Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 124 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THANH MAI






PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LƢU VỰC
SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC










THÁI NGUYÊN, 2013




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THANH MAI





PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LƢU VỰC
SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60310501


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VIẾT KHANH




THÁI NGUYÊN, 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thanh Mai








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành, tôi xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. Trần Viết Khanh, người đã hướng dẫn tận tình tôi trong suốt
quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa
Địa lý, Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái
Nguyên, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên,
Ban quản lí Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc, Ban quản lí Khu di tích ATK Định
Hóa, người thân trong gia đình, các bạn học viên cao học lớp Địa lý học K19
đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình làm luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thanh Mai






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2
3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 2
4. Giới hạn đề tài 7
5. Lịch sử nghiên cứu 7
6. Những đóng góp mới của luận văn 9
7. Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch 11
1.1.2. Các loại hình du lịch 15
1.2. Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1. Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam 18

1.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 24
Tiểu kết chương 1 26
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở LƢU VỰC SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN 28
2.1. Khái quát về lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Công 28


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.2. Dân cư, lao động và cơ sở hạ tầng 33
2.2. Tiềm năng du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên 34
2.2.1. Đánh giá chung 34
2.2.2. Tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn 37
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch lưu vực sông Công 49
2.3.1. Khu vực Hồ Núi Cốc 52
2.3.2. Khu vực ATK Định Hóa 65
2.4. Hạn chế trong phát triển du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên 72
2.5. Du lịch lưu vực sông Công trong mối liên hệ với các tuyến du lịch nội
tỉnh, liên tỉnh và liên vùng 73
2.5.1. Mối liên hệ du lịch trong phạm vi lưu vực sông Công 73
2.5.2. Mối liên hệ với các điểm du lịch nội tỉnh 74
2.5.3. Mối liên hệ liên vùng 76
2.6. Phân tích SWOT cho du lịch lưu vực sông Công 78
Tiểu kết chương 2 80
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LƢU VỰC SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN 82
3.1. Cơ sở định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở lưu vực sông Công
tỉnh Thái Nguyên 82

3.2. Mục tiêu phát triển 84
3.3. Các định hướng phát triển du lịch 85
3.3.1. Các định hướng chung 85
3.3.2. Các định hướng cụ thể 89
3.4. Một số giải pháp và kiến nghị 102
3.4.1. Các giải pháp 103
3.4.2. Một số kiến nghị 108
Tiểu kết chương 3 109
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ATK
An toàn khu
KDL
Khu du lịch
UBND
Ủy ban nhân dân
VHTTDL

Văn hóa Thể thao Du lịch
VQG
Vườn quốc gia


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Số liệu khí tượng một số trạm khu vực nghiên cứu 38
Bảng 2.2. Thống kê số loài động vật khu vực nghiên cứu 39
Bảng 2.3. Phân bố các di tích lịch sử theo các xã vùng trung tâm ATK 42
Bảng 2.4. Diện tích đất tự nhiên phân theo đơn vị hành chính vùng du lịch
Hồ Núi Cốc 52
Bảng 2.5. Doanh thu từ du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2000 - 2012 . 54
Bảng 2.6. Quy mô khách du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2000 - 2012 56
Bảng 2.7. Quy mô cơ sở lưu trú khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2003 - 2012 58
Bảng 2.8. Số lượng buồng phòng khu vực Hồ Núi Cốc năm 2012 59
Bảng 2.9. Trình độ nguồn nhân lực hoạt động tại khu vực du lịch Hồ Núi
Cốc năm 2012 59
Bảng 2.10. Cơ cấu khách du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2003 – 2012 . 63
Bảng 2.11. Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu ở ATK Định Hóa 65
Bảng 2.12. Các điểm du lịch nhân văn chủ yếu ở ATK Định Hóa 66
Bảng 2.13. Quy mô khách du lịch khu di tích ATK Định Hóa giai đoạn
2003 – 2012 68
Bảng 2.14. Danh sách cơ sở lưu trú du lịch huyện Định Hóa (tính đến
31/3/2011) 69
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch và nhu cầu phục vụ du lịch vùng du lịch

Hồ Núi Cốc đến năm 2030 92



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch 16
Hình 2.1. Bản vị trí lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên 30
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch lưu vực sông Công tỉnh
Thái Nguyên 50
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện doanh thu và quy mô khách du lịch khu vực
Hồ Núi Cốc giai đoạn 2000 – 2012 57
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nhân lực hoạt động tại khu
vực Hồ Núi Cốc năm 2012 60
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu khách du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai
đoạn 2003 – 2012 64
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện quy mô khách du lịch khu vực ATK Định Hóa
giai đoạn 2003 – 2012 69
Hình 3.1. Bản đồ định hướng phát triển không gian du lịch và liên kết
vùng lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên 88




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng mang lại thu nhập đáng kể cho
một số quốc gia có nền du lịch phát triển. Hiện nay, Việt Nam xác định du
lịch là ngành dịch vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến
lược trong sự phát triển chung của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn có
những chính sách cụ thể nhằm mục đích khai thác có hiệu quả tài nguyên
du lịch quốc gia, gắn kết chặt chẽ ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường, khẳng định du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, là yêu cầu tất yếu trong
bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng trung du và
miền núi phía Bắc của nước ta. Nơi đây có nguồn du lịch có khả năng phát
triển tốt, đặc biệt lưu vực sông Công có tiềm năng rất lớn bao gồm cả du
lịch sinh thái và du lịch nhân văn với các điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du
khách như các hồ nước, thác nước, những hang động và rất nhiều di tích
lịch sử, cách mạng, các lễ hội văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của
người dân trong lưu vực cùng các yếu tố văn hóa khác như các làng nghề
truyền thống và văn hóa ẩm thực.
Khoảng mười năm trở lại đây, tỉnh Thái Nguyên đã có những đầu tư
nhất định cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn yếu và
chưa phát huy được tiềm năng sẵn có. Đồng thời, ở một số nơi tình trạng đầu
tư xây dựng các công trình, san lấp mặt bằng đã dẫn đến môi trường sinh thái
bị ô nhiễm. Những vấn đề trên đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền
vững của hoạt động phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu gắn
lý luận với thực tiễn để đưa các giải pháp cho phát triển du lịch lưu vực sông
Công tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết, phù hợp với xu thế hiện nay, có ý
nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của địa phương, trở thành ngành



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
kinh tế chủ đạo góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho nhân dân. Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài “Phát
triển du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thực trạng phát triển du lịch ở
lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
có tính khuyến nghị nhằm khai thác tiềm năng, phát triển du lịch đạt hiệu quả
cao và bền vững của lưu vực sông Công.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
chính sau:
- Tổng quan những vấn đề lý luận về việc phát triển du lịch.
- Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng khai thác du lịch ở lưu vực sông
Công tỉnh Thái Nguyên.
- Định hướng phát triển du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp khai thác du lịch đạt hiệu quả về nhiều mặt
ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng các bản đồ thể hiện đối tượng nghiên cứu.
3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Quan điểm nghiên cứu
3.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng, tồn tại trong sự vận động
phát triển không ngừng theo những quy luật khách quan, có mối quan hệ giữa
các thành phần của từng loại tài nguyên và môi trường kinh tế - xã hội nuôi

dưỡng nó. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần xem xét chúng trong mối
quan hệ với các phân hệ và việc hình thành, bảo tồn, khai thác tài nguyên du


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
lịch trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai về các vấn đề này. Khi nghiên
cứu tài nguyên du lịch còn phải nghiên cứu trong sự phát triển không ngừng
và mối quan hệ biện chứng với các khoa học có liên quan.
[21]

3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc các cấp, các
kiểu khác nhau, có quy mô diện tích được xác định trong không gian. Vì vậy, khi
nghiên cứu đối tượng cần xác định rõ vị trí, quy mô lãnh thổ sao cho phù hợp với
các điều kiện phát triển. Một hệ thống lãnh thổ du lịch thường có nhiều nguồn
lực để phát triển du lịch. Nhưng đồng thời mỗi địa phương hoặc mỗi hệ thống lãnh
thổ cũng có những nguồn lực là thế mạnh để phát triển du lịch riêng. Do đó, cần
có những chiến lược để phát huy lợi thế tổng hợp, tạo ra sức mạnh cạnh tranh.
[20]

3.1.3. Quan điểm hệ thống
Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại, phát triển và mối quan hệ
qua lại giữa các thành tố của từng phân hệ, cũng như giữa các phân hệ du lịch
với nhau trong cùng một hệ thống và môi trường xung quanh. Đồng thời giữa
các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp cũng có mối liên hệ chặt
chẽ. Do vậy, khi nghiên cứu tài nguyên du lịch của một khu vực, một địa
phương hay một quốc gia cần đặt chúng trong một hệ thống lãnh thổ du lịch
nhất định. Việc nghiên cứu các loại tài nguyên phải được xem xét đặc điểm

của từng loại, mối quan hệ giữa các loại trong cùng một hệ thống lãnh thổ du
lịch với các loại, các phân hệ tài nguyên du lịch khác.
Trong khi nghiên cứu tài nguyên du lịch cần sắp xếp các vấn đề theo trật
tự có hệ thống, khoa học, trong mối quan hệ biện chứng qua lại. Các vấn đề được
nghiên cứu, giải quyết trước phải là cơ sở cho những vấn đề được nghiên cứu và
giải quyết sau, phải đi từ định lượng đến định tính, từ lý luận đến thực tiễn
[21]

3.1.4. Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững đã trở thành xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch của các quốc gia trong thế kỷ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
XXI. Tài nguyên du lịch nếu được nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo, khai thác hợp
lý và tiết kiệm có thể sử dụng được nhiều lần mà chất lượng vẫn có thể được
nâng cao. Do đặc điểm này nên ngành du lịch có khả năng phát triển bền
vững và có khả năng tạo ra nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường.
[6]

Tài nguyên du lịch là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan
trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm du lịch tại các địa
phương. Vì thế, cần vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền
vững như: quan niệm, các mục tiêu, các nguyên tắc, các loại hình phát triển
và các yêu cầu phát triển du lịch bền vững.
3.1.5. Quan điểm kế thừa
Khi nghiên cứu, tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
muốn đạt hiệu quả cao, các nhà nghiên cứu nên kế thừa các công trình nghiên

cứu, các dự án đã được thực hiện trước đó còn nhằm đảm bảo tiết kiệm thời
gian và công sức.
3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và
lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong các chức
năng đó là việc phục hồi, tái sản xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và
tinh thần của con người. Hệ thống lãnh thổ du lịch được thành tạo từ nhiều
phân hệ khác nhau về bản chất nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Đó là phân hệ khách du lịch, phân hệ tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử,
phân hệ cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ nhân viên
phục vụ và bộ phận điều khiển.
[5]

Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch có đặc điểm tổng hợp với tính đa
dạng và phức tạp các mối liên hệ, các chức năng xã hội, điều kiện và các yếu
tố phát triển du lịch.
Việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống cho phép tìm kiếm và
đưa ra mô hình của đối tượng nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
ban đầu, vạch ra các tiêu chí thích hợp, xác định cấu trúc tối ưu của hệ
thống lãnh thổ du lịch. Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch nhằm mục đích
nghiên cứu cơ chế hoạt động bên trong của hệ thống trong quá trình tác
động qua lại giữa các thành phần cũng như cả hoạt động bên ngoài và tác
động của nó với môi trường xung quanh.
3.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp

Sau khi thu thập được nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên
cứu, từ thực tiễn, cần phải tiến hành thống kê, sắp xếp chúng một cách lôgic.
Sau đó, tiến hành phân tích, so sánh, cân đối để có nguồn thông tin đầy đủ,
xác thực khoa học. Khi thực hiện kết quả nghiên cứu của các công trình lý
luận nên xây dựng thành các mô hình để biểu hiện kết quả nghiên cứu một
cách khoa học, dễ hiểu nhất.
3.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Phương pháp này có mặt từ rất sớm với tư cách là một khoa học. Bản
đồ không chỉ là phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn
tài nguyên, cơ sở vật chất – kĩ thuật mà còn là cơ sở để nhận được những
thông tin mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Tính
hệ thống của đối tượng đòi hỏi phải sử dụng các mô hình bản đồ, phân tích
liên hợp các xêri bản đồ.
Phương pháp sử dụng Hệ thông tin địa lý (GIS) cho phép kết hợp các
thông tin với các đối tượng của bản đồ và tạo ra mối quan hệ mới có thể được
sử dụng cho nhiều mục đích ứng dụng như: đánh giá tài nguyên, xác định vị
trí thuận lợi cho phát triển các tuyến du lịch, đánh giá các tác động đến môi
trường. Do đó, việc áp dụng công nghệ GIS góp phần tạo nên mối liên kết
không gian, quản lý và phát triển du lịch bền vững.
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế,
thu thập tài liệu, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời
thu thập thông tin, số liệu thực tiễn để bổ sung cho các vấn đề lý luận hoàn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
chỉnh hơn. Khi nghiên cứu nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát triển, khai thác tài
nguyên du lịch hợp lý, hiệu quả cần thu thập các tài liệu bằng văn bản của các

công trình khoa học, các tư liệu đã có trước, đồng thời phải tiến hành điều tra,
khảo sát, thu thập những thông tin từ thực tế để đảm bảo tính xác thực, cập
nhật. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các
phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
3.2.5. Phương pháp toán học
Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc nghiên cứu hệ thống
lãnh thổ du lịch trong điều kiện hiện nay. Ưu điểm chủ yếu của nó là với
lượng thông tin lớn nhờ các hệ thống máy tính kết nối với nhau, rút ngắn thời
gian xử lý tư liệu. Phương pháp mẫu thống kê dùng để nghiên cứu tính chọn
lọc trong du lịch. Phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định tổng hợp các
nhân tố và ảnh hưởng của chúng đến việc hình thành hệ thống lãnh thổ du lịch.
3.2.6. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này thường dùng để:
- Lấy ý kiến của các chuyên gia về nơi điều tra, đánh giá khả năng bảo
tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên.
- Lấy ý kiến của các nhà lãnh đạo để thấy rõ nhận thức của họ về các
vấn đề trên.
Phổ biến nhất là phương pháp hỏi ý kiến (trực tiếp hoặc gián tiếp qua
các phiếu điều tra), phương pháp quan sát cá nhân, nghiên cứu tài liệu (sổ
điều phối, sổ ghi ý kiến phê bình và đề nghị…)
3.2.7. Phương pháp dự báo
Đây là tập hợp các phương pháp tính toán nhằm phân tích, lập kế
hoạch, dự báo sự phát triển của cả hệ thống, lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch có chú
ý tới khối lượng, cơ cấu nhu cầu, tài nguyên và sức chứa của cơ sở vật chất –
kĩ thuật phục vụ du lịch. Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu một
cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan, các điều kiện trong nước


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
và quốc tế, trong và ngoài ngành du lịch, những thuận lợi và khó khăn có ảnh
hưởng đến hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, có thể dự báo các tiêu chí phát
triển du lịch bền vững, đề xuất tổ chức lãnh thổ du lịch, các dự án, các lĩnh
vực ưu tiên đầu tư cũng như xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.
3.2.8. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích các điểm
mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách
thức (Threats). Điểm mạnh và điểm yếu gọi là sở trường và sở đoản là những
yếu tố nội bộ tạo nên hoặc làm giảm giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kĩ
năng hoặc nguồn lực nào đó. Cơ hội và thách thức là các yếu tố bên ngoài tạo
nên hoặc làm giảm các giá trị và nằm ngoài tầm kiểm soát của đối tượng.
Trong nghiên cứu du lịch, phương pháp phân tích SWOT có nhiều ý
nghĩa tích cực. Cụ thể, việc phân tích rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của du lịch ở một địa phương hay vùng du lịch sẽ giúp khai thác
tối đa những tiềm năng sẵn có, hạn chế những tồn tại và có những giải pháp
phát triển du lịch tối ưu nhất. Phương pháp này cho phép các tổ chức, các
doanh nghiệp du lịch nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện SWOT
để đưa vào tiến trình phân loại sự lựa chọn chiến lược và chiến thuật kinh
doanh của doanh nghiệp du lịch quốc gia và vùng.
[17]

4. Giới hạn đề tài
- Giới hạn về không gian: lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên thuộc
phạm vi hành chính của một số xã của thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông
Công, các huyện Phổ Yên, Đại Từ và Định Hóa.
- Giới hạn về thời gian: Từ năm 2003 trở lại đây.
5. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, hoạt động du lịch đã diễn ra từ lâu với các hình thức
tương đối đa dạng. Việc nghiên cứu về du lịch cũng đã được quan tâm từ hàng

vài thế kỉ trước. Các hoạt động du lịch diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đã dần dần xây dựng, hình


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
thành nên một hệ thống cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến du
lịch. Từ các khái niệm, các định nghĩa trừu tượng cho đến việc phân loại, tiến
hành điều tra, khảo sát thực địa để viết những tài liệu, sách, giáo trình về du
lịch tạo nên kho tàng phong phú về du lịch của thế giới. Không nơi nào trên
trái đất mà chưa có sự khám phá của con người và có rất nhiều công trình
nghiên cứu về hoạt động này là cơ sở tham khảo cho nước ta khi tổ chức
nghiên cứu về du lịch.
Nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam đã sớm được quan tâm. Từ những
năm cuối của thế kỷ XX, các nhà thám hiểm, địa lý, kiến trúc của Pháp đã tiến
hành điều tra, khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ở
miền núi và vùng ven biển, một số khu du lịch nghỉ dưỡng như Sa Pa, Đà Lạt,
Tam Đảo, Nha Trang được đầu tư xây dựng. Nhìn chung các công trình
nghiên cứu trước đây chủ yếu đi sâu vào công tác đánh giá, còn ít các công
trình nghiên cứu theo hướng bảo vệ, sử dụng, tôn tạo tài nguyên.
Khi lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, tác giả đã có
quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu của đề tài. Du lịch tỉnh Thái Nguyên là
một vấn đề không mới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu hoạt động du lịch tại
địa phương. Tuy nhiên, lưu vực sông Công là lưu vực có nhiều thế mạnh cho
phát triển du lịch. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có những tài liệu, đề tài
nghiên cứu về du lịch như sau:
- Các tài liệu về du lịch Thái Nguyên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Thái Nguyên từ năm 2000 trở lại đây.
- Quy hoạch phát triển vùng du lịch Hồ Núi Cốc của Sở Xây dựng

Thái Nguyên.
- Đánh giá khả năng phát triển du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên,
Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Việt Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1998.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại khu du
lịch hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thu Thuỷ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.
- Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng,
Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế của tác giả Dương Nghĩa Ân, 2008.
- Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập, Luận văn
Thạc sĩ của Hoàng Thị Trà My, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.
- Xây dựng mô hình làng nghề truyền thống, khu du lịch sinh thái gắn
liền với phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên các xã vùng đệm vườn quốc gia
Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
ngành Kinh tế nông nghiệp (Đại học Thái Nguyên) của Nguyễn Thị Loan.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến du
lịch sinh thái ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu cấp
Bộ của PGS.TS.Trần Viết Khanh (Đại học Thái Nguyên), 2005.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước khu
vực ven bờ bắc Hồ Núi Cốc, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học
môi trường (Đại học Thái Nguyên) của Nguyễn Thị Thu Hiền.
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa (1995
- 2007), Luận văn tốt nghiệp Lịch sử Việt Nam (Đại học Thái Nguyên) của Tạ
Thị Kim Niên.
- Đánh giá giá trị giải trí của khu du lịch Hồ Núi Cốc, Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ ngành Địa lý học (Đại học Thái Nguyên) của Hoàng Thị Hoài Linh…

Các công trình nghiên cứu này là cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc
nghiên cứu đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Tác giả lựa chọn một vấn đề mới về du lịch tỉnh Thái Nguyên, theo góc
độ tiếp cận khác, đó là hiện trạng và định hướng phát triển du lịch ở lưu vực
sông Công tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, tác giả phân tích hiện trạng khai thác


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên, những tiềm năng chưa được
khai thác. Trên cơ sở đó, đưa ra định hướng phát triển tiềm năng du lịch trong
tương lai. Đồng thời, xây dựng bản đồ đối tượng nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lí không gian du lịch là các tuyến du lịch theo lưu
vực sông Công.
Như vậy, có thể khẳng định đây thực sự là đề tài nghiên cứu khoa học
và có tính mới – một yêu cầu bắt buộc đối với các luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các hình vẽ, các bảng biểu, danh mục
các chữ viết tắt, phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở lưu vực sông
Công tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở lưu vực sông
Công tỉnh Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi, tích cực của con người. Ngày
nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát
triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân
dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát
triển kinh tế - xã hội.
Theo I.I.Pirojnik (1985) “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm cũ “Du lịch
là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với một trường sống thường
xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với
thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.
Có nhiều cách định nghĩa du lịch khác nhau nhưng tựu chung lại “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
[19]

Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn
những nhu cầu vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa
của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận. Vì vậy,
việc đẩy mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan
tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó.
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khách du lịch, song về cơ bản
các khái niệm đều đề cập đến:
- Động cơ khởi hành (có thể là đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người
thân, kết hợp kinh doanh, trừ động cơ lao động kiếm tiền).
- Yếu tố thời gian (đặc biệt chú ý đến sự phân biệt giữa khách tham
quan trong ngày và khách du lịch là người nghỉ qua đêm hoặc có sử dụng một
tối trọ).
- Những đối tượng được liệt kê là khách du lịch và những đối tượng
không được liệt kê là khách du lịch.
Định nghĩa khái quát nhất thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận
thu nhập ở nơi đến”.
[19]

Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều yếu tố hợp
thành cung cấp cho thị trường chủ yếu ở các mặt: nhà ở, giao thông du lịch, cung
cấp ăn uống, du ngoạn tham quan hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm,
tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác.
Không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách mà bắt buộc khách
phải đến nơi có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Phần lớn quá trình
tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm trùng nhau về thời gian và không gian.
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa
trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm
các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”. Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch
và Tài nguyên du lịch.
Dịch vụ du lịch gồm có: Dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ
lưu trú, ăn uống; Dịch vụ vui chơi giải trí; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ thông
tin, hướng dẫn; Dịch vụ trung gian và Dịch vụ bổ sung.

Sản phẩm du lịch không tồn tại dưới dạng vật thể, là kinh nghiệm du
lịch hơn là một món hàng cụ thể. Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng đặc biệt của khách và được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm với
nơi sản xuất ra chúng, do vậy việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản
phẩm du lịch là vô cùng quan trọng với các nhà kinh doanh du lịch.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
1.1.1.4. Khái niệm thị trường du lịch
Thị trường du lịch là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa,
phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và
cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối
quan hệ đó. Thị trường có các chức năng cơ bản là thực hiện, công nhận,
thông tin và điều tiết.
[11]

Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù
của sản xuất và lưu thông hàng hóa du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi
giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ,
thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
1.1.1.5. Khái niệm khu du lịch (KDL)
KDL là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường.
[19]


KDL có đủ các điều kiện được công nhận là KDL quốc gia: có tài
nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế cảnh quan thiên nhiên, có khả
năng thu hút lượng du khách cao, có diện tích tối thiểu 1000 ha, có kết cấu hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít
nhất 1 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Còn các KDL có đủ các điều kiện sau được công nhận là KDL địa
phương: có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch, có
diện tích tối thiểu 200 ha và có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
đảm bảo phục vụ 100.000 lượt khách du lịch mỗi năm.
1.1.1.6. Khái niệm tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các KDL, điểm du lịch, cơ sở cung cấp
dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không.
[19]



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau được công nhận là tuyến du lịch
địa phương: phải nối các KDL, điểm du lịch, trong đó có KDL, điểm du lịch
quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế, có
biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du
lịch dọc theo tuyến.
1.1.2. Các loại hình du lịch
1.1.2.1. Phân loại theo tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được phân loại thành hai hình thức cơ bản là tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với du lịch sinh thái “là hình thức

du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” (Luật Du lịch Việt
Nam, 2005). Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về
tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức
loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh thái còn
tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo
tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh
quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa. Loại hình này
đang thu hút sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và
văn hóa trên toàn thế giới.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gắn với du lịch văn hóa, theo Luật du
lịch Việt Nam (năm 2005), quy định tại điều 4, chương I “là hình thức du
lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Du lịch văn hóa là
loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến
trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm.
Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử,
bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao,
[10]



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch
[19]



1.1.2.2. Phân loại theo mục đích chuyến đi
* Du lịch thuần túy: Bản chất của du lịch là du ngoạn để cảm nhận
những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao. Chuyến du ngoạn đó có
thể có mục đích thuần túy là tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức
về thế giới xung quanh. Du lịch thuần túy có thể bao gồm các loại hình sau:
- Du lịch tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận
thức về mọi mặt.
- Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe (thể chất và tinh thần) sau những thời gian
làm việc căng thẳng. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui
chơi, giải trí của con người ngày càng tăng. Do vậy, ngoài thời gian tham
quan, nghỉ ngơi cần có các chương trình, các địa điểm vui chơi, giải trí cho du
khách như các công viên, casino,
- Du lịch thể thao không chuyên là loại hình nhằm đáp ứng lòng ham
mê thể thao của mọi người. Khách du lịch có thể tự mình chơi một môn thể
Tự nhiên
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Nhân văn
Địa
hình
Khí
hậu
Nguồn
nước
Sinh
vật
Nhân
văn
khác
Dân

tộc
học
Lễ
hội
Di
tích
văn
hóa
lịch
sử
DI SẢN TỰ NHIÊN
DI SẢN VĂN HÓA
DI SẢN HỖN HỢP

×