Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Du lịch đường sông tỉnh Bình Dương: Cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.8 KB, 10 trang )

DU LỊCH ĐƯỜNG SƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Lê Thị Ngọc Anh1
1. Chương trình Du Lịch - Khoa CNVH. Email:
TĨM TẮT
Du lịch đường sơng thu hút du khách vì khả năng khai thác nhiều sản phẩm du lịch kết
hợp. Tỉnh Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đường sông dựa trên
hệ thống sơng Đồng Nai. Bài viết sử dụng mơ hình SWOT để phân tích và tìm ra các vấn đề
giải quyết nhằm khai thác tốt lợi thế của vùng để đưa du lịch đường sơng trở thành loại hình
du lịch hỗ trợ đắc lực cho phát triển du lịch tỉnh Bình Dương. Q trình phân tích dựa trên hai
góc độ là cung và cầu trong du lịch. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở tham khảo để tìm ra các giải
pháp giải quyết các vấn đề tồn tại, giúp du lịch đường sơng tỉnh Bình Dương trở thành thế
mạnh du lịch của tỉnh.
Từ khố: Du lịch đường sơng; hệ thống sơng Đồng Nai; du lịch Bình Dương
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế thay đổi nhu cầu khách du lịch, đánh giá của UNTWO (2016) đã khẳng định
xu hướng việc sử dụng các dịng sơng ngày càng tăng khi con người bắt đầu nhận thấy các giá
trị, tiện nghi từ sông và các công ty lữ hành nhận ra tiềm năng các hoạt động dựa trên sông như
vận chuyển khách; du ngoạn trên sông. Các sông nổi tiếng trên thế giới như Amazon, Danube,
Mekong, Nile và sông Dương Tử đã dần dần có sự chuyển đổi mục đích từ tuyến đường vận
chuyển, nơi khai thác thực phẩm sang phát triển du lịch. Những con sông mang đến sự độc đáo,
vẻ đẹp và lịch sử thú vị hấp dẫn khách du lịch (Subregion et al., 2015). Trong xu thế khai thác
du lịch, loại hình du lịch giải trí vẫn chiếm 52% tổng lượng khách quốc tế. Từ năm 2010 đến
năm 2030 tăng trưởng trên toàn thế giới về lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ tiếp tục ở
mức tốc độ trung bình 3,3% / năm để đạt 1,8 tỷ người vào năm 2030 (UNWTO, 2016). Với xu
hướng đó, DLĐS với tư cách là loại hình du lịch khác lạ, thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
thư giãn sẽ là hình thức thu hút khách du lịch.
Các con sơng có nhiều khía cạnh tác động trực tiếp lẫn gián tiếp hoạt động du lịch như địa
điểm cho các hoạt động và địa điểm thu hút tham quan của khách du lịch; tuyến đường thuỷ vận
chuyển cho hoạt động du ngoạn trên sơng; các hoạt động thể thao giải trí dưới nước; nguồn nước
uống và thực phẩm có thể uống được; xử lý chất thải. Mặt khác, việc khai thác sử dụng không bền


vững các con sông sẽ suy giảm khả năng sử dụng cho du lịch (Subregion et al., 2015). Xét về mặt
lãnh thổ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng sông phục vụ du lịch bao gồm đặc điểm
tự nhiên dịng sơng (chiều dài, chiều rộng, tính thời vụ, vị trí, hướng dịng chảy); yếu tố về tài
nguyên như sinh vật trên sông; giá trị sử dụng hoạt động giải trí (bơi, chèo thuyền, lặn, câu cá);
giá trị vận tải; chất lượng nước. Ngoài những yếu tố về tài nguyên, các nhân tố khác tác động đến
38


phát triển DLĐS cũng giữ vai trò thiết yếu như quản lý về quy hoạch, phân bổ tài nguyên; yếu tố
chính trị an ninh về khu vực, địa phương và cả vùng ven sơng. Ngồi ra, các hoạt động nơng nghiệp
(thuỷ lợi, sản xuất, đánh bắt cá); cơng nghiệp (thốt nước, thủy điện) và cả tiêu dùng nguồn nước
cho con người cũng ảnh hưởng đến du lịch sông (ADB (Asian development Bank), 2011). Trên
thực tế, khai thác DLĐS là một hoạt động du lịch phức tạp hơn so với đường bộ bởi nó địi hỏi kết
hợp của nhiều bên liên quan. Những hoạt động du lịch độc lập mang lại nhiều hạn chế và thách
thức trong phát triển du lịch sơng. Vì thế, những nhân tố ảnh hưởng DLĐS cần phải được cẩn thận
xem xét trong việc phát triển bất kì kế hoạch khai thác du lịch nào bằng đường sơng.
Bình Dương được bao bọc bởi hai con sơng lớn là sơng Sài Gịn và sơng Đồng Nai chạy
xun suốt tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh với các tỉnh, thành phố lân cận. Đặc biệt, các
con sông đi qua nhiều di tích lịch sử văn hố (như đình Phú Long, nhà cổ Trần Văn Hổ, nhà cổ
Trần Công Vàng, khảo cổ Dốc Chùa), làng nghề (gốm sứ Lái Thiêu, sơn mài Tương Bình Hiệp,
guốc mộc Hưng Định) cùng với các điểm du lịch sinh thái tiêu biểu của tỉnh (vườn trái cây Lái
Thiêu, vườn cây trái Thanh Tuyền, vườn cây tráiThanh An, cù lao Bạch Đằng, Dầu Tiếng). Sự
kết hợp giữa đặc điểm thuận lợi về hình thái – thuỷ văn cùng với tuyến điểm du lịch sông chảy
qua là điều kiện thuận lợi nhất để Bình Dương khai thác loại hình du lịch đường sơng. Du lịch
đường sơng được kì vọng sẽ là phương thức khai thác được tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh và
tạo ra sự thu hút khách du lịch từ các khu vực lân cận.
Bài viết tập trung phân tích các bối cảnh phát triển du lịch đường sơng Bình Dương thơng
qua mơ hình SWOT, các yếu tố bên trong và tác động khách quan bên ngồi được xem xét ở
hai góc nhìn: thuận lợi – khó khăn. Kết quả phân tích mang lại bức tranh tổng quát về khả năng
khai thác loại hình DLĐS trên địa bàn tỉnh.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp từ các thơng tin trong và ngồi nước, bài viết
tập trung xem xét sự tác động của các nhân tố khác nhau đối với phát triển DLĐS, tổng quát
những điểm nổi bật và đáng lưu tâm trong khai thác DLĐS thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở
đó, bài viết vận dụng vào xem xét hệ thống sơng Bình Dương và phác thảo sơ lược cơ hội –
thách thức DLĐS Bình Dương trong bối cảnh hiện nay bằng mơ hình SWOT dựa trên phân tích
hai góc độ cung (sản phẩm) và cầu (thị trường).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về hệ thống sơng ở Bình Dương và sơng Đồng Nai – Sài Gịn
Tỉnh Bình Dương nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Bộ với hai con sông lớn Đồng
Nai và Sài Gòn bao bọc và đi qua các huyện, thị và thành phố trong tỉnh. Bên cạnh đó, trên lãnh
thổ tỉnh cịn có các con sơng nhánh của hai hệ thống sông lớn trên chạy qua như sông Bé, sơng
Thị Tính và hồ Dầu Tiếng. Hệ thống thuỷ văn phát triển cùng với địa hình bằng phẳng là điều
kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ.
Nổi bật nhất về sơng ngịi ở tỉnh là hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ, đây là hệ thống
sông kép lớn thứ ba cả nước với 265 phụ lưu, bao gồm nhiều sông quan trọng đối với khu vực
Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như sông Đa Đưng (Lâm Đồng); sông Đăk Nông (Đăk Nông);
39


sơng La Ngà (Đồng Nai); sơng Bé (Bình Dương); sơng Sài Gịn (TP HCM); sơng Vàm Cỏ (Long
An). Dịng chính của hệ thống là sông Đồng Nai với chiều dài 635km và tổng diện tích lưu vực
đạt 44.100km2 (Vũ Tự Lập, 2004). Bên ngoài ngoài ranh giới của tỉnh, hệ thống sơng Đồng Nai
tiếp nhận sơng Sài Gịn và đổ ra biển theo ba chi lưu trong đó có chi lưu Soai Rạp có cửa sơng
rộng đến 11km với nhiều cồn cát khó đi lại tuy nhiên chi lưu Long Tào có dạng cửa vịnh sâu tới
18m, vì vậy tài thuyền lớn có thể dễ dàng từ biển đi ngược lên sông Đồng Nai.
Hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ có đặc điểm tự nhiên - thuỷ chế khá thuận lợi cho
vận chuyển tàu thuyền. Hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ có tổng lượng nước 32.8 tỷ m3,
lượng phù sa khơng nhiều với trung bình 200g/m3. Thuỷ chế sông khá đơn giản với một mùa
lũ và một màu cạn kế tiếp nhau, mùa lũ từ tháng 7 đến 11 chiếm 82,8% tổng lượng nước cả

năm trong mùa cạn dài 7 tháng, từ tháng 12 đến tháng 6 có 17,2% tổng lượng nước. Tuy nhiên,
do mạng lưới sơng có hình lơng chim, độ dốc lưu vực khơng lớn, lớp vỏ phong hố cịn dày và
độ che phủ thực vật khá cao nên lũ trên sông không đột ngột (Vũ Tự Lập, 2004). Điều đáng lưu
ý là cửa sông dạng vịnh nên ảnh hưởng thuỷ triều khá mạnh mẽ, đặc biệt vào mùa cạn của sông.
Trong lãnh thổ tỉnh Bình Dương, hệ thống sơng Đồng Nai – Vàm Cỏ phân thành hai
nhánh sơng với sơng Sài Gịn chạy dọc theo rìa tây của tỉnh và sơng Đồng Nai chạy dọc theo
rìa sơng của tỉnh. Hai con sơng lớn chạy song song với nhau và hợp thành một tại khu vực quận
7, thành phố Hồ Chí Minh. Sơng Sài Gịn chạy qua tỉnh Bình Dương có chiều dài 143 km, chảy
dọc qua huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát; TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An. Sông chảy qua
nhiều điểm tài ngun du lịch có giá trị hấp dẫn như….Sơng Đồng Nai lại men dọc theo rìa
đơng của tỉnh, chảy theo hướng đông bắc tây nam đi qua huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên,
Thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An với chiều dài 90 km. Như vậy, ngoài trừ huyện Bàu Bàng, hai
con sông này đã chảy qua tất cả các địa phương trong tỉnh, là điều kiện vô cùng thuận lợi để
kết nối bằng giao thông đường thuỷ. Một điểm đặc biệt của hai con sông là nó kết nối hầu hết
các điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh với khoảng cách bến sông đến điểm tài nguyên không quá
xa, thuận lợi khai thác tuyến du lịch kết hợp.
3.2. Mơ hình phân tích cơ hội – thách thức du lịch đường sơng tỉnh Bình Dương
Đây là mơ hình phân tích do Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960- 1970.
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong đó thế mạnh và điểm yếu được xem là
hai yếu tố nội bộ của khu vực. Còn cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngồi. Mơ hình phân
tích này giúp nhìn nhận tồn cảnh các yếu tố tác động đối với DLĐS tỉnh Bình Dương, từ đó
xác định hướng đi và biện pháp phát triển thích hợp.
Dựa trên khảo lược các nghiên cứu phát triển DLĐS cho thấy khai thác loại hình du lịch
này liên quan đến nhiều yếu tố và bất kì mỗi khu vực nào cũng đều mang những yếu tố thuận
lợi đi kèm với các trở ngại. Bên cạnh đó, với tư cách là loại hình du lịch mới, khai thác DLĐS
dựa trên hai khía cạnh chính là sản phẩm du lịch đặc biệt dựa trên kết giữa phương tiện và điểm
đến và thị trường khách du lịch mới mẻ hướng đến. Chính vì vậy, phân tích điều kiện phát triển
DLĐS bằng mơ hình SWOT giúp nhìn nhận được tồn cảnh. Đồng thời, phân chia dựa trên hai
khía cạnh đại diện cho cung – cầu du lịch giúp nhìn nhận rõ hơn tác động của từng đối tượng.

Phân tích này đã được sử dụng để phân tích DLĐS các nước Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công
mở rộng (GMS) (UNWTO, 2016). Các yếu tố được phân tích lần lượt liên quan đến điều kiện
40


phát triển (tài nguyên, nhân tố kinh tế xã hội gồm dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật, thị trường,
đầu tư, chính sách…); tình trạng hoạt động của du lịch trên sông lẫn điểm đến trên bờ.
Bảng 1: Mô hình phân tích cơ hội – thách thức DLĐS Bình Dương
Strengths
Sản phẩm
Thị trường
- Cảnh quan tự nhiên hai - Nhu cầu, khả năng
bên bờ sông.
du lịch khu vực.
- Tài nguyên đa dạng: tự - Sự hứng thú, hấp
nhiên – văn hoá (vật thể - dẫn về DLĐS.
phi vật thể)
- Thời gian và quảng
- Điểm đến đặc thù, ấn đường từ điểm đón
tượng (cù lao; hồ Dầu khách ngắn.
Tiếng)
- Phổ biến việc di
- Số lượng tài nguyên lớn. chuyển bằng đường
- Nhiều điểm đến chưa sông.
khám phá.
- Tham gia ủng hộ
phương tiện truyền
- An tồn.
- Chính sách và hỗ trợ thơng, xã hội.
chính quyền.

Opportunities
Sản phẩm
Thị trường
- Quan tâm phát triển - Xu hướng tìm kiếm
DLĐS của các tỉnh, thành loại hình du lịch mới.
phố.
- Xu hướng du lịch
- Đầu tư xây dựng cầu nội vùng giai đoạn
cảng, bến thuyền.
hậu Covid-19
- Đầu tư du lịch của các
công ty du lịch lớn, UBND
TP HCM.
- Xu hướng liên kết tuyến
du lịch trong vùng.
- Môi trường kêu gọi đầu
tư tiềm năng.

Weaknesses
Sản phẩm
Thị trường
- Hệ thống bến cảng, tàu - Nhận thức, hiểu biết về
thuyền chưa đảm bảo.
tuyến điểm DLĐS thấp.
- Kinh doanh và maketing - Marketing, quảng bá
du lịch yếu.
yếu.
- Cơ sở vật chất du lịch điểm - Thiếu thương hiệu du
đến trên bờ yếu.
lịch.

- Dịch vụ du lịch thiếu.
- Thông tin điểm đến sơ
sài.
- Lao động du lịch
- Tour du lịch, sản phẩm du - Hạn chế công ty khai
thác.
lịch đơn điệu.
- Môi trường, chất lượng
nước sơng.
- Tổ chức, quản lí, liên kết.
- Chậm trễ triển khai hoạt
động.
Threats
Sản phẩm
Thị trường
- Ảnh hưởng hoạt động công - Cạnh tranh thị trường
nghiệp, khai thác tài trong – ngoài khu vực.
nguyên.
- Biến động nhu cầu và thị
- Biến đổi khí hậu và sạt lở trường khách.
bờ sơng.
- Giá cả.
- Nguồn vốn đầu tư giao
thông đường sông.
- An toàn di chuyển, ẩm
thực.

3.2.1. Điểm mạnh
* Sản phẩm:
- Sự hấp dẫn của cảnh quan tự nhiên đẹp hai bên bờ sông: Thiên nhiên nhiệt đới xanh tốt

với vườn cây ăn trái trải rộng dọc theo sông, hai bên bờ sông còn lưu giữ nhiều thảm thực vật.
- Tài nguyên đa dạng: phong phú từ tự nhiên sinh thái (cù lao; núi Cậu – Dầu Tiếng, vườn
cây trái…) đến văn hoá vật thể (chùa, nhà cổ, đình, di tích lịch sử, khảo cổ), phi vật thể (làng
nghề) đến các điểm du lịch hiện đại như khu du lịch. Mỗi tài nguyên cũng có nhiều loại khác
nhau (vườn cây trái; làng nghề…).
- Điểm đến đặc thù: Nhiều điểm đến nổi tiếng trong khu vực, mang thương hiệu riêng của
tỉnh như chợ Thủ Dầu Một, nhà cổ Trần Văn Hổ, vườn cây trái Lái Thiêu, núi Cậu – Dầu Tiếng,
cù lao Bạch Đằng.
- Số lượng điểm tài nguyên lớn: Quy hoạch phát triển sản phẩm DLĐS Bình Dương
4352/KH-UBND ngày 23/8/2019 xác định cụ thể 30 điểm DLĐS và nhiều điểm chưa được
đánh giá có khả năng khai thác.
41


- Nhiều điểm đến chưa được khám phá: Hệ thống các điểm đến ven bờ kết hợp phần lớn
chưa khai thác du lịch chưa mạnh mẽ, chưa được quảng bá nhiều kích thích nhu cầu khám phá
du khách.
- An tồn: An tồn về mơi trường chính trị, xã hội và an toàn ở các điểm đến. Cư dân địa
phương thân thiện, hiếu khách tạo ấn tượng tốt cho du khách.
- Chính sách và hỗ trợ chính quyền: Quy hoạch du lịch tỉnh Bình Dương 2020-2030; Quy
hoạch phát triển sản phẩm DLĐS Bình Dương 4352/KH-UBND ngày 23/8/2019 xác định phát
triển DLĐS là hướng chiến lược, sản phẩm du lịch trọng điểm của tỉnh.
*Thị trường:
- Nhu cầu, khả năng du lịch khu vực: Đơng Nam Bộ trở thành nhóm đầu có mật độ dân
số cao nhất nước gây sức ép đến cơ sở hạ tầng, nơi ở. Môi trường sản xuất công nghiệp – dịch
vụ càng làm gia tăng áp lực, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng mơi trường sống. Vì vậy, du lịch
cảnh quan sông nước ngắn ngày là lựa chọn phù hợp.
- Sự hứng thú, hấp dẫn về DLĐS: Hình thức du lịch mới lạ, mang lại trải nghiệm khác
biệt cho du khách nội vùng Đông Nam Bộ khác với du lịch đường bộ. Tuyến đường sông cho
phép khai thác nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc như thưởng ngoạn, giải trí, ẩm thực, trải nghiệm.

- Thời gian và quảng đường từ điểm đón khách ngắn. Vị trí liền kề TP HCM, khoảng cách
10-40 km di chuyển đường sông thuận tiện cho tham quan du khách.
- Phổ biến việc di chuyển bằng đường sông. Xu thế sử dụng buýt sông, thay thế đường
bộ phổ biến ở khu vực nội đô. Hình thức di chuyển sơng cũng được cơ quan giao thơng khuyến
khích phát triển.
- Tham gia ủng hộ phương tiện truyền thông, xã hội. Thông tin tuyên truyền, ủng hộ từ
phương tiện truyền thông (Phước Quang, 2020).
3.2. Điểm yếu
* Sản phẩm:
- Hệ thống bến cảng, tàu thuyền chưa đảm bảo. Hệ thống bến đón khách chưa có, với định
hướng sử dụng 14 bến đón khách tuy nhiên chỉ có 4 bến sẵn có nhưng xuống cấp, cần đầu tư
nâng cấp, còn lại xây dựng mới tuy nhiên tốc độ chậm, chưa có khả năng đón khách trong tương
lai gần. Loại hình bến chủ yếu loại 2 (30000-50000 lượt khách/năm) (Ban & Dan, 2020).
- Kinh doanh và maketing du lịch yếu: Số lượng các công ty du lịch tổ chức tour tuyến
khai thác hạn chế. Tiêu biểu có một số tour du lịch dựa trên cơng ty Saigontourist từ TP HCM
đón khách, nội vùng có cơng ty “Du lịch cổ phần bt – đường sơng Bình Dương” mới đưa vào
khai thác tuyến du ngoạn ngắn trên sông. Quảng bá du lịch trong vùng chưa phổ biến, chưa tạo
dựng hình ảnh nhận diện sản phẩm du lịch thu hút du khách (Hồng Thuận, 2021).
- Cơ sở vật chất du lịch điểm đến trên bờ yếu. Cơ sở vật chất các điểm du lịch trên bờ
chưa được đầu tư đồng bộ. Giao thông liên kết bến đến điểm chưa đầu tư; cơ sở phục vụ nhu
cầu khách tham quan như trưng bày, mua sắm, các hoạt động giải trí…cịn vắng bóng.
- Dịch vụ du lịch thiếu: Thiếu đa dạng dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu tham quan, giải
trí khách du lịch.
42


- Lao động du lịch: Chưa xây dựng bài bản và hệ thống đội ngũ nhân lực du lịch phục vụ
tuyến đường sông và điểm du lịch như phục vụ, hướng dẫn viên, thông tin... Nhiều lao động tự
phát, nhỏ lẻ từ các công ty du lịch dẫn đến chất lượng chưa ổn định.
- Tour du lịch, sản phẩm du lịch đơn điệu: Tour du lịch từ TP HCM chủ yếu khai thác

tuyến sơng Sài Gịn, dừng lại tham quan một số điểm đến di tích như nhà cổ Trần Văn Hổ, chợ
Thủ Dầu Một…Sản phẩm chủ yếu tham quan, tìm hiểu gây nên nhàm chán du khách. Các sản
phẩm du lịch mặt nước chưa được khai thác, các điểm đến hấp dẫn theo quy hoạch điểm đến
DLĐS của tỉnh chưa được đưa vào tour du lịch.
- Môi trường, chất lượng nước sông: Xuất phát từ con sông đi qua nhiều khu dân cư, cơng
nghiệp, chợ dân sinh vì vậy nguồn nước thải ảnh hưởng chất lượng nước sông. Môi trường cảnh
quan hai bên bờ sông chưa được quy hoạch đồng bộ.
- Tổ chức, quản lí, liên kết: Khó khăn lớn về quản lý kết hợp giữa các cơ quan liên quan
bao gồm quản lý giao thông đường thủy thuộc Sở GTVT tỉnh; công ty lữ hành khai thác các
tour DLĐS riêng lẻ; chính quyền địa phương điểm đến ven sông; quản lý cơ sở vật chất, dịch
vụ bến cảng; chủ cơ sở - ban quản lý điểm tham quan, mua sắm, ăn uống, giải trí. Khai thác
tuyến DLĐS cũng là sự liên kết ngoại tỉnh với Đồng Nai, TP HCM nên cũng địi hỏi có sự phân
chia quản lý, khai thác rõ ràng ở các khâu.
* Thị trường:
- Nhận thức, hiểu biết về tuyến điểm DLĐS thấp: Mức độ hiểu biết sản phẩm, loại hình
và điểm đến du lịch trong thị trường khách du lịch nội vùng hạn chế. DLĐS trong thị trường
khách du lịch hướng dến khu vực Tây Nam Bộ gồm Tiền Giang, Cần Thơ…Nhiều điểm đến
du lịch ở dạng tiềm năng, chưa được khách du lịch biết đến.
- Marketing, quảng bá yếu: Quảng bá DLĐS của tỉnh ở các điểm đón khách hầu như chưa
tổ chức. Nguồn khách đón nhận bị động và phụ thuộc từ các công ty du lịch ở TP HCM tổ chức
đến, chưa chủ động tổ chức tour đón khách từ ngồi và trong tỉnh tham quan DLĐS.
- Thiếu thương hiệu du lịch: Chưa hình thành thương hiệu nhận diện điểm đến DLĐS
Bình Dương cho du khách với các đặc điểm đặc trưng, độc đáo riêng trên thông tin du lịch của
tỉnh hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin điểm đến sơ sài: Nhiều điểm đến thơng tin ít ỏi, khó khăn cho du khách trong
tìm kiếm thơng tin.
- Hạn chế công ty khai thác: Số lượng công ty tham gia thấp, hiện tại ở Bình Dương có 1
cơng ty tổ chức tour du ngoạn ngắn trên sông, chưa liên kết điểm đến. Tour DLĐS tầm xa có
01 tuyến Tân Cảng – Bình Dương do Saigontourist khai thác, ngồi ra Công Ty TM Việt Nam
Travel khai thác tour Sài Gịn – Củ Chi nhưng điểm du lịch qua Bình Dương dừng chân không

đáng kể và hoạt động không ổn định.
3.2.3. Cơ hội
* Sản phẩm:
- Quan tâm phát triển DLĐS của các tỉnh, thành phố. Các tỉnh, TP vùng Đông Nam Bộ
xem DLĐS là sản phẩm khai thác chú ý, ưu tiên đầu tư. Tháng 6/2020 đã diễn ra Hội nghị ký
kết liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ với sự tham gia của lãnh đạo UBND và Sở
43


Du lịch của 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2025. Giai đoạn 2021-2025, TP HCM
sẽ ưu tiên mở các tuyến giao thơng đường thủy làm cho loại hình giao thông này ngày càng trở
nên quen thuộc với người dân. TP cũng mở các tuyến DLĐS hấp dẫn như tuyến dọc sơng Sài
Gịn lộ trình 78km (Bạch Đằng-Bình Dương-Củ Chi) từ 9/2020, các tuyến đường buýt sông
ngắn trong nội thành. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai cũng đưa vào khai thác tuyến DLĐS Đồng
Nai dài 30km từ 9/2018.Giai đoạn du lịch sau thời kì Covid-19, DLĐS cũng là loại hình du lịch
được chú ý kích cầu đầu tiên.
- Đầu tư xây dựng cầu cảng, thuyền: Hệ thống bến cảng, tàu cao tốc TP HCM được đầu
tư nâng cấp mạnh mẽ. TP kéo dài thời gian khai thác các cầu bến tại khu công viên bến Bạch
Đằng (quận 1). Đầu tư nâng cấp xây dựng 13 bến đỗ từ nguồn ngân sách nhà nước và 21 bến
do tư nhân đầu tư (Vân Minh, 2021). Việc mở rộng phục vụ đón khách ở điểm cung cấp TP
HCM sẽ thúc đẩy gia tăng nguồn khách đến Bình Dương trong tương lai.
- Xu hướng liên kết tuyến du lịch trong vùng: Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist
cùng đoàn doanh nghiệp du lịch TP HCM đã khảo sát và xây dựng 3 tuyến du lịch kiểu mẫu TP
HCM – Bình Dương – Tây Ninh; TP HCM – Bình Dương – Bình Phước; TP HCM – Đồng Nai
– Bà Rịa – Vũng Tàu. Với vị trí trung tâm, Bình Dương hồn tồn có thể khai thác phát triển
DLĐS trong xu thế liên kết này (Hà Mai, 2020).
- Môi trường kêu gọi đầu tư tiềm năng: Trong nhiều năm liên tiếp, Đông Nam Bộ và Bình
Dương nói riêng là địa điểm thu hút đầu tư hàng đầu cả nước. Với tốc độ phát triển nhanh chóng
và mang lại lợi nhuận lớn, ngành du lịch được kì vọng thu hút nhiều tập đồn hướng đến đầu
tư. Vị trí nằm trong khu vực kinh tế sơi động này sẽ giúp Bình Dương dễ dàng thu hút được

nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật – phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.
* Thị trường:
- Xu hướng tìm kiếm loại hình du lịch mới: UNWTO đánh giá “Du lịch xanh, du lịch bền
vững trên nền tảng du lịch xanh sẽ là con đường phát triển xuyên suốt trong 10 năm tới của ngành
du lịch Việt Nam”. Tuy thị trường khách vẫn là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, song
nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành. Du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới
những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc,
ngun bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và cơng nghệ cao (tính hiện
đại, tiện nghi). Theo đó, DLĐS thoả mãn được hai yếu tố sinh thái tự nhiên – trải nghiệm mới.
- Xu hướng du lịch nội vùng giai đoạn hậu Covid-19: khái niệm “du lịch an tồn” đã xuất
hiện, tuy khơng mới nhưng nội dung của nó lại hồn tồn mới. Tổng cục du lịch Việt Nam phát
động chương trình “Chương trình khơi phục du lịch nội địa toàn quốc, khắc phục hậu quả của
đại dịch COVID-19” (Đăng Khoa, 2021). Kết nối khách du lịch đi từ “vùng xanh” (an toàn) với
các “điểm du lịch xanh” (an toàn) trên cơ sở xác định vùng xanh của cơ quan quản lý y tế, cơ
quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương và ranh giới vùng xanh ở phạm vi chia càng nhỏ
càng có tính thích ứng cao trong bối cảnh bình thường mới. Như vậy, trong giai đoạn hiện tại,
du lịch nội vùng trở thành loại hình du lịch phù hợp, ưu tiên.
3.2.4. Thách thức
* Sản phẩm:
- Ảnh hưởng hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên: Sông chảy qua nhiều thành
44


phố công nghiệp, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường nước. Hoạt động khai thác đá, vận
chuyển dọc sông Đồng Nai, hoạt động khai thác cát dọc sông.
- Biến đổi khí hậu và sạt lở bờ sơng: Trong xu thế thay đổi khí hậu thất thường về lượng
nước mưa, thời gian tập trung mưa sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy sơng. Ngồi ra, với hiện tượng
khai thác cát tặc càng làm đổi dòng và gia tăng lực dòng chảy vào bờ đẩy mạnh tình trạng sạt
lở cù lao. Các sà lan lén lút hút và vận chuyển cát trên sông được xem là ngun nhân chính
gây nên tình trạng xói lở hai bên bờ.

- Nguồn vốn đầu tư giao thông đường sông: Đầu tư giao thông đường thủy vẫn chưa được
ưu tiên như giao thông đường bộ. Đồng thời để đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng đường thủy cần
hồn thiện đầy đủ các hạng mục từ bến thuyền, thuyền, khu vực neo đậu – sửa chữa và kể cả
hệ thống cầu đường bộ bắc qua sông. Do đặc thù hình thức vận chuyển, các vấn đề an tồn cũng
phải được kiểm sốt gắt gao và địi hỏi cơ sở vật chất đạt chất lượng cao.
- An toàn di chuyển, ẩm thực: Vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách khi vận chuyển,
tham quan trong điều kiện thời tiết khác nhau. Thách thức đến từ cung cấp dịch vụ ẩm thực vừa
đảm bảo an toàn vừa thoả mãn nhu cầu du khách.
* Thị trường:
- Cạnh tranh thị trường trong – ngoài khu vực: Cạnh tranh sản phẩm DLĐS Sài Gòn ở TP
HCM khai thác với các tuyến khác hấp dẫn như tuyến Tân Cảng – Thanh Đa – Bình Quới (du
lịch xanh, miệt vườn); Tân Cảng – Vàm Sát (du lịch sinh thái); Tân Cảng – Cần Giờ (khu dự
trữ sinh quyển). Cạnh tranh trong tương lai tuyến đường sơng Đồng Nai như Biên Hồ – Vĩnh
Cửu (Bảo tồn thiên nhiên); Biên Hồ – Định Qn (cù lao, lịng hồ Trị An); Biên Hoà – Nhơn
Trạch (sinh thái, miệt vườn bưởi) (Nguyễn Thị Nguyệt, 2021).
- Biến động nhu cầu và thị trường khách: Ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến nhu cầu
du lịch thay đổi. Nhu cầu du lịch trong nước cũng chững lại và không ổn định do vấn đề lo ngại
an toàn, cách ly hoặc thu nhập giảm. Ngoài ra, nhu cầu du lịch của khách hàng ln ln biến
động và địi hỏi sự mới lạ vì vậy nếu khơng nhanh chóng xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn
sẽ khó giữ chân du khách lần sau.
- Giá cả: Tuyến DLĐS do TP HCM khai thác đến Bình Dương trong ngày dao động từ
1,3 đến 1,5 triệu/khách/ngày được đánh giá khá cao so với mặt bằng du lịch chung của khách
đại trà. Hiện nay, đã có tuyến Sài Gịn – Bình Dương với giá vé 880.000 đồng/khách cựly 78
km do tàu cao tốc Công ty GreenlinesDP vừa đưa vào khai thác 2020 tuy nhiên vẫn còn chờ
phản ứng của khách du lịch.
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch đường sơng Bình Dương
Qua đánh giá mơ hình SWOT, có thể thấy những lợi thế lớn nhất của DLĐS Bình Dương
thuộc về vị trí địa lí, nhu cầu và sự hấp dẫn của tài nguyên. Hệ thống điểm đến trải đều sát dòng
chảy với các tài nguyên đa dạng từ truyền thống đến hiện đại rất thuận tiện để xây dựng và kết
hợp nhiều tour tham quan. Tuy nhiên, những cản trở đến từ cơ sở vật chất – kĩ thuật hạ tầng của

hệ thống bến thuyền lẫn một số điểm đến dẫn đến hiện tại DLĐS chưa thể hoạt động mạnh mẽ
và đón khách. DSĐS có đặc thù cần có bến đỗ và phương tiện trung chuyển, ngoài ra phương
tiện đường thuỷ cần đầu tư an toàn cho du khách. Đây là những vấn đề cốt lõi cần chú ý tháo
gỡ để DLĐS Bình Dương thực sự đi vào hoạt động.
45


Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau:
- Chủ động phối hợp để tháo gỡ những vướng mắc về việc triển khai hoạt động hệ thống
du thuyền vận chuyển khách trên sông giữa Sở GTVT tỉnh Bình Dương và Sở VHTTDL tỉnh
Bình Dương.
- Đẩy nhanh xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống bến thuyến đón khách du lịch. Có thể
triển khai hệ thống bến thuyền theo lần lượt từng điểm đến thay vì đồng bộ một lần.
- Đầu tư phương tiện trung chuyển ở những điểm đến đã đón khách đến các điểm tham
quan.
- Đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ ở những điểm đến đã đón khách. Bên
cạnh đó, ở những tuyến đường sơng đã hoạt động, thiết kế đa dạng các hoạt động du lịch trên
sông thay vì chỉ tham quan, ẩm thực.
- Tạo cơ chế ưu đãi, thu hút doanh nghiệp tham gia cùng xây dựng hệ thống điểm đến,
hoạt động du lịch dưới nước kết hợp khai thác tuyến đường sông trên cơ sở đảm bảo chất lượng
cho du khách.
- Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng điểm đến để phục vụ nhu cầu khách tham quan.
- Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch trên các du thuyền
tham quan và điểm đến.
4. KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển du lịch, việc xây dựng các tuyến du lịch, loại hình và sản phẩm du
lịch mới có vai trị quan trọng trong khai thác tiềm năng du lịch địa phương và đáp ứng nhu cầu
thay đổi của thị trường. Trong bản đồ du lịch vùng Đơng Nam Bộ, DLĐS Bình Dương vẫn là lĩnh
vực mới, chưa được phổ biến và đưa vào trong các tuyến du lịch liên tỉnh, thành phố. Với tiềm
năng đa dạng về tự nhiên và văn hóa, kết hợp với lợi thế vị trí trung tâm trong vùng, Bình Dương

phù hợp để tận dụng phát triển DLĐS, biến nơi đây thành địa điểm hấp dẫn du lịch cho khu vực.
Bình Dương cần thiết phải xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn riêng của địa phương,
ấn tượng đặc biệt với du khách tạo nên lợi thế cạnh tranh du lịch. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp
chặt chẽ với các thành phần liên quan đến du lịch gồm cơ quan quản lý – nhà lữ hành – nhân lực
du lịch – cộng đồng địa phương để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, như vậy mới có thể
thỏa mãn tốt nhu cầu du khách. Phát triển đúng hướng, DLĐS sẽ trở thành ngành kinh tế thay đổi
bộ mặt kinh tế của tỉnh, đưa khu vực phát triển xứng tầm với tiềm năng sẵn có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB (Asian development Bank). (2011). Greater Mekong Subregion. Tourism sector assessment,
strategy and road map. 17.
2. Ban, U. Y., & Dan, N. (2020). Ký bởi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
3. Subregion, G. M., Strategy, T. M., & Plan, A. (2015). Greater Mekong Subregion Tourism
Marketing Strategy and Action Plan EXPERIENCE MEKONG.
4. UNWTO. (2016). Mekong Tourism Product Development.
5. Prideaux, B., & Cooper, M. (Eds.). (2009). River tourism. Cabi.

46


6. Vũ Tự Lập. (2014). Địa lí tự nhiên Việt Nam. NXB ĐHSP. Hà Nội.
Trang web
7. ASEAN bàn chuyện cùng mở tour du lịch
sông nước, truy cập 20/12/2021.
8. Đánh thức du lịch sông Đồng Nai trong liên kết vùng,
truy cập 26/12/2021.
9. Bà Rịa Vũng Tàu: Du lịch linh hoạt thích
ứng với bình thường mới, truy cập ngày 15/1/2022.
10. />11. Saigontourist group tổ chức tour đường thuỷ đầu tiên giai đoạn
phục hồi du lịch TP HCM, truy cập ngày 26/12/2021.
12. , “Tiếp sức” cho du lịch đường thủy vươn mình, truy cập 25/12/2021.

13. www.baobinhduong.vn, Cù Lao Rùa (xã Thạnh Hội, Tx. Tân Uyên): Tình trạng sạt lở ngày càng
nghiêm trọng, cập nhật ngày 8/7/2019.
14. dangcongsan.vn, Liên kết phát triển du lịch Đông Nam Bộ, cập nhật ngày 28/6/2020.
15. Du lịch đường sông là sản phẩm chiến lược
của Bình Dương, cập nhật 28/12/2021.
16. , Những xu hướng du lịch mới của thế giới và Việt Nam, truy cập ngày
27/12/2021.
17. Bình Dương đón thêm đồn khách đến du lịch bằng đường sông, truy cập
ngày 23/2/2022
18. Chưa phát huy hết hiệu quả khai thác tuyến du lịch đường thuỷ, truy cập
15/12/2022.
19. truy cập ngày 2/2/2022

47



×