Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

THỰC TRẠNG kết QUẢ HOẠT ĐỘNG AN SINH xã hội của PHÒNG CTXH BV NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 77 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I:ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG PHÒNG CTXH-BV NHI
TRUNG ƯƠNG.....................................................................................................3
1.Đặc điểm tình hình chung của phòng CTXH- BV Nhi TW:...........................3
1.1.Giới thiệu chung về bệnh viện nhi trung ương:........................................3
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng CTXH:....................5
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy................8
1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán bộ,
nhân viên.......................................................................................................16
1.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ.....................................................................17
2. Thuận lợi, khó khăn của Phòng CTXH – BV Nhi TW khi thực hiện nhiệm
vụ......................................................................................................................19
2.1. Thuận lợi................................................................................................19
2.2. Khó khăn................................................................................................19
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI
CỦA PHÒNG CTXH-BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG................................19
1. Quy mô, cơ cấu, nhu cầu của đối tượng.......................................................20
1.1. Quy mô, cơ cấu......................................................................................20
1.2. Nhu cầu của đối tượng...........................................................................22
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ...........................................22
2.1. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận bệnh nhi tại BV Nhi TW........................22
2.2. Quy trình tiếp nhận hỗ trợ bệnh nhân khó khăn.....................................24
2.3. Quy trình tiếp nhận tài trợ......................................................................27
3. Tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước và địa phương.....................30
3.1. Theo quy định của Nhà nước.................................................................30
3.2. Quy định của BV Nhi TW......................................................................31
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tại BV Nhi TW.......................33
3.4. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách..........................................34




4. Các mô hình và dịch vụ trợ giúp đối tượng..................................................35
5. Nguồn lực thực hiện.....................................................................................42
6. Đề xuất.........................................................................................................43
CHƯƠNG III: THỰC HÀNH CTXH CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.....................45
I.MÔ TẢ CA:...................................................................................................45
II.THU THẬP THÔNG TIN............................................................................47
III. Đánh giá, xác định vấn đề..........................................................................49
1.Cây vấn đề của chị Khanh:.........................................................................49
2.Sơ đồ phả hệ...............................................................................................51
3.Sơ đồ sinh thái............................................................................................52
IV.KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP.............................................................................56
V. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP.......................................................57
VI.LƯỢNG GIÁ..............................................................................................62
VII.MỘT SỐ PHÚC TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC VỚI VỚI
VỢ CHỒNG NHÀ CHỊ KHANH....................................................................63

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CTXH
NVXH
CBVC
BV
TW
BHYT

Nội dung tiếng Việt
Công tác xã hội

Nhân viên xã hội
Cán bộ viên chức
Bệnh viện
Trung ương
Bảo hiểm y tế


LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội( CTXH) trong bệnh viện là một lĩnh vực vẫn còn khá mới
mẻ đối với nhiều người, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và ngay cả đối với một
số bệnh viện tuyến tỉnh, cơ sở, bệnh viện quy mô nhỏ ở nước ta hiện nay. Vẫn
còn rất nhiều người thắc mắc: Công tác xã hội trong bệnh viện là làm những cái
gì? Có phải học từ trường Y ra không? hay mọi người đi từ thiện à?...v.v Trong
khi đó, trên thế giới, ở các nước phát triển, Công tác xã hội trong bệnh viện đã
rất phát triển và đóng một vai trò rất quan trọng. Nó đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong các bệnh viện, giúp đỡ rất tích cực và hiệu quả cho bệnh
nhân, gia đình bệnh nhân và nhân viên y tế trong quá trình điều trị. Công tác xã
hội trong bệnh viện đã tạo ra và đảm bảo một nền an sinh ổn định, an tâm trong
bệnh viện, nơi mà cả về mặt tâm lý và kinh tế bất an nhất.
Với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, việc phát triển nghề công tác xã hội
nói chung và dần chuẩn hóa công tác xã hội trong bệnh viện nói riêng là điều vô
cùng cần thiết. Việc hình thành hệ thống công tác xã hội chuyên nghiệp trong
bệnh viện sẽ giúp giảm tải áp lực về tinh thần cho bác sĩ, điều dưỡng điều trị, tạo
điều kiện cho bệnh nhân được khám chữa bệnh một cách bình đẳng, hỗ trợ kịp
thời cho các trường hợp người bệnh có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, góp
phần nâng cao hiệu quả điều trị của bệnh viện. Điều này sẽ giúp bệnh nhân và
người nhà được quan tâm giúp đỡ kịp thời, giảm bớt gánh nặng kinh tế và tinh
thần, cải thiện mối quan hệ giữa bệnh nhân – bác sĩ – bệnh viện.
Là một trong những bệnh viện đầu tiên của Việt nam triển khai mô hình
CTXH trong bệnh viện qua việc thành lập Phòng CTXH có chức năng và quyền

hạn riêng biệt dưới sự quản lý của Bệnh viện đã và đang có những hoạt động hỗ
trợ, giúp đờ bệnh nhân thiết thực, kịp thời, hiệu quả, tạo được dấu ấn cho cộng
đồng. Phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ương là cầu nối quan trọng đối với
những bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn với những nhà hảo tâm, nhà từ
thiện và các đơn vị thiện nguyện để hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh, thuốc men
và những nhu cầu cơ bản khác... mà bệnh nhân và gia đình bệnh nhân gặp khó


khăn khi điều trị tại bệnh viện. Các hoạt động tài trợ ngày càng đa dạng và được
chuyên nghiệp hóa, đồng thời số lượng và chất lượng của hoạt động này cũng
được cải thiện.
Qua quá trình học tập tại trường với những kiến thức mà các thầy cô đã
truyền đạt cùng với những lần đi thực tế về công tác xã hội.Với những kiến thức
đã được trang bị và sự giúp đỡ nhiệt tinh của cán bộ nhân viên phòng Công tác
xã hội tại Bệnh viện nhi trung ương,em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt
nghiệp này.
Nội dung bài báo cáo chia thành ba phần chính:
CHƯƠNG I:ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG PHÒNG CTXH-BỆNH
VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ
HỘI CỦA PHÒNG CTXH-BV NHI TRUNG ƯƠNG
CHƯƠNG III:THỰC HÀNH CTXH CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Do thời gian không có nhiều nên không tránh khỏi sai sót, rất mong được
sự góp ý từ phía thầy cô để bài chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn.
CHƯƠNG I:ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG PHÒNG CTXH-BV
NHI TRUNG ƯƠNG.
1.Đặc điểm tình hình chung của phòng CTXH- BV Nhi TW:
1.1.Giới thiệu chung về bệnh viện nhi trung ương:
Bệnh viện Nhi Trung Ương được thành lập từ năm 1969 với tên gọi là Viện

Bảo vệ Sức khoẻ Trẻ em, đến năm 1997 được đổi tên là Viện Nhi, và tên gọi
hiện nay Bệnh viện Nhi Trung Ương có quyết định chính thức vào tháng 06 năm
2003. Trong khoảng giữa các giai đoạn trên Viện còn có các tên gọi không chính
thức là: Bệnh viện Nhi Việt Nam – Thuỵ Điển, Viện Nhi Olof Palmer( trích
www.benhviennhitu.org.vn/gioi-thieu-chung)


Bệnh viện được thành lập trên cơ sở khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Năm
1972 cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng do bị ném bom. Với sự giúp đỡ của Chính
phủ và nhân dân Thuỵ Điển Viện được xây dựng lại, khởi công từ năm 1975 và
bắt đầu hoạt động từ năm 1981. Hiện nay bệnh viện Nhi Trung Ương là bệnh
viện chuyên khoa nhi đầu ngành .Tổng số cán bộ hiện nay là 1023 người có
trình độ, chuyên môn cao; cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật được trang bị luôn
được cải tiến.
Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện:
o

Điều trị:
Bệnh viện có 22 chuyên khoa lâm sàng bao gồm: Thần kinh, Hô hấp,

Dinh dưỡng, Ung bướu, Thận, Nội tiết, Máu, Tim mạch, Tiêu hoá, Ngoại khoa,
Sơ sinh, Điều trị tích cực, Hồi sức ngoại, PT Chỉnh hình Nhi, Liên khoa TMHMắt- RHM, Cấp cứu, Lây, Tâm bệnh, Phẫu thuật gây mê – Hồi sức, Đông y,
Khoa khám bệnh, Phục hồi chức năng. Các khoa này nhận bệnh nhân nặng từ tất
cả các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung và miền Nam chuyển đến.
Hàng năm Bệnh viện có khoảng 40.000 bệnh nhân nội trú, 350.000 lần
khám ngoại trú.
Mỗi năm Bệnh viện tiến hành hơn 6000 ca phẫu thuật lớn bao gồm: Phẫu
thuật Thần kinh, lồng ngực, Tim mạch, Tiết niệu, Tiêu hoá, Tạo hình và chỉnh
hình. Phẫu thuật nội soi được áp dụng từ năm 1977 cho đến nay, đã tiến hành
nhiều loại phẫu thuật phức tạp như Phình đại tràng, Thận niệu quản đôi, Thoát vị

cơ hoành, Mủ màng tim, Còn ống động mạch …Bệnh viện tiến hành ghép thận
từ năm 2004 đến nay đã ghép 8 ca, ghép gan 5 ca và ghép tuỷ xương 3 bệnh
nhân đạt kết quả tốt.
Trong những năm qua nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng, tỷ
lệ tử vong tại Bệnh viện liên tục giảm thấp.


o

Nghiên cứu khoa học:

Là trung tâm nghiên cứu khoa học Nhi khoa cao nhất của cả nước. Nhiều
đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở đã được tiến hành hàng năm.
o

Đào tạo:

Kết hợp với Bộ môn Nhi trường Đại học Y khoa Hà Nội, bệnh viện Nhi
Trung Ương đào tạo sinh viên Nhi khoa, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, Thạc
sỹ, Tiến sỹ Nhi khoa. Ngoài ra, bệnh viện còn kết hợp với các trung tâm Nhi
khoa Quốc tế hàng năm tiến hành từ 20 – 25 lớp đào tạo cập nhật kiến thức Nhi
khoa cho Bác sỹ Nhi và Y tá Nhi trong cả nước.
o

Chỉ đạo chuyên khoa:

Là cơ quan đầu ngành Nhi khoa Viện đã tập trung chỉ đạo ngành theo
phương hướng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và nâng cao chất lượng chẩn đoán và
điều trị. Trong những năm gần đây Bệnh viện tập trung chỉ đạo nâng cao chất
lượng của hệ thống cấp cứu và phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.



o

Hoạt động giáo dục sức khoẻ:

Giáo dục kiến thức nuôi con, phòng bệnh, phát hiện sớm cho bố mẹ đã
được Bệnh viện tiến hành bằng nhiều hình thức: các buổi nói truyện, viết báo,
trình bày các chuyên đề trên vô tuyến truyền hình.
o

Hợp tác Quốc tế:

Hiện nay Bệnh viện có các Quan hệ hợp tác với JICA Nhật Bản, Bệnh viện
trẻ em Hoàng gia Melburne, Hội hữu nghị ICPH Thuỵ Điển, Tổ chức cựu chiến
binh Mỹ, Tổ chức REI Hoa Kỳ, Tổ chức Vietnam Project Hoa Kỳ, Trường Đại
học Darmouth Hoa Kỳ, Trung tâm y tế Samsung Hà Quốc, Bệnh viện Bambino
Gesú Italia….
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng CTXH:
Bệnh viện Nhi Trung Ương là bệnh viện chuyên khoa nhi đầu ngành trong
cả nước, chính vì vậy bệnh viện hàng năm luôn đón một số lượng bệnh nhân khá
lớn các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung đến khám và điều trị nội trú tại
bệnh viện. Hàng ngày, Bệnh viện tiếp nhận hơn 3 ngàn lượt bệnh nhi tới khám,
cũng như ngần 1400 bệnh nhi ở lại điều trị nội trú. Tuy nhiên, tỷ lệ các bệnh nhi
mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh gia đình khó khăn không có cơ hội, khả
năng để chữa trị cho con em mình, bệnh nhi là người dân tộc thiểu số, bệnh nhi
là trẻ bị bỏ rơi,... có nhu cầu cần được trợ giúp vẫn còn rất cao. Ngoài ra, là một
bệnh viện lớn, số lượng bệnh nhân lớn nên bệnh viện không tránh khói những
những áp lực, căng thẳng giữa nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân. Mọi thắc
mắc của người nhà bệnh nhân, những quy định về chính sách, chế độ của bệnh

nhân các nhân viên y tế không thể trả lời được đầy đủ, tận tình cho người nhà
bệnh nhân dẫn đến thủ tục chậm trễ, rắc rối.
Với mong muốn hoàn thiện chất lượng thăm khám, điều trị tốt nhất cho
bệnh nhân và cả nhân viên y tế trong bệnh viên, tạo ra nhiều cơ hội được chữa
trị khỏi bệnh cho những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, éo le trong cuộc sống,
Ban Giám đốc bệnh viện đã quyết định thành lập Tổ Công tác xã hội.


Dựa trên cơ sở Quyết định số 32/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng chình phủ
ban hành ngày 25/3/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã
hội giai đoạn 2010- 2020( gọi tắt Đề án 32) và Quyết định số 2514 QĐ/BYT của
Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án " Phát triển nghề công tác xã hội trong y tế giai
đoạn 2011-2020" và dựa trên tình hình thực tế tại bệnh viện, ngày 28/9/2008
Ban Giám đốc bệnh viện Nhi Trung Ương quyết định thành lập Tổ Công tác xã
hội trực thuộc phòng Chỉ đạo tuyến- Đào tạo- Nghiên cứu khoa học.
Sau ngần 2 năm hoạt động, ngày 01/5/2011 Tổ Công tác xã hội được
quyết định thành lập thành Phòng Công tác xã hội với vai trò là một phòng ban
chức năng với chức năng: kết nối, hỗ trợ các vấn đề về xã hội, các khó khăn của
các bệnh nhi và gia đình trong Bệnh viện. Giúp việc cho Ban Giám đốc bệnh
viện trong một số hoạt động xã hội và hoạt động dưới sự chỉ đao của Ban Giám
đốc bệnh viện.
Tháng 7/2011 Phòng Công tác xã hội đi báo cáo hoạt động của Phòng ở
cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Lãnh đạo P.CTXH tham gia ban soạn thảo Thông tư quy định chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội trong Bệnh viện cùng
Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế.
Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Nhi Trung ương là mô hình điểm của
Bộ y tế về triển khai thí điểm Phòng Công tác xã hội trong Bệnh viện.
P.CTXH nhận được bằng khen của BYT về việc đã có nhiều thành tích
trong xây dựng và thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành y tế giai

đoạn 2011 – 2020.


 Sự phát triển của phòng công tác xã hội qua các giai đoạn:
Hoạt động

Kết

quả

thu

STT

Năm

1

2008-

được
Tìm hiểu và xây dựng các hình thức hoạt 450.000.000

2

2009
2010

động, chức năng, nhiệm vụ.
Hoàn thiện các quy trình làm việc mở rộng 9.040.835.000

hoạt động công tác chăm sóc bệnh nhi,
người nhà bệnh nhi, vận động sự chung tay

3

2011

từ cộng đồng
Phòng được chọn là mô hình điểm của Bộ Y 16.513.017.000
tế ở khu vực phía bắc, đi sâu vào quản lý
xây dựng hoạt động chuyên nghiệp hóa

4

2012

công tác xã hội trong bệnh viện
Hoàn thiện các hình thức hoạt động, báo 15.143.900.000
cáo về hoạt động công tác xã hội trên toàn

5

2013

quốc.
Duy trì và phát triển mô hình Phòng CTXH, 15.418.928.000
tham gia soạn thảo chức năng nhiệm vụ và
cơ cấu tổ chức của Phòng CTXH cho Bộ Y

6

7

2014
2015

tế.
Chuyên nghiệp hóa hoạt động CTXH trong 18.741.512.197
bệnh viện
Trở thành địa chỉ hàng đầu về CTXH trong 12.165.899.000
(Không quy số
bệnh viện như: Bệnh viện Nông nghiệp, Phụ
tiền từ các phần
sản Hà Nội, Bệnh viện Phổi và các trường
quà)
đại học như: Trường Đại học Lao động Xã
hội đến làm việc và học tập.


1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo quyết định số 1693/2004/QĐ-BYT ngày 14 tháng 05 năm 2004 của
Bộ y tế về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Nhi Trung
ương, bệnh viện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau :
* Chức năng: Bệnh viện có chức năng khám, cấp cứu, điều trị, phòng
bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em ở tuyến cao nhất; nghiên cứu khoa học;
đào tạo cán bộ chuyên ngành nhi; chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.
* Nhiệm vụ:
1. Khám, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ em ở tuyến cao
nhất:
a. Tiếp nhận khám, cấp cứu, điều trị nội trú và ngoại trú mọi trường hợp

bệnh nhân trẻ em từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên vượt quá khả năng của tuyến
tỉnh và bệnh nhân đến khám, điều trị theo yêu cầu, kể cả trẻ em là người nước
ngoài.
b. Tham gia khám giám định y khoa và y pháp khi có yêu cầu.
c. Phục hồi chức năng cho trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh nhân
sau điều trị tại bệnh viện và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
2. Nghiên cứu khoa học:
a. Nghiên cứu tình hình biến đổi sức khoẻ và mô hình bệnh tật của trẻ em
và đề xuất phương hướng chiến lược cho ngành nhi.
b. Phối hợp và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán,
điều trị và phòng bệnh cho trẻ em.
c. Phối hợp với các chuyên ngành khác trong việc triển khai nghiên cứu các
đề tài khoa học có liênquan.


d. Nghiên cứu nội dung giáo dục sức khoẻ cho trẻ em.
3. Đào tạo cán bộ chuyên ngành Nhi:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo bác sỹ chuyên ngành nhi ở bậc
đại học, sau đại học; chuyên ngành điều dưỡng nhi ở bậc trung học, cao đẳng,
đại học và sau đại học.
b. Tham gia giảng dạy và đào tạo đại học, sau đại học và trung học y tế ở
trong nước và quốc tế.
c. Tổ chức các lớp đào tạo lại và cập nhật kiến thức nhi khoa cho cán bộ
bệnh viện và cán bộ tuyến dưới.
d. Phối hợp với các cơ sở đào tạo để biên soạn, in ấn và phát hành các tài
liệu theo chương trình đào tạo của bệnh viện.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a. Tham mưu cho Bộ Y tế chỉ đạo mạng lưới nhi khoa trong toàn quốc.
b. Tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở
trẻ em và chỉ đạo tuyến dưới thực hiện.

c. Đề xuất tham mưu cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, phát triển mô hình
mạng lưới nhi khoa trong cả nước.
d. Tham gia chỉ đạo việc thực hiện các chương trình y tế quốc gia.
e. Giúp tuyến dưới nâng cao chất lượng cấp cứu, chẩn đoán và điều trị các
bệnh chuyên khoa thường gặp ở địa phương.
5. Phòng bệnh:
a. Duy trì lịch sinh hoạt gia đình người bệnh hàng tuần để tư vấn cho cha
mẹ bệnh nhân về chăm sóc, nuôi dưỡng và cách phòng chống một số bệnh
thường gặp ở trẻ em, phòng lây chéo trong bệnh viện.


b. Tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt theo chuyên đề tại Bệnh viện.
c. Xây dựng nội dung, hình thức và tổ chức giáo dục tuyền thông về bảo vệ
chăm sóc sức khoẻ trẻ em qua các phương tiện thông tin đại chúng: sách, báo
chí, đài phát thanh, đài truyền hình.
d. Tham gia chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh nhất là đối với các
bệnh dịch có liên quan đến trẻ em.
6. Quản lý Bệnh viện:
a. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện về nhân
lực, tài chính, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế.
b. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi
ngân sách của bệnh viện, từng bước hạch toán thu chi theo quy định của pháp
luật.
c. Tạo thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo
hiểm y tế, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.
7. Hợp tác quốc tế:
a. Tích cực chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tư và thiết lập mối quan
hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, cung cấp
trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các tổ chức trong và ngoài nước, xây dựng
dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế kể cả tổ

chức phi chính phủ, trình Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt và tổ chức thực hiện dự
án theo quy định của Nhà nước. Tranh thủ sự viện trợ giúp đỡ của nước ngoài về
vật chất, kỹ thuật, kiến thức để cây dựng bệnh viện ngày càng phát triển.
b. Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế
với bệnh viện; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu công tác ở nước ngoài và nhận
chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi


kinh nghiệm và học tập tại bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào theo quy định
của Bộ Y tế.
c. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc
phạm vi bệnh viện quản lý theo quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế. Bệnh viện tuân
thủ theo quy định của pháp luật về việc ký kết hợp tác với nước ngoài.
* Quyền hạn:
Bệnh Viện Nhi Trung ương có quyền tự chủ trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm
trước Bộ Y tế và trước pháp luật về hoạt động của mình.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng CTXH – BV Nhi TW.
* Nhiệm vụ :



Công tác xã hội:

+ Giúp đỡ và chia sẻ với những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều
trị tại Bệnh viện
+ Trợ giúp các y bác sỹ giải thích cho gia đình người bệnh nhằm làm
cho gia đình người bệnh và nhân viên y tế thông cảm, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau
trong công tác khám và điều trị

+ Theo dõi, chăm sóc quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người bệnh
và gia đình trong các trường hợp bệnh hiểm nghèo.



Hoạt động gây quỹ:

+ Kêu gọi sự tham gia ủng hộ từ thiện từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân và những nhà hảo tâm để giúp đỡ các em nhỏ không may mắn mắc các
bệnh hiểm nghèo.
+ Tìm các nguồn tài trợ về Nghiên cứu khoa học và đào tạo.


– Tổ chức sự kiện:
+ Tham gia thực hiện các chương trình gây quỹ cho Bệnh viện
+ Tham gia tổ chức các chương trình hội nghị và hội thảo của Bệnh viện
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm phục vụ cuộc sống tinh
thần của các bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện
+ Tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo



Quan hệ công chúng:

+ Quảng bá hình ảnh và các hoạt động của Bệnh viện với xã hội và cộng
đồng
+ Tăng cường quan hệ công chúng và báo chí.
* Chức năng:
Phòng Công tác xã hội với vai trò là một phòng ban chức năng với chức
năng: kết nối, hỗ trợ các vấn đề về xã hội, các khó khăn của các bệnh nhi và gia

đình trong Bệnh viện. Giúp việc cho Ban Giám đốc bệnh viện và hoạt động dưới
sự chỉ đao của Ban Giám đốc bệnh viện.


1.3.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của Bệnh Viện Nhi TW.


1.3.4. Hệ thống tổ chức bộ máy của Phòng CTXH – Bệnh Viện Nhi TW.
BAN GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG PHÒNG

Tổ quan hệ công
chúng và hỗ trợ


Tổ hành chính
- 01 Cử nhân
Ngoại ngữ

-01 Cử nhân Văn
hóa

Tổ hỗ trợ BN và
nhân viên y tế
- 02 Cử nhân
CTXH
- 01 Cử nhân Kinh
tế


Cơ cấu nhân sự Phòng CTXH :



Tính đến thời điểm tháng 12/2015 thì phòng Công tác xã hội bệnh viện Nhi
Trung Ương có 7 cán bộ và nhân viên. Sang năm 2016 thì Phòng có một nhân
viên chuyển đơn vị công tác và cho đến thời điểm tháng 3/2016 phòng Công tác
xã hội bệnh viện Nhi Trung Ương có 6 cán bộ và nhân viên.

Bảng danh sách nhân sự phòng CTXH- Bệnh viện Nhi TW:
Năm sinh
STT Họ và tên

1

2

1

Dương Thị Minh
Thu

Nam Nữ
3

Chức
vụ,
chức
danh


4

5

1966

Trưởng
phòng

Trình độ chuyên môn
Trình
độ đào
tạo

Chuyên
ngành
được
đào tạo

Hệ
đào
tạo

6

7

8

Thạc sĩ


Y tế
công
cộng

Chính
quy


2

Vũ Thị Thùy Dung

1989

Nhân
viên

Cử
nhân

Ngoại
ngữ

Chính
quy

3

Võ Linh Phương


1989

Nhân
viên

Cử
nhân

Văn hóa

Chính
quy

Nhân
viên

Cử
nhân

Công
tác xã
hội

Chính
quy

1978

Nhân

viên

Cử
nhân

Kinh tế

Chính
quy

1987

Nhân
viên

Cử
nhân

Công
tác xã
hội

Chính
quy

4

Hà Văn Minh

5


Ngô Bình Minh

6

Nguyễn Thanh
Phượng

1973

* Trưởng phòng Dương Thị Minh Thu: chỉ đạo chung, điều phổi các hoạt
động của Phòng và hoạt động của nhân viên.
* Vũ Thị Thùy Dung: phụ trách hành chính, kế toán tài chính của Phòng,
ngoài ra còn phụ trách quản lý, đăng bài trên website của Phòng
* Võ Linh Phương: phụ trách quan hệ công chúng và hỗ trợ cộng đồng
* Nguyễn Thanh Phượng: phụ trách hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế,
ngoài ra còn phụ trách việc tổ chức các chương trình, sự kiện dành cho các bệnh
nhi.
* Ngô Bình Minh: phụ trách hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế, ngoài ra
còn phụ trách điều phối các hoạt động của lớp học Hy vọng- nơi vui chơi, đọc
truyện dành cho các bé đang điều trị nội trú tại bệnh viện, có sự tham gia của các
bạn tình nguyện viên đến từ các câu lạc bộ, hội, sinh viên các trường Đại học...
* Hà Văn Minh: phụ trách hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế, ngoài ra
cũng phụ trách nhận và phân phối những đồ dùng sinh hoạt từ các tổ chức, cơ
quan đoàn thể, trường học quyên góp ủng hộ cho những bệnh nhân khó khăn,
thiếu thốn.


Nhận xét:



Đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức trong phòng CTXH – BV Nhi TW
đều có thâm niên lâu năm tại phòng CTXH, một vài người đã gắn bó với phòng
từ khi mới thành lập, đặc biệt là ThS Dương Thị Minh Thu – người đã xây dựng
nên phòng CTXH tại BV Nhi TW. Do thời gian đầu thiếu nguồn nhân lực
chuyên ngành CTXH nên có một số CBVC của phòng thuộc chuyên ngành
khác, tuy nhiên các CBVC của phòng đều áp dụng chuyên ngành của mình phù
hợp với hoạt động của phòng, làm việc có hiệu quả cao. Hiện tại, họ đều được
cử đi học, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên bên
cạnh đó vẫn còn gặp phải khó khăn thiếu nhân lực để công việc đạt hiệu quả cao
hơn.
1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với
cán bộ, nhân viên.
Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức được thực hiện theo đúng
quy định của Nhà nước: Thời gian làm việc: 8 tiếng/ ngày, được nghỉ thứ 7, chủ
nhật và các ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước. Thực hiện việc nâng lương,
nâng ngạch lương theo đúng thời gian quy định. Ngoài chế độ lương, phụ cấp,
các cán bộ công nhân viên chức của Phòng thuộc diện đóng Bảo hiểm xã hội
còn được hưởng Bảo hiểm y tế và các chế chế độ khác theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, CBVC bệnh viện nói chung và CBVC Phòng CTXH nói
riêng còn có những chính sách riêng của đơn vị mình, cụ thể:
- Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo quyền lợi cho tập thể, cán bộ
viên chức.
- Chính sách khen thưởng, nghỉ bù.
- Khuyến khích, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cán bộ. Cán bộ phòng
được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ. Cử cán
bộ tham gia các lớp tập huấn dài hạn, ngắn hạn do Bộ y tế, các Cục, Viện,



chương trình, dự án..... đào tạo nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đáp ứng được
công tác phát triển công tác xã hội trong bệnh viện trong giai đoạn hiện nay.
- Chăm lo đến đời sống tinh thần của toàn thể cán bộ, nhân viên. Chăm lo
quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ viên chức, tổ chức thăm hỏi, động viên
nhân viên khi ốm, đau, gia đình có việc hiếu, hỷ, chăm lo đời sống vật chất cho
CBVC nhân dịp các ngày lễ trong năm: 8.3, 20.10, 2.9, 30.4 và 1.5...vvv
- Tổ chức tặng quà cho các cháu là con CBVC đạt thành tích cao trong học
tập nhân dịp quốc tế thiếu nhi 1.6.
- Trợ cấp khi đi công tác.
Do đó, đời sống cán bộ công nhân viên được duy trì ổn định, tạo cho mọi
người có tâm trạng thoải mái, yên tâm công tác.
* Hướng phát triển:
- Quảng bá hình ảnh của Bệnh viện Nhi Trung ương
- Tạo dựng phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Nhi Trung ương là một địa
chỉ đáng tin cậy đối với cộng đồng và xã hội
- Chuyên nghiệp hoá Công tác xã hội trong Bệnh viện.
1.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ.
Từ sau khi thành lập, phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung Ương đã đón
nhận rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ từ các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cá
nhân... trên địa bàn thành phố Hà nội và cả nước ngoài. Có những đối tác tài trợ
đã đồng hành cùng với phòng CTXH hộ trợ bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn từ
rất nhiều năm, định kỳ hàng tháng, quý hay năm các đối tác tài trợ đến thăm hỏi
và trao quà tới cho bệnh nhi và sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhi cần hỗ trợ cấp thiết
mà phòng CTXH gọi đến. Để đạt được điều đó, phòng CTXH đã tạo được niềm
tin tuyệt đối cho đối tác tài trợ, những đối tác đến ủng hộ cho các bé sẽ được
trực tiếp trao tận tay cho bệnh nhi hoặc gia đình bệnh nhi, nhân viên phòng


CTXH chỉ là kênh trung gian cầu nối và đối tác hỗ trợ sẽ nhận được giấy chứng
nhận của bệnh viện như thay lời cảm ơn đến tấm lòng của nhà tài trợ từ bệnh

viện. Mô hình CTXH tại bệnh viện Nhi cũng nhờ đó đã lan rộng ra cộng đồng
và đón nhận được nhiều nhà thiện tâm đến giúp đỡ, san sẻ khó khăn cho các
bệnh nhi. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ bệnh nhi và người nhà bệnh nhi của
Phòng cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn từ các báo đài, truyền
thông,...
Các đối tác tài trợ lớn như :
 Qũy san sẻ yêu thương
 Quỹ Tấm lòng Việt – Đài truyền hình Việt Nam
 Quỹ Thiện tâm – Tập đoàn Vingroup
 Quỹ Trái tim nhân ái
 Ngân hàng Vietinbank,BIDV,Ngân hang quân đội….
 Quỹ An vui hạnh phúc
 Nhà báo Lê Bình – Trung tâm tin tức VTV24,Báo hà nội mới…
 Nhà hàng Maison Sen ( tài trợ hang tuần 500 suất ăn trị giá 25.000 đ cho
bệnh nhi và người nhà bệnh nhi khó khan)
 Các nghệ sĩ xuyên suốt đồng hành các chương trình dịp lễ như ca sĩ Thái
Thùy Linh, Hoa Hậu Ngọc Hân,Á Hậu Huyền My…..
 Hội phật tử trên địa bàn hà nội và các tỉnh lân cận đồng hành phát cơm
chay vật dùng sinh hoạt hang tuần,
 Các trường đại học,phổ thông,trung học,tiểu học trên địa bàn hà nội và
một số các nhân gia đình nhà hảo tâm.
2. Thuận lợi, khó khăn của Phòng CTXH – BV Nhi TW khi thực hiện
nhiệm vụ.
2.1. Thuận lợi.
BV Nhi TW là bệnh viện tuyến đầu của cả nước, được nhận nhiều sự quan
tâm từ Nhà nước, Bộ Y tế, các tổ chức NGOs,....Do đó Phòng CTXH được tiếp
nhận nhiều mô hình, loại hình hỗ trợ bệnh nhi tiên tiến.
Nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ Ban giám đốc bệnh viện.
Nhận được sự phối hợp chặt chẽ với các khoa phòng trong BV.
Nhận được sự quan tâm, đồng hành của cộng đồng, các tổ chức đoàn thể,

các doanh nghiệp, cá nhân,...và của các cơ quan báo chí, truyền thông.


Cán bộ, nhân viên của Phòng CTXH có kinh nghiệm, nhiệt tình.
2.2. Khó khăn.
CBVC Phòng CTXH chưa được thăm quan và học hỏi các nước bạn.
CTXH chưa chăm sóc đến nhân viên của bệnh viện.
Chua có một hệ thống xuyên suốt nối kết giữa các tuyến.
Nguồn nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động CTXH trong
y tế.
Các hoạt động còn nghiêng nhiều về hướng từ thiện và tự phát.
Kinh phí hỗ trợ bệnh nhi hoàn toàn dựa vào tài trợ nên đôi khi không thể
hỗ trợ ngay cho những bệnh nhi gia cảnh khó khăn.
Các dịp ngày lễ, Tết lượng tài trợ tăng mạnh, gây quá tải cho cán bộ, nhân
viên phòng.
Chưa có không gian làm việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại của phòng.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ
HỘI CỦA PHÒNG CTXH-BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
1. Quy mô, cơ cấu, nhu cầu của đối tượng.
1.1. Quy mô, cơ cấu.
Bệnh viện Nhi Trung Ương là bệnh viện chuyên Khoa Nhi hàng đầu của
khu vực miền Bắc, hàng năm bệnh viện đón hàng nghìn bệnh nhân đến khám
ngoại trú và điều trị nội trú tại bệnh viện từ các tỉnh từ vùng núi phía Bắc cho
đến các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Nam. Quy mô bệnh viện
ngày càng được mở rộng, hiện tại bệnh viện có khoảng 1500 giường bệnh, tiếp
nhận hơn 3000 lượt bệnh nhi tới khám hàng ngày, với hơn 1.400 bệnh nhi điều
trị nội trú, tăng gấp nhiều lần so với quy mô 400 giường bệnh từ khi mới thành
lập. Cũng chính điều này, tỷ lệ các bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng có
hoàn cảnh gia đình khó khăn không đủ điều kiện để chữa trị, chăm sóc tốt cho
bệnh nhi cần được trợ giúp ở bệnh viện Nhi Trung Ương vẫn còn rất cao. Theo

báo cáo tổng kết thường kỳ cuối năm 2015 của phòng CTXH bệnh viện Nhi
Trung Ương, trong năm phòng CTXH đã hỗ trợ cho cho ngần 900 bệnh nhi có
hoàn cảnh gia đình khó khăn. Những đối tượng khó khăn được nhận trợ giúp từ
phòng CTXH cụ thể là:






Bệnh nhi có gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;
Bệnh nhi là người dân tộc thiểu số;
Bệnh nhi là con cháu của những đối tượng hưởng chính sách của

Nhà nước như thương binh, bệnh binh...

Bệnh nhi là con của gia đình đơn thân có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn;




Trẻ bị bỏ rơi;
Trẻ khuyết tật;
Bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng điều trị dài ngày ở bệnh

viện, kinh tế gia đình bấp bênh;

Bệnh nhi mắc bệnh nặng, có chỉ định phẫu thuật nhưng không có
thẻ Bảo hiểm y tế, hoàn cảnh gia đình kinh tế bấp bênh.

Để xác nhận được các đối nào cần được hỗ trợ, nhân viên của phòng
CTXH sẽ phải đi điều tra, xác nhận sử dụng kỹ năng quan sát bên ngoài đối
tượng, thông tin thu thập được từ bệnh nhân và từ các bác sĩ điều dưỡng trực
tiếp điều trị cho bệnh nhi và những giấy tờ cần thiết: giấy xác nhận hộ nghèo, hộ
cận nghèo; sổ hộ nghèo; giấy chứng nhận đối tượng đối tượng hưởng trợ giúp xã
hội;...để xác minh
Những bệnh nhi khó khăn cần được hỗ trợ, tập trung nhiều một số Khoa
bệnh nặng, bệnh nhân điều trị nội trú dài ngày có pháp đồ điều trị phức tạp. Tập
trung nhiều nhất các khoa là Khoa Ung bướu; Tim mạch, hồi sức tim mạch,
huyết học; Khoa Sơ sinh; Khoa Hô hấp; Thận, nội tiết; Gan mật, tiêu hóa; Khoa
Thần kinh; Khoa Truyền nhiễm;...
STT
1
2
3

Đối tượng
Bệnh nhi điều trị nội trú
Bệnh nhi điều trị ngoại trú
Bệnh nhi không cần nằm

Số bệnh nhi

Tỉ lệ

( người )
1.319
546
1.135


43.97 %
18.2 %
37.83 %

điều trị tại viện sau khám
Tổng
3000
100 %
Số liệu thống kê bệnh nhân trung bình 1 ngày tại BV Nhi TW ( năm: 2015)




So sánh về quy mô, cơ cấu đối tượng của Bệnh Viện Nhi TW

năm 2014 và 2015.
Từ năm 2014 đến năm 2015, quy mô, cơ cấu đối tượng của BV Nhi TW
vẫn tiếp tục tăng lên. Số bệnh nhi của cả viện đang điều trị trung bình 1 ngày từ
năm 2014 đến năm 2015 đã tăng 147 bệnh nhi, đặc biệt là số lượng bệnh nhi nội
trú bệnh nặng và có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm 2014, chiếm 42,6% tổng
số bệnh nhi; đến năm 2015 là 43,97%, tăng 1,37%. Năm 2014, lượng bệnh nhi
điều trị ngoại trú chiếm 16,8% đến năm 2015 là 18,2 %, tăng 1,4 %. Qua đó, có
thể thấy BV Nhi TW rất được nhân dân quan tâm tin tưởng điều trị BV. Tuy
nhiên, vì BV Nhi TW là BV tuyến đầu của cả nước nên hầu như các trường hợp
bệnh nhi đều được chuyển từ các bệnh viện tuyến dưới lên và trong tình trạng
bệnh nặng. Số lượng bệnh nhi cũng như mức độ nặng của tình trạng bệnh tăng
dẫn tới áp lực cho bệnh viện, y bác sĩ cũng như toàn bộ CBVC trong bệnh viện.
1.2. Nhu cầu của đối tượng.
Các bệnh nhi và gia đình khi điều trị tại Bệnh Viện Nhi TW có các nhu cầu
cơ bản sau :




Được tiếp nhận ngay khi tới khám.
Được thông báo cụ thể, chính xác về tình trạng bệnh và hướng điều

trị của bệnh nhi.

Được điều trị tận tình, chính xác, kịp thời.

Được vui chơi, thư giãn ngoài giờ điều trị.

Được tạo điều kiện chăm sóc bệnh nhi nội trú.

Được hỗ trợ viện phí, suất ăn,phẫu thuật...khi điều kiện kinh tế gia
đình khó khăn.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
Với số lượng bệnh nhi lớn và đa dạng, việc xét duyệt, tiếp cận và giải quyết
hồ sơ bệnh án theo từng khoa chuyên môn và xét duyệt hồ sơ xin tài trợ theo yêu
cầu của phòng CTXH gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự làm việc nghiêm
túc, cố gắng và đầy trách nhiệm của các CBVC, công tác tiếp nhận, xác nhận,


xét duyệt và quản lý hồ sơ bệnh án theo từng khoa chuyên môn và xét duyệt hồ
sơ xin tài trợ theo yêu cầu của phòng CTXH được triển khai thực hiện theo đúng
tiến trình, minh bạch, công khai nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bệnh nhi
khi đủ điều kiện.
2.1. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận bệnh nhi tại BV Nhi TW.
Tại Bệnh Viên Nhi TW, quy trình xét duyệt, tiếp nhận bệnh nhi ban đầu tại
Khoa khám bệnh theo 5 bước sau :

Bước 1: Người nhà bệnh nhi đến khoa Khám bệnh:
Mua sổ theo dõi sức khỏe trẻ em tại quầy tiếp đón; điền các thông tin của
bệnh nhi vào sổ theo dõi sức khỏe trẻ em.
Bước 2: Đăng ký khám bệnh :
- Nếu bệnh nhi có bảo hiểm y tế (có giấy chuyển viện, thẻ bảo hiểm y tế):
Lấy phiếu khám bệnh tại phòng 1A.
- Nếu bệnh nhi không có chế độ bảo hiểm y tế: Nếu khám thông thường:
Người nhà bệnh nhi đến phòng 1B hoặc phòng 1D đưa sổ khám bệnh cho nhân
viên y tế để đóng tiền và lấy phiếu khám. Nếu khám tự nguyện B-C: Đến phòng
2 đưa sổ khám bệnh cho nhân viên y tế để lấy phiếu khám.
Bước 3: Đến phòng khám bệnh:
- Người nhà bệnh nhi đưa bệnh nhi đến phòng khám theo số trên phiếu
khám (nhìn biển, sơ đồ hướng dẫn số phòng khám).
- Bệnh nhi ngồi chờ khám theo số thứ tự được in trên phiếu khám (số chạy
trên bảng điện tử).
- Sau khi bác sĩ khám bệnh, điều dưỡng hướng dẫn người nhà các bước tiếp
theo (đi làm xét nghiệm hoặc chuyển khám khác,...).
Bước 4: Người bệnh có chỉ định xét nghiệm:


- Đối với bệnh nhi bảo hiểm y tế: Làm thủ tục tại phòng 1A.
- Đối với bệnh nhi không có chế độ bảo hiểm y tế: Nếu khám thông
thường: Làm thủ tục tại phòng 1C (hoặc 1D). Nếu khám tự nguyện B-C: Làm
thủ tục tại phòng 2.
- Bệnh nhi làm xét nghiệm theo hướng dẫn của nhân viên y tế và lấy kết
quả xét nghiệm theo giấy hẹn.
Bước 5: Bệnh nhi quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả và kê
đơn.
Tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhi được yêu cầu chữa bệnh nội trú hoặc
ngoại trú. Bệnh nhi điều trị nội trú được hướng dẫn cụ thể, tiếp nhận tại khoa

chuyên môn để điều trị theo dõi. Bệnh nhi được cung cấp hồ sơ bệnh án, lấy
thông tin cá nhân, gia đình, tình trạng bệnh và được hướng dẫn làm các xét
nghiệm.
2.2. Quy trình tiếp nhận hỗ trợ bệnh nhân khó khăn
Sơ đồ: Quy trình hỗ trợ bệnh nhân
BƯỚC 1

BƯỚC 2

BƯỚC 3

BƯỚC 4

Tiếp cận thân
chủ và xác
nhân vấn đề

Đánh giá và
lên kế hoạch
giúp đỡ

Thực hiện kế
hoạch

Đánh giá và
kết thúc

Buớc 1: Bệnh nhân đến điều trị nội trú tại bệnh viện, các bác sĩ và điều
dưỡng tiếp nhận bệnh án của bệnh nhi và lấy thông tin của bệnh nhi. Qua đánh
giá và sàng lọc đưa ra danh sách bệnh nhân khó khăn, Điều dưỡng trưởng trên

các khoa báo về phòng CTXH, nhân viên phòng CTXH phân chia trực tiếp lên
trên khoa tiếp nhận thân chủ theo sự phân công của Phòng.


×