Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.42 KB, 9 trang )

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Hoàng Chung1, Nguyễn Ngọc Như Tuyền2
1. Email: 2. Email:
TÓM TẮT
Bài báo này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Thương Mại (NHTM) Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các yếu tố vĩ mơ lẫn vi mô của 20 NHTM
trong giai đoạn từ 2010–2020. Bài nghiên cứu phân tích định lượng và sử dụng mơ hình hồi
quy Generalized Least Squares (GLS) cho dữ liệu bảng nhằm đánh giá các biến độc lập: tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập
hoạt động (CIR), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) và tăng trưởng GDP hằng năm (GDP)
tác động thế nào đến biến phụ thuộc lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả
cho thấy các chỉ số ETA, NPL và CIR có mối quan hệ âm với hiệu quả hoạt động và quy mơ
ngân hàng có mối quan hệ dương với hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, chưa có đủ bằng chứng
khoa học về mối quan hệ giữa GDP và hiệu quả hoạt động. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại, ROE, FGLS.
1. GIỚI THIỆU
Hệ thống tài chính là một trong những yếu tố cho thấy nền kinh tế của một quốc gia có hoạt
động mạnh mẽ hay khơng. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển khơng bền vững chứng tỏ hệ thống
tài chính quốc gia đó đang trục trặc, hoạt động kém hiệu quả (Javid, Badar & Zulfiquar, 2013). Bên
cạnh đó, để hệ thống tài chính được xây dựng hồn thiện thì hoạt động tài chính ngân hàng là một
trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng và cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hiệu quả hoạt
động là tiêu chí để đo lường mức độ hoạt động tích cực hay tiêu cực của một ngân hàng (Nguyễn
Việt Hùng, 2008). Khi một ngân hàng phát triển bền vững và khả năng sinh lời ngày một tăng qua
các năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó tạo ra là rất lớn, khả năng sinh lời này sẽ
cho thấy lợi nhuận kiếm được của ngân hàng đó có tốt hay không (Pandey, 1980).
Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nước ngoài cùng những tổ
chức phi ngân hàng khác thì việc nghiên cứu để tìm ra yếu tố nào có mức ảnh hưởng quan trọng
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra được những nguyên nhân
dẫn đến yếu kém của một ngân hàng. Từ đó nhà quản trị sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm ra


những giải pháp tốt nhất giúp ngân hàng phát triển hơn, đứng vững được trên thị trường cũng
như là có thể chống chọi với những khó khăn trong tương lai.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.1 Cơ sở lý thuyết
48


Ngân hàng Thương mại
Theo Peter S.Rose (2004) thì ngân hàng là một trung gian tài chính thực hiện nhiều nghiệp
vụ tài chính nhất so với các tổ chức trung gian khác trong nền kinh tế. Ngân hàng là nơi cung cấp
đa dạng các dịch vụ về tài chính bao gồm nhiều các dịch vụ về tín dụng, tiết kiệm và cả thanh tốn.
Theo Vũ Văn Thực (2013), NHTM chính là một tổ chức trung gian tài chính có nhiều
hoạt động trong nền kinh tế với chức năng chính là huy động vốn để cho vay.
Cũng theo một số tác giả khác thì NHTM là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các
hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng
và ngân hàng hoặc ngược lại.
Mỗi quốc gia đều có nền kinh tế khác nhau nên các hoạt đơng ngân hàng được tổ chức và
quy định cũng khác nhau, vì vậy để đáp ứng nhu cầu tài chính khơng giống nhau của mỡi nền
kinh tế thị trường thì NHTM sẽ được tạo lập riêng những hoạt động dựa trên mục đích, tính
chất và phải thỏa mãn trong viêc phát triển của nền kinh tế đó.
Hiệu quả hoạt động
Theo European Central Bank (2010), hiệu quả là khi một doanh nghiệp hoặc ngân hàng
có khả năng tạo ra được lợi nhuận ổn định và lâu dài, khi đó lợi nhuận tạo ra đầu tiên được sử
dụng dưới dạng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ của doanh nghiệp và bổ sung thêm về vốn,
tiếp tục đầu tư và tạo thêm lợi nhuận trong tương lai.
Theo Nguyễn Khắc Minh (2004), trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế
lượng Anh - Việt” thì hiệu quả hoạt động chính là mức độ thành công khi một doanh nghiệp
tiến hành phân bổ các nguồn đầu vào có thể sử dụng được và đạt được đầu ra mà doanh nghiệp
đó sản xuất, đáp ứng được mục tiêu trước đó.

Trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, các yếu tố về hiệu quả hoạt động của NHTM được
định nghĩa theo nhiều quan điểm, nhiều hướng nhìn khác nhau, vì hoạt động ngân hàng cũng là
một trong những hoạt động kinh doanh, mong muốn nhằm phát sinh ra lợi nhuận một cách tối
đa hóa với một mức độ rủi ro cho phép (Perter S.Rose). Vì thế nên hiệu quả hoạt động của ngân
hàng coi như là khả năng sinh lời trong kinh doanh được tạo ra từ ngân hàng đó, đây là mục
tiêu được quan tâm nhiều nhất bởi các ngân hàng vì chỉ khi mức độ tạo ra khả năng sinh lời cao
sẽ tạo ra lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh cũng như là thu hút vốn đầu tư và bảo tồn
vốn cho ngân hàng. Từ những phân tích có thể hiểu hiệu quả là khi các doanh nghiệp cũng như
ngân hàng đạt được mục tiêu sản xuất khi phân bổ giới hạn nguồn đầu vào và đạt chất lượng
cao nhất từ đầu ra, đây sẽ là thể hiện mức độ thành cơng của các doanh nghiệp.
Có nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng có khơng ít yếu tố để đánh giá hiệu quả
hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng qua từng giai đoạn. Vì hiệu quả là một phạm trù rất
đa dạng, tùy theo từng nghiên cứu mà được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau.
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008) thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá theo
hai nhóm là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: Hiệu quả tuyệt đối cho phép đánh giá
dưới dạng cả chiều sâu lẫn chiều rộng, tuy nhiên cách đánh giá này sẽ không cho biết khả năng
lãng phí hay sử dụng tiết kiệm đầu vào. Mặt khác đối với hiệu quả tương đối, cho phép thể hiện
cả dưới dạng tĩnh, dạng động hoặc dạng cận biên, đây là phép đánh giá thuận tiện để so sánh
theo không gian và thời gian giữa các ngân hàng có quy mơ và thời kỳ khác nhau.
49


Cũng theo những quan điểm về cách đánh giá hiệu quả thì bài nghiên cứu này sẽ sử dụng
theo cách đánh giá khả năng biến các đầu vào thành đầu ra, sẽ được tính bằng: hiệu quả hoạt
động = kết quả kinh tế - chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), để đánh giá hiệu quả hoạt động, người ta thường đánh
giá theo nhóm chỉ tiêu để phản ánh khả năng sinh lời, chỉ tiêu này sẽ phản ánh hết tính hiệu quả
khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh, các chỉ tiêu được phản ánh như sau: tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA), thu lãi biên ròng (NIM), hệ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS), tỷ suất sinh

lời trên vốn chủ sở hữu (ROE),...
Mohammad Rahman và cộng sự (2015) đã sử dụng ba yếu tố đo về khả năng sinh lời là
tỷ suất sinh lời về tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (NIM) và tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để phân tích những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng của 25 ngân hàng ở Bangladesh trong khoảng thời gian từ năm 2006-2013.
Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013) cũng đã sử dụng ba yếu tố đo về khả
năng sinh lời là tỷ suất sinh lời về tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (NIM) và tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động tài chính của 37 ngân hàng thương mại thương mại ở Kenya diễn ra từ năm 2001 đến 2010.
Võ Minh Long (2019) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và đã sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (ROE) nhằm tìm xem nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.
Đào Hồng Ngọc (2016) cũng đã sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
nhằm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của 5 ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2014.
Nguyễn Thị Nguyệt Dung và Nguyễn Mạnh Cường (2017) đã sử dụng tỷ suất sinh lời về
tài sản (ROA), và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện hoạt
động sáp nhập hợp nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018.
Trong bài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động thông qua chỉ số ROE (Return On Equity), và những nghiên cứu trước cũng đã cho thấy đây
là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống bảng chi tiêu vì nó phản ánh kết quả kinh
doanh cuối cùng của ngân hàng. Chỉ số ROE sẽ được thu thập theo tiêu chí định lượng như sau:

ROE =

𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

(1)


𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮

2.3 Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Có rất nhiều nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã nghiên cứu và bàn về những yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Mỡi ngân hàng đều có hoạt động riêng và khó
khăn khác nhau nên những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng không giống
nhau. Thông thường sẽ gồm hai nhóm là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.
(1) Nhóm nhân tố chủ quan: Nhân tố chủ quan, hay cịn gọi là nhóm nhân tố vi mơ, đây
là nhóm thể hiện năng lực bên trong của ngân hàng.
50


Năng lực tài chính: Đây là yếu tố cịn được thể hiện là quy mô ngân hàng, khi ngân hàng có
nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ ảnh hưởng tích cực nhiều đến quy mô kinh doanh của ngân hàng, khả
năng huy động vốn và cung cấp tín dụng sẽ cao hơn. Từ đó việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng
được nâng cao và tăng khả năng sinh lời. Tiếp đến khi có tiềm lực cao về vốn chủ sở hữu sẽ làm
giảm thiểu rủi ro của một ngân hàng, nếu nợ xấu tăng cao sẽ có đủ nguồn vốn trích vào khoản dự
phịng rủi ro, giảm thiểu và bù đắp được những tổn thất có thể xảy ra (Nguyễn Việt Hùng, 2008).
Năng lực quản lý: Điều này phụ thuộc cơ cấu, tổ chức của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý
nhân viên có tính hữu hiệu. Năng lực này cịn được thể hiện ở việc tìm kiếm mục tiêu thị trường,
khả năng xây dựng và phát triển kế hoạch phù hợp cho từng mục tiêu đó, từ đó tăng khả năng thành
công lên cao nhất và giảm thiếu chi phí hoạt động. Nghiên cứu Ayanda và cộng sự (2013) cũng cho
thấy chi phí đầu tư cho nhân viên có ảnh hưởng cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Chính sách và chiến lược hoạt động: Đây là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng
bước đi và phát triển cho ngân hàng. Đây sẽ tạo ra một khuôn khổ, một lối tư duy suy nghĩ phù
hợp cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Để có thể đưa những chiến lược tối ưu nhất buộc
các nhà chiến lược phải tìm hiểu, quan sát và khoanh vùng, xác định mục tiêu, môi trường tương
lai,... Tất cả những điều này sẽ đưa ra được hướng đi chính xác nhất, giúp ngân hàng xác định
được mục đích, đi chắc từng bước theo đó để thực hiện mục tiêu đã được đề ra.
Nguồn nhân lực: Một ngân hàng có đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi

chun mơn, có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh, khả năng ứng phó linh động sẽ là một
trợ giúp to lớn cho ngân hàng trong việc giữ chân khách hàng, mức độ tin cậy của khách hàng tăng
cao, nhờ đó có thể giảm thiểu những rủi ro có đáng kể trong giao dịch với khách hàng, nhờ đó có
thể giảm được chi phí hoạt động và giúp tăng doanh thu cho ngân hàng (Đào Hồng Ngọc, 2016).
(2) Nhóm nhân tố khách quan: Nhân tố khách quan, hay cịn gọi là nhóm nhân tố vĩ mơ, đây
là nhóm thể hiện năng lực bên ngồi của ngân hàng sẽ bao gồm môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
và mơi trường pháp lý. Các nghiên cứu Sehrish Gul và cộng sự (2011), Trujillo-Ponce (2013) cũng
cho thấy các biến vĩ mô có mối quan hệ cùng chiều và có tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4 Mơ hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã dựa trên mơ hình nghiên cứu trước đây của Võ Minh Long (2019);
Đào Hồng Ngọc (2016); Nouaili, Abaoub & Ochi (2015),… nhằm sử dụng dữ liệu bảng để ước
lượng và quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 20 NHTM Việt Nam trong
vòng 11 năm (2010-2020), nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và đưa ra
mơ hình hồi quy nghiên cứu kỳ vọng có dạng:
ROEit = β0 + β1*NPLit + β2*CIRit + β3*ETAit + β4*GDPit + β5*SIZEi
Trong đó:
β0 : là hệ số chặn mơ hình
βi : là hệ số tác động giữa biến phụ thuộc lên biến độc lập
t : là ngân hàng thứ t (20 ngân hàng được chọn mẫu)
i : là năm thứ i (i = 2010, 2011, 2012,… , 2019, 2020)
Ɛ : là sai số của mơ hình này
51

(2)


Từ mơ hình nghiên cứu, bảng dấu kỳ vọng của tác giả có dạng như sau:
Bảng 1: Biến được sử dụng trong nghiên cứu và kỳ vọng của biến
BIẾN


MÔ TẢ

NGHIÊN CỨU TRƯỚC

NPL
ETA

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay
Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên
thu nhập hoạt động
Tăng trưởng GDP hằng năm
Quy mô ngân hàng

Nguyễn Việt Hùng (2008), Alexiou và Sofoklis (2009)
Staikouras và Wood (2004), Heffernan và Fu (2009)

DẤU KỲ
VỌNG
(-)
(+)

Alexiou và Sofoklis (2009), Nguyễn Việt Hùng (2008)

(-)

Albertazzi và Gambacorta (2009)
Spathis et al (2002), Mamatzakis và Remoundos (2003)


(+)
(+)

CIR
GDP
SIZE

Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2 Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên 20 NTHM Việt Nam, các số liệu về dữ liệu liên quan bao gồm số liệu
về vi mô, vĩ mô được tác giả thu thập từ báo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn theo từng năm và trên
các web lớn của thế giới như Worldbank. Các ngân hàng được nghiên cứu này sẽ đại diện cho nhóm
các NHTM có quy mơ lớn tại Việt Nam: BIDV, Viettinbank, Vietcombank, Techcombank,
Agribank, MBBank, VPBank, Sacombank, PGBank, OCB, SHB, BVB, Eximbank, HDBank,
KienLongBank, LienVietPostBank, NamABank, VIB, MSB.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Các bước đầu tiên nghiên cứu sẽ tiến hành thống kê mơ tả để tóm tắt dữ liệu.
Bảng 2. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình
Biến
SIZEit
NPLit
CIRit
ETAit
GDPit
ROEit

Số quan
sát
220
220

220
220
220
220

Trung bình
0.0890877
0.0219795
0.491885
32.64177
0.0600182
0.107875

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

0.0361779
0.0137846
0.1467885
1.196918
0.0113277
0.0745972

Giá trị lớn nhất

0.0406
0.0001
0.0412
29.7382

0.0291
0.0008

0.2554
0.0883
0.8806
34.9887
0.0708
0.6593

Nguồn: Kết xuất dữ liệu cửa tác giả từ phần mềm Stata 14
Tiếp tục phân tích hệ số tương quan, kết quả thu được:
Bảng 3. Ma trận tương quan các biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến
ROEit
GDPit
SIZEit
CIRit
NPLit
ETAit

ROEit
1.0000
-0.0067
0.3713
-0.6033
-0.2704
-0.1992

GDPit

1.0000
-0.0504
-0.0066
-0.0538
-0.0419

SIZEit

CIRit

1.0000
-0.2528
-0.0929
-0.6789

1.0000
0.2031
-0.0275

NPLit

1.0000
0.0044

ETAit

1.0000

Nguồn: Kết xuất dữ liệu của tác giả từ phần mềm Stata 14
Từ bảng 3 cho thấy, hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.8 nên kết luận biến phụ thuộc ROEit

không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng với các biến độc lập (Farrar và Glauber, 1967).
52


Từ kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy giá trị p-value của 3 phương pháp được ước lượng
dưới đây đều bằng 0.0000 và đều nhỏ hơn 0.0001 chứng tỏ rằng ba phương pháp ước lượng
này đều có ý nghĩa thống kê. Chỉ số R2 lần lượt của POOLED OLS, REM và FEM là 0.4422,
0.3195 và 0.3315 cho thấy rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã bị thay đổi và các biến
độc lập đã giải thích được 44.22%, 31.95%, 33.15% giá trị thay đổi của biến phụ thuộc.
Bảng 4: Kết quả ước lượng với mơ hình Pooled OLS, REM, FEM
Biến
GDPit
SIZEit
CIRit
NPLit
ETAit
Cons
Số quan sát

POOLED OLS
-0.107
(-0.32)
0.00860*
(1.83)
-0.275***
(-9.70)
-0.801***
(-2.83)
-0.248
(-1.65)

0.00864
(0.05)
220

REM
-0.0894
(-0.28)
0.0107*
(1.95)
-0.271***
(-9.09)
-0.625***
(-2.19)
-0.288**
(-1.90)
-0.0642
(-0.33)
220
Wald chi2(5) =
132.38
Prob > chi2 =
0.0000
𝑅2 within = 0.3195

F(5,195) = 19.34
Prob > F = 0.0000
𝑅2 = 0.4422

FEM
-0.00365

(-0.01)
0.0242***
(2.76)
-0.284***
(-8.47)
-0.339
(-1.11)
-0.314***
(-1.97)
-0.506*
(-1.70)
220
F(5,195) = 19.34
Prob > F = 0.0000
𝑅2 within = 0.3315

Nguồn: Kết xuất dữ liệu của tác giả từ phần mềm Stata 14
(Ghi chú: *, **, *** Các biến có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức 10%, 5%, 1%)
Khi hồi quy bằng phương pháp OLS sẽ khó có thể giải thích được những tác động của
hiệu quả lên từng ngân hàng. Vì thế nên nghiên cứu chỉ sẽ tiếp tục lựa chọn giữa hai mơ hình
tác động ngẫu nhiên REM hay tác động cố định FEM, để lựa chọn giữa hai mơ hình này thì mơ
hình nào sẽ là mơ hình phù hợp thì tác giả sẽ tiến hành kiểm định Hausman Test (Baltagi, 2008).
Kết quả kiểm định cho thấy: giả thuyết H1 cho rằng có sự tương quan tác động giữa các
biến giải thích, giả thuyết bị loại bỏ do kiểm định có giá trị Prob>chi2 = 0.0524 và lớn hơn α =
0.05 (David Lane, 2013). Nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H0 cho rằng khơng có sự tương
quan tác động giữa các biến giải thích, với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, mơ hình phù hợp nhất
được chọn sau khi kiểm định là mơ hình tác động ngẫu nhiên REM, sẽ giải thích tốt hơn mơ
hình tác động cố định FEM.
Sau khi chọn được mơ hình phù hợp, nghiên cứu tiếp tục kiểm định xem mô hình REM
có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tự tương quan hay không (Đào Duy

Tùng, 2020), thì nghiên cứu sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
– Generalized Least Squares (GLS) (Takeaki Kariya & Hiroshi Kurata, 2004).
Trước tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả cho
thấy Prob > chibar2 = 0.0005 < α = 0.05 nên kết luận giả thuyết H0 (phương sai đồng nhất) bị
bác bỏ, tức là có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình với mức ý nghĩa là 5%.
53


Sau đó với kiểm định hiện tự tương quan. Kết quả cho thấy Prob > F = 0.0448 < α = 0.05
nên kết luận giả thuyết H0 (khơng có hiện tượng tự tương quan) bị bác bỏ, có nghĩa là có xảy
ra hiện tự tương quan trong mơ hình.
Sau khi thực hiện các kiểm định, mơ hình hồi quy nghiên cứu vi phạm hiện tự tương quan
và hiện tượng phương sai thay đổi. Do đó nghiên cứu sẽ thực hiện khắc phục bằng cách hồi quy
theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát Generalized Least Square (GLS). Kết quả
thu được như sau:
Bảng 5. Kết quả kiểm định bằng mô hình GLS
Biến
NPLit
CIRit
ETAit
SIZEit
GDPit
Cons

Hệ số
-0.4051002***
-0.2173671***
-0.2993832***
0.009564**
0.1070914

-0.0695249

Sai số chuẩn
0.1565836
0.0178603
0.0996181
0.0043056
0.1563855
0.1514337

P-value
0.010
0.000
0.003
0.026
0.493
0.646

Nguồn: Kết xuất dữ liệu của tác giả từ phần mềm Stata 14
(Ghi chú: *, **, *** Các biến có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức 10%, 5%, 1%)
Dựa vào bảng 5 nghiên cứu thu được kết quả hồi quy từ mơ hình FGLS như sau: có 4
biến có ý nghĩa thống kê là NPL, CIR, ETA, SIZE và 1 biến không có ý nghĩa là GDP. Đa phần
các biến có ý nghĩa thống kê tại mức 1% và 5%, đặc biệt mạnh mẽ tại mức 1%. Do đó mơ hình
nghiên cứu sẽ có dạng phương trình ở mức 1% như sau:
ROEit = - 0.4051002NPLit - 0.2173671CIRit - 0.2993832ETAit
Tổng hợp các kết quả thu được phía trên, nghiên cứu kết luận:
Thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong mơ hình nghiên cứu có giá trị P-value là 0.493, điều
này chỉ ra rằng chỉ số này không có ý nghĩa thống kê và chưa có đủ bằng chứng khoa học cụ thể về
mối quan hệ giữa GDP và ROE trong mơ hình này. Kết quả này trái với mong muốn của tác giả.
Thứ hai, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có ý nghĩa thống kê và mối tương

quan ngược chiều đến hiệu quả hoạt động. Đây là nhân tố được giảm trừ trong tổng thu nhập
hoạt động để tạo thành lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NHTM (Duy Trung, 2020).
Cho thấy rằng nếu chỉ số này giảm thì các ngân hàng đã kiểm sốt tốt được chí phí đầu vào,
giảm được nhiều chi phí trong q trình hoạt động. Tỷ lệ chi phí hoạt động càng giảm thì hiệu
quả hoạt động càng tăng, kết quả này trùng với kỳ vọng của tác giả, và cũng trùng với kết quả
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng (2008), Alexiou và Sofoklis (2009).
Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng. Cho thấy chỉ số này có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Nếu chỉ số nợ xấu trong quá khứ cao sẽ khiến nợ xấu các ngân hàng dễ gia tăng trong
hiện tại và có thể kéo dài trong tương lai (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2018), tuy kết quả ra cùng
với kỳ vọng của tác giả nhưng các NHTM nên cần nhanh chóng có những chính sách thắt chặt
hơn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo tốt nhất trong việc cho vay nhằm tránh
nhiều hơn nữa về tình trạng nợ xấu. Kết quả của nghiên cứu này cũng trùng với kết quả của tác
giả Gizaw và cộng sự (2015), Trujillo-Ponce (2013).
54


Thứ tư, quy mô ngân hàng có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động, điều
này trùng với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Quy mô ngân hàng là một nhân tố quan trọng trong
việc giải thích sự khác biệt trong hoạt động của các nhóm ngân hàng quy mơ lớn so với những
nhóm có quy mơ nhỏ hơn (Duy Trung, 2020). Trong nghiên cứu này, chỉ số quy mơ đã tăng
chứng tỏ ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính và nhân lực, sẽ dễ dàng hơn trong việc đa
dạng hóa về lĩnh vực kinh doanh. Các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ dễ dàng cung cấp hơn về
tính dụng cũng như là phi tín dụng, điều này giúp ngân hàng tạo ra được khả năng sinh lời tốt
hơn. Các nghiên cứu trước cũng đưa ra kết quả này Sehrish Gul, Faiza Irshah và Khalid Zaman
(2011), Alexiou và Sofoklis (2009).
Thứ năm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan ngược chiều với hiệu
quả hoạt động. Đây là chỉ số dùng để khuyến khích đánh giá độ lành mạnh tài chính hay mức
độ phù hợp vốn của NHTM (IMF, 2006). Ở kết quả nghiên cứu này chỉ số ETA đã giảm chứng
tỏ lợi nhuận trên vốn của các NHTM có dấu hiệu giảm, có nguy cơ làm tăng rủi ro cho các cổ

đông cũng như là chủ sở hữu ngân hàng. Nghiên cứu Trujillo-Ponce (2013), Dietrich và
Wanzenried (2011) cũng trùng với kết quả bài nghiên cứu.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới,
hiệu quả hoạt động của NHTM có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả cung cấp nguồn vốn của
doanh nghiệp, tác động mạnh lên sự ổn định của nền kinh tế thị trường. Bài nghiên cứu cho
thấy được các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM, từ đó có thể thấy tầm quan trọng
về sự tác động của các yếu tố cũng như có được tầm quan trọng của việc đảm bảo hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Từ đó nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
5.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước: Qua những gì nghiên cứu thể hiện, NHNN cần có
chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ kinh tế, nhằm khắc phục và hỗ
trợ cho doanh nghiệp, khách hàng các nhân có nhu cầu về nguồn vốn phù hợp với sự thay đổi
thị trường, trong từng thời kỳ khó khăn sẽ phần nào giúp ổn định và thúc đẩy tăng trưởng vĩ
mô,… để giúp các NHTM giảm tối thiểu về tỷ lệ nợ xấu và giảm nhiều hơn các rủi ro trong
hoạt động cấp tín dụng, thanh khoản,... nhất là khi thị trường trong nước vừa trải qua đại dịch
Covid-19, nền kinh tế đang không ổn định, mức lạm phát Việt Nam có thể tăng cao, ảnh hưởng
tới hiệu quả hoạt động của NHTM.
5.2. Đối với hệ thống Ngân hàng Thương mại: Theo nghiên cứu cho thấy, NHTM cần
phải điều chỉnh lại việc cho vay khách hàng, sử dụng nguồn vốn huy động được một cách đúng
đắn. Nguồn vốn tăng cao sẽ giúp các NHTM thu được nhiều lợi nhuận hơn trong hoạt động kinh
doanh, tuy nhiên không phải cứ cho vay nhiều là thu được lợi nhuận, nó tiềm ẩn rủi ro về khả
năng nợ không thể thu hồi, tạo thành nợ xấu. Cũng trong bài nghiên cứu, nếu chỉ số này giảm thì
hiệu quả hoạt động của NHTM sẽ tăng lên. Do đó, các NHTM nên có những chọn lọc trong việc
cấp tín dụng để đảm bảo việc sử dụng nguốn vốn một cách đúng đắn có hiệu quả hơn.
Trong bài nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay có tác động tiêu cực tới hiệu quả
hoạt động của ngân hàng, có thể khiến ngân hàng khơng thu về được lợi nhuận, nhất là trong
tình hình đại dịch Covid- 19 như hiện nay, tỷ lệ nợ xấu đã và đang tăng cao. Cho nên, các
NHTM cần phải các chính sách, biện pháp đảm bảo tốt nhất trong việc cho vay khách hàng,
55



hạn chế tối đa các khả năng tạo thành nợ xấu, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của hệ thống NHTM
như miễn giảm lãi, tái cơ cấu nợ, giãn nợ,...
Tiếp theo là tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động. Đây cũng là một tác động
ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM. NHTM cần nên có những biện pháp để kiểm
sốt, sử dụng hợp lý nhất các chi đầu vào nhằm giảm chi phí trong hoạt động ngân hàng. Nếu
chi phí hoạt động tăng cao mà thu nhập hoạt động lại không được như kỳ vọng, sẽ làm ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngoài nước:
1

Anbar, A., & Alper, D. (2011). Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank
profitability: Empirical evidence from Turkey. Business and economics research journal, 2(2), 139-152.
2 Albertazzi, U., & Gambacorta, L. (2009). Bank profitability and the business cycle. Journal of
Financial Stability, 5(4), 393-409.
3 Alexiou, C., & Sofoklis, V. (2009). Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek
banking sector. Economic annals, 54(182), 93-118.
4 Badar, M., Javid, A. Y., & Zulfiquar, S. (2013). Impact of macroeconomic forces on nonperforming
loans: An empirical study of commercial banks in Pakistan. wseas Transactions on Business and
Economics, 10(1), 40-48.
5 Dietrich, A., & Wanzenried, G. (2011). Determinants of bank profitability before and during the
crisis: Evidence from Switzerland. Journal of international financial markets, institutions and
money, 21(3), 307-327.
6 Farrar, D. E., & Glauber, R. R. (1967). Multicollinearity in regression analysis: the problem
revisited. The Review of Economic and Statistics, 92-107.
7 Heffernan, S. A., & Fu, X. (2010). Determinants of financial performance in Chinese banking.
Applied Financial Economics, 20(20), 1585-1600.
8 Nouaili, M. A., Abaoub, E., & Ochi, A. (2015). The determinants of banking performance in front
of financial changes: Case of trade banks in Tunisia. International Journal of Economics and

Financial Issues, 5(2).
9 Trujillo‐Ponce, A. (2013). What determines the profitability of banks? Evidence from Spain.
Accounting & Finance, 53(2), 561-586.
10 Staikouras, C. K., & Wood, G. E. (2004). The determinants of European bank profitability.
International Business & Economics Research Journal (IBER), 3(6).
Trong nước:
11 Long, V. M. (2019). Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần. Tạp chí Tài Chính, 5/2019.
12 Minh, K. N. (2004). Từ điển toán kinh tế thống kê, kinh tế lượng Anh-Việt. Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
13 Ngọc, H. Đ. (2016). Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam giai đoạn 2011-2014. Đại học Tây Đô, Cần Thơ.
14 Quỳnh, N. T. N. (2018). Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Kinh tế và quản trị kinh doanh, 13(3), 261-274.
15 Thực, V. V. (2013). Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập,
(10 (20)), 17-21.

56



×