Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý thị trường bất động sản Bình Phước và bài học từ Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.01 KB, 8 trang )

QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH PHƯỚC
VÀ BÀI HỌC TỪ BÌNH DƯƠNG
Lê Thị Lan Trâm1
1. Khoa Khoa học Quản lý. Email:
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá lại cơng tác quản lý thị trường bất động
sản Bình Dương trong giai đoạn 2020-2021, từ đó đề xuất các giải pháp làm bài học kinh
nghiệm cho cơng tác quản lý thị trường bất động sản Bình Phước. Phương pháp phân tích số
liệu thứ cấp, phân tích swot được ứng dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy
trong 9 tháng đầu năm 2021, kinh tế của tỉnh Bình Phước tăng trưởng khá, đạt 5,05%, thu ngân
sách thực hiện 9.021 tỷ đồng, đạt 119% dự toán Bộ Tài chính giao và đạt 69% dự tốn HĐND
tỉnh thơng qua. Sản xuất cơng nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng cao với 14,02%. Điểm
sáng là hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tăng cao so cùng
kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ 868 triệu USD, tăng 39,9%; thu hút đầu tư trong nước 9.206
tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài 691 triệu USD, tăng 8,1 lần so cùng kỳ năm 2020. Tại Bình
Phước đang khởi động một loạt dự án hạ tầng lớn như nâng cấp mở rộng đường ĐT 741, xây
dựng cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Phú Giáo – Đồng Phú – Đồng Xoài, cao tốc Bình
Dương – Đồng Phú, đường tạo lực Tân Uyên – Phú Giáo – Đồng Xồi, đường Hồ Chí Minh,
quốc lộ 14, quốc lộ 14C…Điều này kéo theo nhiều sản phẩm bất động sản nằm ven các tuyến
giao thông lớn đang được chủ đầu tư bán ra cùng thời điểm giữa tháng 12 tạo nên sự nhộn
nhịp cho thị trường khu vực này. Điều này cũng kéo theo các vấn đề như xuất hiện hiện tượng
mua gom đất, sốt đất ảo, cị đất thiếu chun nghiệp, cơng tác quản lý chưa kịp thời…. Chính
những yếu tố này sẽ tạo nên một thị trường bất động sản bất quy tắt trong quản lý cần xem xét
trên góc nhìn kinh nghiệm từ thị trường bất động sản Bình Dương ổn định trong năm qua.
Từ khóa: Bất động sản, khu cơng nghiệp, thị trường bất động sản.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, thị trường bất động sản là một cụm từ khơng cịn xa lạ với bất kỳ ai, đặc biệt
các nhà đầu tư. Mặt khác, tầm quan trọng của việc phát triển thị trường bất động sản tại các đô
thị lớn cũng như các vùng ven là không thể phủ nhận, nhất là trong giai đoạn đất nước đang
phát triển mạnh mẽ hiện nay. Sự ra đời của các dự án bất động sản (BĐS) đã thay đổi đáng kể
diện mạo của nhiều tỉnh thành. Đơ thị càng phát triển thì thị trường bất động sản càng sôi động.


Trong 10 năm trở lại đây, thị trường BĐS Bình Dương, Bình Phước ln là một trong những
“điểm nóng sốt”, được nhiều người quan tâm. Đây được đánh giá là những thị trường rất lớn
của khu vựa phía Nam, thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Thêm vào đó, quy mơ và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng
mở rộng và phát triển, điều đó làm cho thị trường này ngày càng trở nên rất sơi động, hấp dẫn
nhưng cũng có những biến động và đầy rủi ro. Với định hướng trở thành trung tâm nền kinh tế
427


khu Đơng, Bình Dương được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thúc đẩy kinh tế khu vực. Nhờ đầu
tư hạ tầng kết nối đồng bộ cùng nhiều chính sách chủ trương ủng hộ phát triển kinh tế thị trường
bất động sản Bình Dương thu hút sự quan tâm các nhà đầu tư. Bất động sản Bình Dương đang
được tìm kiếm nhiều nhất tại thị trường phía Nam bởi địa thế nằm sát TP. Hồ Chí Minh cùng
với các cụm công nghiệp lớn. Những kết quả này sẽ là bài học cho Bình Phước phát triển thị
trường Bất động sản trong tương lai.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu các bài báo về dự báo thị trường bất động sản, các luật kinh doanh bất
động sản, luật đất đai, quản lý đô thị. Phỏng vấn các chuyên gia về quản lý đô thị, khu phố, nhà
nước và quản lý đất đai để tìm thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý. Bên cạnh đó, sử
dụng phân tích SWOT để xây dựng các chiến lược khắc phục các điểm yếu và rủi ro. Mơ hình
chuyển đổi số trong quản lý bất động sản như ứng dụng công nghệ 3D, BIM… được đề xuất
thành các giải pháp bài học kinh nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan thị trường bất động sản Bình Phước
Hiện nay, Bình Phước đang thi cơng và sở hữu hàng loạt cơng trình hạ tầng giao thơng
trọng điểm, kết nối thuận tiện tới các vùng như: quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường ĐT 741, ĐT
753, ĐT 756, đường Hồ Chí Minh,... và cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Những cơng trình này đều
mang tính chiến lược của địa phương. Trong thời gian qua đã giúp Bình Phước thu hút nguồn
vốn đầu tư để phát triển và đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa. Điều này sẽ tập trung sự di dân từ các
vùng miền trong cả nước đến sinh sống và làm việc, dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao.

Năm 2021, tỉnh Bình Phước đã tiến hành thu hồi 23.000ha đất để phục vụ kế hoạch xây
dựng, phát triển các dự án công nghiệp. Cùng với đó, tỉnh cũng đề xuất các cơ quan chức năng
liên quan chấp thuận quy hoạch khoảng 70.000ha đất sử dụng vào việc phát triển đô thị, công
nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng ba khu công nghiệp quan trọng. Những mục tiêu
đầu tư xây dựng này là dấu hiệu cho một tương lai phát triển mạnh mẽ của tồn tỉnh Bình Phước.
Để có sự phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng và giao thông luôn là vấn đề được ưu tiên
hàng đầu. Bình Phước nắm bắt được các yếu tố trọng điểm, tiến hành phát triển một loạt dự án
giao thông trọng điểm nhằm tăng khả năng kết nối liên vùng. Trong đó, nổi bật như cao tốc
Bình Phước - Đăk Nơng, cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Đồng Phú - Đồng Xoài, đường tạo
lực Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Xoài, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh - Campuchia, quốc lộ 14C
kết nối Bình Phước - Tây Ninh,... Những cơng trình này sẽ tạo tiền đề cho TP. Đồng Xoài tiến
tới trở thành trung tâm kết nối miền Đông Nam Bộ và Tây Ngun. Cùng với đó tăng cường
tuyến giao thơng quốc tế trên tuyến liên Á.
Bình Phước là một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển hạ tầng rất mạnh. Trong
tương lai, khi các tuyến giao thông của tỉnh hoàn thiện đồng bộ sẽ giúp kết nối di chuyển và giao
thương nhanh chóng, thuận tiện hơn. Song song hạ tầng giao thông sẽ là hạ tầng xã hội phát triển,
điều này sẽ giảm quỹ đất nông nghiệp và tăng quỹ đất phi nông nghiệp, dẫn đến bùng nổ một thị
trường bất động sản sơi động. Tuy nhiên, khó khăn được đặt ra là, các nhà đầu tư bất động sản
428


bắt buộc phải lựa chọn được những sản phẩm phù hợp. Bình Phước đang triển khai quy hoạch để
hướng tới sự bài bản về hạ tầng trong tương lai. Tuy nhiên hiện tại, các dự án đất nền có quy mô
nhỏ, hạ tầng thời điểm này chưa đồng bộ. Bất động sản khu vực nội thành có giá khá cao, khu
vực tiệm cận có tiềm năng nhưng vị trí ở xa, việc quy hoạch sẽ nhiều rủi ro. Vì vậy, tỉnh Bình
Phước cịn đang thiếu những sản phẩm đất nền được quy hoạch bài bản, minh bạch pháp lý.
Có thể thấy, mức giá đất của Bình Phước đã tăng mạnh trong thời gian 3 năm qua, trung
bình 10 - 20%/ năm từ năm 2018 - 2020 tùy theo khu vực khác nhau. Đây là thị trường tiềm
năng cho các nhà đầu tư, nhưng cũng ẩn chứa rủi ro từ những cơn sốt đất diễn ra đầu năm 2021.
Dù vậy, trong tương lai gần, bất động sản Bình Phước sẽ tạo nên lực hấp dẫn trong các địa

phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nếu trước đây thị trường bất động sản Bình Phước được ít người biết đến, thì hiện nay đã
là khu vực thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi lần lượt đổ bộ về đây để phát triển
các dự án có quy mô lớn với đa dạng các phân khúc. Bên cạnh đó có nhiều cá nhân đầu tư bất
động sản tại TP. Hồ Chí minh và Bình Dương đầu tư mạnh mẽ các dự án nhỏ lẻ, đất phân lơ…Nhờ
đó, giá đất ở một số địa điểm đã tăng mạnh so với trước đây. Đơn cử như ở TP. Đồng Xoài trước
đây giá đất mặt tiền đường chỉ khoảng 15 triệu đồng/m2, thì ở thời điểm hiện tại đã tăng đến 30
- 40 triệu đồng/m2. Tuy giá đất có tăng nhưng so với các tỉnh, thành như: Bình Dương, Đồng
Nai, TP.HCM… thì giá đất ở đây vẫn rẻ hơn nhiều và cịn dư địa phát triển rất lớn. Điều này đã
vơ hình dung tạo nên một số thị trường sốt đất ảo gây ra những hệ lụy bất cập cho xã hội.
Ngoài ra, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19 trong thời gian qua hiến
nền kinh tế tại đây có nhiều biến động, nhưng thị trường Việt Nam vẫn thu hút khoảng 12.33
tỷ USD vốn FDI, giải ngân được 5.15 tỷ USD bằng 90.4% so với cùng kỳ năm ngối. Mặc dù
con số này khơng q cao, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng sau đại dịch nước ta vẫn có nhiều
cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt, theo các chuyên gia, với dịng vốn FDI
chính là yếu tố góp phần giúp thúc đẩy thị trường BĐS tại Việt Nam nói chung và tại Bình
Phước nói riêng bình thường mới và phát triển hơn.
Như vậy, với hệ thống hạ tầng giao thơng ngày càng hồn thiện cùng nhiều chính sách ưu
đãi về đầu tư, quỹ đất dành cho bất động sản cơng nghiệp bậc nhất Đơng Nam Bộ, Bình Phước
đang là ngôi sao mới về thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Đây cũng là đòn bẩy đột phá kinh tế,
tăng trưởng dân số cho địa phương, tạo nền tảng gia tăng giá trị bất động sản nhanh và bền
vững, nhưng đồng thời cũng cần theo một lộ trình rõ ràng và hợp lý.
3.2 Tổng quan thị trường bất động sản Bình Dương
Thị trường bất động sản cả nước nói chung và bất động sản Bình Dương nói riêng đều có
chu kỳ phát triển và suy thối riêng. Sự phát triển này phụ thuộc vào những tác động chung của
nền kinh tế cả nước. Đồng thời, trong bối cảnh thị trường tại TP.HCM vướng mắc pháp lý, quỹ
đất thu hẹp dần thì Bình Dương là nơi ghi nhận sự gia tăng nguồn cung về căn hộ mạnh mẽ
nhất trong 3 năm qua. Trong đó, 2 thành phố mới giáp ranh với TP.HCM là Dĩ An và Thuận
An nổi lên với hàng loạt dự án mới với mức giá bán không ngừng leo thang bởi địa thế tiếp
giáp. Theo thống kê, trong năm 2019, Bình Dương có khoảng 12.000 căn hộ tập trung ở TP. Dĩ

An, Thuận An, Thủ Dầu Một, gấp 5 lượng dự án nhà phố, căn hộ trong năm 2018 cộng lại. Đến
năm 2020, lượng căn hộ tại Bình Dương đạt gần 20.000 căn, chiếm đến 35% tổng nguồn cung
căn hộ của khu vực phía Nam. Trong 2 năm thị trường này có thêm gần 40.000 căn hộ.
429


Nguồn cung mới gia tăng ồ ạt nhưng giá bán phân khúc căn hộ tại thị trường này cũng
tăng cao. Trước đây, một vài dự án có vị trí nằm “sát vách” TP.HCM mở bán với giá chỉ tầm
trên dưới 1 tỷ đồng/căn thì nay các dự án mới mở bán đã giao động trên dưới 2 tỷ đồng (tương
đương 33 - 38 triệu đồng/m2). Cuối năm 2019 và đầu 2020, hàng loạt dự án mới ra mắt tại Bình
Dương đã công bố mức giá rất cao lên đến 40 triệu đồng/m2. Mức giá này không thua kém mặt
bằng giá tại nhiều dự án căn hộ ở TP.HCM, thậm chí vượt mặt một số khu vực thuộc TP.HCM.
Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường
bất động sản Bình Dương vẫn nhộn nhịp và giá bán vẫn tiếp tục tăng. Một trong những ngun
nhân chính là do tỉnh này có dân số khoảng 2,4 triệu, trong đó hơn 50% là dân nhập cư dẫn đến
nhu cầu nhà ở lớn. Bên cạnh đó nền cơng nghiệp rộng lớn - chiếm 1/4 diện tích khu cơng nghiệp
tồn miền Nam với nhu cầu tăng thêm lao động mới từ 30.000 - 40.000 người mỗi năm. Từ đó,
nhà ở là nhu cầu cần được giải quyết cấp thiết tại Bình Dương. Hiện nay quỹ đất dành cho nhà
ở tại Bình Dương ngày càng ít và tính pháp lý trong quản lý ngày càng được chú trọng nên sự
bùng nổ thị trường BDS diễn ra có trật tự hơn.
Với những tiềm năng như: Đầu tiên là hạ tầng tại Bình Dương được đầu tư đồng bộ, giúp
việc di chuyển đến TP.HCM hay các tỉnh lân cận rất nhanh chóng và dễ dàng. Tiếp theo là
chính sách liên quan đến FDI tốt, thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài cùng lượng chuyên
gia lớn dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao. Điều này làm tiềm năng bất động sản Bình Dương được
đánh giá sẽ phát triển bền vững trong những năm tới bởi hàng loạt các yếu tố cộng hưởng. Mặt
khác, xu hướng dịch chuyển đầu tư về những khu vực giàu tiềm năng phát triển bất động sản
cơng nghiệp cũng biến Bình Dương - "thỏi nam châm” hút FDI - thành điểm đến hàng đầu. Quy
luật tất yếu, sự phát triển bất động sản công nghiệp sẽ kéo theo bất động sản nhà ở gia tăng.
Không chỉ vậy, sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kinh tế của Bình Dương đã có
dấu hiệu khởi sắc và phục hồi nhanh chóng, đưa các lĩnh vực gần như đi vào quỹ đạo bình

thường, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, hạ tầng kỹ thuật và bất động sản. Thành quả này là
nhờ vào sự nỗ lực quản lý cũng như các chính sách hợp lý của chính quyền Bình Dương cùng
với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông và mạng lưới khu công nghiệp đã được quy
hoạch và triển khai bài bản trước đây.
Hiện nay, Bình Dương đã trở thành điểm cực phát triển trọng điểm, bật lên từ chính thế
mạnh hạ tầng và vai trị thiết yếu trong chuỗi cung ứng tồn cầu. Tốc độ phát triển như vũ bão
của thủ phủ công nghiệp đứng đầu cả nước đang là nhân tố chủ lực kéo theo sự phát triển rầm
rộ của bất động sản nhà ở, đặc biệt là phân khúc căn hộ, đất nền. Trong thời gian tới cùng với
phía Đơng Sài Gịn, thị trường bất động sản Bình Dương sẽ sơi động hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động xây dựng còn tồn tại một số điểm bất cập. Điển hình
như ý thức người dân chưa cao và cố tình vi phạm nhằm sớm đưa các cơng trình vào sử dụng
theo mục tiêu, kế hoạch để thu lại các lợi ích từ cơng trình xây dựng. Đồng thời một số dự án
xây nhà bán với kết cấu kém chất lượng. Hay việc phân lô bán nền trước đây chưa được xử lý
dứt điểm bởi chủ đầu tư các dự án khơng thể hồn thành các thủ tục pháp lý về đất đai, xây
dựng, lực lượng quản lý mỏng trên địa bàn rộng lớn và quy định xử phạt khơng đủ sức răn
đe…nên vẫn cịn các trường hợp lừa đảo xảy ra.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã tăng cường công tác phối hợp giữa các lực
lượng để kịp thời quản lý, kiểm tra, xử lý xử lý kiên quyết, dứt điểm vi phạm xây dựng. Đồng
430


thời, tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương phù hợp với tình hình thực tiễn quản lý, theo hướng xác
định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tăng cường hiệu quả cơng tác phối
hợp. Từ đó dần dần đưa các hoạt đi vào khuôn khổ hơn.
3.3 Một số hạn chế trên thị trường bất động sản Bình Phước
- Hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản vẫn còn một số quy định chồng
chéo, chưa rõ ràng gây khóa khăn trong thủ tục đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng thủ tục đầu
tư dự án bị kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường bất động sản.
- Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi nguồn cung nhà ở giá

rẻ, nhà ở xã hội vẫn thiếu so với nhu cầu thực tế bỡi số dân nhập cư ngày càng nhiều.
- Các thông tin về thị trường bất động sản vẫn chưa đầy đủ và thiếu thống nhất, chưa bảo
đảm công khai minh bạch (như thông tin về quy hoạch, các dự án được thế chấp ngân hàng,
tính pháp lý của từng dự án…) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số
địa phương như Chơn Thành, Đồng Phú…như hiện nay.
- Giá nhà ở, đặc biệt là tại khu vực đô thị mới, có xu hướng tăng so với mặt bằng thu nhập
chung của người dân. Nguyên nhân là do giá đất tại một số địa phương được điều chỉnh tăng,
giá một số vật liệu xây dựng trong thời gian qua cũng tăng đột biến.
- Vẫn còn các dự án bất động sản chưa đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh
vẫn đưa ra giao dịch, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, đồng thời gây mất trật tự an
ninh xã hội.
- Giao dịch bất động sản sơ cấp khó kiểm sốt, nhiều rủi ro cho khách hàng do không bắt
buộc giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản.
- Hoạt động môi giới bất động chưa được kiểm soát tốt, đặc biệt các cá nhân hoạt động
môi giới bất động sản tự do, không được đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động
sản, còn khá phổ biến.
- Một số hoạt động tự tổ chức của các công ty bất động sản tại các khu vực ở Bình Phước
diễn ra khơng được kiểm tra xác thực tính chất nghiêm túc gây ảnh hưởng người dân.
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cịn chậm, khó khăn kéo dài trong nhiều năm dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện của
người dân và ảnh hưởng đến giao dịch của thị trường bất dộng sản.
- Tình trạng đăng ký chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời
gian qua gây mất trật tự, mất kiểm sốt.
3.4 Mơ hình quản lý thị trường bất động sản
Hiện nay chuyển đổi số đang diễn ra một cách nhanh chóng trong các ngành ứng dụng
cơng nghệ cao trong nhiều ngành nghề. Cùng với đó, các sản phẩm bất động sản đã chuyển dần từ
sản phẩm cơ bản sang nhiều hình thái khác nhau như: bất động sản căn hộ, bất động sản cho thuê
nghỉ dưỡng, bất động sản logistics, bất động sản phức hợp, bất động sản thông minh,… Việc quản
lý bất động sản cũng trở nên ngày càng phức tạp. Chính điều này thơi thúc các cơ quan nhà nước
cũng như các doanh nghiệp bất động sản đang mạnh mẽ ứng dụng chuyển đổi số như một phương

thức để chuyển mình, phù hợp với thực tiễn hoạt động và mơ hình phát triển tại Việt Nam.
431


Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng cần các thông tin minh bạch như quy hoạch, các yêu
cầu hay chỉ dẫn trong luật, các thông tin minh bạch về sản phẩm bất động sản. Để đáp ứng sự
thay đổi của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã thực hiện ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT), triển khai một số phần mềm ứng dụng như sàn giao dịch bất động sản
trực tuyến, liên kết thanh toán qua các kênh trung gian,… hoặc sử dụng các công nghệ trong
vận hành đầu tư xây dựng như 3D, BIM, LANDSOFT…
Bảng 1. Phân tích SWOT trong quản lý thị trường bất động sản Bình Phước

THREATS (-)

OPPORTUNTIES (+)

SWOT
ANALYSIS

O1: Đơ thị phát triển, có nhiều
chính
sách
ưu
đãi
O2: Thu hút nhiều vốn đầu tư
nước
ngồi
O3: Tỉnh nằm trên tuyến đường
huyết mạch nối dài các tỉnh Tây
Nguyên với TP. Hồ Chí Minh

T1: Đầu tư lớn các cơng trình
hạ
tầng
kỹ
thuật
T2: Chuyển số hóa đồng loạt
hoạt động quản lý thị trường
BDS
T3: Các vấn đề luật mới về tách
thửa, quản lý thị trường bất
động
sản
T4: Hoạt động tự do trong thị
trường

STRENGTHS (+)
S1: Bộ mặt kinh tế đơ thị phát
triển
S2: Bình Phước có nhiều quỹ
đất trống dành cho quy hoạch
S3: Tốc độ phát triển hạ tầng
mạnh
S4: Đội ngũ quản lý chuyên
môn
cao
S5: Tiềm năng phát triển mạnh
mẽ các khu công nghiệp
(S-O):
- Khai thác hoạt động nguồn xã
hội để huy động vốn, thu hút

vốn đầu tư nước ngồi.
- Thu hút dân nhập cư tại các
khu cơng nghiệp làm tăng nhu
cầu nhà ở và đất ở

WEAKNESSES (-)
W1: Hệ thống pháp luật liên quản
bất động sản còn chồng chéo
W2: Nguồn cung bất động sản giá rẻ
còn
thấp
W3: Giá bất động sản tăng mất kiểm
soát
W3: Giao dịch bất động sản sơ cấp
chưa
thể
kiểm
sốt
hết
W4: Thơng tin sản phẩm bất động
sản chưa đủ minh bạch
(W-O):
- Tăng cường các chính sách phát
triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho
người lao động có thu nhập thấp.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động
giao dịch bất động sản tự do.

(S-T):
- Xã hội hóa đầu tư bất động

sản, cung cấp các gói bất động
sản an toàn và minh bạch
- Khai thác các quỹ đất trống
hiệu quả cho các tiện ích xã hội
cũng như hộ trợ người có thu
nhập
thấp.
- Tạo điều kiện các doanh
nghiệp ứng dụng cơng nghệ, mơ
hình trong quản lý bất động sản

(W-T):
- Kiểm soát và hạn chế các rủi ro
trong
mua
bán
BDS.
- Phổ biến pháp luật thị trường bất
động sản rộng rãi.

Kết quả phân tích SWOT đã giúp đánh giá tiềm năng của địa phương thông qua phát huy
các thế mạnh và cơ hội để có chiến lược khắc phục các hạn chế và dự tính các rũi ro có thể xãy
ra. Từ đó định hướng công tác quản lý thị trường bất động sản theo một trật tự phát triển ổn
định và an toàn.
3.5 Bài học kinh nghiệm từ Bình Dương cho Bình Phước
Với một lợi thế tuyệt vời về nguồn nhân lực đó là điều mà ít tỉnh thành nào trong nước
làm được chính việc các nhà lãnh đạo Bình Dương thường xun có những cuộc tiếp xúc với
các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài để lắng nghe tâm tư nguyện vọng nhằm
hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn và trăn trở mà các doanh nghiệp này đang gặp phải. Qua
việc phát triển khu cơng nghiệp, tỉnh Bình Dương sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho người

lao động. Tạo được nguồn cung - cầu nhà ở tập trung từ đó phát triển bất động sản khu vực lên
tầm cao mới đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân nhập cư.
432


Bình Dương ln chú trọng xây dựng cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh. Tạo môi
trường kết nối từ các trường đại học, các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp trong và
ngồi nước. Đồng thời, tỉnh ln quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo, nâng cao khả năng tiếp cận, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào
thực tế sản xuất. Điều này kéo theo nền kinh tế phát triển đa dạng làm nền tảng cho thị trường
bất động sản hoạt động.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút dịng vốn FDI, Bình Dương sẽ chi vốn lớn hàng tỷ
đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những địn bẩy
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2020, Bình Dương đang trở thành điểm đến an toàn thu hút dòng
vốn FDI. Sự dịch chuyển dòng vốn khiến thị trường bất động sản tại “thủ phủ cơng nghiệp” phía
Nam bùng nổ chưa từng có trong những năm gần đây và hứa hẹn đến các năm tiếp theo.
Việc lập Đề án “thành phố thông minh” là niềm mơ ước của các cấp lãnh đạo cũng như người
dân của tỉnh Bình Dương. Nhằm mục tích phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống
cho người dân ở đây. Từ đó, thu hút được người dân đến Bình Dương để sinh sống và lập nghiệp.
Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức Quốc tế sẽ là một bàn đạp
vững chắc cho kinh tế Bình Dương phát triển. Đây sẽ là một lợi thế cho Bình Dương trở thành
trung tâm thương mại và tài chính đẳng cấp quốc tế. Khi đó sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn
đầu tư hơn từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Bên cạnh đó Bình Dương luôn phấn đấu thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý trong thị
trường bất động sản như:
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra đồng thời xử lý nghiêm
với các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan Đặc biệt, tăng
cường kiểm sốt chặt chẽ, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh bất động sản không đúng quy
định, không đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh.

- Tổ chức lập phê duyệt, công khai thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển
khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc
sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn
chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân
có liên quan, đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật liên
quan đến lĩnh vực bất động sản. Theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường
và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, khơng để xảy ra tình trạng sốt
giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.

4. KẾT LUẬN
Năm 2021 khép lại thêm đầy dãy khó khăn đối với lĩnh vực bất động sản từ đợt dịch
Covid-19, tuy nhiên cũng từ đó nhiều cơ chế mới được áp dụng giúp “khơi thông” thị trường
và kết thúc một năm nhiều biến động. Năm 2021 cũng là năm đầu tiên thực thi hàng loạt những
luật, bộ luật mới sửa đổi, bổ sung liên quan đến thị trường BĐS, như: Luật Đầu tư, Luật Kinh
433


doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế thu nhập DN... kết hợp với Luật
Xây dựng (sửa đổi) đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến việc chấp thuận
chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở, BĐS). Cùng với
đó, hàng loạt Nghị định, Thông tư thay thế, sửa đổi, bổ sung được ban hành với mục tiêu tháo
gỡ tối đa khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất
động sản nói riêng. Đây cũng là nhưng điểm mới giúp công tác quản lý thị trường bất động sản
Bình Dương trong nhiều năm qua đi vào quỹ đạo ổn định. Tạo ra nhiều hướng quản lý kinh
nghiệm giúp Bình Phước có thêm tầm nhìn mới trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn thanh Trà, TS. Nguyễn Đình Bồng, Giáo trình “Thị trường bất động sản” , Hà Nội 2004
2. Dự báo sự phát triển của bất động sản Bình Phước năm 2022, />3. Diệu Phan, Bất động sản Đông Nam Bộ 2022: Bùng nổ sau qng trầm vì đại dịch,
/>4. Góc nhìn mới nhất về thị trường bất động sản Bình Phước cuối năm 2021,

/>5. Giang Võ, Dự báo thị trường bất động sản Bình Dương 2022, blog.homenext.vn/tin-tuc-thitruong/bat-dong-san-binh-duong-2022
6. T. Hậu, Tăng cường cơng tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh,
/>
434



×