Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoạt động an sinh xã hội của giáo xứ Lái Thiêu từ khi thành lập đến hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.1 KB, 10 trang )

HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO XỨ LÁI THIÊU
TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN HIỆN NAY
Nguyễn Bá Lương1
1. Lớp CH21LS01. Email:
TÓM TẮT
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, sự đóng góp của các đồn thể tổ chức tơn giáo vào các
hoạt động phong trào vận động hỗ trợ an sinh xã hội tại địa phương của Đảng và Nhà Nước chủ
trương, trong đó sự đóng góp an sinh xã hội tích cực xây dựng sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa
phương phải kể đến đạo Công giáo. Điển hình cho các hoạt động an sinh xã hội ở thành phố
Thuận An là giáo xứ Lái Thiêu, tìm hiểu được quá trình lịch sử hình thành và phát triển của giáo
xứ Lái Thiêu thông qua các hoạt động an sinh xã hội xây dựng các trường học, côi nhi viện, đào
tạo giáo dục và nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi tại địa phương lẫn các vùng xung quanh. Dựa trên
các tài liệu và tham khảo các nguồn chính thống của Nhà Nước và địa phương, vận dụng các
phương pháp lịch sử, logic và phân tích xử lý số liệu xác thực. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá
khách quan và sự ra đời của giáo xứ Lái Thiêu đã đóng góp xứng đáng vào những hoạt động từ
thiện nổi bật về an sinh xã hội, trong suốt chiều dài lịch sử cho đến hiện nay.
Từ khóa: An sinh xã hội, Giáo xứ Lái Thiêu, Từ thiện.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình hoạt động an sinh xã hội là vấn đề thiết thực đối với xã hội hiện nay, sự phát triển
kinh tế - xã hội tại thành phố Thuận An kéo theo sự tăng trưởng về kinh tế nhưng vấn đề xã hội
cịn nhiều bất cập, thơng qua Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương ln vận động quần
chúng nhân dân với huy động các nguồn vốn từ thiện hỗ trợ từ các cá nhân tập thể làm vào các
hoạt động an sinh xã hội như từ thiện đồng bào nghèo, xây dựng các trường tư giáo dục các trẻ
em khó khăn, mồ cơi được ni dưỡng tại trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi với các hoạt động từ
thiện khác. Đối tượng nghiên cứu là giáo xứ Lái Thiêu lịch sử hình thành lâu đời và địa điểm nổi
tiếng, giáo xứ đã đóng góp những hoạt động an sinh xã hội từ khi mới thành lập và luôn thực
những quan điểm chủ trương của tổ chức sinh hoạt với tuân thủ pháp luật của Đảng và Nhà Nước.
Trên cơ sở, thực tiễn tìm hiểu từ các tư liệu của giáo xứ và văn bản tài liệu chính thức được đăng
trên các trang chính thống Nhà Nước, vận dụng phương pháp lịch sử và logic cùng với sử dụng
một số phương pháp khác để phân tích đánh giá số liệu và chứng thực. Hoạt động an sinh xã hội
của giáo xứ Lái Thiêu từ khi thành lập đến hiện nay nhằm đánh giá khách quan và nêu những


điểm nổi bật quá khứ lịch sử giáo xứ Lái Thiêu nổ lực phục vụ an sinh xã hội với những người
dân tại vùng đất Lái Thiêu và nay là thành phố Thuận An.
2. NỘI DUNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu về an sinh xã hội của giáo xứ Lái Thiêu từ
87


khi thành lập đến hiện nay, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp
lịch sử và phương pháp logic vận dụng vào kiến thức phân tích q trình hình thành và hoạt động
trong lịch sử giáo xứ Lái Thiêu. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các phương pháp thống kê, phương
pháp tổng hợp số liệu. Đưa ra số liệu khách quan về những mặt hoạt động an sinh xã hội với sự
đóng góp và khả năng huy động các nguồn xã hội khác để thực hiện các hoạt động từ thiện, xây
dựng nhà tình, trường học cho con em khó khăn, nhà tình thương cho trẻ em mồ côi.
2.1.2. Nguồn tài liệu: Bài nghiên cứu về an sinh xã hội của giáo xứ Lái Thiêu từ khi thành
lập đến hiện nay, đã sử dụng các nguồn tài liệu rõ ràng: tham khảo các cơng trình nghiên cứu,
các bài báo và tạp chí nghiên cứu khoa học về lịch sử công giáo trong các tài liệu sách ở giáo
xứ Lái Thiêu, giáo phận Phú Cường, Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương, Hội khoa
học lịch sử Bình Dương và các trang thơng tin chính thống của nhà nước như Thông tấn xã Việt
Nam, báo Nhân dân.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Lái Thiêu
2.2.1. Tiến trình du nhập Cơng giáo ở Lái Thiêu
Vào đầu thế kỷ XVII, dòng người Việt lưu dân vào sinh sống ở vùng đất Đông Nam Bộ
đã tạo ra động lực khai hoang mở rộng vùng đất trù phú màu mỡ, theo đó các chúa Nguyễn đã
chú trọng vào chính sách mở rộng vùng đất phía Nam. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã
sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất miền Nam, xác lập chủ quyền đối
với vùng đất Đông Nam Bộ, lập ra hệ thống quản lý hành chính gồm Phủ Gia Định, Dinh Phiên
Trấn (Sài Gòn) và Trấn Biên (Biên Hịa).
Từ những chính sách khuyến kích di cư vào Nam của các chúa Nguyễn đã tạo ra điều
kiện cho các lưu dân di cư, đi theo đó là người giáo dân ở các vùng nghèo đói đã lưu lạc vào

Nam tới vùng đất Bình Dương “chắc chắn có 1 số lưu dân là người Công giáo đã đến định cư
ở vùng đất Lái Thiêu và thành lập Giáo xứ. Đầu tiên là họ Gị ở ấp Bình Giáo – xã Thuận Giao
– Thuận An – Bình Dương. Sau mới dời về ấp Bình Đức – xã Bình Nhâm – Thuận An – Bình
Dương gọi là Giáo xứ Lái Thiêu cho đến nay – cho phù hợp với tên gọi hành chánh” (Giáo phận
Phú Cường, 2012). Bên cạnh đó, những giáo dân Công giáo trốn tránh lệnh cấm đạo của các
chúa Nguyễn vào vùng đất Nam Bộ đến Lái Thiêu định cư, theo các tài liệu chứng minh rằng
vào những năm 40 của thế kỷ XVIII: “Khu vực thứ hai nằm về phía Bắc Sài Gịn, dọc theo sơng
Sài Gịn, có nhiều họ đạo và họ lớn nhất là Lái Thiêu. Năm 1739 họ này đã có một nhà thờ rộng
lớn với gần 400 giáo dân” (Lê Văn Khuê, 2015). Qúa trình Cơng giáo đi vào vùng đất Bình
Dương từ rất sớm “địa bàn Bình An (nâng lên thành huyện từ 1808), trấn Biên (Biên Hòa – sau
thành tỉnh từ năm 1832). Lái Thiêu là nơi đã hình thành họ đạo Thiên Chúa sớm nhất ở Bình
An và cũng có thể sớm hàng đầu ở phía Nam” (Giáo phận Phú Cường, 2016). Chứng cứ khẳng
định sự ra đời của giáo xứ Lái Thiêu “người ta không thể không kể đến giáo xứ Lái Thiêu, một
giáo xứ cổ xưa, chiếc nôi truyền giáo của giáo phận Đàng Trong (được thành lập 1659), nơi mà
thuở ban đầu, vẫn còn là rừng rậm” (Giáo phận Phú Cường, 2016).
Trong các tài liệu nghiên cứu về lịch sử truyền giáo, cho rằng từ năm 1747 vào thế kỷ XVIII
đã được cuốn sách “Lịch sử Truyền Giáo ở Đàng Trong” của cha ADRIEN LAU-NAY xuất bản
năm 1924 tại Paris “Lái Thiêu đã có tên trong danh sách 11 họ đạo của vùng Trấn Biên (Đồng
Nai) với giáo dân lên tới 400 người. Từ tài liệu này, chúng ta có thể khẳng định: Giáo xứ Lái Thiêu
88


đã được thành lập từ hàng chục năm trước đó, thời ĐGH Bênêđictô XIV (1740-1758) hoặc xa hơn
từ ĐGH Clêmentê XII (1730-1740)” (Giáo phận Phú Cường, 2012.P.35). Trong đó, tài liệu của
giáo phận Sài Gòn “Lược sử Giáo phận Phú Cường” đã được tách ra vào năm 1965, cũng nói tới
“Lái Thiêu cũng được nhắc đến như là một Giáo xứ kỳ cựu, từng một tời là nơi đặt Tòa Giám mục
Tây Đàng Trong, Chủng viện, Dòng Mến Thánh Giá…” (Giáo phận Phú Cường, 2012).
Theo dòng lịch sử, cho thấy vào năm 1789 Pigneau de Béharie (Bá Đa Lộc) chuyển chủng
viện ở Chantabun (Thái Lan) về Lái Thiêu, cử thừa sai Bosserrand làm giám đốc và thời kỳ chỉ
có khoảng 40 chủng sinh theo học. Qua phân chia khu vực để các thừa sai truyền giáo, theo

nghiên cứu Lái Thiêu có 2 nhóm thừa sai truyền giáo gồm Dòng Tên và Dòng Phanxicơ; đến
năm 1830, Đức cha Bregniere đặt Tịa Tổng giám mục tại Lái Thiêu và xác lập ra Dòng Mến
Thánh Giá Lái Thiêu. Năm 1843, Đức cha Lefèbre đã tập hợp những nữ tu Lái Thiêu và Tân
Triều chạy loạn từ năm 1833, tổ chức lại lập thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất xuống lập Dịng
Cái Nhum và nhóm thứ hai tái thiết nhà Dịng Lái Thiêu. Đến năm 1844, Nhà thờ Vatican chia
đôi Giáo phận Đàng Trong thành Giáo phận Đông và Tây, trên cơ sở “Phần đất thuộc Giáo
phận Phú Cường ngày nay đã thành lập nhiều cơ sở, Giáo xứ như: Lái Thiêu, Búng, Tân Quy,
Thala, BrơLam,… thuộc Giáo phận Tây Đàng Trong” (Giáo phận Phú Cường, 2012).
Từ năm 1798 trở đi giáo xứ Lái Thiêu là trung tâm Công giáo lớn nhất miền Nam và có vai
trị quan trọng hơn ở Cơng giáo miền Nam. Giai đoạn năm 1945 đến năm 1975 là cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự kiện năm 1954 Hiệp định Genève chia cắt đất nước
Việt Nam ở vĩ tuyến 17 tác động tới cục diện lịch sử Cơng giáo Việt Nam q trình số lượng giáo
dân miền Bắc di cư vào miền Nam. Trong thời gian 300 ngày sau ký kết hiệp định để đôi bên di
chuyến lực lượng về nơi tập kết, chính quyền Mỹ-Diệm đã lợi dụng Công giáo chúa đã vào Nam
lôi kéo giáo dân để làm chênh lệnh dân số ở hai miền để có lợi cuộc tổng tuyển cử sau này. Số
liệu trên đã thấy được đó là q trình giáo dân di cư tác động không nhỏ đối với Cơng giáo ở
miền Nam Việt Nam “Các số liệu chính thức Việt Nam Cộng hòa được tập vào tháng 10 năm
1955 chỉ ra rằng những người từ miền Bắc di cư vào Nam bao gồm 676.348 tín đồ Công giáo
(76,3% tổng số người Bắc di cư)… Theo tờ Information Cathlique Internationale, Eglise du Nord
Viet Nam, trong số 860.026 người Bắc di cư vào Nam, có 676.384 (78,64%) người Thiên Chúa
Giáo (tức là hơn một nửa giáo dân miền Bắc)” (Phạm Thúc Sơn, 2020). Từ đó, số lượng lớn tín
đồ Cơng giáo từ nhiều dịng tu từ các nhà thờ Cơng giáo giáo phận miền Bắc như Hà Nội, Bùi
Chu, Lạng Sơn, Phát Diệm, Vinh và các giáo phận giáo xứ miền Bắc khác vào sinh sống ở các
nơi nhà thờ giáo xứ ở miền Nam có cả giáo xứ Lái Thiêu.
Qúa trình của lịch sử Việt Nam đầy biến động và thống nhất đất nước sau 20 năm chia cắt,
giáo xứ Lái Thiêu hiểu rõ và đi theo Giáo hội Công giáo Việt Nam khi tổ chức năm 1980 để thống
nhất đã đưa ra nhiệm “cổ vũ tính liên đới để phát huy các thiện tích mà Giáo hội dâng hiến cho
Chúa bằng các hình thức tơng đồ và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại, trong
tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước” (Ban Tôn giáo, 2020). Những năm qua, với sự phát
triển Công giáo ở Việt Nam, giáo xứ Lái Thiêu luôn tn thủ những ngun tắc của Uỷ ban Đồn

kết Cơng giáo Việt Nam đã đưa ra “phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo” của đồng
bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, ở đâu có đồng bào Cơng giáo ở đó có phong trào thi đua
u nước. Trong đó, nổi bật ở một số lĩnh vực như: giúp nhau phát triển kinh tế, từ thiện tham gia
phúc lợi xã hội và xây dựng đời sống văn hóa” (Phóng viên, 2013).
89


Giáo xứ Lái Thiêu đã hoạt động trong phạm vi mà Giáo hội Cơng giáo Việt Nam và Uỷ
ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam đã đưa ra và đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội.
Hiện nay, giáo xứ Lái Thiêu trực thuộc quản lý của giáo phận Phú Cường.
2.2.2. Sự phát triển giáo xứ Lái Thiêu
Những biến động của lịch sử Việt Nam, sự phát triển tác động làm cho nhà thờ giáo xứ
Lái Thiêu có nhiều địa điểm nhà thờ sinh hoạt tôn giáo của giáo dân:
+ Nhà Thờ Họ Gò được thành lập năm 1787, thuộc vùng rừng rậm và gò nổng là sinh
sống tụ tập của các giáo dân, họ đã thành lập nhà thờ đầu tiên gọi một cách mộc mạc là nhà thờ
Họ Gò; đến năm 1992, chính quyền đã thực hiện quy hoạch xây dựng thành sân Golf Sông Bé
và di rời về đất thánh Giáo xứ Lái Thiêu.
+ Nhà thờ thứ hai, vào năm 1782 Nguyễn Ánh chiếm Gia Định và Bá Đa Lộc với nhiều
linh mục sinh hoạt ở vùng đất Sài Gòn, Lái Thiêu; địa điểm hiện nay cách nhà thờ hiện tại
khoảng 30m về phía trường học cạnh nhà các Soeurs Dịng Thánh Phaolơ (Cộng đồn Nhà Thờ
Lái Thiêu).
+ Nhà thờ thứ ba, được xây dựng vào năm 1894 dưới thời cha Sở Henri Azé-mả là người
trực tiếp điều hành xây dựng nhà thờ đến năm 1897, nhà thờ giáo xứ Lái Thiêu là nhà thờ thứ
ba hoàn thành. Nhà thờ thứ ba cũng trải qua nhiều lần trùng tu năm 1993-1994 và năm 2010.
Theo sự phát triển của giáo xứ Lái Thiêu, các dòng họ lẻ phát triển lần lượt được hình
thành: Họ Tân Quy, nằm kế bên ở vị trí sơng Sài Gịn thuộc xã Nhị Bình, huyện Hóc Mơn,
Thành Phố Hồ Chí Minh; được coi là họ đạo cổ và kỷ niệm 130 năm thành lập từ 1880 đến
2010, đến năm 1882 thì Tân Quy được nâng lên hàng Giáo xứ. Vùng Brơlam, là tên gọi của
vùng đất rộng lớn trải dài từ Lái Thiêu qua Thủ Dầu Một lên tới tận các vùng phía Bắc của Tỉnh
Sơng Bé cũ (thuộc phần Tỉnh Bình Phước ngày nay), là vùng nơi sinh sống lâu đời của đồng

bào dân tộc Stiêng; năm 1846, đức cha Domi-nique Le fèvre Ngãi và cha Phêrrô Ar-noux đã
đến vùng đất này truyền giáo cho cộng đồng dân tộc Stiêng ở nơi đây, năm 1866 do cuộc bạo
loạn Poucom-bo xảy ra ở Campuchia làm biên giới Việt Nam và Campuchia bị đốt phá nặng
nề trong đó giáo điểm Brơlam chịu chung số phận, theo số liệu thống kế từ năm 1860-1870 thì
dân tộc Stiêng đi theo Thiên chúa giáo rất nhiều nhưng tài liệu lưu trữ đã bị thất lạc, địa danh
Brơlam dần bị mai một. Họ Thủ Đức, được thành lập năm 1866 thuộc họ mẹ Lái Thiêu. Năm
1879, thì nhà thờ họ Thủ Đức được xây dựng đến năm 1889 dời về địa điểm nay, khuôn viên
nhà thờ họ Thủ Đức có tổng diện tích 6.468 mét vng nằm ở 41 Võ Văn Ngân, Phường Linh
Chiểu, Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Họ Đá Trắng hay Bố Mua, được thành
lập năm 1867 do cha H.Azémar dùng làm nhà thờ đầu tiên cho họ Đá Trắng, theo các họ lẻ thì
Đá Trắng (Bố Mua) thuộc họ lẻ xa nhất của họ mẹ Lái Thiêu; đến năm 1929, đã được nâng lên
hàng giáo xứ Đá Trắng, hiện nay đã đổi tên là Họ Vĩnh Hòa thuộc địa chỉ ấp 2A, xã Vĩnh Hịa,
Phú Giáo, Bình Dương. Họ Gioan Tẩy Giả, là một phần của đồng bào thiên chúa giáo từ miền
Bắc di cư vào miền Nam sau hiệp định Genève năm 1954 và định cư tại dọc quốc lộ 13 cũ (nay
là đường DT 745) kéo dài từ ngã ba nhà thờ Lái Thiêu đến ngã ba cây Liễu; đến năm 1958 vì
khơng có linh mục phụ trách cộng đoàn họ Gioan Tẩy Giả sáp nhập vào giáo xứ Lái Thiêu.
Giáo xứ Bình Hịa, họ đạo Bình Hịa nằm ở địa điểm Khu phố Bình Hịa, Phường Lái Thiêu,
Thành Phố Thuận An và sáng lập bởi Đức Cố giám mục Giacôbê Huỳnh Văn Của vào năm
1968 được xây dựng nhà thờ Bình Hịa, đến năm 1969 giáo xứ Bình Hịa tách ra khỏi họ mẹ
90


Lái Thiêu, vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Giáo xứ Tân Thới – Phú Long, năm 1972 Cha sở
Lái Thiêu đã mua lại rạp hát Tân Lạc tại chợ Lái Thiêu cải tạo làm nhà thờ cho giáo dân ba nơi
ở Tân Thới, Phú Long và Vĩnh Phú; về một thời gian sau địa điểm khơng cịn phù hợp cha sở
Lái Thiêu di rời về Trung tâm Bác ái Phú Long và hoạt động cho đến ngày nay.
Trong quá trình phát triển đã trải qua 250 năm lịch sử giáo xứ Lái Thiêu, các cha sở đã
được cử ra trông coi và đứng đầu giáo xứ Lái Thiêu:
+ Đức Giám Mục Pigneau de Béhaine: 1782-1792, 1799.
+ Đức Giám Mục Jean Louis Taberd: 1821-1827.

+ Linh Mục Henri Azémar: 1866-1895.
+ Linh Mục Jean Ernest Verney: 1895-1915.
+ Linh Mục Henri Sion (phục vụ Lái Thiêu): 1915-1916, 1926-1929.
+ Linh Mục Henri Hay: 1916-1926.
+ Linh Mục Phêrơ Nguyễn Văn Trịn: 1929-1945.
+ Linh Mục Sébastien Hồ Văn Hiền: 1945-1949.
+ Linh Mục Lorensô Nguyễn Thái Sơn: 1949-1964.
+ Linh Mục Giuse Trần Văn Tiên: 1964-1967.
+ Đức Giám Mục Giacôbê Huỳnh Văn Của: 1967-1970.
+ Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Cung: 1970.
+ Linh Mục Vincentê Trần Minh Khang: 1970-1975.
+ Linh Mục Gioan Âu Dương Trương: 1975-1980.
+ Linh Mục Tôma Phan Minh Chánh: 1980-2012.
+ Linh Mục Antôn Hà Văn Minh: 2012- đến nay.
Với sự phát triển của giáo xứ Lái Thiêu, đã hình thành các dịng mối liên hệ với nhau như
dịng Cát Minh Sài Gịn, dịng Thánh Phaolơ Thành Chartres, tu hội Bác ái Bình Triệu, dịng
Bác ái Vinh Sơn, dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, dòng Chúa Quan Phòng, dòng Mến Thánh
Giá Chợ Quán, dòng Taberd Lasan, dòng Con Đức Mẹ, dịng Đanh Minh Thánh Tâm, Cộng
đồn Nữ tu Phaolơ Thuận An, Cộng đồn Nữ tu Phaolơ Cơng giáo, Cộng đồn Con Đức Mẹ
Bình Nhâm, dịng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm.
Giáo xứ Lái Thiêu tổ chức bộ máy quản lý như: Hội đồng Mục vụ, Hội đồng Giáo xứ, Ban
truyền giáo, ca đoàn Giáo xứ Lái Thiêu, ca đồn Mân Cơi, ca đồn Maria Goretti, Giáo lý viên,
Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể, Ươm mầm đức tin. Bên cạnh đó, giáo xứ Lái Thiêu cịn có các nhóm
hội đồn như: Hội Mơi Khơi, Hội Phan Sinh, Hội Phạt Tạ, Hội Thăm viếng Legio Mariae, Phong
trào Cursillo, Ban Từ thiện, giới Hiền mẫu, giới Gia trưởng, giới trẻ Giáo xứ, Ban Lễ sinh.
Nhà thờ giáo xứ Lái Thiêu kiến trúc quần thể gồm có nhà xứ - nhà nấu ăn, nhà giáo lý,
đài Đức Mẹ, nhà hài cốt và nhà Chầu Thánh Thể, Bờ kè xung quanh nhà thờ. Nhà thờ giáo xứ
Lái Thiêu có 2 ngày lễ quan trọng là ngày Quốc tế bệnh nhân và lễ Thánh gia.
Hiện nay, nhà thờ giáo xứ Lái Thiêu ở địa chỉ 97 Khu phố Bình Đức 2, Phường Lái Thiêu,
Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Là giáo xứ nổi tiếng nhất trong các giáo xứ ở Thuận

An, Bình Dương.
91


2.3. An sinh xã hội của giáo xứ Lái Thiêu từ khi thành lập đến hiện nay
2.3.1. Cơ sở từ thiện
Trong giai đoạn phát triển của giáo xứ Lái Thiêu, vai trò của nhà thờ Lái Thiêu đối với
các giáo dân ở khu vực sinh hoạt cộng đồng xã hội đóng góp khơng nhỏ phục vụ an sinh xã hội
của vùng đất Lái Thiêu. Những người đứng đầu nhà thờ Lái Thiêu là các cha Sở Lái Thiêu đã
đề xuất xây dựng những cơ sở từ thiện của Công giáo nhằm phục vụ an sinh xã hội như: cha Sở
Lái Thiêu Herni Azémar, đã đề xuất xây dựng Trường Câm điếc Lái Thiêu và cha Sở Lái Thiêu
Jean Ernest Verney chủ trương xây dựng Cô nhi viện Lái Thiêu. Chủ trương của các cha Sở Lái
Thiêu đưa ra mục tiêu đối với phục vụ an sinh xã hội “về công tác mục vụ còn muốn đi thêm
một bước nữa: phục vụ tha nhân trong một môi trường đầy nhân ái: đó là phục vụ trong việc từ
thiện – bác ái” (Giáo phận Phú Cường, 2012).
Giáo xứ Lái Thiêu, đứng đầu nhà thờ Lái Thiêu cha Sở Henri Azémar trong vai trò nhà
truyền giáo đã đề xuất phục vụ an sinh xã hội nhằm đạt cơng cuộc truyền giáo có kết quả hữu
hiệu nhất với công việc “Bác ái-Từ thiện”. Trên cơ sở đó, đã tổ chức thành lập Trường dạy cho
các em học sinh Khuyết tật Câm điếc ở Lái Thiêu vào năm 1886. Nhiệm vụ của Trường Câm
điếc Lái Thiêu thu nhận nhiều em học sinh khuyết tật, thực hiện an sinh xã hội như ăn nuôi cho
các em học sinh khuyết tật, về trang thiết bị học tập cho các em học sinh khuyết tật nhất là quyển
sách tự điển câm điếc và được xã hội thời kỳ đó đánh giá hết sức cao nhưng thời kỳ tiệm in ấn
chưa có kỹ thuật hiện đại nên quyển sách tự điển khơng được phổ biến. Bên cạnh đó, nhà thờ Lái
Thiêu đã vận động các nhà từ thiện ủng hộ về tiền bạc, lương thực để đáp ứng phục vụ các em
học sinh khuyết tật câm điếc về ăn ở và dạy dỗ, trong đó nhiệm vụ của Trường Câm điếc Lái
Thiêu giúp các em học sinh câm điếc thốt nạn mù chữ và hịa nhập vào cộng đồng xã hội.
Năm 1903, Cộng đồn các nữ Nữ tu dịng Thánh Phaolô đầu tiên đến nhận nhiệm vụ ở
họ Lái Thiêu chính thức tiếp quản Trường Câm điếc Lái Thiêu và củng cố lề lối sinh hoạt, trật
tự, kỷ luật đến cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy đã tạo ra sự ổn định ở Trường
Câm điếc Lái Thiêu. Từ năm 1934, khu vực nhà dành cho câm điếc nam ở Soeurs Cộng đoàn

Nhà thờ hiện nay, còn nơi ở của các Soeurs là nơi cho câm điếc nữ hiện do nhà nước quản lý.
Đến năm 1972, xây dãy nhà khác đối diện với nhà các em nam học sinh câm điếc và dành lại
cho các em nữ học sinh câm điếc cũng là vị trí hiện nay của trường. Sau ngày hịa bình thống
nhất đất nước, Trường Câm điếc Lái Thiêu được chuyển về Bộ Thương binh – Lao động và Xã
hội quản lý. Cũng nhiều lần chuyển giao qua nhiều Bộ và các ban ngành cơ quan của địa phương
liên quan, Trường Câm điếc Lái Thiêu được đổi tên Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận
An cho đến ngày nay và trực thuộc Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành nơi
đào tạo giáo viên cho các trường chuyên ngành giáo dục trẻ em khuyết tật câm điếc.
Với sự phát triển từ thiện nhà thờ giáo xứ Lái Thiêu, cũng xây dựng lên Cô nhi viện Lái
Thiêu do đề xuất của cha Sở Jean Ernest Verney. Vào năm 1910, Cô nhi viện Lái Thiêu được
thành lập, ban đầu được gọi là nhà Mồ cơi hay Ký Nhi viện. Nhiệm vụ chính của Cô nhi viện
Lái Thiêu là tiếp nhận các em nhỏ bị bố mẹ bỏ rơi, hồn cảnh gia đình khó khăn khơng ni
nổi gửi cho Cơ nhi viện, và các em bị bệnh tất nguyền hoặc dị dạng mà gia đình bỏ rơi với
khơng đủ điều kiện chăm sóc. Trong giai đoạn, Cô nhi viện luôn vận động các nhà hảo tâm từ
thiện ủng hộ về tiền bạc, thuốc men, quần áo, thực phẩm và các khoản chi phí khác. Theo những
92


tài liệu còn ghi chép để lại trong những giai đoạn của Cô nhi viện Lái Thiêu đã “từ năm 1910
đến cuối năm 1912, chỉ trong ba năm đầu thành lập, Cô nhi viện đã tiếp nhận đến 305 em, trung
bình, mỗi năm hàng trăm em đã được cứu sống” (Giáo phận Phú Cường, 2012). Trong những
giai đoạn của lịch sử, Cô nhi viện Lái Thiêu hoạt động đến năm 1954 thì đã chuyển giao các cơ
nhi sang cho Cơ nhi viện Quốc gia Gò Vấp, và chấm dứt sự hoạt động.
Cộng đồn Nữ tu Phaolơ Cơng giáo hay gọi là Cộng đồn Lái Thiêu Cơng giáo là được
coi nhóm hoạt động mạnh trên lĩnh vực phục vụ từ thiện an sinh xã hội ban đầu được cha Sở
giáo xứ Lái Thiêu đồng ý, từ năm 1936 mở rộng trường tư thục Cơng giáo có 4 lớp học tập
nhưng đến năm 1960 có 12 lớp học tập. Đến 1968 thành lập trường Trung Tiểu học Thánh
Phaolô dành cho nữ sinh học xong cấp I. Mục tiêu của Cộng đoàn Lái Thiêu Cơng giáo là dạy
giáo lý, văn hóa giáo dục, chỗ ở ký túc xá với ăn nuôi cho nam sinh và nữ sinh, và công việc
khác. Đến năm 1976, trường Trung tiểu học cấp II Thánh Phaolô và trường Tư thục Cơng giáo

Lái Thiêu được cơng lập hóa.
Bên cạnh đó, Cộng đồn Lái Thiêu Cơng giáo thành lập ra Mái Ấm Dân tộc Lái Thiêu
hình thành và phát triển trong giai đoạn 1991 đến 2011 đã để lại dấu ấn riêng. Mục đích ban
đầu của Cộng đoàn Lái Thiêu Công giáo là giúp các em học sinh dân tộc thiểu số xóa nạn mù
chữ hoặc phổ cập giáo dục, ăn nuôi và truyền giảng giáo lý Công giáo. Ban đầu, chỉ có “khoảng
hơn 10 em (2 em dân tộc Kinh và 9 em thuộc dân tộc K’Ho, S’Tiêng, và M’Nông). Dần dần
nhân số được tăng lên gấp 2 lần đến gấp 10 lần…Cho đến năm 1995 có thêm sự hiện diện của
các em sắc tộc: Ê-đê, Jrai, Mạ, Mường, Kmer, Churu…” (Giáo phận Phú Cường, 2012). Mái
Ấm Dân tộc Lái Thiêu đã đào tạo học sinh dân tộc thiểu số, đạt được những kết quả về giáo dục
phổ cập như năm 2011 có 1 học sinh đỗ Cao đẳng Công nghệ Thông tin, 2 học sinh đỗ Trung
cấp Y sĩ, 1 học sinh đỗ Trung cấp Xây dựng. Sau từ năm 2011 đến nay thì tiếp có kết quả tốt
có 3 học sinh đỗ Trung cấp Điều dưỡng, 2 học sinh đỗ Cao đẳng Quản trị Kinh doanh, 1 học
sinh đỗ Trung cấp Công nghệ Thông tin, 1 học sinh đỗ Trung cấp về Tài chính Ngân hàng. Tính
đến bây giờ, “Mái Ấm Dân tộc Lái Thiêu đang đón nhận khoảng 100 em có độ tuổi từ 3 đến
24, gồm 12 sắc tộc: K’Ho, S’Tiêng, M’Nông, H’Mông, Mạ, Mường, K’Mer, J’Rai, Vân Kiều,
Lạch, Churu” (Giáo phận Phú Cường, 2012).
Hiện nay, giáo xứ Lái Thiêu có Ban Từ thiện chủ yếu giúp đỡ người già neo đơn, học
sinh nghèo hiếu học với những hồn cảnh khó khăn được giúp đỡ, thường phát quà tặng vào
các ngày lễ dịp Giáng sinh, tết Nguyên Đán và lễ Phục sinh. Sự vận động của nhà thờ giáo xứ
Lái Thiêu kêu gọi các nhà hảo tâm.
Những hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa nhất đối với giáo xứ Lái Thiêu tiêu biểu nhất
là xây dựng Trường Câm điếc Lái Thiêu, Cô nhi viện Lái Thiêu, Mái Ấm Dân tộc Lái Thiêu và
các hoạt động từ thiện an sinh xã hội khác cho thấy sự phục vụ an sinh xã hội của nhà thờ giáo
xứ Lái Thiêu không chỉ riêng cho giáo dân mà cịn xã hội đóng góp khơng nhỏ sự phát triển an
sinh xã hội địa phương trong thời gian đó. Có ý nghĩa mang đậm dấu ấn của Cơng giáo mà các
cha Sở Lái Thiêu đã thực hiện theo mục tiêu “Bác ái-Từ thiện”.
2.3.2. Các hoạt động an sinh xã hội khác
Giáo xứ Lái Thiêu trực thuộc giáo phận Phú Cường dưới sự quản lý của Uỷ ban Đồn kết
Cơng giáo tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn hiện nay giáo xứ Lái Thiêu đã tham gia tích cực
93



những hoạt động an sinh xã hội của Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương kế hoạch đã đề
ra. Tại hội nghị tổng kết công tác nhiệm VI (2007-2013) của Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh
Bình Dương, qua đó giáo xứ Lái Thiêu ln thực hiện chấp hành đúng hoạt động an sinh xã hội
“tích cực thi đua học tập, lao động, sản xuất và hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào do Uỷ ban
Đồn kết Cơng giáo tỉnh phát động. Trong nhiệm kỳ qua, tổng số tiền đồng bào Cơng giáo trong
tỉnh đã qun góp cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, khuyến học, khuyến tài, chỉnh
trang đô thị và từ thiện – xã hội…đạt trên 37 tỷ 803 triệu đồng” (Nguyễn Thúy, 2013).
Giáo xứ Lái Thiêu đều thực hiện tham gia hoạt động phong trào an sinh xã hội được Uỷ
ban Đoàn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương như trong cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp đạo” thông qua giáo phận Phú Cường
trong qua 5 năm nhiệm kỳ (2005-2010) “Ban Bác ái xã hội của Giáo phận Phú Cường (khu vực
tỉnh Bình Dương) đã tham gia việc phát triển cộng đồng trong 5 năm qua gần 4 tỷ 837 triệu
đồng” (Thảo Hiền, 2010). Giáo xứ Lái Thiêu luôn thực hiện với phương châm sống “mình vì
mọi người”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, đang hăng hái học tập, lao động sản xuất, tích
cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2016, giáo xứ Lái Thiêu tiếp tục những hoạt động an sinh xã hội theo tinh thần
yêu nước và phát động phong trào thi đua xây dựng “Giáo xứ tiên tiến, gia đình người Cơng
giáo gương mẫu” gắn bó với cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” của Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương. Trên địa
bàn kinh tế nơng nghiệp của các hộ gia đình giáo dân giáo xứ Lái Thiêu tích cực hưởng ứng
chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tham gia phong trào nông dân thi đua sản
xuất, kinh doanh giỏi, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư
vốn, công sức và đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Những đóng góp của giáo xứ Lái
Thiêu vào hoạt động an sinh xã hội đáng kể “đã đóng góp gần 38 tỷ đồng cho các hoạt động
chăm sóc sức khỏe nhân dân, khuyến học, chỉnh trang đơ thị và từ thiện xã hội. Góp phần xây
dựng nông thôn mới, bà con đã huy động được hơn 7,5 tỷ đồng để giúp nhau phát triển kinh tế
gia đình giảm nghèo; đồng thời đóng góp hơn 5,3 tỷ đồng xây dựng các cơng trình phúc lợi tại
các khu dân cư” (Huyền Trang, 2016) của Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương.

Tình hình từ năm 2020 đến hiện nay, giáo xứ Lái Thiêu luôn chấp hành những chỉ thị của
giáo phận Phú Cường, Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương, Uỷ ban Đồn kết Công
giáo Việt Nam và Hội đồng Giám mục Việt Nam phối hợp với Chính Phủ chung tay ủng hộ
cơng tác phòng dịch và chống dịch COVID-19, kêu gọi chia sẻ sự giúp sức của cộng đồng xã
hội; ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục bị lũ lụt thiên tai tàn phá. Tại hội nghị lần
thứ IV Trung ương Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023, giáo xứ Lái
Thiêu thực hiện “đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm tuyên truyền thực hiện tốt
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phát động; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nơng thơn mới” do Trung ương
Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam phát động” (Đặng Tuấn, 2020).
Trong các hoạt động an sinh xã hội, người đứng đầu nhà thờ giáo xứ Lái Thiêu đóng góp
cho lĩnh vực về nơng nghiệp đối với giáo dân khu vực Lái Thiêu. Cha Sở Henri Azémar đã đem
giống cây ăn quả từ Indonesia về cho các giáo dân Lái Thiêu trồng ở khu vườn “Các giống cây
94


ấy như: măng cụt, sapơchê, sầu riêng thích hợp thổ nhưỡng” (Giáo phận Phú Cường, 2012),
biến vùng đất Lái Thiêu trở nên nổi tiếng về vườn cây ăn trái, đặc biệt là măng cụt Lái Thiêu.
Tạo ra công việc nông nghiệp ổn định cho giáo dân Lái Thiên và cộng đồng xã hội ở Lái Thiêu
có kế sinh nhai, trở thành vùng đất trù phú cây ăn quả.
Vai trò của giáo xứ Lái Thiêu hiện nay, tham gia các hoạt động an sinh xã hội tổ chức
phong trào thi đua và cuộc vận động xây dựng địa phương theo hướng đô thị văn minh, phát
triển đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Đóng góp tham gia các hoạt động an sinh xã hội
của giáo phận Phú Cường, Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương với các tổ chức ban
ngành đồn thể của tỉnh Bình Dương tổ chức phát động. Qua đó, giáo xứ Lái Thiêu trở thành
giáo xứ gương mẫu trong các phong trào của Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương,
giúp đỡ cộng đồng xã hội nơi các giáo dân ở Lái Thiêu hiện nay.
3. KẾT LUẬN
Trong q trình đạo Cơng giáo truyền vào vùng đất Lái Thiêu vào khoảng thế kỷ XVII, sự

hình thành và phát triển giáo xứ Lái Thiêu nhanh chóng để lại những dấu ấn đậm trong lịch sử
vùng đất Lái Thiêu. Trong lịch sử giáo xứ Lái Thiêu được coi là nơi nổi tiếng nhất, là nơi đào tạo
các giám mục cho các nơi trên giáo xứ ở vùng đất Bình Dương và khu vực Đơng Nam Bộ. Sự
phát triển mạnh mẽ của giáo xứ Lái Thiêu đã hình thành nhiều họ lẽ, dịng tu và nhiều tổ chức
Cộng đồn Cơng giáo. Vai trị đóng góp của giáo xứ Lái Thiêu đứng đầu là các cha Sở Lái Thiêu,
khởi xướng chủ trương về các hoạt động đóng góp cho an sinh xã hội với mục tiêu nhiệm vụ của
giáo xứ Lái Thiêu trong đó truyền giáo cho quần chúng giáo dân. Điểm nổi bật nhất là các hoạt
động từ thiện của các cha Sở Lái Thiêu phát động xây dựng lên Trường Câm điếc Lái Thiêu giúp
đỡ về học tập, ăn nuôi và hỗ trợ các trẻ em khuyết tật câm điếc bị bỏ rơi hòa nhập với cộng đồng
xã hội; Cô nhi viện Lái Thiêu với mục tiêu từ thiện cứu trợ các trẻ em khuyết tật, mồ cơi, hồn
cảnh nghèo khó, được sự giáo dưỡng chăm sóc với ăn ni; bên cạnh đó, có cộng đồn Lái Thiêu
Cơng giáo đã tổ chức Mái Ấm Dân tộc Lái Thiêu hỗ trợ cứu mang các trẻ em có hồn cảnh khó
khăn đem về ni dạy, đào tạo những giáo lý Công giáo và tổ chức giảng dạy giúp đỡ các em học
sinh dân tộc thiểu số có thể học tập đạt được những kết quả tốt phổ cập được chương trình giáo
dục trung học phổ thơng, có 1 số học sinh dân tộc thiểu số đã học tập tới bậc Cao đẳng; giáo xứ
Lái Thiêu cũng tổ chức về trường lớp ở bậc tiểu học và trung học, chủ yếu học sinh có hồn cảnh
khó khăn được học tuyên truyền giáo lý Công giáo, ăn nuôi, chỗ ở ký túc xá; tình hình chung các
cơ sở từ thiện và cơ sở giáo dục về sau đều trực quản lý của Nhà Nước.
Vai trò của giáo xứ Lái Thiêu đóng góp cho an sinh xã hội, do những tác động đầy biến động
của lịch sử dân tộc Việt Nam cho tới ngày đất nước Việt Nam thống nhất, nhiệm vụ mới của giáo
xứ Lái Thiêu tiếp tục đóng góp cho cộng đồng xã hội ở giáo xứ Lái Thiêu và cộng đồng địa phương.
Giáo xứ Lái Thiêu trực thuộc giáo phận Phú Cường, dưới sự quản lý Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo
tỉnh Bình Dương và Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam đã thực hiện tham gia những mục tiêu
kế hoạch của tổ chức, phục vụ đóng góp về các cuộc vận động phong trào hoạt động an sinh xã
hội đối với tình hình xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phương hiện nay. Nhiệm vụ của giáo xứ Lái
Thiêu không ngừng nỗ lực phấn đấu theo tuân chỉ của Uỷ ban Đoàn kết Cơng giáo Việt Nam, xây
dựng đất nước đồn kết vững mạnh, đô thị văn minh, giúp đỡ cộng đồng xã hội tiến bộ, hoàn thành
những nhiệm vụ thiên liêng của đạo Công giáo đối với dân tộc và giáo dân giáo xứ Lái Thiêu.
95



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Sách, tạp chí:
1. Giáo phận Phú Cường (2012). Kỷ yếu Giáo xứ Lái Thiêu. TP HCM: Nxb.Thời Đại.
2. Đỗ Quang Hưng (1990). Một số vấn đề về Lịch Sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Hà Nội: Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội.
3. Lê Văn Khuê (2015). Công giáo tại đồng bằng Nam Bộ trong các thế kỷ XVII và XVIII. Tập san
Hiệp Thông/ HĐGM VN, số 87 tháng 3&4.
4. Phạm Thúc Sơn (2020). Chính sách đối giáo dân Cơng giáo di cư của chính quyền Ngơ Đình Diệm
(1954-1963). Tập san khoa học Lịch sử số 60, số trang 22-27.
5. Nguyễn Văn Kiệm (2001). Sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam Từ thế kỷ XVII đến
thế kỷ XIX. Hà Nội: Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tài liệu trang web:
6. Ban Tôn giáo (2020). Tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam. Truy
cập ngày 20/10/2021 tại: />7. Thảo Hiền (2010). Người Cơng giáo tỉnh Bình Dương. Truy cập ngày 21/10/2021 tại:
/>8. Nguyễn Thúy (2013). Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo tỉnh Bình Dương: Tổng kết cơng tác nhiệm kỳ VI
(2007-2013). Truy cập ngày 22/10/2021 tại: />9. Huyền Trang (2016). Đồng bào Cơng giáo Bình Dương sống tốt đời đẹp đạo. Truy cập ngày
22/10/2021 tại: />10. Đặng Tuấn (2020). Hội nghị lần thứ IV Trung ương Ủy ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam. Truy
cập ngày 23/10/2021 tại: />11. Phóng viên (2013). Đại hội người Cơng giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VI. Truy
cập ngày 24/10/2021 tại: />12. Giáo phận Phú Cường (2016). Đôi nét tiểu sử giáo phận Phú Cường. Truy cập ngày 25/10/2021 tại:
/>13. Giáo phận Phú Cường (2016). Giáo xứ Lái Thiêu-Phú Cường. Truy cập ngày 25/10/2021 tại:
/>
96



×