MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÚC CẢM TIÊU CỰC
Phạm Nguyễn Lan Phương1
1. Chương trình Tâm lý học, Khoa Sư phạm. Email:
TĨM TẮT
Xúc cảm có sự tác động mạnh mẽ đối với tư duy và hành động của con người, đặc biệt là
những xúc cảm tiêu cực. Con người không thể loại bỏ những xúc cảm tiêu cực ra khỏi đời sống
tâm lý. Thế nên, con người cần biết cách quản lý xúc cảm tiêu cực bằng cách thực hiện đồng
bộ các biện pháp như cân bằng xúc cảm tiêu cực và tích cực ngay khi có tác động của đối tượng
ngoại cảnh; chuyển hóa xúc cảm tiêu cực thành xúc cảm tích cực bằng cách nhìn nhận vấn đề
theo hướng lạc quan, tích cực; ln có ý thức vào các quá trình xúc cảm của bản thân; thường
xuyên dành thời gian ở một mình để trải nghiệm và suy ngẫm về các xúc cảm của bản thân; rèn
luyện khả năng thích ứng của bản thân với mọi hồn cảnh; tham gia những hoạt động lành
mạnh giúp giải tỏa xúc cảm và tăng cường lĩnh hội và trải nghiệm tri thức về các sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan thông qua các hoạt động và giao tiếp.
Từ khóa: biện pháp quản lý xúc cảm tiêu cực, quản lý xúc cảm tiêu cực, quản lý xúc cảm,
xúc cảm tiêu cực, xúc cảm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xúc cảm, tình cảm là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức
– tình cảm – hành động). Xúc cảm có một sức mạnh nhất định đối với tư duy và hành động của
con người. Khi có sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan tác động, não bộ con người sẽ
biểu thị xúc cảm trước nhận thức, tức là xúc cảm sẽ xuất hiện trước tư duy. Xúc cảm khơng chỉ
tác động mà cịn thúc đẩy thực hiện các phản ứng hành vi ngay lập tức. Theo đó, hành vi và lời
nói phụ thuộc rất lớn vào xúc cảm. Việc quản lý xúc cảm, nhất là các xúc cảm tiêu cực rất quan
trọng. Bởi nếu con người không quản lý tốt các xúc cảm tiêu cực sẽ làm cho con người giảm
sự tự tin, giảm lòng tự trọng và giảm cả nhiệt huyết đối với cuộc sống. Một khi xúc cảm tiêu
cực không được quản lý, chúng sẽ khiến con người có những suy nghĩ và hành động khơng theo
lý trí, sẽ rất dễ dẫn đến những hành vi sai trái. Ngoài ra, khi các xúc cảm tiêu cực kéo dài có thể
gây hại được biểu hiện qua sự tức giận bằng bạo lực với người khác thậm chí với chính mình. Do
vậy, con người cần biết cách quản lý xúc cảm tiêu cực của chính mình.
Trên thực tế, việc quản lý các xúc cảm tiêu cực khó hơn quản lý xúc cảm tích cực. Con người
dễ dàng để xúc cảm lấn át lý trí và quyết định hành động ngay lúc những xúc cảm tiêu cực còn đang
hiện hữu. Phần lớn con người đều nhận thức được xúc cảm của bản thân ngay tại thời điểm đó
nhưng lại khơng biết cách quản lý và thể hiện xúc cảm làm sao cho phù hợp. Chính vì vậy, việc
quản lý xúc cảm tiêu cực trở thành một kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp con người khơng những có
quan hệ tốt với nhau mà cịn có thể tránh khỏi những tình huống gây căng thẳng, xung đột.
Để quản lý tốt các xúc cảm tiêu cực, con người cần có những hiểu biết nhất định về bản
634
chất của xúc cảm con người nói chung và xúc cảm tiêu cực nói riêng, đồng thời thực hiện được
những biện pháp quản lý chúng.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÚC CẢM TIÊU CỰC
Trong bài viết này, đối tượng mà chúng tơi hướng đến chính là những biện pháp quản lý
xác cảm tiêu cực. Và chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận (sưu tầm, đọc,
tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan) để phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa
những lý luận về xúc cảm tiêu cực. Song song đó, chúng tôi cũng khái quát và hệ thống lại
những trải nghiệm/ kinh nghiệm về quản lý xúc cảm tiêu cực của chính bản thân chúng tơi trong
q trình sống, học tập và làm việc.
2.1. Một số khái niệm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về xúc cảm. Theo tác giả Vũ Dũng, xúc cảm “là sự
phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hồn cảnh, tức mối quan
hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của cơ thể, dưới hình thức rung
động trực tiếp” (Vũ Dũng, 2008). Hay theo tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm xúc cảm “là
một quá trình tâm lý, biểu hiện thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có
liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng ”.
(Trần Trọng Thủy, 2002).
Có nhiều cách phân loại xúc cảm, trong bài viết này, chúng tôi sử dụng cách phân loại
xúc cảm thành 2 loại chính: xúc cảm tích cực và xúc cảm tiêu cực. Xúc cảm tích cực (hứng thú,
vui vẻ, hạnh phúc, hài lòng …) làm con người dễ chịu và cảm thấy tốt hơn, “có tác dụng thúc
đẩy con người, đưa con người vào trạng thái căng thẳng hoặc làm cho con người cảm thấy một
sự trào dâng đặc biệt”. (Đồng Văn Toàn, 2018). Xúc cảm tiêu cực (bực bội, cáu gắt, giận dữ,
lo lắng, buồn bã, sợ hãi, buồn bã, tức giận, hoảng loạn, chán nản, âu sầu, phiền muộn…) “gây
ra trạng thái dửng dung, thờ ơ, …. hạ thấp hoạt động sống, hạ thấp nghị lực của con người”.
(Đồng Văn Tồn, 2018) làm con người khó chịu, nặng nề, đau đớn, ức chế và hầu như đã là
con người không ai muốn trải nghiệm loại xúc cảm này và ln muốn loại bỏ nó.
Trong bài viết này, quản lý xúc cảm tiêu cực được hiểu đó là khả năng hiểu rõ xúc cảm
tiêu cực đang hiện diện trong bản thân, thấu hiểu được xúc cảm tiêu cực của người khác, phân
biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để điều khiển, điều chỉnh tư duy và hành động
của mình. Nói cách khác, quản lý xúc cảm tiêu cực là khả năng con người kiểm sốt, điều chỉnh
xúc cảm cho phù hợp trong những tình huống giao tiếp.
2.2. Tổng quan về bản chất xúc cảm trong đời sống tâm lý con người
Để có thể quản lý tốt những xúc cảm tiêu cực, con người cần có những hiểu biết nhất định
về bản chất của xúc cảm trong đời sống tâm lý con người.
Xúc cảm là vấn đề được chú trọng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực gồm tâm lý học, khoa
học thần kinh,…. Dù xúc cảm được tìm hiểu ở góc nhìn nào thì bản chất của xúc cảm chính là
sự rung động, là phản ứng của con người trước sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Xúc cảm
con người có đặc điểm là quá trình tâm lý (các xúc cảm diễn ra trong thời gian tương đối ngắn,
có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng), luôn ở trạng thái hiện thực (các xúc cảm
được thể hiện ra nên ngồi thơng qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, giọng nói…), có tính nhất thời,
635
biến đổi và phụ thuộc vào tình huống (xúc cảm của con người không ổn định, luôn thay đổi
theo sự tác động của ngoại cảnh) (Nguyễn Quang Uẩn, 2007)
Có nhiều quan điểm về nguồn gốc của xúc cảm. S.Freud cho rằng xúc cảm xuất phát từ
năng lượng tính dục và bản năng. Thuyết Jemce -Langer về xúc cảm và cho rằng sự xuất hiện
xúc cảm là kết quả của những tác động bên ngoài, của các thay đổi nội tại trong phạm vi vận
động chú ý và không chú ý. Trong bài viết này, chúng tôi thống nhất với quan điểm nguồn gốc
của xúc cảm tiêu cực trong mỗi con người liên quan tới nhu cầu và động cơ của con người. Có
nghĩa là xúc cảm của con người gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong một
hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được thỏa mãn, nhưng một số nhu cầu khác lại bị kìm hãm
hoặc khơng được thỏa mãn, tương ứng với điều đó sẽ làm nảy sinh xúc cảm tiêu cực.
Xúc cảm tiêu cực là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm. Nó có đặc điểm là xảy ra
nhanh, mạnh, do những sự vật, hiện tượng trọn vẹn gây ra; có tính chất khái qt và được chủ
thể ý thức rõ ràng. Xúc cảm tiêu cực có hai mặt phản ánh là xúc động và tâm trạng. Xúc động
là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh xảy ra trong một thời gian ngắn, khi xảy ra con
người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình.
Tâm trạng tiêu cực là một dạng của xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại
trong khoảng thời gian tương đối lâu dài, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của con người, gây
ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của con người trong một khoảng thời gian khá dài. (Phạm
Minh Hạc, 1994). Gần đây, các nhà tâm lí học chú ý đến một trạng thái xúc cảm đặc biệt, gọi
là trạng thái căng thẳng (stress). Stress là trạng thái căng thẳng về xúc cảm và trí tuệ. Đó là
những trạng thái xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, trong những tình huống
phải chịu đựng những nặng nhọc về thể xác và tinh thần, hoặc trong điều kiện phải giải quyết
những hành động nhanh chóng và trọng yếu.
Từ những lý luận về bản chất của xúc cảm, chúng tôi cho rằng con người không thể loại
bỏ xúc cảm tiêu cực ra khỏi đời sống tâm lý mà con người chỉ có thể hoặc làm ức chế hoặc làm
chuyển hóa/ tiêu biến xúc cảm tiêu cực bằng nhận thức và ý chí trong mỗi con người. Để làm
được điều này, đòi hỏi con người cần có những biện pháp quản lý xúc cảm tiêu cực.
2.3. Vai trò của quản lý xúc cảm tiêu cực trong đời sống con người
Từ việc hiểu các xúc cảm của chính mình và người khác, con người tránh được những
tình huống gây khó chịu, bối rối, những tình huống tranh chấp, xung đột, làm tổn thương đến
nhau, kiểm soát những hành vi không chuẩn mực, nhờ vậy mà con người dễ dàng tạo dựng
được những mối quan hệ tốt đẹp. Quản lý tốt các xúc cảm tiêu cực còn tạo ra hiệu quả trong
việc giảm bớt và chế ngự sự căng thẳng, tăng khả năng chịu đựng áp lực cao trong học tập và
công việc. Hơn thế nữa, quản lý tốt các xúc cảm tiêu cực còn giúp con người có được sức mạnh
nội tâm cũng như bản lĩnh để đối mặt và vượt qua được những nghịch cảnh của cuộc đời. Qua
đó, chúng ta nhận thấy, quản lý tốt các xúc cảm tiêu cực khơng chỉ giúp ích cho con người trong
học tập và cuộc sống mà còn giúp con người tiến gần hơn đến việc hoàn thiện bản thân.
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý xúc cảm tiêu cực
Xuất phát từ những lý luận về bản chất của xúc cảm, chúng tơi nhận thấy có những thuận
lợi nhất định trong việc quản lý xúc cảm tiêu cực. Thứ nhất, vì xúc cảm tiêu cực là những hiện
tượng tinh thần luôn ở trạng thái hiện thực nên con người dễ dàng nhận biết chúng đang tồn tại
ở chính mình và ở người khác. Thứ hai, xúc cảm tiêu cực ln mang tính chất tạm thời (dễ hình
636
thành và dễ mất đi) nên con người có nhiều cơ hội để luyện tập và chuyển hóa những xúc cảm
tiêu cực thành xúc cảm tích cực. Thứ ba, xúc cảm tiêu cực của con người ln phụ thuộc vào
tình huống thế nên con người có thể quản lý xúc cảm tiêu cực của chính mình bằng cách điểu
khiển, điều chỉnh và kiểm sốt được những tình huống/ hồn cảnh làm nảy sinh xúc cảm tiêu
cực. Thứ tư, xúc cảm là những hiện tượng tâm lý rất gần gũi, quen thuộc và gắn bó với mỗi con
người, thế nên bất kỳ nơi đâu, vào thời bất kỳ thời điểm nào con người cũng có thể chú tâm
quan sát, trải nghiệm và thực hành quản lý chúng.
Tuy nhiên, cũng có khơng ít những khó khăn trong việc quản lý xúc cảm tiêu cực. Thứ
nhất, xúc cảm tiêu cực là những hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong não bộ con người và
chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng và con người khác trong hiện thực khách quan. Mà
các yếu tố trong hiện thực khách quan luôn vận động và biến đổi không ngừng nên các hiện
tượng xúc cảm tiêu cực trong mỗi con người cũng hết sức đa dạng và phong phú nên rất khó để
quản lý chúng. Thứ hai, nguồn gốc làm nảy sinh các xúc cảm tiêu cực là do nhu cầu, lòng ham
muốn của con người. Khi nào con người cịn có mong muốn được thỏa mãn nhu cầu từ những
sự vật, hiện tượng và con người khác trong thế giới khách quan thì khi đó những xúc cảm tiêu
cực trong mỗi con người sẽ vẫn tồn tại và hiện diện. Bởi vì khơng phải lúc nào những yếu tố
trong ngoại cảnh cũng khiến cho nhu cầu của con người được thỏa mãn. Thế nên để quản lý tốt
các xúc cảm tiêu cực đòi hỏi con người phải biết tiết chế những nhu cầu, lịng ham muốn của
bản thân, thậm chí phải từ bỏ luôn một một số nhu cầu. Thực tế cho thấy, việc làm chủ nhu cầu
và ham muốn trong mỗi con người là khơng dễ dàng. Nó địi hỏi con người phải có sự thơng
hiểu về bản chất của cuộc đời, phải có nghị lực kiên cường, ý chí dũng mãnh cũng như niềm
tin vững chắc và quyết tâm thực hiện với ý muốn thiết tha chuyển hóa xúc cảm tiêu cực.
2.5. Một số biện pháp quản lý xúc cảm tiêu cực
Nhóm biện pháp 1: “Chữa trị”
- Mục đích: Đối trị với xúc cảm tiêu cực khi chúng đang hiện hữu, đưa con người trở về
với trạng thái tâm lý cân bằng.
Biện pháp 1: Cân bằng xúc cảm tiêu cực và tích cực ngay khi có tác động của đối tượng
ngoại cảnh.
Khi nhận thấy sự thay đổi xúc cảm một cách thái quá thì phải giữ cho bản thân trong trạng
thái im lặng tuyệt đối từ bên ngoài đến bên trong. Trạng thái im lặng bên ngồi có nghĩa là dừng
lại việc nói ra bên ngồi bằng lời. Và trạng thái im lặng bên ngoài sẽ thực hiện được một cách
dễ dàng nếu bản thân giữa được trạng thái im lặng bên trong. Trạng thái im lặng bên trong chính
là việc dừng lại những suy nghĩ, tư duy về đối tượng đang tạo cho bản thân những xúc cảm hiện
có và thay vào đó là sự tập trung chú ý, suy nghĩ và tư duy đến đối tượng khác chính là trạng
thái xúc cảm hiện có của chính mình và ngay khi đó bản thân sẽ nhận diện và gọi tên được một
cách rõ ràng trạng thái xúc cảm đang hiện hữu. Nhờ việc hướng sự tập trung chú ý vào chính
nội tâm của mình mà bản thân giữ được sự bình ổn trong xúc cảm và tỉnh táo trong nhận thức
để có thể hiểu được nguồn gốc và nguyên nhân nào gây ra xúc cảm hiện hữu của bản thân và
từ đó bản thân có thể điều khiển, điều chỉnh lại xúc cảm theo như mong đợi.
Biện pháp 2: Chuyển hóa xúc cảm tiêu cực thành xúc cảm tích cực bằng cách nhìn nhận
vấn đề theo hướng lạc quan, tích cực
637
Nguồn gốc của xúc cảm tình cảm trong mỗi con người luôn bắt nguồn từ nhu cầu. Khi đối
tượng thỏa mãn nhu cầu thì bản thân thường sẽ có những trạng thái xúc cảm tích cực, dễ chịu.
Ngược lại, khi đối tượng khơng thỏa mãn nhu cầu thì bản thân sẽ có những trạng thái xúc cảm
tiêu cực, khó chịu. Thế nên, việc chuyển hóa xúc cảm tiêu cực thành xúc cảm tích cực sẽ được
thực hiện dễ dàng nếu như bản thân biết làm chủ (điều khiển, điều chỉnh) nhu cầu của mình, thậm
chí nếu cần thiết có thể từ bỏ nhu cầu đó. Ngồi ra, bản thân cũng có thể chuyển hóa xúc cảm tiêu
cực thành xúc cảm tích cực bằng cách làm chủ (điều khiển, điều chỉnh) nhận thức của bản thân
về đối tượng đang gây ra xúc cảm tiêu cực cho bản thân. Một trong những đặc trưng trong tâm lý
tình cảm con người là mang tính nhận thức. Nói một cách khác, nhận thức và xúc cảm tình cảm
có mối quan hệ qua lại với nhau. Chính nhận thức, nó là “cái lý” của tình cảm nên có thể nói
những xúc cảm, tình cảm hiện hữu ở mỗi con người là do sự tác động, ảnh hưởng của nhận thức.
Nhận thức tích cực sẽ dẫn đến xúc cảm tích cực và ngược lại nhận thức tiêu cực sẽ dẫn đến xúc
cảm tiêu cực. Thế nên, ngay khi bản thân đang hiện hữu những xúc cảm tiêu cực, bản thân cần
bình tĩnh xem xét lại cách nhận thức đối tượng. Bản thân cần thay đổi tư duy theo hướng lạc quan,
tích cực về đối tượng trên tinh thần thiện ý, hiểu được những góc khuất, những trắc ẩn, những
khó khăn của đối tượng để có thể cảm thơng cho những gì đối tượng đã gây ra cho mình và khi
đó bản thân sẽ dễ dàng cảm thơng và tha thứ cho đối tượng. Và chính từ cách nhận thức đối tượng
như vậy, bản thân sẽ chuyển hóa được những xúc cảm tiêu cực và thay vào đó là những xúc cảm
tích cực trên nền tảng của sự thương u và tha thứ.
Nhóm biệp pháp 2: “Phịng ngừa”
Mục đích: Giúp con người hạn chế được sự nảy sinh những xúc cảm tiêu cực, tạo “sức đề
kháng”, khả năng chống chọi với xúc cảm tiêu cực.
Biện pháp 1: Ln có ý thức vào các q trình xúc cảm của bản thân
Trong quá trình hoạt động và giao tiếp với các đối tượng bên ngồi, con người khơng
những ý thức các đối tượng nào đang tác động đến bản thân, mà cịn phải hướng ý thức đó vào
chính trạng thái tâm lý của bản thân để biết được phản ứng xúc cảm của bản thân đến đối tượng
là như thế nào, có phù hợp hay chưa. Con người phải chấp nhận những tác động của ngoại
cảnh và thừa nhận xúc cảm hiện có của bản thân và cần xem nó là một phản ứng tâm lý bình
thường, tránh sự tự phê phán lên các phản ứng đó để các phản ứng xúc cảm không bị chồng
chéo lên nhau, rất khó để kiểm sốt. Ngồi ra, trong những tình huống bình thường, con người
có thể dùng những biện pháp ghi nhớ để nhắc nhở bản thân chú ý đến trạng thái xúc cảm của
mình để hình thành thói quen chú ý đến trạng thái tâm lý của nội tâm. Và trong những tình
huống nhất định sẽ có những tác động gây nên những xúc cảm mạnh, con người cần giữ được
bình tĩnh, ln ln tự nhắc nhở bản thân phải chú ý đến xúc cảm của mình và phải có ý nghĩ
và hành vi nhằm hướng tới sự kiểm soát xúc cảm theo ý muốn của bản thân. Cuối cùng, con
người cần cần quan sát, để ý những xúc cảm của những người xung quanh cũng như cách hành
xử của họ cũng là một cách nhắc nhở bản thân chú ý đến xúc cảm, hành vi của mình.
Biện pháp 2: Thường xuyên dành thời gian ở một mình để trải nghiệm và suy ngẫm về
các xúc cảm của bản thân.
Lập kế hoạch dành một khoảng thời gian trong ngày, ngồi một mình đối mặt với chính
mình để hồi tưởng, suy ngẫm lại các xúc cảm của bản thân và ghi nhận lại toàn bộ chân dung
xúc cảm của bản thân trong một ngày, một tuần, một tháng... Thường xuyên độc thoại nội tâm
638
để có thể lý giải nguồn gốc, nguyên nhân gây nên các xúc cảm và tìm cách duy trì xúc cảm
mong đợi cũng như chuyển hóa những xúc cảm khơng mong đợi.
Ghi chú, lập danh sách tác động của ngoại cảnh đã gây nên những xúc cảm và hệ thống
lại phản ứng xúc cảm của bản thân với những tác động đó một cách trung thực và khách quan.
Sau đó, tự tưởng tượng lại tình huống rồi giải quyết chúng bằng nhiều cách khác nhau, từ đó
cho ra những phương án ứng phó tốt nhất cho từng tình huống. Đồng thời so sánh những biểu
hiện trước đó và bây giờ để xem sự tiến bộ trong biểu hiện thái độ, hành vi. Cuối cùng, sắp xếp
lại tâm trí để sẵn sàng tâm thế đối mặt với các tình huống sắp tới trong cuộc sống.
Biện pháp 3: Rèn luyện khả năng thích ứng của bản thân với mọi hồn cảnh
Con người có thể rèn luyện khả năng thích ứng của bản thân với mọi hoàn cảnh bằng cách
tận dụng những hoàn cảnh sống thực tế của bản thân (có thể là thuận cảnh và cũng có thể là
nghịch cảnh) để trải nghiệm sự hiện diện của những xúc cảm cũng như sự trải nghiệm những
cách duy trì hoặc vượt qua các xúc cảm. Ngồi ra, con người cũng có thể tự tạo, tự tìm kiếm
cho mình những hồn cảnh sống mới, mơi trường học tập và làm việc mới có nhiều thử thách
để bản thân có cơ hội được hịa nhập và thích ứng với mơi trường.
Biện pháp 4: Tham gia những hoạt động lành mạnh giúp giải tỏa xúc cảm
Giải tỏa xúc cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quản lý xúc cảm tiêu cực.
Con người chỉ có thể hoạt động và giao tiếp tốt trong trạng thái tinh thần bình ổn. Dù là xúc
cảm tích cực hay tiêu cực nếu không được giải tỏa cũng sẽ gây ra sự mất cân bằng xúc cảm dễ
dẫn đến những hành vi không phù hợp. Không phải cách thức giải tỏa nào cũng đem đến sự
bình tâm cho con người. Và chỉ có những cách thức giải tỏa xúc cảm bằng những hoạt động
lành mạnh mới giúp bản thân quản lý tốt các xúc cảm tiêu cực.
Để giải tỏa xúc cảm, con người có thể tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh như chơi
những mơn thể thao (đá bóng, bóng rổ,…), những hoạt động nghệ thuật (hội họa, âm nhạc,…),
những hoạt động nhẹ (đọc sách, nghe nhạc,…) và thường xuyên tập thể dục. Con người cũng
nên chọn những hoạt động tham gia cho phù hợp nhất với bản thân mà không gây ra căng thẳng,
tác dụng ngược. Khơng nên tìm đến những hoạt động gây tác động xấu đến mặt xúc cảm như
xem những bộ phim gây ra xúc cảm mạnh hoặc khi tham gia thể thao, chơi game quá để ý đến
chuyện thắng thua vì như vậy không làm giải tỏa được xúc cảm mà cịn gây căng thẳng.
Đồng thời, tích cực tìm kiếm và tham gia những hoạt động xã hội để có cơ hội tiếp cận
với đa dạng các con người trong các hoàn cảnh sống để hiểu thêm về cuộc đời, từ đó có thể có
thêm niềm tin, nghị lực sống cho bản thân. Sắp xếp thời gian thư giãn tinh thần cuối mỗi ngày
học tập và làm việc nhằm giải tỏa áp lực, căng thẳng và tiếp xúc thường xuyên với những nguồn
xúc cảm tích cực.
Biện pháp 5: Tăng cường lĩnh hội và trải nghiệm tri thức về các sự vật hiện tượng
trong thế giới khách quan trong các hoạt động và giao tiếp
Có thể nói tâm lý con người chỉ có thể được hình thành và bộc lộ trong hoạt động và
thơng qua hoạt động, trong đó có giao tiếp. Nhờ có hoạt động và giao tiếp mà con người sẽ tiếp
thu, lĩnh hội được những tri thức, kinh nghiệm sống, những chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong
xã hội. Nhờ có hoạt động và giao tiếp mà con người sẽ nhận ra chính bản thân mình đang có
những ưu điểm và hạn chế gì. Và cũng nhờ hoạt động và giao tiếp mà con người có cơ hội vận
639
dụng kiến thức vào trong các tình huống ứng xử để rèn luyện kỹ năng cho bản thân trong đó có
kỹ năng quản lý xúc cảm. Thế nên, con người cần có những hoạt động và giao tiếp một cách đa
dạng và phong phú để có thêm tri thức về cuộc đời, để biết khả năng quản lý xúc cảm của mình
đến đâu và để có mơi trường thực hành quản lý xúc cảm.
Các biện pháp vừa nêu có mối quan hệ tác động qua lại và thống nhất với nhau từ nhận
thức đến hành vi. Để có thể quản lý tốt các xúc cảm tiêu cực, con người cần thực hiện đồng độ
các biện pháp trên một cách thường xuyên và thiện xảo.
Trong trường hợp dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng con người vẫn không thể tự quản lý xúc
cảm thông qua một số biện pháp trên, chúng ta nên nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm
lý hoặc bác sĩ tâm thần.
3. KẾT LUẬN
Xúc cảm là thành phần không thể thiếu trong đời sống tâm lý của mỗi người. Xúc cảm là
động lực thúc đẩy hành vi cá nhân hoạt động có hiệu quả, nhưng đồng thời xúc cảm tiêu cực
nằm ngồi tầm kiểm sốt sẽ khiến hành động trở nên lệch lạc. Quản lý xúc cảm tiêu cực là một
kỹ năng cần thiết, hoàn tồn có thể học tập, rèn luyện được trên nền tảng nhận thức, nghị lực
và ý chí. Để quản lý tốt xúc cảm tiêu cực, chúng ta cần thực hiện những những biện pháp “chữa
trị” những xúc cảm tiêu cực đang hiện hữu bằng cách cần bằng và chuyển hóa xúc cảm tiêu cực
thành tích cực và biện pháp “phịng ngừa” để hạn chế được sự nảy sinh những xúc cảm tiêu
cực, tạo “sức đề kháng”, khả năng chống chọi với xúc cảm tiêu cực bằng ý thức, sự thích ứng,
sự trải nghiệm và suy tư…. Cần có sự kết hợp đồng bộ các biện pháp một cách thường xuyên
và thiện xảo sẽ giúp cho việc quản lý xúc cảm tiêu cực đạt kết quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa.
Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1994). Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục.
Đồng Văn Toàn (chủ biên) (2018). Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Huế.
Trần Trọng Thủy (2002), Những vấn đề lý luận về trí tuệ và chỉ số IQ, Đề cương báo cáo khoa học,
Đề tài KX-05-06, Hà Nội.
5. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007). Tâm lý học. Nhà xuất bản Giáo dục.
640