Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cơ hội và thách thức trong phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.77 KB, 8 trang )

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN
GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI VIỆT NAM
ThS.NCS. Hồ Ngọc Khương
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Sản xuất nơng nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp
nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Trong nhiều năm, thu nhập
và đời sống người dân nông thôn cịn thấp, sản xuất nhỏ quy mơ hộ gia đình là chủ yếu,
năng suất lao động còn thấp, các sản phẩm chủ yếu là sơ chế, thị trường tiêu thụ chủ
yếu tại địa phương, số doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp
cịn ít. Trước những vấn đề đó, tác giả đã trình bày khung phân tích lý phát triển hàng
nơng sản gắn với chuỗi sản phẩm sẽ đem lại một số cơ hội phát triển. Song song đó,
việc phát triển hàng nơng sản gắn với chuỗi giá trị hiện nay cũng còn một số tồn tại và
bài nghiên cứu này cũng đề ra một số khuyến nghị để việc phát triển gắn với chuỗi giá
trị nơng sản sẽ hiệu quả hơn.
Từ khóa: hàng nơng sản, chuỗi giá trị, sản phẩm nông nghiệp.
Tổng quan lý thuyết
Trên thế giới, chuỗi giá trị đã được đưa ra trong nghiên cứu ngành hàng, đặc biệt
là cho các sản phẩm trong ngành nông nghiệp (Porter, 1985; Gereffi,1999 và Kaplinsky,
2000). Theo Porter thì chuỗi giá trị là chuỗi của một hệ thống các hoạt động thực hiện
trong một doanh nghiệp thuộc một ngành cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nhất định.
Mơ hình cơ bản chuỗi giá trị mà Porter đưa ra chia hoạt động giá trị thành hoạt động sơ
cấp và thứ cấp. Các hoạt động sơ cấp có thể phân thành năm lĩnh vực chính: cung ứng
đầu vào, sản xuất, cung ứng đầu ra, tiếp thị và bán hàng, và dịch vụ. Mỗi hoạt động này
được liên kết với các hoạt động hỗ trợ để cải thiện hiệu lực và hiệu suất của các hoạt
động đó. Các hoạt động hỗ trợ gồm: thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân
lực, và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
Theo Kaplinsky và Morris (2001) cho rằng chuỗi giá trị là những hoạt động cần
thiết để biến một sản phẩm từ lúc cịn là ý tưởng, thơng qua các giai đoạn sản xuất khác
nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử dụng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chuỗi giá trị thường bắt đầu từ cánh đồng và kết


thúc với người tiêu dùng cuối cùng. Nó bao gồm các thành phần như nhà nước và tư
nhân khác nhau. Các hoạt động bao gồm làm đất, gieo hạt, thu hoạch mùa màng; sau đó,

137


bảo quản và chế biến, các hoạt động tiếp thị và bán hàng và cuối cùng là hoạt động tiêu
thụ của người tiêu dùng cuối cùng (Jaffee et al, 2010)
Theo Gereffi và cộng sự (2005) cho rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là
một cách tiếp cận giúp nông dân có thể tiếp cận thị trường một cách có hiệu quả nhất
hiện nay. Cụ thể, chuỗi giá trị sản phẩm trong ngành nông nghiệp là:
- Một chuỗi các hoạt động chức năng, từ khâu cung cấp các dịch vụ đầu vào cho một
sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hoạch, chế biến, phân phối, tiếp thị và cuối cùng là tiêu
thụ sản phẩm; qua mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng;
- Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhà chế biến, các
thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể;
- Mơ hình kinh tế kết hợp chặt chẽ giữa việc chọn lựa sản phẩm và cơng nghệ
hiện đại thích hợp với cơ sở hạ tầng, viễn thông cùng với cách thức tổ chức các tác nhân
liên quan sản xuất, nguồn nhân lực, nhà phân phối để tiếp cận thị trường.
Do đó, chuỗi giá trị nơng sản là tổng thể các hoạt động liên quan đến một ngành
hàng nông sản bao gồm các hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau, từ khâu cung ứng
đầu vào, tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người
tiêu dùng.
Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị nơng sản
Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển sản
phẩm nơng sản. Nhìn chung có ba cách tiếp cận:
Thứ nhất, phương pháp Filière (chuỗi) mô tả các hệ thống sản xuất địa phương
được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối
cùng. Phương pháp này được áp dụng trong việc phân tích ngành hàng và phân tích ma
trận chính sách. Về mặt kinh tế, việc đánh giá chuỗi chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập

và phân phối trong chuỗi giá trị ngành hàng nơng sản và phân biệt các khoản chi phí,
thu nhập giữa kinh doanh trong nước và quốc tế.
Thứ hai, khung phân tích Porter (1985): dùng để đánh giá chuỗi giá trị mà doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động kết nối với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ
cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị tồn cầu: các hoạt động kinh doanh
có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cho một sản phẩm đến sơ chế,
chuyển đổi, tiếp thị, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Cách tiếp cận
chuỗi giá trị toàn cầu do Gereffi (1999), Kaplinsky và Morris (2001),và Gibbon và Bair
(2008) đề xuất.
138


Các cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị hàng nơng sản có một số lợi thế: làm cơ
sở để thiết kế các hoạt động phù hợp cho phát triển ngành; tạo ra khả năng tiếp cận tổng
hợp toàn ngành sản xuất; cung cấp thông tin cho các nhân tố trong chuỗi giá trị; gắn kết
được các chính sách một cách đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ và cho phép phân tích và
thiết lập chính sách tổng hợp.
Hình 1: Chuỗi giá hàng nơng sản
Cung
ứng
cấp
đầu

Sản

Thu

Chế


Thương

Tiêu

xuất

gom

biến

mại

dùng

vào

- Giống
- Phân bón

Hoạt động

- Thuốc: bảo
vệ thực vật,
thú y
- Thức ăn

- Làm đất
- Gieo trồng
- Chăm sóc
- Thu hoạch


-Thu
gom
- Vận
chuyển

- Bán lẻ
- Làm sạch
- Đóng gói

- Bán sỉ

Trong
nước

- Lao động

Tác nhân

Các nhà cung
ứng đầu vào

Nơng dân,
hợp tác xã

Người
thu gom

Nhà sơ chế


Người bán
lẻ, người
bán sỉ

Xuất
khẩu

Chính quyền sở, ban, ngành, địa phương; tổ chức tín dụng

Hình 1 thể hiện các hoạt động của giai đoạn sản xuất, kinh doanh; các tác nhân
chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ; và các đơn vị hỗ trợ chuỗi giá trị.
Cơ hội và thách thức trong phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản
Cách tiếp cận chuỗi giá trị có thể được sử dụng để giải quyết các khác nhau như
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cụ thể là xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương
thực. Một số cơ hội phát triển nông sản theo chuỗi giá trị:
Một là, hiệu quả về giảm nghèo có thể đạt được bằng cách tạo ra và tăng thu nhập
thông qua tăng năng suất, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và tạo việc làm trong
sản xuất và chế biến.

139


- Nơng nghiệp Việt Nam năm 2021 có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
tăng 2,9% so với năm 2020. Cụ thể, nhiều sản phẩm nơng nghiệp duy trì sản xuất
và phát triển tương đối tốt (ước tính sản lượng năm 2021 so với năm 2020) như: lúa
tăng 2,6%, cà phê nhân tăng 2,98%, hồ tiêu tăng 3,7%, điều tăng 10%, xoài tăng
4,85%, cam tăng 33,18%, chè tăng 2,08%, cao su tăng 2,77%, bưởi tăng 8,04%,
nhãn tăng 6,09%, vải tăng 22,57%, thịt lợn tăng 3,6%, thịt gia cầm tăng 3,2%, sữa
bò tươi tăng 10,5%, gỗ khai thác tăng 5,04%, tôm sú tăng 1,19%, tôm thẻ chân trắng
tăng 5,96%. Qua đó, tạo ra nhiều giá trị cho hộ nơng dân và hợp tác xã trong gia

tăng thu nhập và giải quyết việc làm.
- Về mặt xã hội, gần 50% các hộ gia đình làm nơng nghiệp ở nơng thơn năm
2016 cho biết nguồn thu nhập chính của họ vẫn từ nông nghiệp, mặc dù tỉ lệ này
giảm từ 41.78% năm 2006 xuống cịn 28.26% năm 2016. Chuyển đổi nơng nghiệp
đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn, thơng qua tăng thu nhập từ các hoạt
động phi trồng trọt.
Biểu đồ 1: Đóng góp của Nơng nghiệp trong thu nhập của hộ gia đình nơng thơn,
phân theo vùng (%).

Tỷ lệ trong tổng thu nhập
70
60
50
40
30
20
10
0
Cả
nước

Đồng bằng
sơng
Hồng

Trung du

miền núi
phía Bắc


2008

41.78

29.22

45.78

Bắc
trung bộ

Dun hải
miền Trung
39.45

2012

31.04

20.84

41.44

30.35

2016

28.26

16.98


36.35

29.06

2008

2012

Tây
Nguyên

Đông
Nam
bộ

Đồng
bằng
sông
Cửu Long

56.26

24.07

40.87

57.48

27.89


37.39

51.83

22.29

35.85

2016

Nguồn: Tổng cục thống kê

140


Hai là, đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc tăng sản xuất trong nước (cải
thiện nguồn cung cấp lương thực) hoặc tăng thu nhập cho người dân. Về mặt xã hội,
ngành nông nghiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp đủ lương thực
cho hơn dân số 96 triệu người, thông qua gạo – lương thực chính của Việt Nam. Sự sẵn
có về thực phẩm bình qn tính theo đầu người của Việt Nam ở mức cao trong số các
nước thu nhập trung bình.
Biểu đồ 2: Mức cung thực phẩm hàng ngày ở một số nước châu Á,
giai đoạn 1961-2009 và 2009 – 2030 (dự báo).
Thực tế

Khu vực/
Quốc gia

Dự báo


Tăng trưởng
hàng năm

1961

2009

2030

1961-2009

2009-2030

Việt Nam

1.794

2.690

3.012

0.84%

0.54%

Trung Quốc

1.426


3.036

3.739

1.57%

0.99%

Thế giới

2.189

2.831

3.050

0.54%

0.35%

Thái Lan

1.899

2.862

3.205

0.85%


0.54%

Phi líp pin

1.806

2.580

2.889

0.74%

0.54%

Nhật Bản

2.524

2.723

2.613

0.16%

−0.20%

My an ma

1.684


2.493

2.792

0.82%

0.54%

Ma lay xi a

2.419

2.902

3.249

0.38%

0.54%

In đơ nê xi a

1.759

2.626

2.963

0.85%


0.54%

Hàn Quốc

2.141

3.200

3.583

0.84%

0.54%

Lào

1.946

2.377

2.662

0.42%

0.54%

Cam pu chia

2.019


2.382

2.667

0.34%

0.54%

Nguồn: World Bank
Ba là, chuyển đổi phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh
các sản phẩm chủ lực và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mơ tương đối lớn.
Theo Tổng cục thống kê (2021), tính đến cuối năm 2021, cả nước có 5.401 sản phẩm
OCOP đạt 3 sao trở lên (gấp 1,7 lần so với năm 2020), trong đó 62,6% sản phẩm 3 sao,
35,8% sản phẩm 4 sao và 1,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hơn 2.944 chủ thể tham gia,
trong đó có 38,8% là hợp tác xã, 27,4% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn
lại là tổ hợp tác. Cải tạo, chuyển đổi, thay thế nhiều giống cây trồng vật nuôi cho năng
suất cao, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

141


Bốn là, để đưa được nông sản từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, mỗi ngành
hàng của nông sản phải xây dựng nên chuỗi ngành hàng của riêng nó. Chuỗi ngành
hàng được xem như là chuỗi cung cấp của ngành hàng đó, là tập hợp tác tác nhân kinh
tế quy tụ trực tiếp vào việc đưa ra môt sản phẩm cuối cùng. Việc lựa chọn hàng nông
sản gắn với chuỗi giá trị tùy thuộc vào từng địa phương gắn với những sản phẩm chủ
lực, chẳng hạn nhóm sản phẩm chăn nuôi (nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm lợn, gà,
bị,…), nhóm sản phẩm trồng trọt (nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, chè, lúa,
xồi, cam, ổi,…).
Hình 2: Chuỗi giá trị sản phẩm nông sản

Nhà bán lẻ

Nhà trồng
trọt, chăn
nuôi

Thương
lái

Nhà
chế
biến

Người tiêu dùng

Nhà bán sỉ

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Khi tham gia vào chuỗi giá trị, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá
cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp phục
vụ sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ
chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm nơng sản
hiện nay cịn tồn tại một số thách thức sau:
- Hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm giảm do chi phí tăng trong khi tiêu thụ sản
phẩm bị gián đoạn. Kết quả là thu nhập và đời sống của nông dân bị ảnh hưởng.
- Việc ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học cơng nghệ trong nơng
nghiệp cịn chậm; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phát
triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị còn hạn chế.
- Thiếu vốn và khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay để thực hiện chuỗi giá trị
sản phẩm.

- Liên kết trong sản xuất còn hạn chế, như chưa gắn kết được các khâu chế biến
và tiêu thụ sản phẩm.

142


- Hoạt động của các hợp tác xã hiệu quả chưa cao, tình trạng sản xuất nơng nghiệp
cịn mang tính nhỏ lẻ, thiếu nhà đầu tư có tiềm lực liên kết sản xuất, thu mua, chế biến
tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp có khả năng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông
nghiệp quy mô lớn với nông dân.
Khuyến nghị
Xuất phát từ những thách thức đã nêu trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát triển chuỗi giá trị nông sản trong thời gian tới như sau:
- Để ổn định thu nhập, người nông dân và hợp tác xã nông nghiệp phải điều chỉnh
kế hoạch sản xuất linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong
sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật,
nâng cao năng lực cho người sản xuất và các tác nhân tham gia chuỗi ung ứng sản phẩm.
- Cung cấp các chính sách hỗ trợ và cách tiếp cận các cơ hội nguồn vốn và các
chương trình cho vay của ngân hàng.
- Khuyến khích hộ nơng dân, hợp tác xã áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến
giảm chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp tuần hồn, gia tăng sử dụng phế
phụ phẩm trong nơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia phát triển hàng nông sản theo chuỗi
giá trị. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng và kết nối thị trường tiêu
thụ. Đồng thời, đổi mới tư duy sản xuất, chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang
“tư duy làm kinh tế nông nghiệp”; tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo
chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Gereffi, G, 1999. A commodity chains framework for analyzing global
industries. Institute of Development Studies, No. 8(12), pp.1-9
Gereffi, G., Humphrey, J. and Sturgeon, T., 2005. The Governance of Global
Value Chains. Review of International Political Economy, 12, pp. 78-104.
Gibbon, P., J. Bair, and S. Ponte, 2008. Governing Global Value Chains: An
Introduction. Economy and Society No. 37(3), pp. 315-338.
Jaffee, S., S. Paul and A. Colin, 2010. Rapid Agricultural Supply Chain Risk
Assessment: A Conceptual Framework. Agriculture and Rural Development Discussion
Paper 47. The World Bank: Washington D.C.

143


Kaplinsky, R. and M. Morris, 2001. A Handbook for Value Chain Research.
Brighton, UK: Institute of Development Studies, University of Sussex.
Porter, M. E., 1985. Competive advantage: Creating and sustaining superior
performance. New York: Free Press.
World Bank, 2016. Transforming Vietnamese Agriculture: Gaining More from
Less . Washington, D.C
Tổng cục Thống kê, 2021.Tình hình kinh tế – xã hội năm 2008-2021.
Trần Tiến Khai, 2013. Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nơng nghiệp. Tập
bài giảng chương trình Fulbright

144



×