Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bitcoin - Tiền kỹ thuật số cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.56 KB, 5 trang )

BITCOIN - TIỀN KỸ THUẬT SỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ
Nguyễn Hồng Hải1
1. Khoa Kinh tế. Email:
TĨM TẮT
Tiền điện tử giúp giải quyết những vấn đề còn tồn tại của các ngân hàng thương mại như
bảo trì hệ thống (không đảm bảo hoạt động liên tục 24/7) hoặc bị tin tặc tấn công, phá hoại
cướp dữ liệu thậm chí là tiền trong tài khoản của người sử dụng. Một số ứng dụng khác của
tiền điện tử như tạo ra các dữ liệu số có tính bảo mật cao, đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng, trao
đổi; dễ dàng kiểm tra thông tin và lịch sử giao dịch. Trong đó, số hố dữ liệu là một nội dung
trọng tâm để thực hiện việc chuyển đổi số nhằm mục tiêu phát triển nên kinh tế ở Việt Nam.
Từ khóa: Blockchain; tiền điện tử; số hoá; chuyển đổi số.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bitcoin đầu tiên được tạo ra từ năm 2009 bởi một người sử dụng bí danh Satoshi
Nakamoto tính đến nay Bitcoin đã có hơn 13 năm hình thành và phát triển. Lúc đầu mọi người
đều cho rằng Bitcoin là một trò đùa hay là một vụ lừa đảo và sẽ sớm bị biến mất khỏi thị trường
tài chính. Tuy nhiên, Bitcoin không những ngày càng được nhiều người sử dụng, tích trữ mà
những ứng dụng của Bitcoin cũng được phát triển không ngừng.
Gần đây cuộc chiến tranh giữa Liên bang Nga và Uraina diễn ra từ tháng 2 năm 2022
người ta mới thật sự nhận thấy được một phần giá trị của Bitcoin khi tất cả các ngân hàng
thương mại khơng thể hoạt động thì việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán thay
thế đã giúp cho người dân giải quyết được nhiều vấn đề để mua sắm hàng hoá hàng ngày hay
sử dụng làm một kênh cất trữ tài sản an toàn. Đồng thời việc sử dụng Bitcoin chỉ tốn một lượng
phí rất nhỏ do không có chi phí cho các ngân hàng thương mại trung gian.
Một ứng dụng khác của Bitcoin là tạo ra các dữ liệu có tính bảo mật cao trên các
Blockchain được gọi là NFT (Non-fungible token); Chúng có thể được xem như đại diện cho
một mặt hàng kỹ thuật số độc nhất, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật và nhiều hình thức khác.
Bằng cơng nghệ này, việc số hố dữ liệu phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số nhằm mục đích
phát triển nền kinh tế ở Việt Nam sẽ có những nền tảng vững chắc để thực hiện.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này giúp thăm dị, tìm


hiểu những khái niệm về Bitcoin nói riêng và tiền kỹ thuật số nói chung nhằm tìm ra các cơ hội
và thách thức để phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số. Bài viết thực hiện
các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
87


Phương pháp hệ thống hoá lý thuyết: Sắp xếp tài liệu khoa học, hệ thống các lý thuyết để
tăng sự hiểu biết về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ các dữ liệu, thực trạng, tiến hành phân tích các
nguồn thơng tin để đưa ra kết luận phù hợp, phục vụ nghiên cứu.
3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
3.1 Bitcoin: Bitcoin (Kí hiệu: BTC) là một loại tiền điện tử được tạo ra và nắm giữ dưới dạng
kỹ thuật số. Khác với các loại tiền tệ vật chất hiện hữu như đô la hoặc euro, Bitcoin không được in
ra hoặc chịu sự quản lý của ngân hàng trung ương; Bitcoin chỉ được giao dịch trên nền tảng online
bởi các máy tính mạng ngang hàng là những máy “đào Bitcoin” ở khắp nơi trên thế giới thực chất
đang sử lý các giao dịch của Bitcoin để nhận về các phần thưởng chính là tiền điện tử Bitcoin.

Hình 1: Sự khác nhau của mạng máy tính ngang hàng và Mạng máy tính có máy chủ
3.2 Tiền điện tử
Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên trên thế giới tuy nhiên dựa trên công nghệ Blockchain
của Bitcoin, hiện nay có rất nhiều loại tiền điện tử ra đời và được giao dịch phổ biến như: ETH
(Etherium), BNB (Binance), SOL (Solana), DOT (Poka dot), SHIB (Shiba Inu) ... Theo thống
kê của Coinmarketcap hiện nay có hơn 10.000 loại tiền điện tử đang lưu hành.
Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối
thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin
đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời
gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi của dữ liệu: Một
khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
NFT là dữ liệu có tính bảo mật cao chạy trên Blockchain của tiền điện tử, hiện nay được
ứng dụng nhiều nhất trong các tác phẩm nghệ thuật. Ngồi ra, NFT cịn có thể mở rộng là dữ

liệu bảo mật của bài hát, của một ca khúc hay là một tác phẩm điện ảnh và cả những dữ liệu (tài
sản, nhà, đất ...) được con người số hoá đảm bảo quyền sở hữu mà không cần bất cứ một tổ
chức trung gian nào công nhận quyền sở hữu của chính tài sản đó.
3.3 Chuyển đổi số: Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các
lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành,
mơ hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như
tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Trong đó, số hoá dữ liệu là một phần quan trọng của chuyển
88


đổi số. Dữ liệu số hố sử dụng cơng nghệ Blockchain trên nền tảng của các đồng tiền điện tử
tạo ra những dự liệu có tính bảo mật cao, đồng thời cũng tạo ra những chứng từ giao dịch, chứng
từ kế tốn khơng thể sửa đổi hoặc thay thế giúp cho việc chuyển đổi số thật sự hiệu quả.
4. THỰC TRẠNG PHÁP LÝ, SỞ HỮU VÀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM
4.1 Thực trạng pháp lý
Ngày 21/8/2017, Thủ tướng ban hành Quyết định 1255/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hoàn
thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử. Tuy nhiên đến nay,
khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử vẫn chưa được quy định
hoặc hướng dẫn cụ thể để người dân thực hiện.
Theo quan điểm và mục tiêu của Quyết định 1255/QĐ-TTg như sau:
Về quan điểm:
- Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền
tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;
- Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại
Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm sốt có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể
hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền
điện tử, tiền ảo;
- Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo
để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng
bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp

thông lệ quốc tế.
Về mục tiêu:
- Nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo
kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò
của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật;
- Rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt
Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của
Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp
lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên
quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và
khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển
không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử;
- Phân cơng trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn
đề liên quan đặt ra.
4.2 Thị trường tiền điện tử ở Việt Nam
Tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên một mẫu dữ liệu 500 người gồm các đối tượng
khảo sát: sinh viên ngành kinh tế, nhân viên văn phòng, người lao động tự do có độ tuổi từ 18
đến dưới 40 trong địa bàn tỉnh Bình Dương và có kết quả như sau:
89


Khi được hỏi bạn có biết tiền điện tử hay không? 50% số sinh viên ngành kinh tế biết đến
tiền điện tử, 80% nhân viên văn phòng và 30% người lao động tự do có câu trả lời tương tự.
Đối với những người có câu trả lời là biết đến tiền điện tử, khi hỏi về việc bạn có mua
bán hay đang sở hữu một loại tiền điện tử nào khơng? 5% số sinh viên trả lời có, 50% nhân viên
văn phòng và 10% người lao động tư do có câu trả lời tương tự.
Khi đặt câu hỏi về bạn có biết những ứng dụng của tiền điện tử? 90% những người biết
đến tiền điện tử đề cho rằng nó là một kênh đầu tư hay là một tài sản có giá trị để trao đổi; chỉ
10% số người được hỏi biết đến những ứng dụng khác của tiền điện tử để tạo các chứng từ kế

toán, thực hiện giao dịch phi tập trung, số hoá dữ liệu hay tạo nên các NFT.
Theo khảo sát của Fider: Việt Nam dẫn đầu danh sách các quốc gia có tỷ lệ người nắm
giữ tiền điện tử nhiều nhất thế giới, có tới 40% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho
biết họ sở hữu hoặc đã mua tiền điện tử. Xếp sau Việt Nam lần lượt là các quốc gia Indonesia,
Ấn Độ, Malaysia và Philippines. 30% những người được khảo sát ở Indonesia và Ấn Độ cho
biết họ sở hữu tiền điện tử, trong khi Malaysia và Philippines tỷ lệ này lần lượt là 29% và 28%.
Từ kết quả khảo sát trên, ta có thể thấy rằng Bitcoin - Tiền điện tử ở Việt Nam được nhiều
người quan tâm, tìm hiểu và sở hữu một số loại tiền điện tử phổ biến; tuy nhiên việc quan tâm,
tìm hiểu này chỉ dừng lại ở mức hiểu về sở hữu, giao dịch cũng như là kênh đầu tư tích trữ tài
sản; chưa ứng dụng đầy đủ các lợi ích khác mà cơng nghệ Blockchain mang lại.
4.3 Số hoá dữ liệu để thực hiện chuyển đổi số ở Việt Nam
Theo Bộ Thông Tin và Truyền thơng, Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ
số (so với số lượng doanh nghiệp là 683.600, chiếm 9,3%), tăng thêm 5.600 doanh nghiệp so
với năm 2020 (tăng 8,75%) và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ thương hiệu Việt
Nam. Dù cịn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 18.779 triệu
USD, chiếm 13,8% doanh thu chung tồn ngành.

Hình 2: So sánh doanh thu lĩnh vực công nghệ giai đoạn 2020 - 2021
Theo nhận định của Bộ Thông Tin và Truyền thông, dù đạt được nhiều thành tựu nhưng
công nghệ số vẫn còn một số khó khăn. Sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ số địi hỏi sự
điều chỉnh trong khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số hoạt
động và sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện được việc chuyển đổi số một cách thành cơng thì đầu tiên chúng ta phải thực
hiện số hố dữ liệu một cách tồn diện trên nhiều lĩnh vực: thương mại, sản xuất hàng hoá dịch vụ và cả Logistic ... Ngồi ra việc số hố này phải được thực hiện trên một nền tảng công
nghệ đồng nhất, đảm bảo tính đồng bộ và sự bảo mật, an toàn dữ liệu cần thiết.
90


Tuy nhiên, hiện nay với số lượng doanh nghiệp công nghệ số không ngừng phát triển như
đã phân tích ở trên nhưng lại khơng có một khung pháp lý hay định hướng phát triển chung cho

toàn ngành mà giao cho các doanh nghiệp tự có những giải pháp cơng nghệ riêng, phương thức
thực hiện riêng; không có tính đồng bộ nên sẽ xảy ra tình trạng khơng thống nhất, khó kết nối
vào một hệ thồng chung để chuyển đổi số hiệu quả.
5. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ỨNG DỤNG BITCOIN - TIỀN ĐIỆN TỬ
Từ những mặt hạn chế đã nêu trong thực trạng kể trên, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển ứng dụng Bitcoin - Tiền điện tử giúp việc chuyển số ở Việt Nam một cách hiệu
quả như sau:
- Nhanh chóng có hành lang pháp lý quy định việc sở hữu Bitcoin - Tiền điện tử và các
tài sản khác sử dụng công nghệ Blockchain. Đảm bảo quyền lợi của người sử dụng và được
pháp luật bảo vệ quyền sở hữu.
- Đưa Bitcoin - Tiền điện tử và những ứng dụng công nghệ Blockchain vào chương trình
dạy hoc khơng những của sinh viên ngành cơng nghệ thơng tin mà cả các ngành có liên quan
đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain như kinh tế, tài chính, kế tốn, mỹ thuật, âm nhạc ...
- Ban hành những chuẩn mực chung của số hoá dữ liệu để thực hiện chuyển đổi đổi số,
tránh tình trạng mỡi doanh nghiệp thực hiện một cách khác nhau dẫn đến không thể đồng bộ dữ
liệu hoặc gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành.
6. KẾT LUẬN
Bitcoin - Tiền điện tử tuy đã có hơn 10 năm hình thành và phát triển tuy nhiên cũng chỉ
mới là những bước đi đầu tiên ứng dụng mang tính thực tế. Những thách thức và cơ hội của
Bitcoin và các loại tiền điện tử khác vẫn còn rất tiềm năng và mang lại nhiều thách thức để đáp
ứng cho yêu cầu chuyển đổi số nhằm mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3

4

Bitcoin hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng, trang: /files/bitcoinpaper/bitcoin_vi.pdf.
Thủ tướng Chính phủ (2018); Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 về phê duyệt Đề án

hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử.
Bộ Thông tin và Truyền thông (2022); Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số
Việt Nam đến năm 2025, trang: /mic_2020/Pages/TinTuc/152502/Xaydung-chien-luoc-phat-trien-cong-nghiep-cong-nghe-so-Viet-Nam-den-nam-2025.html.
Việt Nam có tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử nhiều nhất thế giới, trang: />
91



×