Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu Geodatabase cho thị trường nông sản nhóm cây trồng chủ lực tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 10 trang )

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
GEODATABASE CHO THỊ TRƯỜNG NƠNG SẢN
NHĨM CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TỈNH GIA LAI
Nguyễn Lê Tấn Đạt1
1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: ,
TĨM TẮT
Xây dựng dữ liệu nền GIS từ đó tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác như thị trường nông
sản để trực quan và khách quan các thông tin báo cáo thống kê và cung cấp thông tin về thị
trường nông sản. Những dữ liệu báo cáo thống kê về thị trường nông sản, giúp doanh nghiệp,
người dân và cơ quan nhà nước phân tích, dự báo thị trường, xu hướng sắp tới để có định
hướng tốt về thị trường. Kết quả nghiên cứu hoàn thành mục tiêu phân tích, thiết kế, xây dựng
cơ sở dữ liệu về thị trường nông sản tỉnh Gia Lai theo từng nhóm cây trồng chủ lực (cây lương
thực, cây cơng nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau, củ, quả). Từ
đó là tiền đề cho các nghiên cứu khác đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp
với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Từ khóa: GIS, cơ sở dữ liệu, thị trường nông sản, Geodatabase
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, dữ liệu GIS đã từng bước được xây dựng trong nhiều cơ quan, tổ chức. Tuy
nhiên, tình trạng dữ liệu GIS nằm phân tán, cát cứ ở nhiều sở, ban, ngành, không được tập trung
vào một đầu mối, cùng với sự thiếu đồng bộ dữ liệu về định dạng, độ chính xác,... khiến cho
những nghiên cứu có sử dụng nhiều dữ liệu GIS gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, yêu cầu đặt
ra là cần phải tiến hành khâu chuẩn hóa dữ liệu GIS, nghĩa là chuẩn hóa dữ liệu khơng những
về mặt thuộc tính mà cịn về mặt khơng gian, để đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu trước khi
tiến hành các khâu xử lý tiếp theo trong các nghiên cứu. Muốn vậy, quá trình này cần tham
khảo các quy định, các quy chuẩn hiện hành có liên quan, bên cạnh đó cũng cần bổ sung, chỉnh
sửa sao cho phù hợp với chuẩn GIS và yêu cầu đặt ra của đề tài.
Xây dựng dữ liệu GIS nền từ đó tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác để trực quan và khách
quan các thông tin báo cáo thống kê và cung cấp thông tin trực quan về thị trường nông sản. Từ
những dữ liệu báo cáo thống kê về thị trường nông sản, giúp doanh nghiệp, người dân và cơ
quan nhà nước phân tích, dự báo thị trường, xu hướng sắp tới để có định hướng tốt về thị trường,
ngồi ra hệ thống cịn có những chức năng hỗ trợ việc quản lý , điều hành, và ra quyết định


nhanh. Dựa trên hệ thống thông tin thị trường nông sản từ đó xây dựng các hệ thống khai thác
dữ liệu, phục vụ báo cáo, dự báo, thống kê và lập kế hoạch cho nhà nước, cung cấp các hệ thống
cổng thông tin về doanh nghiệp cho người dân, doanh nghiệp.
Trong bối cảnh của đề tài, kết quả nghiên cứu của đề tài là những dữ liệu cơ bản, tiên
quyết hỗ trợ cho các nội dung Mô phỏng, dự báo thị trường; Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ
405


cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí
hậu; Đề xuất giải pháp dự báo thị trường nơng sản có xem xét đến biến đổi khí hậu
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tỉnh Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên, trải dài từ 12°58'20" đến
14°36'30" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh Đông (Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng
thơn, 2016). Về tiếp giáp, phía Đơng của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và
Phú Yên; phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng
90 km; phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum (Hình 1).

Hình 1. Bản đồ vị trí tỉnh Gia Lai.
Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 15.536,92 km²), bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp huyện:
thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện K’Bang, Đăk Đoa, Chư Păh, la Grai,
Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đăk Pơ, la Pa, Krông Pa, Phú Thiện, Chư
Pưh. Trong đó, thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố và thương mại của tỉnh.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Gia Lai khoảng 1.513.847 người,
mật độ dân số đạt 98 người/km2, tỉ lệ dân thành thị khoảng 29%. Tỷ lệ tăng dân số bình
quân/năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,72% (Báo Gia Lai, 2019).
Dân số phân bố rất không đều, tập trung chủ yếu tại các thành phố, thị xã. Mật độ dân số cao
nhất tại thành phố Pleiku và thị xã An Khê, thấp nhất tại huyện Kông Chro và huyện K’Bang. Năm
2018, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có khoảng 888,1 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,4%
dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đă qua đào tạo là 10,4%. Phần lớn

số lao động tập trung trong khu vực kinh tế nông nghiệp (Cổng thông tin điện tử Gia Lai, 2019a).
406


Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều chuyển biến tích
cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8,0% so với năm 2017 (nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng
5,73%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,69%; dịch vụ tăng 8,64%; thuế sản phẩm tăng 10,0%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, trong đó nơng lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,94%, công
nghiệp - xây dựng chiếm 28,19%, dịch vụ chiếm 33,87%. GRDP bình quân đầu người đạt 45,36
triệu đồng.(Cổng thông tin điện tử Gia Lai, 2019b).
2.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là cụ thể của việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về thị trường nông sản
để ứng dụng về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến thị trường nơng sản, bao gồm:
Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020
Phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường nơng sản tỉnh Gia Lai theo từng
nhóm cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày,
cây ăn quả và rau, củ, quả) trên địa bàn tỉnh Gia Lai
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ sử dụng phần
mềm Excel để xử lý nhằm đáp ứng thông tin cần thiết cho nhu cầu nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: nhằm tổng hợp thông tin từ các số liệu thứ cấp, sơ
cấp từ các nguồn đáng tin cậy và phân tích, đánh giá các thơng tin có liên quan đến tình hình sản
xuất và xuất khẩu các cây trồng được lựa chọn ở Gia Lai từ Niên giám thống kê, các tài liệu nghiên
cứu có liên quan, tạp chí và các trang thông tin liên quan từ Internet. Số liệu chủ yếu từ nguồn:
FAO, Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam.
Phương pháp chuỗi Markov do nhà toán học Markov phát minh vào năm 1907 và được
áp dụng vào nghiên cứu biến đổi không gian đô thị đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Mơ hình
chuỗi Markov đã được ứng dụng để xác định khả năng thay đổi các kiểu sử dụng đất dựa trên
sự tiến triển các kiểu sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi. Tổng qt hóa của

mơ hình được minh họa. Với γij : là xác suất thay đổi được xác định từ việc “ Overlay” bản đồ
sử dụng đất tại thời điểm khác nhau.

Hình 2. Mơ hình chuỗi Markov (Lợi, 2005)
407


Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu trên Geodatabase: Geodatabase là hệ quản trị CSDL
địa lý của phần mềm ArcGIS do ESRI phát triển. Cấu trúc của geodatabase cho phép lưu trữ dữ
liệu không gian, topology, dữ liệu thuộc tính và metadata trong một CSDL duy nhất. Hệ thống
này có thể hoạt động ở 2 mức độ phức tạp khác nhau: Personal Geodatabase (Geodatabase một
người dùng), Enterprise Geodatabase (Geodatabase nhiều người dùng). Trong Geodatabase, dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong cùng một bảng. Trong bảng này, có hai
loại trường thuộc tính: trường mặc định (predefined field) và trường tùy biến (custom field). Các
trường mặc định bao gồm trường định danh đối tượng, và trường theo dõi hình học (geometrytracking). Trường mặc định được quản lý bởi hệ quản trị CSDL. Trong khi đó, trường tùy biến
được quản lý bởi người quản trị CSDL. Số lượng trường tùy biến có thể được cập nhật trong quá
trình xử lý giao tác. Nếu các trường tùy biến có các giá trị duy nhất, chúng có thể được sử dụng
như là khóa chính để liên kết với các bảng dữ liệu quan hệ trong CSDL.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020

Hình 3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được xử lý năm 2015 và năm 2020 tỉnh Gia Lai
408


Về khía cạnh khoa học, việc phát triển mạnh mẽ của GIS trong quản lý đất đai đã phần
nào đưa ra cái nhìn tổng thể trong đánh giá tác động thay đổi sử dụng đất nông nghiệp và môi
trường dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2015 và 2020
ở Gia Lai với 40 loại hình SDĐ được gom thành 08 loại hình chính: đất chưa sử dụng (CSD),
đất chuyên dùng (CDG), đất ở (OTC), đất rừg đặc dụng (RDD), đất rừng phòng hộ (RPH), đất

rừng SX (RSX), đất mặt nước và nuôi trồng thủy sản (SMN), đất sản xuất nông nghiệp (SXN)
được thể hiện như Hình 3.
Các loại hình sử dụng đất năm 2015 và 2020 được thể hiện như Bảng 1 gồm quy định mã
của các loại hình SDĐ làm cơ sở cho quá trình đánh giá thay đổi SDĐ và tỷ lệ phần trăm (%)
SDĐ của 2 năm 2015 và 2020 được tính dựa trên đơn vị hecta của từng loại hình SDĐ so với
tổng diện tích SDĐ của tỉnh Gia Lai
Bảng 1. Các loại hình sử dụng đất năm 2015 và 2020 của tỉnh Gia Lai
Nhóm sử dụng đất
CDG
CSD
OTC
RDD
RPH
RSX
SMN
SXN
Tổng số

Năm 2015
Diện tích (ha)
38220,87
33302,72
77946,23
55605,80
127952,01
432245,03
12073,82
772713,00
1550059,47


Năm 2020
Diện tích (ha)
40727,95
23983,04
69543,17
56959,02
158815,17
464165,28
20556,59
715309,44
1550059,47

%
2,47
2,15
5,03
3,59
8,25
27,89
0,78
49,85
100,00

%
2,63
1,55
4,49
3,67
10,25
29,94

1,33
46,15
100,00

Dựa theo Bảng 1 và Hình 3 có thể thấy qua hai năm 2015 và 2020, thứ tự diện tích của các
nhóm sử dụng đất khơng thay đổi lớn. Chiếm diện tích lớn nhất (hơn 40%) vẫn là đất sản xuất nông
nghiệp (SXN), nhỏ nhất là đất mặt nước và nuôi trồng thủy sản (SMN). Trên cơ sở dữ liệu bản đồ
sử dụng đất đã thành lập năm 2015 và năm 2020 tiến hành sử dụng ArcGIS để chống lớp hai bản
đồ sử dụng đất, ta thu được bản đồ biến động sử dụng đất cho giai đoạn 2015-2020 Hình 4. Ma trận
về xác suất của sự thay đổi xác định từ việc chồng ghép hai bản đồ được trình bày như Bảng 2.
Bảng 2. Ma trận thay đổi sử dụng đất giai đoạn 2015-2020 tại tỉnh Gia Lai
2015/2020
CDG + NTD
CSD
OTC
RDD
RPH
RSX
SMN +NTS
SXN

CDG
0,7885
0,0028
0,0260
0,0002
0,0016
0,0046
0,0078
0,0080


CSD
0,0064
0,0635
0,0021
0,0001
0,0334
0,0092
0,0013
0,0171

OTC
0,0411
0,0022
0,6656
0,0001
0,0006
0,0006
0,0116
0,0201

RDD
0,0003
0,0036
0,0002
0,9852
0,0020
0,0018
0,0004
0,0013


RPH
0,0218
0,1632
0,0014
0,0019
0,7084
0,0825
0,0077
0,0335

RSX
0,0340
0,5130
0,0055
0,0069
0,2206
0,7078
0,0627
0,1424

SMN
0,0006
0,0401
0,0041
0,0003
0,0081
0,0059
0,7463
0,0081


SXN
0,1073
0,2117
0,2952
0,0053
0,0252
0,1877
0,1622
0,7694

Dưới góc độ động thái thay đổi trong giai đoạn trên, các nhóm sử dụng đất đã có sự
chuyển hóa qua lại với nhau như trình bày trong Bảng 2 và Hình 4. Theo đó, có thể rút ra một
số điểm nổi bật sau: Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) trong giai đoạn này có biến động lớn, với
hơn 25% diện tích thay đổi. Với khoảng 21% đất chưa sử dụng (CSD) và hơn 18% diện tích
đất rừng sản xuất năm 2015 chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp năm 2020. Đất ở (OTC) có
xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này. Đất rừng sản xuất (RSX), đất rừng phòng hộ (RPH) và
rừng đặc dụng (RDD) khơng có thay đổi khoảng 25% diện tích trong giai đoạn này. Diện tích
409


đất rừng phòng hộ (RPH) và rừng đặc dụng (RDD) có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Từ
những kết quả trên cho thấy sự biến động về hiện trạng sử dụng đất trong giải đoạn 2015-2020
về loại hình đất sản xuất nông nghiệp không thay đổi nhiều nhưng lại có sự thay đổi và chuyển
biến lớn giữa các loại hình đất khác.

Hình 4. Bản đồ thay đổi SDĐ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020
4.2. Quy trình phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường nơng sản tỉnh
Gia Lai theo từng nhóm cây trồng chủ lực
Trên cơ sở xem xét hiện trạng dữ liệu, tiến hành xây dựng cấu trúc tông thể về thị trường

nông sản như hình. Cấu trúc tổng thể Cơ sở dữ liệu thị trường nông sản được định dạng theo
chuẩn Personal Geodatabase của hãng ESRI. Bao gồm 5 lớp dữ liệu thuộc tính về nơng sản, nhà
cung cấp, thị trường, cơ quan ban ngành và các lớp dữ liệu liên quan đến biến đổi khí hậu.trên
địa bàn tỉnh Gia Lai. Các cây trồng đại diện cho các nhóm cây chủ lực của tỉnh Gia Lai được lựa
chọn từ danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo quyết định số 320/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai năm 2019 và dựa theo khả năng tiếp cận số liệu của từng loại
cây. Căn cứ theo đó, các nhóm cây chủ lực (cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, cây công
nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau, củ, quả) sẽ có các cây trồng đại diện như sau:
Bảng 3. Các cây trồng đại diện để phân tích
Cây trồng đại diện
Cà phê, hồ tiêu, điều cao su
Sắn, mía
Lúa, ngơ
Xồi
Khoai lang

Nhóm cây
Cây cơng nghiệp dài ngày
Cây cơng nghiệp ngắn ngày
Cây lương thực
Cây ăn trái
Rau, củ, quả

410


Tiến hành thu thập các thơng tin có liên quan đến tình hình sản xuất và xuất khẩu các cây
trồng được lựa chọn ở Gia Lai từ Niên giám thống kê, các tài liệu nghiên cứu có liên quan, tạp
chí và các trang thông tin liên quan từ Internet. Số liệu chủ yếu từ nguồn: FAO, Niên giám
thống kê tỉnh Gia Lai, Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam.


Hình 5. Cấu trúc tổng thể Cơ sở dữ liệu thị trường nông sản
Dựa trên yêu cầu của chuyên đề khung tiêu chí đã thiết lập, tiến hành xây dựng lược đồ
CSDL thị trường nông sản ở mức ý niệm và luận lý như Hình

Hình 6. Lược đồ quan hệ cơ sở dữ liệu thị trường nông sản
Lược đồ CSDL mức vật lý
Các bảng mô tả về mô hình vật lý trong cơ sở dữ liệu thị trường nông sản được thể hiện
như các bảng bên dưới
411


Bảng 4. CoQuanBanNganh
Field

DataType

Length

AliasName

Description

IsNullable

MaCoQuan

Text

255


MaCoQuan

Mã cơ quan

true

TenCoQuan

Text

255

TenCoQuan

Tên cơ quan

true

MaNongSan

Text

255

MaNongSan

Mã nơng sản

true


ChuongTrinh

Text

255

ChuongTrinh

Chương trình

true

NgayApDung

Date

dd/mm/yyyy

NgayApDung

Ngày áp dụng

true

Bảng 5. NhaCungCap
Field

DataType


Length

AliasName

Description

IsNullable

MaNhaCungCap

Text

255

MaNhaCungCap

Mã nhà cung cấp

true

TenNhaCungCap

Text

255

TenNhaCungCap

Tên nhà cung cấp


true

MaNongSan

Text

255

MaNongSan

Mã nơng sản

true

DiaChi

Text

255

DiaChi

Địa chỉ

true

QuyMo

Text


7+

QuyMo

Quy mơ

true

DienTich

Double

7+

DienTich

Diện tích

true

SanLuong

Double

7+

SanLuong

Sản lượng


true

NangSuat

Double

7+

NangSuat

Năng suất

true

Bảng 6. NongSan
Field

DataType

Length

AliasName

Description

IsNullable

MaNongSan

Text


255

MaNongSan

Tên trạm

true

TenNongSan

Text

255

TenNongSan

Tên yếu tố

true

DonGia

Text

7+

DonGia

Đơn vị đo


true

SanLuong

Double

7+

SanLuong

Thời gian số liệu

true

DienTich

Double

7+

DienTich

Tần suất số liệu

true

NangSuat

Double


7+

NangSuat

Chất lượng số liệu

true

Bảng 7. ThiTruongNgoaiNuoc
Field

DataType

Length

AliasName

Description

IsNullable

TenThiTruong

Text

255

TenThiTruong


Tên thị trường

true

MaNongSan

Text

255

MaNongSan

Mã nông sản

true

Nam

Double

7+

Nam

Năm

true

SoLuongCung


Double

7+

SoLuongCung

Số lượng cung

true

SoLuongCau

Double

7+

SoLuongCau

Số lượng cầu

true

Bảng 8. ThiTruongTrongNuoc
Field

DataType

Length

AliasName


Description

IsNullable

TenThiTruong

Text

255

TenThiTruong

Tên thị trường

true

MaNongSan

Text

255

MaNongSan

Mã nông sản

true

Nam


Double

7+

Nam

Năm

TieuChuan

Text

255

TieuChuan

Tiêu chuẩn

true

LuongXuatKhau

Double

7+

LuongXuatKhau

Lượng xuất khẩu


true

412

true


Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong Geodatabase
Từ lược đồ quan hệ cơ sở dữ liệu thị trường nông sản. Mơ hình cấu trúc CSDL trong
Geodatabase được định nghĩa và xây dựng và kết hợp với dữ liệu chuyên đề GIS như dữ liệu
địa hình, sử dụng đất, thổ nhưỡng và dữ liệu khí tượng thủy văn thể hiện như Hình 4

Hình 7. Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong Geodatabase
Bộ Cơ sở dữ liệu thu thập ở hai định dạng: bản đồ (*.shp) thể hiện các bản đồ về thổ
nhưỡng, địa hình, hiện trạng sử dụng đất, dữ liệu khí tượng thủy văn. Và dữ liệu các bảng về
dữ liệu thị trường nông sản được thu thập qua các số liệu chủ yếu từ Niên giám thống kê, các
tài liệu nghiên cứu có liên quan, tạp chí và các trang thông tin liên quan từ Internet. Số liệu chủ
yếu từ nguồn: FAO, Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ Công
Thương Việt Nam. Đối với dữ liệu trong nước chỉ thu thập số liệu của Gia Lai, Việt Nam; cịn
đối với ngồi nước thì số liệu thu thập được có Việt Nam, Đơng Nam Á, Châu Á, Thế Giới từ
file excel rời rạc đã được chuẩn hóa theo dữ liệu thuộc tính trong Geodatabase như Hình 5

Hình 8. Bảng thuộc tính dữ liệu mô tả số liệu thị trường nông sản trong nước
và hiện trạng sử dụng đất 2020 của Gia Lai
413


Các dữ liệu về GIS gồm thổ nhưỡng, địa hình, hiện trạng sử dụng đất, dữ liệu khí tượng
thủy văn đã được chuẩn hóa theo định dạng ESRI để chuẩn bị cho việc thiết lập và chạy các mơ

hình. Kết hợp với việc sử dụng số liệu về nông sản để phục vụ cho các nghiên cứu sau nhằm
phân tích và dự báo thị trường của từng nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai dưới bối cảnh
của biến đổi khí hậu
5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu đánh giá biến động sử dụng đất năm 20152020 và phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường nông sản tỉnh Gia Lai theo
từng nhóm cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây ăn quả và rau, củ, quả)
Cùng với những mục tiêu chi tiết như sau hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về thị trường, cơ
quan ban ngành, nông sản, nhà cung cấp theo định dạng geodatabase. Với kết quả đạt được, tạo
tiền đề quan trọng cho việc tiến hành các nghiên cứu khác có liên quan đến mơ phỏng, dự báo
thị trường của từng nhóm cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, cây
công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau, củ, quả) dưới tác động của biến đổi khí hậu. Từ đó
đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Gia Lai. (2019). Gia Lai: Tổng kết công tác Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
/>2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (2016). Số liệu thống kê Tỉnh Gia Lai.
/>3. Cổng thông tin điện tử Gia Lai. (2019a). Tổng quan về kinh tế xã hội.
/>4. Cổng thông tin điện tử Gia Lai. (2019b). UBND tỉnh Gia Lai tổng kết công tác năm 2018.
/>5. Lợi, N. K. (2005). Ứng dụng chuỗi Markov và GIS trong việc đánh giá diễn biến sử dụng đất. Kỷ Yếu
Hội Thảo Ứng Dụng GIS Toàn Quốc 2011. Nhà Xuất Bản Nơng Nghiệp – Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai. (2019). QĐ 320/QĐ-UBND Quyết định ban hành các sản phẩm nông
nghiệp chủ lực của tỉnh Gia Lai.

414



×