành
lập Ban Điều hành Pháp Vân Xanh với 20 thành viên nòng cốt và 4 thành viên cố vấn là các giáo
sư, chuyên gia hoạt động vì cộng đồng; Thành lập Câu lạc bộ Mơi trường xanh với sự tham gia
của đoàn viên thanh niên, sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phát
động chương trình “Triệu chữ ký, triệu hành động vì mơi trường”; tổ chức Tọa đàm “Tôn giáo với
cuộc sống an lành và môi trường tươi đẹp”... tổ chức các cuộc ra quân bảo vệ mơi trường tại khu
dân cư phường Hồng Liệt với tiêu chí Xanh - Sạch - Đẹp từ nhà ra phố, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, tháng 11 năm 2016, chùa Pháp Vân tổ chức lễ phát động
“Chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”, chủ đề “Tử tế với môi trường”

thông qua hoạt động vệ sinh môi trường khu vực hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng
Mai, Hà Nội. Đây là hoạt động thuộc Chiến dịch Xanh - Sạch thứ 2 trong kế hoạch chùa Pháp Vân
xây dựng mơ hình điểm Phật giáo phía Bắc về bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Nhảy, vì sự tử tế”, với sự tham dự của Phó Thủ
tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và 500 bạn đồn viên, thanh niên, sinh viên đến từ các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội cùng tham gia dọn vệ sinh, san lấp hàng trăm m3 đất, thu dọn
cành cây, rác thải để trồng hoa, cây xanh ven mặt phía đơng hồ Linh Đàm” (Hương Lan, 2019).
Thứ tư, Phật giáo góp phần khắc phục hậu quả rủi ro thiên tai. Trong các đợt thiên tai, chúng
ta thường xuyên bắt gặp các hình ảnh cứu trợ của các Tăng, Ni, Phật tử trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Theo báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động
phật sự 6 tháng cuối năm 2021 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong 6 tháng đầu
năm 2021, công tác cứu trợ nhân đạo, từ thiện chăm lo phát quà Tết cho người nghèo có hồn cảnh
khó khăn, ưu tiên đồng bào các dân tộc vùng cao miền núi, cứu giúp đồng bào nghèo có hồn cảnh
khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bởi nạn hạn hán, xâm nhập mặn với số quà và tiền trị giá
ước tính hàng trăm tỷ đồng. (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2021).
Gần đây nhất, khi đại dịch covid-19 đang hoành hành rất phức tạp ở Việt Nam, Hội đồng Trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Cơng văn số 192/HĐTS-VP1 ngày 1 tháng 8 năm 2021 kêu
gọi “Tăng, Ni, Phật tử thực hiện nghiêm nội dung Công điện 1063/CĐ-TTg: Ai ở đâu ở đấy. Tiếp
tục thực hiện cấm túc tụng kinh cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, quốc thái dân an. Tăng ni, các
chùa, cơ sở tự viện tiếp tục tập trung ủng hộ nguồn lực hướng về 19 tỉnh, thành phố phía Nam
trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân. Các chùa, cơ sở
tự viện trong vùng tâm dịch tiếp tục tích cực hơn nữa tổ chức thực hiện và lan tỏa phong trào “Bữa
cơm yêu thương” trong vùng tâm dịch gửi đến đồng bào khó khăn, những người yếu thế trong xã
176


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

hội an tâm ở yên một chỗ, cũng như quan tâm động viên đến các y, bác sỹ, lực lượng vũ trang nơi
tuyến đầu chống dịch… Các chùa, cơ sở tự viện các tỉnh, thành phố ở ngoài tâm dịch bùng phát

lần này tiếp tục ủng hộ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả… hàng hóa thiết yếu
tới các chùa trong vùng dịch để tổ chức các bữa cơm yêu thương phục vụ người dân trong lúc khó
khăn vượt qua thời gian thực hiện giãn cách”. Thực hiện lời kêu gọi của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, rất nhiều Tăng, Ni, Phật tử đã và đang tích cực tham gia chống dịch, trợ giúp những hồn
cảnh khó khăn trong đại dịch.
5. Kết luận
Quan điểm của Phật giáo về môi trường dựa trên nền tảng giáo lý sâu sắc. Đó là Tứ diệu đế,
thuyết Duyên khởi, luật Nhân quả, quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình, quan
điểm từ bi, giáo lý vô ngã… đều chỉ ra mối liên kết, tương hỗ giữa con người và thiên nhiên, cần
tôn trọng sự sống và ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên.
Từ nền tảng giáo lý của mình, những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện
rõ quan điểm đồng hành cùng nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai
và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện quan điểm về bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu của Giáo hội Phật giáo, các Tăng, Ni, Phật tử đã có những hành động cụ thể tạo nên
những ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành động của mỗi tín đồ Phật giáo nói riêng và người dân
Việt Nam nói chung trong cơng tác bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngồi ra, tín đồ Phật giáo cũng là lực lượng khơng nhỏ góp phần cải thiện chất lượng môi
trường, đồng thời tham gia hỗ trợ, xoa dịu những nỗi đau, mất mát do thiên tai mang lại cho người
dân Việt Nam.
Phật giáo là nguồn lực không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam nếu được phát huy hết khả năng của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai (2020). Tổng hợp tình hình thiên tai và
cơng tác khắc phục hậu quả năm 2020 />2. Ban chỉ đạo Quốc gia về phịng, chống thiên tai (2021). Tình hình thiên tai từ đầu năm 2021
(tính đến ngày 15/7/2021) />3. David L. Gosling (2001), Religion and Ecology in India and Southeast Asia.
4. HT. Thích Thiện Hoa (2011), Phật học phổ thơng, tập 1, Nxb. Phương Đơng, Hà Nội, tr.537
5. Thích Chơn Thiện (1993), Phật học khái luận, Ban Giáo dục Tăng ni ấn hành, tr.138.
177



QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2021), Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2565 của Đức Pháp
chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 367, tr.6.
7. Kinh Phạm Võng (1985), Thích Trí Tịnh (dịch), Phật học viện Quốc tế, tr 30.
8. Kinh Đại Bát Niết Bàn (1990), tập 1, Thích Trí Tịnh (dịch), Tịnh xá Minh Đăng Quang, tr
267.
9. Kinh Tiểu Bộ (1999), tập 1, Thích Minh Châu (dịch), VNCPHVN, Tr 506
10. Kinh từ bi />11. Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2021), Nghị quyết Ban thường trực Hội
đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ 6 khóa VIII (2017-2022),
/>12. Hương Lan (2019), Chùa Pháp Vân: Mơ hình điểm của Phật giáo trong cơng tác bảo vệ
mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Tạp chí Mơi trường, số 9.
13. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2021). Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm và
phương hướng hoạt động phật sự 6 tháng cuối năm 2021, />14. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2014), “Báo cáo kết quả xử lý số liệu điều tra” của đề tài “Vấn
đề tôn giáo trong phát triển bền vững Tây Nguyên”. Tài liệu Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

178



×