Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.38 KB, 7 trang )

PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU VỰC MIỀN TÂY NGHỆ AN
Nhâm Văn Sơn1
1. Viện Đào tạo Sau đại học. Email:
TĨM TẮT
Nghệ An cịn là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống đấu tranh cách mạng
với trên 2.000 di tích lịch sử danh thắng. Với sự đa dạng các danh lam thắng cảnh, hệ thống di
tích, văn hố phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, loại hình, Nghệ An đang là miền đất
hứa, là cửa hàng du lịch quyến rũ đối với du khách. Bài viết tập trung phân tích tiềm năng,
thực trạng phát triển du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An. Từ đó đề xuất những giải pháp phát
triển nhằm thúc đẩy ngành du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An nói riêng và tỉnh Nghệ An nói
chung ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Từ khoá: Giải pháp, du lịch, Nghệ An, phát triển.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ An được ví như “Việt Nam thu nhỏ” với địa hình đa dạng, có biển đảo, đồng bằng,
trung du và miền núi; là điều kiện và cơ hội để phát triển ngành du lịch. Khu vực miền Tây
Nghệ An bao gồm 11 huyện, thị là Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ
Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và Thị xã Thái Hồ. Có diện tích
gần 1,4 triệu ha (chiếm 84% diện tích tồn tỉnh) với số dân thống kê năm 2020 là 1.417.809
người (chiếm 42% dân số cả tỉnh). Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố; phía Đơng giáp các huyện
Quỳnh Lưu, n Thành, Đơ Lương, Nam Đàn; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Tây giáp
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 419,5 km.
Hiện tại, kinh tế của khu vực miền Tây Nghệ An chưa phát triển, đời sống người dân cịn
gặp nhiều khó khăn. Một trong những hướng đi để giải quyết vấn đề này là phát triển du lịch
dựa trên nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú của vùng.
2. NỘI DUNG
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An
Theo tài liệu của các nhà Địa chất, Địa lý học, vùng núi miền Tây Nghệ An là cả một hệ
thống nhiều dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình khu vực miền
Tây Nghệ An khá đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và khe suối, có nhiều
dãy núi đá vơi. Độ cao trung bình của tồn hệ thống dãy núi là 800 đến 1000 m trên mặt nước
biển, độ dốc bình qn 250 - 350, có những dãy núi cao trên 2000 m. Dãy núi cao nhất là Pù Xai


Lai Leng 2.711 m và Rào Cỏ 2.286 m nằm ở dọc đường biên giới Việt - Lào đều được cấu tạo
bằng đá xâm nhập, có sườn rất dốc và bị các dòng chảy chia cắt dữ dội. Tuy nhiên, các đèo ở
khu vực này có nguồn gốc kiến tạo lại khá thấp làm cho sự đi lại giữa hai sườn Đông (thuộc
105


Nghệ An) và sườn Tây (thuộc Lào) khá dễ dàng, thuận tiện cho các hoạt động giao lưu thương
mại và du lịch.
Hệ thống sông suối ở đây khá dày đặc, sông lớn nhất là sông Cả, những con sông nhỏ như
sơng Dinh, sơng Hiếu, lịng sơng rộng, nước chảy mạnh. Sông Giăng, sông Nậm Rong, Nậm
Quang, sông Con.... những con sơng gặp địa hình hiểm trở tạo thành những thác nước đẹp và
hấp dẫn như thác Xao Va, thác Kèm.....
Miền Tây Nghệ An có tiềm năng lớn về tài nguyên sinh vật, là điều kiện tốt để phát triển
du lịch: có Vườn quốc gia Pù Mát, 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Huống và Pù Hoạt. Đây là
khu bảo tồn thiên nhiên có thảm thực vật phong phú và đa dạng, có hệ động vật với nhiều lồi
động vật quý hiếm, có sức hấp dẫn khách du lịch mà theo các nhà chun mơn đánh giá hiếm
có nơi nào ở châu Á có được.
Nghệ An là mảnh đất diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc,
do vậy hệ thống di tích lịch sử, văn hố, khảo cổ cịn tồn tại cho đến ngày nay khá dày đặc. Đến
nay, trên địa bàn có gần 1.000 di tích lịch sử văn hố được nhận biết, trong đó có 131 di tích
lịch sử, văn hố đã được cơng nhận cấp quốc gia. Trong đó thì một số lượng lớn nằm ở khu vực
miền Tây Nghệ An như: Di tích thành Trà Lân, Bia Mã Nhai, cây đa Cồn Chùa huyện Con
Cuông; di tích Hang Bua, hang Thẩm ồm, Thẩm Chạng huyện Quỳ Châu; Đền Chín Gian huyện
Quế Phong; di chỉ khảo cổ Làng Vạc huyện Nghĩa Đàn; Đình Võ Liệt, Đền Bạch Mã huyện
Thanh Chương…
Khu vực miền Tây Nghệ An là địa bàn cư trú của 5 dân tộc thiểu số, bao gồm Thái, Khơ
Mú, Thổ, Mông, Ơ Đu, và tộc người Đan Lai…Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng văn
hóa của mình biểu thị trong cách ăn mặc, các phong tục truyền thống, kết cấu nhà ở và bản làng
…điều này đã tạo nên những bản sắc văn hóa đặc sắc và riêng biệt, là sức hút mạnh mẽ với du
khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

Trên địa bàn khu vực miền Tây Nghệ An có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống nên lễ
hội cũng rất đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội mang một nét đặc sắc riêng và thu hút đông đảo
người dân địa phương cùng với khách du lịch tham gia. Tiêu biểu với một số lễ hội như: Lễ hội
Hang Bua, lễ hội Đền Chín Gian, lễ hội Làng Vạc...
Sản phẩm của các làng nghề thủ công là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của đồng
bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An. Sản phẩm làm ra không chỉ để phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày của bà con mà đó cịn là những mặt hàng có giá trị cao dùng để trao
đổi mua bán. Nổi bật nhất là nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái, bên cạnh đó là nghề đan lát
của người Khơ Mú, nghề làm hương trầm...
Nghệ An là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa phi vật thể của đồng bào như: những
làn điệu dân ca khắp, xuối, nhuôn… cùng các nhạc cụ như: khèn, sáo, chiêng, trống, bè, pí, xi
xa lo, boong bu… được sáng tạo trong lao động, sinh hoạt lễ hội dân gian của đồng bào Thái,
thể hiện nếp sống văn hóa, tâm linh và văn hóa cộng đồng.
Các món ẩm thực của người miền Tây Nghệ An mang đậm một phong vị không trộn lẫn,
có từ ngàn đời đậm chất văn hố. Đến với miền Tây Nghệ An ta có dịp thưởng thức những món
như: món mọc, canh ột, thịt bị khơ, cơm lam của dân tộc Thái; món lám nhộc của dân tộc Khơ
Mú; bánh dẻo của dân tộc Mông; rượu cần của dân tộc Thái, Khơ Mú, Ơdu.
106


Hiện nay, miền Tây Nghệ An đang được chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất kĩ thuật để có thể khai thác được tốt hơn nguồn tài nguyên du lịch nơi đây. Mạng
lưới giao thơng miền Tây Nghệ An đang có tốc độ phát triển nhanh tạo nhiều thuận lợi cho phát
triển du lịch. Miền Tây được nối liền bởi các tuyến giao thơng trong tỉnh và trong nước: tuyến
đường Hồ Chí Minh với chiều dài 132 km chạy dài từ Bắc đến Nam; tuyến đường quốc lộ 7 và
quốc lộ 48 từ Đông sang Tây nối đồng bằng ven biển với trung du, miền núi của tỉnh và nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; tuyến đường 532 nối các huyện từ quốc lộ 48 đến quốc lộ 7
(từ huyện Quỳ Hợp đến huyện Tương Dương); tuyến đường dọc biên giới đang được xây dựng
nối các huyện dọc biên giới; tuyến đường quốc lộ 15 xuyên suốt từ Bắc đến Nam qua vùng
trung du, miền núi của tỉnh. Các tuyến đường này tạo điều kiện cho du khách dễ tiếp cận với

khu vực miền Tây hơn.
Ngoài ra, hệ thống điện, nước cũng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương.
Hiện tại, trên Sơng Cả có 3 cơng trình thủy điện lớn: Bản Vẽ với công suất 320 MW, Khe Bố
công suất 100 MW và Mỹ Lý; trên sông Hiếu có 2 cơng trình Nhạn Hạc và Bản Mồng; trên
sơng Giăng có 1 cơng trình Thác Muối và trên sơng Chu có 1 cơng trình Hủa Na cơng suất
180MW. Các cơng trình thủy điện này có nhiệm vụ phát điện chiếu sáng, phịng chống lũ, thủy
lợi, cải thiện mơi trường, cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong khu vực.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An
Hiện nay, khách du lịch ngày càng biết đến miền Tây Nghệ An nhiều hơn. Đa số khách
du lịch đến đây đều thông qua các công ty lữ hành, công ty du lịch trong tỉnh, số còn lại là tự
phát. Khách tham gia vào hoạt động du lịch tại đây chủ yếu là khách du lịch quốc tế (Anh, Pháp,
Mỹ, Thụy Điển, Úc…), số lượng khách nội địa khiêm tốn hơn do yếu tố địa hình và sự hấp dẫn
của các sản phẩm du lịch. Do khách du lịch đến với miền Tây Nghệ An cịn lẻ tẻ nên ở đây vẫn
chưa có số liệu thống kê cụ thể. Hiện tại, khách du lịch đến với miền Tây Nghệ An chủ yếu tập
trung ở huyện Con Cng và Quỳ Châu. Sở dĩ như vậy vì đây là hai huyện phát triển loại hình
du lịch cộng đồng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Theo ước tính, năm 2020, các bản làng
thuộc huyện Con Cng đón được lượng khách du lịch lớn nhất so với các huyện khác, có
khoảng 8 đồn khách, mỗi đồn khoảng từ 15 đến 20 người. Doanh thu đạt hơn 80 triệu đồng,
nhưng về sau lượng khách lại giảm dần. Tại huyện Quỳ Châu thì ngược lại, khách du lịch có
xu hướng tăng dần lên theo các năm. Cụ thể, năm 2009 đón được 6 đồn khách, mỗi đồn
khoảng từ 18 đến 22 người, doanh thu đạt 28 triệu đồng. Nhưng đến năm 2021 lượt khách đã
tăng lên 22 đoàn, doanh thu đạt 76 triệu đồng (Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An, 2021).
Khách du lịch đến đây ngoài chi tiêu cho các dịch vụ cần thiết thì chủ yếu là mua hàng
lưu niệm, giúp đỡ bà con gặp nhiều khó khăn trong bản. Khách du lịch tập trung chủ yếu trong
thời gian từ mùa thu đến mùa đông. So với khách nội địa thì khách du lịch quốc tế lưu trú tại
đây dài ngày hơn, tuy nhiên chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu lưu trú của khách du lịch, miền Tây Nghệ An đã có sự đầu tư
rất lớn vào việc xây dựng các cơ sở lưu trú. Từ năm 2002 đến nay, hệ thống cơ sở lưu trú của miền
Tây Nghệ An đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2002, trên toàn địa bàn
chỉ có 9 cơ sở lưu trú (95 buồng). Năm 2004, tăng lên 22 cơ sở lưu trú (237 buồng) và theo thống

kê năm 2006 tổng cơ sở lưu trú đã tăng lên 41 với 468 buồng. Đến năm 2021, tồn khu vực đã có
tới 74 cơ sở lưu trú với 976 phịng, trong đó có 8 khách sạn và số còn lại là nhà nghỉ.
107


Bảng 2.1: Cơ sở lưu trú các huyện miền Tây Nghệ An năm 2021
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Huyện
Con Cuông
Nghĩa Đàn
Thanh Chương
Anh Sơn
Tương Dương
Kỳ Sơn
Quế Phong
Quỳ Châu
Quỳ Hợp
Tân Kỳ

T.Xã Thái Hòa
Tổng CSLT

CSLT
5
5
12
8
8
4
4
5
10
6
7
74

Số phòng
75
55
88
66
82
115
74
47
138
107
129
976


(Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nghệ An)
Lực lượng lao động trong ngành du lịch ở các huyện miền Tây Nghệ An hiện nay có gần
500 người chủ yếu làm trong các nhà nghỉ, nhà hàng. Hầu hết số người này chưa qua đào tạo
về nghiệp vụ du lịch, do vậy chất lượng phục vụ khách du lịch chưa đáp ứng nhu cầu.
2.3. Giải pháp phát triển du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An
Phát triển du lịch miền Tây Nghệ An là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện đề án
phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005.
Do vậy, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch như: Quyết định số 94/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển du lịch
miền Tây Nghệ An đến năm 2010; Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm
2010; Quyết định số 106/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc
ban hành: “Chương trình phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006 – 2010; Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006
của UBND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu
số tỉnh Nghệ An; Quyết định số 1051/QĐ-UBND ngày 08/3/2010 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 55-CT/TU ngày
04/01/2018 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2018-2030. Chương trình hành động được cả hệ thống chính trị của tỉnh tổ chức thực
hiện và đạt nhiều kết quả bước đầu. Tuy nhiên, phát triển du lịch của tỉnh chưa tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và bị suy giảm mạnh khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Để tiếp tục phát triển du lịch Nghệ An sau đại dịch Covid-19, cần tổ chức thực hiện có
hiệu quả nhiều giải pháp. Trước hết, thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Trong đó quan tâm đến Chiến lược về truyền thông, chiến lược
về sản phẩm, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực du lịch,… để tạo sự thống nhất cao về thế
mạnh sản phẩm du lịch của Nghệ An. Theo nhận thức của chúng tơi thì thế mạnh nhất để tỉnh
khai thác phát triển mà nhiều tỉnh, thành trong cả nước khơng có lợi thế bằng Nghệ An là du
lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái.

108


Đồng thời, để du lịch miền Tây Nghệ An có thể cất cánh trong tương lai thì cần phải có
những giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả hơn nữa.
- Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý
Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nghệ An nên thành lập một đơn vị phụ trách phát triển
du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An. Trách nhiệm của cơ quan này là đầu mối liên kết giữa
các nhà cung ứng như các công ty lữ hành, các nhà nghỉ, khách sạn, các khu vui chơi giải trí...
để hoạt động du lịch ở miền Tây Nghệ An có tính thống nhất, xây dựng được các chương
trình du lịch hấp dẫn. Đồng thời kết hợp giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ quan ban
ngành quản lý du lịch tạo sự nhanh chóng, thuận tiện trong việc thực hiện các chương trình
du lịch của khách.
Cơ quan quản lý này cũng chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động du lịch tại địa phương
đặc biệt là đối với loại hình du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động
du lịch một cách tích cực, đảm bảo lợi ích từ du lịch được chia sẻ đều trong cộng đồng; giúp
cộng đồng giảm thiểu những tác động khơng có lợi từ hoạt động du lịch; đồng thời, báo cáo
tình hình hoạt động du lịch tại địa phương với Ban quản lý cấp trên.
- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực địa phương
Hiện tại, lực lượng lao động trong ngành du lịch ở miền Tây Nghệ An còn yếu về chất
lượng và thiếu về số lượng. Vì vậy các huyện miền Tây nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung
phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch một cách phù hợp. Điều này đòi hỏi các
trường Cao đẳng du lịch và Trung cấp du lịch Nghệ An phải nâng cao chất lượng đào tạo và có
sự liên kết với các doanh nghiệp để đáp ứng đúng yêu cầu thực tế.
Bên cạnh đó cơng tác đào tạo nâng cao ý thức cho cán bộ và người dân địa phương cũng
rất quan trọng. Cần phải có các lớp đào tạo nâng cao kiến thức quản lý chung về du lịch cho
các cán bộ phụ trách mảng du lịch hoặc các hoạt động có liên quan. Đồng thời phải nâng cao
nhận thức cho người dân về các vấn đề : sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống và bảo vệ môi trường ; bồi dưỡng kiến thức về an toàn sức khỏe và những kỹ năng
để chế biến thực phẩm (đồ ăn, thức uống) sạch, hợp vệ sinh; những hiểu biết và kỹ năng tối

thiểu về sơ cứu và hướng dẫn, đón tiếp khách du lịch; hướng dẫn hành vi ứng xử đối với khách
du lịch một cách văn minh, lịch thiệp nhưng vẫn giữ được những nét thuần phong mỹ tục, đặc
trưng truyền thống của dân tộc...
- Giải pháp về đầu tư xây dựng CSHT và CSVCKT
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, chính quyền và người dân địa phương cần phối hợp
chặt chẽ với các ngành có liên quan như ngành giao thơng vận tải, xây dựng, nông nghiệp và
phát triển nông thôn, tài ngun và mơi trường... Đồng thời tích cực kêu gọi sự đầu tư từ bên
ngoài nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại địa phương.
Đối với mỗi khu vực cần quan tâm đến các vấn đề như sau: nâng cấp và sữa chữa các tuyến
đường; xây dựng hệ thống cấp thốt nước và hồn thiện mạng lưới điện trên địa bàn các bản
phục vụ du lịch và các bản vùng xung quanh; đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú cộng đồng và
các hình thức lưu trú tại gia (homestay) với các dịch vụ kèm theo như quầy bán hàng lưu niệm,
đồ ăn, thức ăn uống... đảm bảo vệ sinh và an toàn nhằm phục vụ nhu cầu ở lại đêm và nghỉ ngơi
109


của du khách. Bên cạnh việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cần phát triển hệ thống nhà hàng
phục vụ các món ăn truyền thống, các cơ sở vui chơi giải trí với những trị chơi truyền thống
của dân tộc hoặc những trò chơi dân gian và các dịch vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn
hóa, ngân hàng, y tế… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Giải pháp về xúc tiến, quảng bá
Cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch cho miền Tây Nghệ
An để những thông tin kịp thời đến với du khách gần xa. Có thể thơng qua sự hỗ trợ giúp đỡ
của các tổ chức nước ngồi có hợp tác trong việc phát triển du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du
lịch cần tổ chức các buổi hội thảo để thu hút sự chú ý của nguồn khách du lịch tiềm năng. Đồng
thời phối hợp với các công ty du lịch trong việc xây dựng kế hoạch quảng bá các sản phẩm du
lịch. Giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc thù của miền Tây bằng nhiều hình thức đa dạng như
tập gấp, đĩa CD, VCD, cẩm nang du lịch, phim du lịch, mở trang web riêng về du lịch miền Tây
Nghệ An… Đồng thời, đưa các thông tin về tuyến, điểm du lịch lên website của Trung tâm
Thông tin xúc tiến du lịch Nghệ An, website của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An…

Phối hợp với các công ty du lịch, công ty lữ hành gửi các tờ rơi, tập gấp đến các điểm du lịch
khác trong tỉnh cũng như ở các tỉnh khác nhằm quảng bá sâu rộng. Đặc biệt, thông qua các đợt
đi dự hội thảo, hội nghị, triễm lãm ở nước ngoài của các ban lãnh đạo về du lịch thì chúng ta
gửi ấn phẩm kèm theo để giới thiệu với nước bạn.
Quan tâm việc liên kết hợp tác với các “Ông Lớn Du lịch” trong và ngồi vùng. Chính
các ơng lớn này sẽ hình thành tour tuyến điểm để sau đó họ đưa khách tới phát triển du lịch.
Đây sẽ là cú hích cho sự phát triển du lịch ở khu vực này.
- Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch
Dựa vào đặc điểm tài nguyên du lịch tại địa phương để thiết kế sắp xếp các hoạt động du
lịch phù hợp. Ví dụ: phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở các huyện Anh
Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Châu; phát triển loại hình du lịch khám phá mạo hiểm ở huyện Qùy Châu,
Quỳ Hợp ; phát triển loại hình du lịch văn hóa ở huyện Nghĩa Đàn... Đồng thời tạo ra sự liên
kết giữa các loại hình du lịch để tạo ra chương trình du lịch hấp dẫn.
Bên cạnh đó cần phải khuyến khích người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch
như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; biểu diễn văn nghệ dân gian; chế biến ẩm thực địa
phương... Chính những hoạt động này sẽ đem đến cho du khách cảm nhận khác biệt và sâu sắc
về vùng đất miền Tây Nghệ An.
3. KẾT LUẬN
Ngày nay, hoạt động du lịch đã trở nên phổ biến đối với người dân ở mỗi địa phương.
Người dân miền Tây Nghệ An cũng đã nhận thức được những lợi ích mà hoạt động du lịch
mang lại cho họ. Tuy nhiên, để du lịch thực sự phát triển và làm thay đổi vùng đất này thì cần
phải có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa của Đảng và Nhà nước nói chung, UBND tỉnh Nghệ An
nói riêng. Vì vậy, bản thân người viết rất mong mỏi miền Tây Nghệ An sẽ trở thành điểm du
lịch mới hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi mà các điểm đến khác của Nghệ An như
Cửa Lò, Làng Sen đã trở nên quá quen thuộc với khách du lịch.
110


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An (2020), Sách hướng dẫn du lịch Nghệ An.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An (2021), Cẩm Nang du lịch Nghệ An.
3. Dương Thị Thủy (2010), Tìm hiểu những giá trị văn hóa - du lịch tiêu biểu của miền Tây Nghệ An
và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch.
4. Tổng cục du lịch Việt Nam (2000), Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch
Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
5. Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An (2021), Báo cáo về chuyến đi thực tế khảo sát du lịch Quỳ
Châu.
6. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Đề án phát triển du lịch miền Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2010.
8. UBND tỉnh Nghệ An (2020), Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2035.
9. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Quyết địnhvề việc phê duyệt đề án phát triển du lịch miền Tây Nghệ
An thời kỳ 2007 – 2010.
10. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch
Nghệ An đến năm 2020.

111



×