Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số biện pháp quản lý chương trình đào tạo hệ Cao đẳng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.43 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

LÊ QUỐC THÀNH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ
CAO ĐẲNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC

HÀ NỘI - THÁNG 10 NĂM 2006


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, cho phép tôi được bày tỏ lời cám ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm,
các Thầy, Cô giáo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Khoa Sư phạm - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại
Khoa. Tôi xin cám ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp truyền đạt tri thức khoa
học, kinh nghiệm cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục khóa 3.
Tôi cũng xin chân thành cám Ban Giám Hiệu, các phòng, khoa chức năng và
đồng nghiệp cũng như các bạn sinh viên cao đẳng khóa 1, 2 trong Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia và hoàn thành
khóa học bổ ích này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện cho tôi có thời


gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Trần Khánh
Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài khoa học một cách tận tình.
Do kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khoa học còn thiếu cùng với
quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn cho nên chắc chắn không tránh
khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Chính vì vậy, tôi rất mong muốn được các Thầy,
Cô giáo, Ban Chủ nhiệm khoa sư phạm cũng như bạn bè đồng nghiệp tham gia
đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn để có thể ứng dụng hiệu quả hơn
trong hoạt động giảng dạy tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, qua đó đóng góp
một phần nhỏ bé của mình vào việc quản lý hoạt động đào tạo của Nhà trường
trong tình hình mới và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành Du lịch Việt Nam nói chung.
Hà nội, tháng 10 năm 2006
TÁC GIẢ

Lê Quốc Thành


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ...................................................................................

5

1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................

5


2.

Mục đích nghiên cứu ...............................................................

6

3.

Nhiệm
vụ
nghiên
....................................................

4.

Khách
thể

đối
.........................................

cứu

cụ

thể

6

nghiên


cứu

6

5.

Giả thuyết khoa học ................................................................

6

6.

ý nghĩa của luận văn ...............................................................

6

7.

Phương pháp nghiên cứu .........................................................

7

8.

Cấu trúc của luận văn ...........................................................

7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO

8

1.1.

Một
số
khái
niệm
...........................................................

bản

8

1.1.1.

Quản
.........................................................................................



8

1.1.2.

Đào tạo ....................................................................................

9


1.1.3.

Chương trình đào tạo ...............................................................

9

1.1.4.

Chất lượng ...............................................................................

10

1.1.5.

Chất lượng đào tạo ..................................................................

12

1.2.

Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý chương trình đào tạo

12

tượng





1.2.1.

Quản

giáo
...........................................................................

1.2.2.

Quản

chương
.....................................................

1.3.

Các cơ sở pháp lý quản lý chương trình đào tạo hệ cao đẳng

24

1.3.1.

Luật Giáo dục 2005 .................................................................

24

1.3.2.

Điều lệ trường cao đẳng ........................................................


25

1.3.3.

Chương trình khung ................................................................

27

1.3.4.

Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 04/1999/QĐBDG&ĐT

28

1.3.5.

Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐBDG&ĐT

31

Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo và quản lý chƣơng trình đào tạo hệ
cao đẳng tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội

34

2.1.

Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
......................


34

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................

34

2.1.2.

Chức
năng,
nhiệm
...............................................................

vụ

37

2.1.3.

Cơ cấu tổ chức
.....................................

trường

40

2.1.4.


Quy mô, chất lượng đào tạo ...................................................

43

2.1.5.

Hệ thống cơ sở vật chất sư phạm ...........................................

44

2.2.

Thực trạng quản lý chương trình đào tạo hệ cao đẳng tại
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

47

2.2.1.

Nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà trường .....

47



đào

trình

quy




của

dục

12

tạo

18


2.2.2.

Phân cấp tổ chức quản lý chương trình đào tạo ......................

48

2.2.3.

Tổ chức thiết kế chương trình ................................................

49

2.2.4.

Chỉ đạo thực hiện chương trình (Lập kế hoạch, chỉ đạo) ........


52

2.2.5.

Giám sát, đánh giá chương trình ............................................

57

Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý chƣơng trình đào tạo hệ cao đẳng
tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội

61

3.1.

Căn cứ để xây dựng biện pháp ............................................

61

3.1.1.

Yêu cầu phát triển của ngành Du lịch trong giai đoạn mới
.....

61

3.1.2.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 ....


63

3.1.3.

Chiến lược phát triển của trường ..........................................

64

3.1.4.

Thực tiễn công tác quản lý hệ cao đẳng ..................................

65

3.2.

Những biện pháp quản lý ....................................................

65

3.2.1.

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà
trường

65

3.2.2.

Chỉ đạo xây dựng chương trình chi tiết ..................................


68

3.2.3.

Tập huấn đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy ....................

70

3.2.4.

Lập kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện .............................

72

3.2.5.

Quản lý giáo án ....................................................................

73

3.2.6.

Xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo .................................

75

3.2.7.

Đánh giá, hoàn thiện nội dung chương trình ...........................


77

3.3.

Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp .................

79

Kết luận và khuyến nghị ....................................................

81

Kết luận ...................................................................................

81

1.


2.

Khuyến nghị ...........................................................................

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................

83


PHỤ LỤC ..............................................................................................

85


MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định "đưa ngành du
lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước". Đến Nghị quyết đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định “Tiếp tục mở rộng và nâng cao
chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, du lịch,
ngân hàng, bưu chính viễn thông” và “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại
hình du lịch”. Trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nước ta hiện nay, vấn
đề đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch đóng một vai trò hết sức
quan trọng. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và khách sạn đã tổng kết rằng
”việc xây dựng được khách sạn 5 sao không khó, nhưng nếu con người không đủ
tầm và trình độ để phục vụ trong khách sạn 5 sao thì sau 1-2 năm khách sạn sẽ trở
thành 1-2 sao”. Trong lĩnh vực dịch vụ, con người phục vụ mang tính chất quyết
định việc làm hài lòng hay không hài lòng khách, cho dù cơ sở vật chất kỹ thuật
còn yếu kém, nhưng thái độ phục vụ nhiệt tình, tận tình với khách, có nghiệp vụ
chuyên môn cao chắc chắn khách sẽ hài lòng. Để có người phục vụ như vậy đòi
hỏi phải đào tạo và bồi dưỡng họ trên những tiêu chuẩn sau: trình độ chuyên môn
(kỹ năng nghề nghiệp), năng lực giao tiếp, ý thức tổ chức kỷ luật và khả năng
ngoại ngữ. Đặc biệt đối với những người làm quản lý trực tiếp trong các bộ phận
của quá trình phục vụ khách du lịch. Những người này không chỉ cần có những
tiêu chuẩn như những người phục vụ mà cần phải có những kiến thức về quản lý và

điều hành cụ thể.
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được thành lập từ ngày 27/10/2003, trước
đó Nhà trường đào tạo nghề du lịch ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề. Từ khi được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng, Nhà trường được giao
thêm chức năng đào tạo cử nhân thực hành nghề du lịch. Để đáp ứng được nhu cầu
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch và xứng đáng là trường đầu ngành của
Du lịch Việt Nam, Nhà trường cần phải đổi mới, hoàn thiện ở rất nhiều lĩnh vực,
một trong những lĩnh vực đó là chương trình đào tạo.


Là một cán bộ làm công tác quản lý đào tạo của trường, bản thân tôi cảm
thấy hứng thú, quan tâm đến việc quản lý chương trình đào tạo, đặc biệt là hệ cao
đẳng, vì đây là chương trình đào tạo hoàn toàn mới đối với nhà trường nói riêng và
ngành du lịch nói chung. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện
pháp quản lý chương trình đào tạo hệ cao đẳng góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội”.
2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm ra những biện pháp quản lý chương trình đào tạo góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học hệ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
3.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

3.1

Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.


3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng chương trình đào tạo và quản lý chương
trình đào tạo hệ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
3.3 Đề xuất những biện pháp quản lý chương trình đào tạo hệ cao đẳng
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4.

KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo hệ cao đẳng tại Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chương trình đào tạo hệ cao đẳng
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
5.

GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Muốn nâng cao chất lượng, phát huy được hiệu quả của việc đào tạo hệ cao
đẳng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần sử dụng các biện pháp, quản lý khoa
học đồng bộ chương trình đào tạo hệ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội.
Nếu có các biện pháp quản lý khoa học đồng bộ chương trình đào tạo hệ cao
đẳng thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội.
6.

Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN


Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về các biện pháp quản lý chương trình
đào tạo hệ cao đẳng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng

Du lịch Hà Nội. Đề tài cung cấp một số các biện pháp quản lý để các cán bộ quản
lý đào tạo, quản lý học sinh - sinh viên cũng như giáo viên tại trường có thể vận
dụng vào thực tế.
7.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.

Phương pháp điều tra - khảo sát

7.3.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

7.4.

Phương pháp chuyên gia

7.5.

Phương pháp thống kê toán học

8.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN


Luận văn được cấu trúc thành 3 phần
1.

Mở đầu

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý chương trình đào tạo
Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo và quản lý chương trình đào tạo hệ cao đẳng
tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý chương trình đào tạo hệ cao đẳng tại
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.

Kết luận và khuyến nghị

3.

Phần phụ lục


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Quản lý
Từ trước đến nay, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người
muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một
nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận
và chịu một sự quản lý nào đó. Các Mác viết: " Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp

hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần
đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận
động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng"  1, tr 480  . Như vậy
quản lý xuất hiện khi có một hoạt động tập thể, hay nói cách khác với nghĩa rộng
hơn, hoạt động mang tính xã hội hoá nhằm đạt tới các mục tiêu chung. Ngay từ
ngày đầu xuất hiện, xã hội loài người, cuộc sống thực tế đã buộc người ta phải cố
kết với nhau để sống, phải lao động tập thể, dùng sức mạnh tập thể để chinh phục
thiên nhiên, phục vụ con người và để đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển đã
phải quản lý, song đây là một sự quản lý mang tính bản năng, hình thành dần qua
kinh nghiệm của cuộc sống.
Trong thuyết quản lý khoa học, Taylor đã đưa ra một định nghĩa khá chi tiết và
rõ ràng khi ông cho rằng: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất"  9, tr
34 . Henry Fayol đưa ra định nghĩa về quản lý hành chính: "Quản lý hành chính là dự
đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra" 9, tr 36 . Qua định
nghĩa này, Henry Fayol đã đưa ra năm chức năng cơ bản của quản lý như chính định
nghĩa đã nêu ra, đó là một cống hiến quan trọng về mặt khoa học để xác định các chức
năng quản lý sau này. Năm chức năng quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, điều
khiển, phối hợp và kiểm tra.
Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định
nghĩa thống nhất. Có người cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo
đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Có tác giả


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
2.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
3.
Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
4.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nhà xuất bản giáo dục, 2002.

5.

Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

6.
Raja Roy Singh, Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triển vọng
của Châu Á - Thái Bình Dương, Chương trình Châu á Thái Bình Dương về cách
tân giáo dục vì sự phát triển, Hà Nội, 1994.
7.
Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý, Bài giảng
Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996, bổ sung và sửa chữa 1998 - 2000 2002.
8.
GS.TSKH Vũ Ngọc Hải - PGS.TS Trần Khánh Đức đồng chủ biên, Hệ
thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới),
Nhà xuất bản giáo dục, 2003.
9.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT về việc ban
hành Điều lệ trường cao đẳng, ngày 10/12/2003.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 23/2004/QĐ-BGD&ĐT về việc Ban

hành Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh trình độ đại học, cao đẳng, ngày 29/07/2004.
11. Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Quyết định số 860/CĐDL-ĐT về việc ban
hành Chương trình đào tạo hệ Cao đẳng năm 2004, ngày 01/10/2004.
12. Hệ thống một số văn bản quản lý nhà nước và nội bộ về quản lý và hoạt động đào
tạo, Hà Nội 5/2004.


13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT về việc Ban
hành qui chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp và cao đẳng hệ
chính qui, ngày 11/02/1999.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc Ban
hành qui chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy, ngày 26/06/2006.
15. Trần Khánh Đức, Xây dựng hệ mục tiêu và thiết kế xây dựng chương trình
đào tạo, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 7, 8 năm 2006.
16. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng Chương trình đào tạo và đánh giá chương
trình đào tạo, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2004.
17. Nguyễn Ngọc Hùng, Luận án tiến sỹ, Các giải pháp đổi mới quản lý dạy học
thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật, Khoa
Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2005.
18. Đào Thị Hồng Thủy, Luận văn thạc sỹ, Xây dựng đội ngũ giảng viên nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2004.
19.

Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2001.

20. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà nội 2002.
21. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Tổng cục Du

lịch Việt Nam, Hà nội tháng 10/2001.
22. Phát triển con người: Từ quan niệm đến chiến lược hành động, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà nội 1999.
23.

Tư duy mới về phát triển con người- NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2000.

24. Đề tài “Cơ sở khoa học về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ - giáo viên” Tổng cục
Du lịch Việt Nam, Hà Nội 2000.
25. Chairing An Academic Department- Sage Publications. International
Education Oaks London Newdelhi, 1995
26. Higher Education Staff Development : directions for 21st Century.
UNESCO, 1994.


27. Myra Pollack Sadker & David Miller Sadker. Mc Graw- Hill, Teacher,
Schools and Society, Inc, 1991.
28. Wayne K. Hoy and Cecil G. Miskel. Education Administration- Mc GrawHill, Inc, 1996



×