QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN: CÔNG CỤ HỖ TRỢ HIỆU QUẢ
TRONG QUẢN LÝ LÃNH THỔ ĐƠ THỊ
Trần Thị Tuyết*
Tóm tắt: Quy hoạch không gian (QHKG) được xem là một trong những công cụ hỗ trợ quản
lý lãnh thổ hiệu quả, đảm bảo tính hài hịa, tính cạnh tranh, nhất là giảm xung đột trong sử dụng
tài nguyên theo các không gian phát triển hướng đến mục tiêu PTBV. Bài viết phân tích cơ sở lý
luận về QHKG theo tiếp cận khoa học địa lý; vận dụng lý thuyết tiến hành hoạch định các không
gian phát triển cho đô thị cửa khẩu Móng Cái. Kết quả phân tích chỉ ra rằng: tùy thuộc vào bối
cảnh của từng lãnh thổ; kết hợp với chiến lược phát triển lãnh thổ, định hướng ưu tiên sẽ có mức
độ lồng ghép, tích hợp khác nhau trong hoạch định các không gian ưu tiên phát triển phù hợp.
Từ khóa: Đơ thị; Móng Cái; Quy hoạch khơng gian.
1. Đặt vấn đề
Tiếp cận không gian trong quản lý lãnh thổ đã có từ thời La Mã với mong muốn mở rộng
quyền lực, vẽ lại bản đồ châu lục của các triều đại phong kiến. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ
II, tiếp cận không gian trong quy hoạch tiếp tục được quan tâm, phát triển, đánh dấu bằng sự ra
đời học thuyết: “Vị trí trung tâm” của Walter Christaller (1950), học thuyết này là cơ sở xây dựng
mạng lưới các trung tâm, hệ thống phân cấp các đô thị thông qua các lực hút của lãnh thổ trung
tâm (Neil Adams et al., 2006). Những năm tiếp theo, quy hoạch không gian lãnh thổ (QHKG) tiếp
tục được nhấn mạnh tại các Hội nghị về quy hoạch vùng do Liên hợp quốc tổ chức năm 1958; Hội
nghị các Bộ trưởng quy hoạch vùng ở Bari (1976), theo đó, QHKG là biện pháp trọng yếu giúp
lãnh thổ phát triển toàn diện, là việc phân bố các nguồn dự trữ của lãnh thổ để đạt hiệu quả xã hội
và kinh tế ở mức tối đa (Council of Europe, 1979). Liên minh châu Âu xem QHKG là công cụ gắn
kết lãnh thổ châu Âu, cơ sở thực thi các chính sách liên kết, sử dụng phân bổ hợp lý các nguồn lực
theo không gian lãnh thổ với chính sách QHKG châu Âu được Hội đồng Nghị viện châu Âu thông
qua năm 1983; trở thành văn bản đầu tiên sử dụng thuật ngữ quy hoạch không gian.
Ở Việt Nam, tiếp cận không gian trong tổ chức lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế, phân bố
lực lượng sản xuất đã được chú trọng triển khai từ sau năm 1975 nhằm đáp ứng nhu cầu tái thiết
đất nước sau chiến tranh, cụ thể hóa các chiến lược phát triển ở từng thời kỳ với nhiều hướng tiếp
*
Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện Địa lí nhân văn, email:
538
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
cận nghiên cứu khác nhau; trong đó, tiếp cận khoa học địa lý trong tổ chức không gian lãnh thổ
được xem là hướng tiếp cận hiệu quả với kết quả đánh giá tổng hợp các nguồn lực, hướng phát
triển lãnh thổ sẽ tạo cơ sở khoa học có tính khách quan trong bố trí các không gian phát triển phù
hợp với tiềm năng, thế mạnh và chiến lược phát triển.
Bài viết được hoàn thành dựa trên cơ sở phân tích tổng quan về tiếp cận khoa học địa lý trong
quy hoạch lãnh thổ nói chung và lãnh thổ đơ thị nói riêng nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận về QHKG;
đồng thời, vận dụng lý thuyết QHKG thành phố Móng Cái.
2. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở tài liệu: Để tiến hành phân tích các nội dung liên quan đến quy hoạch không gian, các
nguồn tài liệu sau đã được sử dụng: (1) Các cơng trình khoa học đã được công bố; (2) Báo cáo của
các tổ chức trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu: trên cơ sở các tài liệu thu thập, tác giả tiến hành
nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm có liên quan đến QHKG lãnh thổ theo tiếp cận khoa học địa lý;
dữ liệu về thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, từ đó chuẩn hóa các dữ liệu nhằm xây dựng luận
cứ, cách tiếp cận nghiên cứu một cách đồng bộ.
- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở chuẩn hóa các dữ liệu, tiến hành phân tích vai trị của
QHKG đối với lãnh thổ. Các kết quả phân tích, so sánh là cơ sở đề xuất một số định hướng phù
hợp cho Việt Nam.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: được sử dụng trong nghiên cứu để phân tích và
tích hợp các lớp thơng tin, phân tích khơng gian; kết quả được trình bày dưới dạng các bản đồ
chuyên đề và bản đồ tổng hợp phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Tiếp cận không gian trong quy hoạch lãnh thổ
Quan niệm quy hoạch không gian lãnh thổ
Các nghiên cứu về quy luật phân hóa không gian phục vụ phát triển KT-XH đã xuất hiện từ
giữa thế kỷ XIX nhằm thiết kế các mạng lưới quần cư và tổ chức các hoạt động sản xuất tại các
địa phương bằng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với các phương pháp nghiên cứu chính
xác từ khoa học tốn, lý, hóa, đã trở thành một cơng cụ có tính tổng hợp và tính biện chứng khơng
gian, chi phối các quyết định sử dụng đất đai của con người. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong
giai đoạn này còn hạn chế về phương pháp luận, các tác giả chưa thể tổng quan thành cơ sở lý luận
trong nghiên cứu quy hoạch vùng (Catalina A. et al., 2008; Ebenezer Howard, 1902).
Vào những năm 50, QHKG được phát triển về mặt lý luận và ứng dụng vào thực tiễn tại các
nước châu Âu theo các hướng tiếp cận khác nhau. Ở các nước phương Tây, các nhà khoa học tiếp
539
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
cận vấn đề theo hướng tổ chức không gian và được xem như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một
cách đúng đắn và có hiệu quả với nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm các giải pháp bố trí không gian
sử dụng lãnh thổ hợp lý nhất thông qua các mối quan hệ phát triển KT-XH và các nguồn TNTN
trong lãnh thổ và giữa các lãnh thổ ở các mức độ khác nhau. Liên minh châu Âu cho rằng: QHKG
là sự biểu diễn địa lý về các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái. Ngồi ra, đây cũng
là một ngành khoa học, một kỹ thuật hành chính và chính sách được phát triển như là một cách
tiếp cận đa ngành và toàn diện hướng tới một sự phát triển vùng cân bằng và tổ chức không gian
theo một chiến lược tổng thể (CEMAT, 2000).
Theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Liên Xô (cũ) thì tổ chức khơng gian lãnh thổ là
sự sắp xếp, bố trí (phân bố) và phối hợp các đối tượng gây ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ qua lại
giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư; nhằm sử dụng một cách hợp lý
các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí kinh tế - xã hội để đạt hiệu quả kinh tế cao vào nâng cao
mức sống dân cư của lãnh thổ đó (YUG. Xautskin, 1964). Năm 2009, Thủ tướng Putin đã ký ban
hành văn bản: “Quan điểm tổ chức không gian lãnh thổ liên bang Nga”, văn bản này có vị trí cao
nhất trong hệ thống phân loại các văn bản quy hoạch lãnh thổ. Văn bản yêu cầu cần nêu bật các
vấn đề và triển vọng của việc phát triển không gian liên bang Nga theo từng giai đoạn; xác định
các biện pháp giảm sự chênh lệch vùng; nêu ra cách thức hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả giữa
chính quyền liên bang, của vùng và của địa phương và người dân; kiến nghị các biện pháp tích
hợp khơng gian liên bang Nga với không gian thế giới (dẫn theo Huỳnh Phước, 2011).
Trung Quốc tập trung nghiên cứu các vấn đề phân bố sử dụng lãnh thổ xuất phát từ mối liên
hệ và tác động qua lại với lãnh thổ quốc gia; kết quả là cơ sở đề xuất kế hoạch điều hịa, phối hợp
lợi ích của các vùng, các địa phương khác nhau với lợi ích của tồn quốc. Nhà nước chú trọng phát
triển kinh tế tổng hợp, bố trí cân bằng trong tồn quốc, kết hợp giữa trung ương và địa phương.
Mỗi vùng, mỗi địa phương, ngoài việc tận dụng thế mạnh riêng của mình để phát triển, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, còn đáp ứng các yêu cầu của trung ương.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á được tiến hành bằng việc xây dựng
khu đô thị mới và phát triển nơng thơn, hình thành các khu kinh tế, khu cảng, khu công nghiệp
(dẫn theo Phạm Kim Giao, 2000; Trần Thị Tuyết, 2015).
Ở Việt Nam, nghiên cứu tổ chức không gian lãnh thổ được xem như là một hành động có chủ
ý, nhằm tạo cơ sở khoa học cho các chính sách phát triển KTXH dài hạn, hướng tới sự công bằng
về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm
giải quyết ổn định công ăn việc làm, hạn chế sự phình to của các đơ thị; cân đối giữa quần cư nông
thôn và quần cư thành thị, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường (Lê Bá Thảo, 1996; Trần Thị
Tuyết, 2015).
Từ các nội dung đã phân tích ở trên, có thể rút ra một số luận điểm chung về QHKG, như sau:
(i) Sự sắp xếp các khu chức năng của lãnh thổ phù hợp với các điều kiện và tiềm năng phát
triển trong khả năng sức chứa của lãnh thổ;
540
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
(ii) Đảm bảo sự gắn kết, tương tác lẫn nhau giữa phát KTXH, BVMT thông qua kết nối giữa
các phân khu chức năng, cực, tuyến phát triển;
(iii) Nâng cao tính cạnh tranh của lãnh thổ trên cơ sở phát huy tiềm lực lãnh thổ và tận dụng
cơ hội với không gian mở kết nối.
Nguyên tắc quy hoạch khơng gian lãnh thổ
Để đảm bảo tính hiệu quả trong QHKG đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc phù hợp với tính
đặc thù, chiến lược phát triển của từng giai đoạn. Các nguyên tắc mang tính cốt lõi cần tạo tính
cân bằng trong phát triển, hạn chế các quyết định mang tính chính trị, tránh sự chồng chéo giữa
các chính sách phát triển. Một số nguyên tắc mang tính chung cần cân nhắc (CEMAT, 2000;
ECMT, 1994; Catalina A. et al., 2008; Darryl Low Choy, 2006; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
1983; Trần Thị Tuyết, 2015):
- Đáp ứng được các yêu cầu và kế hoạch phát triển của từng lãnh thổ: Bất cứ một giải pháp
bao quát nào cũng phải phù hợp với những điều kiện cụ thể, phù hợp với sự phát triển lịch sử và
môi trường tự nhiên.
- Đảm bảo sự gắn kết lãnh thổ và tăng cường tính cạnh tranh: Đây là nguyên tắc trung tâm
để quản lý phát triển lãnh thổ trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi các chính
sách phát triển phải đảm bảo tính cân bằng, tính hệ thống với các lãnh thổ liền kề, lãnh thổ quy mơ
cấp cao hơn trên cơ sở mơ hình phát triển đa tầm với các hành lang, trục, cực phát triển hợp lý để
tạo tính lan tỏa, tính thu hút, tính bổ trợ giữa các vùng, liên vùng trong phát triển toàn diện.
- Đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ các không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường; đảm bảo tính phù hợp với thế mạnh về vị trí địa lý, vị thế kinh tế, với điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ; đáp ứng nhu cầu về cung cấp tài nguyên, đảm
bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao; phù hợp với trình độ nguồn nhân lực
và trình độ phát triển.
- Đảm bảo sự phát triển hài hòa, tương tác, hỗ trợ giữa khai thác, sử dụng và bảo tồn hướng
tới sự phát triển ổn định, lâu dài. Hài hịa là phải tính đến tổng thể phát triển các loại hình, sao cho
mỗi loại hình đều có điều kiện tồn tại và phát triển. Tương tác là sự kết hợp, quan hệ và trao đổi
lẫn nhau giữa các ngành và lĩnh vực trong một tổng thể. Hỗ trợ là sự bổ sung và điều tiết giữa các
ngành và lĩnh vực trong một tổng thể. Khi QHKG, 3 yếu tố trên được coi là nguyên tắc quan trọng
cần thấm nhuần và sử dụng linh hoạt để đạt được mục tiêu PTBV.
Các nguyên tắc trên mang tính định hướng cho QHKG ở các cấp khác nhau; phản ánh chiến
lược mang tính chặt chẽ, cạnh tranh, hợp tác cùng phát triển nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng,
lợi thế lãnh thổ; đồng thời, tận dụng được các cơ hội từ bên ngoài hướng tới phát triển lãnh thổ
cân bằng, bền vững. Hay nói cách khác, QHKG cần đề xuất được kế hoạch quản lý lãnh thổ sao
cho vừa mang tính đặc thù, vừa đảm bảo tính tích hợp các kế hoạch quốc gia và gắn kết với các kế
hoạch phát triển lãnh thổ của các khu vực khác.
541
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
Vai trị của tiếp cận khơng gian trong hoạch định phát triển lãnh thổ
Trên con đường phát triển, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều sức ép cả về kinh tế, xã hội
và môi trường, song, trung thành với tiến trình PTBV tồn cầu, mục tiêu được đặt ra là: Đảm bảo
phát triển từng bước vững chắc việc lập kế hoạch và quản lý môi trường ở các cấp quy mô khác
nhau. Tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. PTBV đòi hỏi phải có chiến
lược sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và tổng hợp, tránh tình trạng chồng chéo trong
quản lý và phát triển; phát huy tối đa lợi thế của các lãnh thổ, phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã
hội, BVMT và thích ứng với BĐKH (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021).
Tuy nhiên, để PTBV lãnh thổ, cần thiết phải dựa trên các kết quả nghiên cứu mang tính tổng
hợp, hệ thống bởi vì hoạt động kinh tế của con người khơng dàn đều trên tồn bộ bề mặt trái đất
mà ở các đơn vị lãnh thổ cụ thể (cảnh quan địa lý) theo các quy luật địa lý chung tồn cầu. Điều
này có nghĩa, đối với mỗi lãnh thổ, để thực hiện được mục tiêu PTBV, trước hết, cần tiến hành
nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn các nguồn lực phát triển của lãnh thổ một cách cụ thể và
chi tiết, từ đó xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho phát triển, một trong những phương pháp tiếp cận
có hiệu quả cao đã được chứng minh trên thực tiễn hoạch định phát triển không gian dựa trên kết
quả nghiên cứu các tổng hợp thể lãnh thổ - các cảnh quan.
Cảnh quan là địa hệ thống biểu thị mối quan hệ tổng hòa các điều kiện sinh thái góp phần tạo
nên các tiềm năng tự nhiên cho phát triển của lãnh thổ và được coi là đối tượng sử dụng tài nguyên
theo không gian. Do đó, mỗi cảnh quan đều sở hữu riêng chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế
xã hội và nó phụ thuộc vào cấu trúc của bản thân nó. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan có thể phát
hiện các chức năng và quan hệ tác động của các hợp phần cấu thành và mối quan hệ giữa chúng.
Trong đó, chức năng tự nhiên đảm nhiệm vai trị điều khiển cấu trúc cảnh quan, tự điều chỉnh các
hợp phần tự nhiên tạo ra các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ thống cảnh
quan, nếu ta chọn đúng khâu và đúng thời điểm để tác động thích hợp thì tất cả hệ thống có thể tự
điều chỉnh theo hướng có lợi và ngược lại sẽ dẫn đến các hệ quả không mong đợi xảy ra từ những
phản ứng dây chuyền trong hệ thống. Chức năng kinh tế xã hội của cảnh quan được vận hành theo
quy luật xã hội - nhân văn, qua đó có thể định hướng cho hệ thống tự điều chỉnh về mặt xã hội
(văn hóa - nhân văn tộc người, cộng đồng người,…). Có thể thấy, mỗi một hệ thống như vậy là
một hệ cân bằng động, các yếu tố thành phần luôn luôn biến đổi trong không gian và theo thời
gian, trong đó con người là chủ thể và tác động của con người là yếu tố quyết định đối với sự cân
bằng của toàn hệ thống. Nếu con người sử dụng tự nhiên tuân theo quy luật của tự nhiên thì sẽ tiết
kiệm cơng sức và tiền của, vì được tự nhiên trợ giúp năng lượng và vật chất, còn ngược lại thì
nguồn năng lượng và vật chất kia lại được dùng để phá hoại cơng trình nhân sinh hay nhân tác và
gây tai họa khôn lường (Vũ Tự Lập, 2004).
Vùng đô thị được xem là hệ thống sinh thái nhân văn mở - cấu trúc không gian lãnh thổ đô thị
do con người lựa chọn, xây dựng nên không gian - môi trường nhân tạo là một thực thể chịu sự tác
động của môi trường xung quanh, như: đô thị liên kết lãnh thổ mà đô thị chịu ảnh hưởng bởi sức lan
542
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
tỏa, sức hút giữa các đô thị trong hệ thống đô thị, các vùng phát triển có chức năng hỗ trợ và cung
cấp nguyên liệu, hàng hóa, như vùng phát triển nơng, lâm, ngư nghiệp. Mặt khác, sự PTBV của lãnh
thổ còn bị sự ràng buộc phần lớn vào "sức chứa" trên các mặt dân số, kinh tế, xã hội, môi trường...
thông qua các hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn riêng cho từng loại lãnh thổ (Đào Hồng Tuấn, 2008).
Như vậy, định hướng khơng gian phát lãnh thổ chính là nghiên cứu và tổ chức các cảnh quan
cho các mục đích phát triển khác nhau một cách bền vững; đảm bảo mối quan hệ bền vững của các
cặp: (i) Kinh tế và tài nguyên thiên nhiên; (ii) Kinh tế và dân số, lao động; (iii) Môi trường và điều
kiện sinh sống của dân cư. Trong đó, tài nguyên thiên nhiên là tiền đề khách quan cho sự phát triển
của kinh tế và từ kinh tế mang lại nguồn thu nhập của dân cư (yếu tố cơ bản làm nâng cao chất lượng
sống của dân cư), chất lượng sống của dân cư lại là tiền đề khách quan của sự điều chỉnh các chính
sách, thể chế, quản lý lãnh thổ nhằm phát triển lãnh thổ theo hướng bền vững và hiện đại.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu hệ thống, tổng hợp các điều kiện hình thành, phát triển lãnh
thổ (cảnh quan) sẽ góp phần làm sáng tỏ bản chất của tự nhiên, làm rõ các quy luật phát triển, các
đặc trưng phân hóa lãnh thổ, cũng như những tác động nhân tác, mối quan hệ giữa các hợp phần
trong tổ chức không gian nhằm giảm thiểu các hoạt động làm suy giảm số lượng và chất lượng tự
nhiên; qua đó, là căn cứ mang tính khoa học và trên cơ sở đó các khơng gian ưu tiên, các cực và
các tuyến động lực được hoạch định đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan.
3.2. Vận dụng lý thuyết quy hoạch không gian lãnh thổ vào hoạch định phát triển thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Nhằm làm sáng tỏ khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu cảnh quan như một trong các cơ sở
địa lý quan trọng và cần thiết cho hoạch định không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
cấp địa phương, các nội dung nghiên cứu cảnh quan phải bao gồm: nghiên cứu cấu trúc đứng (các
hợp phần địa lý và mối quan hệ, tương tác giữa chúng), cấu trúc ngang (các đơn vị cảnh quan và
mối liên hệ giữa chúng) và cấu trúc thời gian (nghiên cứu động lực mùa và sự biến đổi cảnh quan
theo thời gian) có thể lựa chọn cho ưu tiên phát triển loại hình sản xuất nào đó. Trong phạm vi
nghiên cứu thành phố Móng Cái, loại cảnh quan và tiểu vùng cảnh quan là đối tượng chính cho tổ
chức khơng gian phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường.
Thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với
Trung Quốc thông qua vịnh Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng trong trục kinh tế trọng điểm
phía bắc, cửa ngõ tiếp giáp với cửa khẩu Đông Hưng, cửa khẩu cấp quốc gia, được Trung Quốc
xác định là cửa ngõ tiến vào ASEAN. Hơn nữa, Móng Cái được hưởng nhiều cơ chế, chính sách
ưu đãi của nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu; được xem là khâu đột phá để phát triển
kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
Móng Cái có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên với sự phân hóa cảnh quan từ lục địa - phía tây
bắc xuống biển - phía đơng nam, được khái quát theo mặt cắt thể hiện trong Hình 1, phản ánh sự
phân hóa thấp dần theo độ cao của địa hình, tạo thành các khơng gian đủ lớn để tổ chức các khơng
gian phát triển; tạo tính đặc thù, tính liên kết và bổ trợ trong khai thác, sử dụng phục vụ phát triển
543
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
một nền kinh tế tổng hợp; đó là sự kết hợp giữa phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở khai thác
tài nguyên trên lục địa, chú trọng phát triển kinh tế rừng và kinh tế cửa khẩu với phát triển các
ngành kinh tế biển.
Hình 1. Mặt cắt hướng Tây Bắc - Đơng Nam thành phố Móng Cái
Tuy nhiên, Móng Cái cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong tiến trình phát triển, như:
phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của cả Việt Nam và Trung Quốc; điều kiện tự nhiên phức tạp,
luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm mơi trường xun biên giới,… Ngồi ra, trên cơ sở phân tích các
quy hoạch phát triển có liên quan đến thành phố Móng Cái, cho thấy: Kinh tế cửa khẩu được xác
định là nhân tố đặc thù - lợi thế của lãnh thổ, nhân tố thúc đẩy và tác động tới sự mở rộng cấu trúc
không gian, nhưng chưa phân định rõ ranh giới các khu vực ưu tiên phát triển từng loại hình sản
xuất; do đó, để phát huy được lợi thế địi hỏi phải có giải pháp phù hợp để trở thành đô thị động
lực phát triển của vùng Đơng Bắc và góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác và bảo đảm vùng biên
giới hồ bình, hữu nghị cùng phát triển. Các giải pháp cần đảm bảo định hướng không gian phát
triển hợp lý, gắn liền với PTBV đô thị cửa khẩu trên cơ sở một số yêu cầu:
(i) Về kinh tế: Các không gian phát triển phải phù hợp với vị thế và tiềm năng phát triển của
thành phố, hạt nhân là khu kinh tế cửa khẩu, trở thành một trong những trung tâm kinh tế của vành
đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ và vùng Đông Bắc;
(ii) Về xã hội: Tạo sinh kế bền vững, đảm bảo an ninh xã hội và quốc phòng;
(iii) Về môi trường: Bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn;
bảo vệ môi trường nước là nhân tố quyết định đến môi trường sinh thái đơ thị của Móng Cái trong
q trình PTBV và hiện đại; giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, tiến tới xây dựng môi trường sống
trong lành nhằm nâng cao chất lượng sống dân cư.
Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng cảnh quan cho các ngành sản xuất kinh tế
chính: sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước lợ - mặn, du lịch tắm biển, phát
triển đô thị và đô thị cửa khẩu; kết hợp với điều kiện lãnh thổ có thể đưa ra khung hoạch định
không gian phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường TP Móng Cái, gồm các thành phần chính (Hình
2, 3) với 4 tiểu vùng chức năng (TV1, TV2, TV3, TV4), 1 cực phát triển đô thị cửa khẩu, 04 tuyến
liên kết ngoại vùng và các tuyến nội vùng, 13 không gian ưu tiên phát triển.
544
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
Hình 2. Sơ đồ khung định hướng không gian phát triển kinh tế và BVMT
Đặc biệt, liên kết các vùng nguyên liệu, vùng du lịch với các khu vực trong vùng, đảm bảo
vận chuyển linh hoạt, dễ dàng tiếp cận giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách du lịch. Liên kết
các tiểu vùng đồi núi phía bắc với tiểu vùng trung tâm nhằm phát huy các tiềm năng cho phát triển,
hạn chế chênh lệch giữa các tiểu vùng, đồng thời nâng cao sinh kế của người dân địa phương, góp
phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phịng thơng qua xóa đói giảm nghèo. Đồng thời,
đảm bảo tính bình đẳng, mối liên kết nội vùng giữa các không gian và ngoại vùng với các vùng
lân cận trong nước và ngoài nước (Trung Quốc) (Hình 3).
Hình 3. Bản đồ định hướng khơng gian PTKT &BVMT thành phố Móng Cái
545
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
4. Kết luận
QHKG được xem như là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong quản lý lãnh thổ hướng đến mục tiêu
PTBV trên cơ sở sử dụng hợp lý tiềm năng lãnh thổ ở các chiều cạnh không gian khác nhau. Công
cụ gắn kết các lãnh thổ ở quy mô khác nhau, đảm bảo tính đặc thù trong thực thi các chính sách
phát triển; đồng thời, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên.
Cơ sở khoa học của QHKG là sự tích hợp các kết quả nghiên cứu theo tiếp cận địa lý tự nhiên
với cảnh quan là trọng tâm; tiếp cận địa lý nhân văn với các nhân tố kinh tế, xã hội, mơi trường,
tính đặc trưng văn hóa trên một khơng gian lãnh thổ xác định; các kết quả đánh giá tổng hợp lãnh
thổ là căn cứ mang tính khoa học, khách quan giúp các nhà quản lý trong hoạch định các không
gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường mang tính hệ thống và tổng hợp, tránh tính
cục bộ và thiếu quy luật khách quan trong hoạch định chiến lược phát triển.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực hiện cơ bản khác nhau giữa các quốc gia nên mục
đích sử dụng cơng cụ và hiệu quả của cơng cụ này khác nhau. Đối với đô thị cửa khẩu Móng Cái,
kết quả nghiên cứu với các ranh giới phát triển được vạch rõ trên thực địa là cơ sở hướng đến sự
phát triển bền vững với 1 cực phát triển đô thị cửa khẩu và các tuyến trục liên kết, không gian ưu
tiên phát triển theo các tiểu vùng. Các kết quả trong cơng trình này có thể là tài liệu tham khảo bổ
ích cho việc xem xét và điều chỉnh các hoạt động PTKT gắn với khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên và BVMT cho một thành phố cửa khẩu có biển ở cực đơng bắc của Tổ quốc.
Tài liệu tham khảo
1. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1983), Lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất của Việt Nam thời kỳ 1986-2000, Chỉ thị số 212-CT, ngày 04/8/1983.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.214.
3. Phạm Kim Giao (2000), Quy hoạch vùng, Nxb. Xây dựng, Hà Nội.
4. Vũ Tự Lập (2004), Sự phát triển của khoa học địa lí trong thế kỷ XX, Nxb. Giáo dục, H.
5. Huỳnh Phước (biên dịch) (2011), “Đổi mới cơng tác qui hoạch ở liên bang Nga”, Tạp chí
Quy hoạch xây dựng, (53), tr. 63-65.
6. Lê Bá Thảo (1996), Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam. Đề tài độc lập và trọng
điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
7. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Đào Hồng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
của thế giới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
546
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
9. Trần Thị Tuyết (2015), Cơ sở địa lý phục vụ tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường thành phố cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ ngành Địa lý.
10. Yu. G. Xautskin (1964), Địa lý kinh tế và nền kinh tế quốc dân (Biên dịch Văn Thái Phan Xuân Tâm - Phạm Văn Trung), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
11. Catalina Anaita, Lucian B. Bnujan (2008), “Cohesion and disparities: Regional and local
development in central and South-Eastern Europe between potential policies and practices”,
Geographica Timisiensis, (17), pp.7-16.
12. Council of Europe (1979), European Conference of Ministers responsible for regional
planning (CEMAT), Strasbourg, German.
13. Darryl Low Choy (2006), Towards a Regional Landscape Framework: Is Practice Ahead
of Theory?, Griffith University, England.
14. Ebenezer H. (1902), Garden cities of tomorrow, S. Sonnenschein & Co., Ltd, England
15. ECMT (European Conference of Ministers of Transport) Proceedings of the II PanEuropean Conference of Ministers of Transport. Crete in March 1994, Paris, 1994.
16. European Conference of Ministers responsible for Regional Planning (CEMAT) (2000),
Guiding principles for Sustainable Spatial Development of the Eeurropean Continent.
17. Neil Adams, Jeremy Alden and Neil Harris (2006), Regional Development and Spatial
Planning in an Enlarged European Union, Antony Rowe Ltd, Chippenham, Wiltshire, Great
Britain.
547