Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động ôn thi tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.19 KB, 9 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Tấn Sĩ1
1. Lớp CH20QL01
TĨM TẮT
Kì thi tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông là kì thi vơ cùng quan trọng trong qng
đời của mỗi em học sinh, là dấu mốc quyết định con đường mai sau các em. Quản lý tốt hoạt
động ôn thi lớp 10 là điều kiện tiên quyết để chất lượng thi tuyển sinh đạt hiệu quả. Bài viết là
kết quả nghiên cứu chất lượng tuyển sinh lớp 10 tên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình
Dương trong năm học 2021-2022, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp để công tác quản lý hoạt
động ôn thi tuyển sinh lớp 10 cho mỗi cơ cở giáo dục Trung học cơ sở nói riêng hay hệ thống
trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nói chung nhằm nâng cao chất
lượng tuyển sinh cho những năm tiếp theo tên địa bàn thành phố
Từ khóa: Thi tuyển sinh lớp 10; kết quả tuyển sinh; biện pháp ôn tuyển sinh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra
phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục và
đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến
bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về
chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực.
Với sự phát triển về kinh tế trong những năm gần đây của tỉnh Bình Dương thì sự đầu tư
cho giáo dục của tỉnh nhà ngày càng được chú trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng
cao, ngồi kì thi Trung học phổ thơng quốc gia thì kì thi tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thơng
cũng khơng kém phần quan trọng, trên tinh thần đó Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã đặc
biệt chú trọng việc chỉ đạo, phê duyệt việc xây dựng kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào
lớp 10 Trung học phổ thơng của Sở GDĐT tỉnh Bình Dương được thể hiện cụ thể qua văn bản


số 5905/UBND-VX ngày 02/12/2020.
Thực hiện đúng chỉ đạo của Sở GDĐT tỉnh trong thời gian vừa qua Phòng GDĐT thành
phố Thủ Dầu Một đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng tuyển sinh ở các trường
THCS trên địa bàn thành phố, ngay từ đầu năm học Phịng GDĐT đã có những chỉ đạo sâu sát,
276


xuyên suốt nhằm đảm bảo chất lượng thi tuyển sinh lớp 10 THPT ở các trường THCS trên địa
bàn luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh, để đạt được điều ngồi sự phấn đấu khơng mệt mỏi của
đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, của học sinh và các lực lượng xã hội khác thì khơng thể
phủ nhận vai trò quản lý của cán bộ quản lý cấp cơ sở. Tuy nhiên, chất lượng lượng thi tuyển
sinh lớp 10 trên địa bàn thành phố vẫn còn những bất cập thể hiện qua chất lượng thi tuyển sinh
giữa các trường không đồng đều, sự chênh lệch chất lượng ở một số trường đơi khi cịn lớn,
chính điều đó việc tìm ra biện pháp quản lý phù hợp đối với cơ sở giáo dục cấp THCS đặcbiệt
là vai trò quản lý hoạt động thi tuyển sinh lớp 10 THPT đạt kết quả cao càng trở nên cấp thiết.
2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ VẤN ĐỀ ĐƯỢC NÊU RA
Nâng cao chất lượng trong thi tuyển sinh là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong mỗi cấp cơ
sở giáo dục, chính vì vậy vấn đề này được nhiều tác giả nghiên cứu, xây dựng và chia sẽ kinh
nghiệm để hiệu quả hoạt động giảng dạy và ôn thi tuyển sinh ngày một nâng lên, chẳng hạn như
Tác giả Lê Thanh Hải (2018), Hiệu trưởng Trường THCS Thanh An đã đưa ra “Một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh lớp 10” như sau: Lãnh đạo nhà trường làm tốt
công tác tham mưu với các cấp ngành quan tâm đầu tư cở sở vật chất trường học; Tổ chức họp
sinh hoạt chun mơn đi vào chiều sâu, có hiệu quả từng bước đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Đổi mới sinh hoạt chun mơn nhằm nâng cao vai trị và phát huy hiệu quả hoạt động của
tổ/nhóm chun mơn; Phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh. Tận dụng
nguồn ngân sách nhà nước, tạo điều kịên quan tâm mua sắm nhu cầu phục vụ chuyên môn mua
sắm thiết bị phục vụ dạy học; Phân cơng giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tụy để
giảng dạy khối cuối cấp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn quỹ vận động đúng quy định để bồi
dưỡng giáo viên ôn tuyển sinh 10; Phân bố sĩ số ở khối 9 phù hợp không quá đông để giáo viên
có điều kiện tiếp cận từng học sinh, từ đó có kế hoạch ơn tập phù hợp cho từng loại đối tượng.

Chia lớp ôn tuyển sinh theo 3 loại đối tượng học sinh để dễ dàng ôn theo từng loại đối tượng
sao cho thích hợp. Kiên quyết xử lý học sinh vi phạm nội quy và ôn thi tuyển sinh 10; Nhà
trường vận động PHHS cùng quan tâm quản lý học sinh, tránh tư tưởng chủ quan, không động
viên khích lệ các em; Quản lý chun mơn chú trọng tính kế thừa, yêu cầu tất cả giáo viên các
bộ môn từ 6 đến 9 cùng chung tay, cùng chia sẻ trách nhiệm với nhau, cùng chung sức tận tâm,
tận tụy, cùng nhận trách nhiệm chung kết quả tuyển sinh 10 là kết quả của một quá trình học
tập và giảng dạy của cả cấp học, không phải là chỉ là kết quả của giáo viên giảng dạy lớp cuối
cấp hay chỉ của ba mơn Văn - Tốn - Anh; Bố trí coi thi kiểm tra, thi học kỳ, phân công giám
thị coi kiểm tra nghiêm túc để giúp các em quen dần tránh áp lực gây căng thẳng khi các em đi
thi tuyển sinh. Tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tham gia các hoạt động phong trào, TDTT
vừa đủ để các em có nhiều thời gian đầu tư cho học tập; Tham mưu chính quyền địa phương
tìm ra phương án hạn chế tối đa các tác hại từ các tụ điểm gam
Tác giả Phạm Thị Hải Vân (2019), Phó hiệu trưởng Trường THCS Gia Thụy đã đưa ra
giải pháp “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT” như sau:
Một là, Chỉ đạo điều hành: Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; Tăng cường quản lý
chuyên môn như phân công chuyên mơn, phân cơng giáo viên chủ nhiệm, xếp thời khóa biểu,
xây dựng ngân hàng hang đề
277


Hai là, Bồi dưỡng dội ngũ: Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn, tổ chức chuyên đề;
Ban giám hiệu trực tiếp dự sinh hoạt chuyên môn
Ba là, Tổ chức ôn luyện: Xây dựng kế hoạch ôn luyện; Phân nhóm đối tượng học sinh;
Tổ chức thi thử; Chấm bài và xử lý kết quả. Trong đó cần chú ý lựa chọn bài tập phù hợp, hướng
dẫn phương pháp làm bài, tạo môi trường học tập, quy định thồi gian làm bài
Bốn là, Chú trọng công tác thi đua khen thưởng
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu: Văn kiện đại hội Đảng các cấp, Luật giáo dục, Điều lệ trường
trung học, các văn bản chỉ đạo về Hướng dẫn kì thi lớp 10 THPT của Ủy ban tỉnh Bình Dương,

văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT Bình Dương và của Phịng GDĐT thành phố Thủ Dầu Một.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thực hiện đề tài này, phương pháp nghiên cứu chủ yếu chủ yếu là phương pháp điều tra và
xử lí số liệu thu thập được qua thực tế ở kì thi lớp 10 THPT năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, qua đó so sánh hiệu quả cơng tác của các Huyện, Thị, Thành phố trên địa bàn tỉnh.
4. PHẦN KẾT QUẢ
4.1. Thực trạng kết quả kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021-2022 trên địa bàn tỉnh
Bình Dương
Trong kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có
hơn 17000 thí sinh tham gia dự thi tại 40 điểm thi trên địa bàn tỉnh, qua khảo sát thu thập dữ
liệu kết quả tuyển sinh trên địa bàn tỉnh đạt được như sau
Chất lượng điểm thi tuyển sinh trên địa bàn tỉnh
Ngữ Văn
TT

PGDĐT

1

Tiếng Anh

Toán

Điểm
BQ

Trên TB

Xếp
hạng


Điểm
BQ

Trên TB

Xếp
hạng

Điểm
BQ

Trên TB

Xếp
hạng

Thủ Dầu
Một

6,771

94,03%

5

5,849

59,80%


1

4,563

38,96%

3

2

Thuận An

6,849

94,59%

1

5,616

57,96%

2

4,631

40,46%

1


3

Bến Cát

6,835

96,79%

3

5,395

51,96%

4

4,361

34,73%

4

4

Tân Uyên

6,803

93,10%


4

4,941

43,36%

6

3,961

27,16%

6

5

Phú Giáo

6,495

87,04%

8

4,420

32,55%

9


3,815

22,01%

8

6

Bắc Tân
Uyên

6,748

91,63%

6

5,193

47,28%

5

4,573

41,21%

2

7


Dĩ An

6,496

89,22%

7

5,433

52,88%

3

4,131

32,55%

5

8

Dầu Tiếng

6,848

95,49%

2


4,498

34,20%

8

3,834

24,39%

7

9

Bàu Bàng

6,177

85,00%

9

4,559

35,13%

7

3,415


18,87%

9

6,687

92,30%

5,298

50,15%

4,232

32,93%

Toàn tỉnh

278


Kết quả thi tuyển sinh lớp 10 trong năm học 2021-2022 thành phố Thủ Dầu Một đứng
hạng 3 trong tổng số 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương so với chất lượng
điểm thi các năm học trước thì thứ hạng của thành phố Thủ Dầu Một vẫn đứng trong tóp đầu
những địa phương có chất lượng điểm thi cao cụ thể ở môn Tiếng Anh thành phố Thủ Dầu Một
đứng hạng 1 so với các trường THCS trong tỉnh, ở mơn Tốn và Văn thành phố Thủ Dầu Một
lần lượt đứng hạng 3 và 5. Tuy nhiên so với cùng kì năm học trước thì chất lượng điểm thi
tuyển sinh có giảm cụ thể
6


5
4
3

NĂM HỌC 2020

2

NĂM HỌC 2021

1
0
HẠNG MƠN VĂN

HẠNG MƠN ANH

HẠNG MƠN TỐN

Xếp hạng điểm thi các môn của thành phố Thủ Dầu Một năm học 2020 và năm học 2021
Từ kết quả trên ta nhận thấy so với cùng kì năm học trước thì chất lượng điểm thi mơn
Tiếng Anh vẫn duy trì hạng 1 nhưng chất lượng điểm thi mơn Tốn đặc biệt hơn là môn Văn
lại thấp hơn cụ thể điểm thi mơn Tốn từ xếp hạng 2 năm 2020 xuống hạng 3 trong năm 2021
hay môn Văn từ hạng 2 xuống hạng 5. Đây là những điều đáng lo ngại do đó các cơ sở giáo dục
trong thành phố cần có giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng điểm thi tuyển sinh
trong những năm tiếp theo
Qua khảo sát thu thập số liệu thì chất lượng điểm thi các mơn Văn, Toán, Tiếng Anh của
các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một trong năm 2021 có kết quả như sau
Chất lượng điểm thi tuyển sinh môn Văn trên địa bàn thành phố
TT


TRƯỜNG

Số TS dự
thi

Văn
>= 5

Xếp hạng
Tỉnh
15
42
21
17
59
5
11
60

TP
4
8
6
5
11
1
2
12


1
2
3
4
5
6
7
8

THCS Chánh Nghĩa
THCS Chu Văn An
THCS Định Hòa
THCS Hòa Phú
THCS Nguyễn Thị Minh Khai
THCS Nguyễn Văn Cừ
THCS Nguyễn Viết Xuân
THCS Phú Cường

184
396
173
175
199
112
331
254

97.83%
93.18%
97.11%

97.71%
86.93%
99.11%
98.19%
86.61%

9
10
11
12
13

THCS Phú Hịa
THCS Phú Mỹ
THCS Trần Bình Trọng
THCS Tương Bình Hiệp
THCS Hiệp An

324

97.84%

14

3

300
117
227
81


93.33%
88.03%
91.63%
85.19%

41
56
46
64

7
10
9
13

279


Chất lượng điểm thi tuyển sinh mơn Tốn trên địa bàn thành phố
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13

TRƯỜNG
THCS Chánh Nghĩa
THCS Chu Văn An
THCS Định Hòa
THCS Hòa Phú
THCS Nguyễn Thị Minh Khai
THCS Nguyễn Văn Cừ
THCS Nguyễn Viết Xn
THCS Phú Cường
THCS Phú Hịa
THCS Phú Mỹ
THCS Trần Bình Trọng
THCS Tương Bình Hiệp
THCS Hiệp An

Số TS dự
thi
184
396
173
175
199
112
331
254

324
300
117
227
81

Tốn
>= 5
29.35%
56.31%
30.64%
26.86%
43.72%
25.00%
43.64%
24.11%
36.73%
30.67%
24.79%
20.26%
32.10%

Xếp hạng
Tỉnh
35
3
31
43
8
51

9
56
13
30
52
63
25

TP
8
1
7
9
2
10
3
12
4
6
11
13
5

Chất lượng điểm thi tuyển sinh môn Anh trên địa bàn thành phố
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

TRƯỜNG
THCS Chánh Nghĩa
THCS Chu Văn An
THCS Định Hòa
THCS Hòa Phú
THCS Nguyễn Thị Minh Khai
THCS Nguyễn Văn Cừ
THCS Nguyễn Viết Xn
THCS Phú Cường
THCS Phú Hịa
THCS Phú Mỹ
THCS Trần Bình Trọng
THCS Tương Bình Hiệp
THCS Hiệp An

Số TS dự
thi
184
396
173
175

199
112
331
254
324
300
117
227
81

Anh
>= 5
50.00%
76.20%
57.23%
29.14%
48.24%
41.96%
66.16%
65.61%
66.98%
55.33%
57,26%
33.48%
28.40%

Xếp hạng
Tỉnh
27
1

16
63
29
41
5
6
4
19
15
55
64

TP
8
1
6
12
9
10
3
4
2
7
5
11
13

Từ kết quả thu được ta có thể nhận thấy trong thời gian qua chất lượng thi tuyển sinh trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một so với các địa phương khác trong tỉnh nhìn chung đạt được kết quả
khả quan, ln đứng trong những địa phương dẫn đầu về chất lượng thi tuyển. Tuy nhiên nhìn vào

mặt bằng chung của các trường THCS trên địa bàn thành phố vẫn còn sự chênh lệch tương đối lớn
về chất lượng thi tuyển dựa trên bảng xếp hạng của các trường trên địa bàn tỉnh qua từng mơn.
Cụ thể trong bộ mơn Tốn chất lượng điểm thi trường đứng đầu trong thành phố đạt
56,31% trên trung bình và xếp hạng 3 trong tỉnh thì đối với trường xếp thấp nhất thì chất lượng
điểm thi chỉ đạt 20,26% trên trung bình và xếp hạng 63 so với các trường trong tỉnh.
Hay ở môn Tiếng Anh chất lượng điểm thi trường đứng đầu trong thành phố đạt 76,20%
trên trung bình và xếp hạng 1 trong tỉnh thì đối với trường xếp thấp nhất thì chất lượng điểm
thi chỉ đạt 28,40% trên trung bình và xếp hạng 64 so với các trường trong tỉnh.
280


4.2. Nguyên nhân
Những số liệu trên một lần nữa cho ta thấy sự chênh lệch lớn về chất lượng giau74 các
trường trong địa bàn thành phố. Sự chênh lệch đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ
quan hay nguyên nhân khách quan của cơ sở giáo dục như:
Một là, việc quản lý của cán bộ quản lý cơ sở chưa thật sự hiệu quả trong việc định hướng,
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động dạy học và giáo dục
tại đơn vị
Hai là, tổ chuyên môn chưa phát huy hết vai trò trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động,
bồi dưỡng, chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn cho giáo viên trong tổ, sự quản lý tổ chuyên môn
của tổ trưởng đôi khi chưa khoa học.
Ba là, đội ngũ giáo viên giảng dạy ở một số trường chưa thật sự đồng đều, còn giáo viên
ngại đổi mới về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, sự đầu tư nâng cao năng lực
chuyên môn ở một số giáo viên chưa được chú trọng, tâm lý học sinh vùng ven thành phố vẫn
cịn tồn tại, chưa có định hướng tốt cho học sinh trong q trình giảng dạy, ơn luyện.
Bốn là, một số học sinh chưa thật sự chú trọng đến việc học, chưa có định hướng tốt từ
gia đình trong việc chọn trường phù hợp năng lực bản thân, còn chạy theo phong trào, lựa chọn
trường theo số đông khi thi tuyển.
5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Để hoạt động quản lý ơn thi tuyển sinh lớp 10 có hiệu quả theo quan điểm của tôi cần
thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, chủ động trong việc lập kế hoạch
Việc chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm nhà trường là điều
kiện tiên quyết, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động từ cấp quản lý, giáo viên và học sinh trong
việc thực hiện kế hoạch đúng hướng.
Lập kế hoạch ôn thi tuyển sinh đối với mỗi nhà quản lý giáo dục tại cơ sở là việc làm
thường xun do đó đơi khi có những hoạt động trong kế hoạch được thực hiện theo lói mịn
của những năm trước dẫn đến kết quả giáo dục mang lại không như mong muốn.
Việc xây dựng kế hoạch ôn thi tuyển sinh đối với nhà quản lý không phải chờ đợi đến
cuối năm học mới thực hiện mà nhà quản lý cần nắm bắt tình hình của đội ngũ giáo viên, đặc
điểm nhà trường, thực lực của các đối tượng học sinh ngay trong năm học, qua đó nhà quản lý
có cái nhìn tổng thể giúp cho nhà quản lý biết được những điểm mạnh và những hạn chế để kịp
thời điều chỉnh, từ đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch ôn thi tuyển sinh cuối năm cho phù hợp
với tình hình thực tế tại đơn vị.
Hai là, chủ động trong việc định hướng
Để kết quả ôn thi tuyển sinh lớp 10 được nâng cao thì việc định hướng tốt cho học sinh là
điều rất cần thiết, thực tế cho thấy công tác định hướng cho học sinh đơi khi cịn chưa được chú
trọng, một bộ phận không nhỏ học sinh khi tham gia kì thi cịn mang tâm lý “thi thử” nên việc
đầu tư cho việc học tập chưa thật sự được quan tâm dẫn đến kết quả thi tuyển sinh chưa cao.
281


Do đó để chủ động trong việc định hướng cho học sinh trước hết nhà quản lý thực hiện
tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh. Chương trình hướng nghiệp THCS sẽ giúp học sinh
tăng khả năng nhận biết về chính bản thân mình có những sở thích và khả năng gì nổi bật,
giúp các em trau dồi các kỹ năng thiết yếu theo nhóm như: nhóm kỹ năng cơ bản, nhóm kỹ
năng quản lý bản thân, nhóm kỹ năng làm việc nhóm… qua đó các em cũng có thể tự nhận
thấy mình thích hợp với nghề nào từ đó có kế hoạch học, tập, rèn luyện trau dồi kiến thức để
đạt được mục tiêu hướng đến.

Đội ngũ giáo viên thực hiện cơng tác hướng nghiệp cần có kĩ năng nghề nghiệp phù hợp,
người có thể đưa ra những lời khuyên, có thể làm cho học sinh thấy được năng lực của bản thân
từ đó có những quyết định phù hợp cho những dự định của học sinh trong tương lai mang lại
hiệu quả cao nhất
Ba là, xây dựng đội ngũ cốt cán
Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi về chuyên môn
dạy học các mơn học mà cịn phải là người có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và truyền
động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi học sinh
Để đảm bảo chất lượng cho việc ôn thi tuyển sinh thì nhà quản lý cần hiểu rõ về năng lực
của đội ngũ giáo viên, những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế của mỗi cá nhân từ đó lựa
chọn đội ngũ cho phù hợp nằm phát huy tối đa những tiềm lực có sẵn trong đơn vị để mang lại
hiệu quả khả quan nhất
Tuy nhiên một sai lầm thường mắc phải trong việc xây lựa chọn đội ngũ của nhà quản lý
là lựa chọn theo một cấu trúc quen thuộc, bộ khung đó vơ hình chung là một rào cản lớn kiềm
hãm sự phấn đấu, nâng cao năng lực chuyên chuyên nghiệp vụ của thế hệ trẻ, sự khéo léo của
nhà quản lý là vừa biết phát huy tối đa nội lực hiện có vừa biết ươm mầm cho thế hệ sau để tiếp
tục kế thừa và phát huy những ưu điểm tốt nhất của mình
Bốn là, chỉ đạo giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá
theo hướng tích cực, phù hợp đối tượng học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng để nâng cao
hiệu quả công tác giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh.
Quá trình ơn tập thi tuyển sinh cũng vậy muốn có kết quả khả quan thì bản thân người
giáo viên phải khơng ngừng đổi mới phương pháp của mình bởi lẽ năng lực nhận thức của học
sinh luôn khác nhau do đó q trình nhận thức cũng sẽ khác nhau.
Đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp với việc phân chia đối tượng học sinh có khả
năng nhận thức tương đồng trong q trình giảng dạy, ơn tập sẽ mang lại hiệu quả hơn, nó vừa
giúp người giáo viên chủ động trong quá trình giảng dạy, dễ tiếp cận học sinh để nắm bắt thực
trạng vể ưu điểm, hạn chế của mỗi cá nhân để có những giải pháp điều chỉnh phù hợp vừa giúp
học sinh đễ lĩnh hội những phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa những năng lực của bản
thân trong quá trình học tập của mình. Bên cạnh đó kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh

trong q trình ơn luyện là thước đo quan trọng để nhà quản lý, giáo viên giảng dạy biết được
những hạn chế và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, việc kiểm tra đánh giá phải bám sát
chỉ đạo về nội dung chương trình, cấu trúc đề thi qua từng năm nhằm định hướng tốt cho học
sinh trong quá trình thi cử
282


Năm là, tăng cường quản lý nề nếp, chuyên cần, tạo động lực cho học sinh trong q
trình ơn tập
Muốn hoạt động giảng dạy, ơn tập có hiệu quả thì việc quản lý tốt nề nếp, chuyên cần của
học sinh trong quá trình học tập là điều cần thiết, ngay từ đầu năm học nhà quản lý giáo dục
cùng các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường cần trao đổi, đút rút kinh nghiện quản lý
từ năm học trước, phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong cách quản lý nề
nếp học sinh từ đó xây dựng bộ tiêu chí thi đua phù hợp với đặc điểm tình hình tại đơn vị nhằm
quản lý tốt nề nếp chuyên cần của học sinh. Tuy nhiên theo tơi thì quản lý tốt nề nếp, chun
cần học sinh không chỉ dựa vào những quy tắc cứng nhắc mà quan trọng hơn là giúp học sinh
hiểu được ý nghĩa của việc học, học cho ai và học để làm gì?
Đối với người quản lý, giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm ngồi nhiệm vụ chính
là quản lý và giảng dạy thì cịn có vai trị rất lớn là một nhà tâm lý, nơi mà học sinh có thể chia
sẽ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập cũng như trong hoạt động xã hội của
mình, làm được điều đó sẽ dần thay đổi nhận thức của học sinh theo hướng tích cực do đó việc
quản lý nề nếp, chuyên cần của học sinh sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Sáu là, chủ động trong sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Chủ động trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng để đạt
hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng thi tuyển sinh lớp 10 THPT bởi trong giai đoạn hiện
nay gia đình có vai trị rất quan trọng trong việc nuôi dạy và phối hợp với nhà trường để giáo
dục học sinh phát triển toàn diện.
Thực tế cho thấy hiện nay vẫn cịn khơng ít cha mẹ học sinh xem việc dạy học, giáo dục
học sinh là trách nhiệm của nhà trường, chính vì vậy nhà quản lý cần có giải pháp phù hợp để
cùng phối hợp tốt với gia đình nhằm tác động đến học sinh phát triển theo hướng tích cực, để làm

được điều đó theo tơi trước hết vào đầu năm học nhà trường cần xây dựng tốt quy chế phối hợp
giữa nhà trường và gia đình. Quy chế này cần được triển khai cụ thể đến toàn thể cha mạ học sinh
và nên khuyến khích cha mẹ học sinh đóng góp ý kiến để xây dựng một quy chế hoàn thiện và áp
dụng xuyên suốt trong năm học kể cả áp dụng trong q trình ơn tập thi tuyển. Việc thường xun
trao đổi thơng tin hai chiều sẽ giúp gia đình và nhà trường nắm bắt thơng tin từ đó kịp thời động
viên, khuyến khích hay điều chỉnh những thái độ, hành vi chưa đúng mực của các em.
Sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình cịn mang lại hiệu trong việc định hướng cho
học sinh bởi vì gia đình là những người gần gũi các em nhất, dễ dàng tác động đến các em, có thể
giúp các em có những lựa chọn tốt cho tương lai như việc chọn trường phù hợp với khả năng của
mình, khơng chạy theo phong trào từ đó dẫn đến kết quả thi tuyển khơng được như kì vọng.

6. KẾT LUẬN
Ơn tập thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông được xem là khâu rất quan trọng, sự lựa
chọn trường THPT phù hợp với năng lực bản thân để chuẩn bị hành trang cần thiết cho kì thi
THPT quốc gia và xa hơn là lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
Để đạt nâng cao chất lượng trong kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT thì vai trị quản lý của
lãnh đạo nhà trường là vô cùng cần thiết. Với vai trò người quản lý giáo dục, các biện pháp
283


quản lý tốt sẽ giúp tổ chức q trình ơn tập được thực hiện đúng kế hoạch, đúng mục tiêu đề ra.
Việc thực hiện ôn tập của các giáo viên và học sinh sẽ được thực hiện đồng bộ, có tổ chức, có
sự giám sát, kiểm tra để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong khi thực hiện. Tuy nhiên, để
mang lại hiệu quả đó khơng thể thiếu vai trị quan trọng của tổ chun mơn, giáo viên giảng
dạy, các lực lượng giáo dục trong nhà trường cùng với sự phấn đấu của học sinh, sự quan tâm,
phối kết hợp hiệu quả của phụ huynh học sinh, có như vậy thì chất lượng thi tuyển sinh mới
ngày càng mang lại hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
2. Luật giáo dục 2019

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường THCS, trường THPT và các trường phổ thơng có
nhiều cấp học. Ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo
4. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương (2021), Hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 THCS và lớp 10 THPT
năm học 2021-2022. Công văn số 2248/SGDĐT-KTQLCLGD ngày 11/12/2020
5. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương (2021). Cơng văn thơng báo về kết quả Kỳ thi tuyển sinh lớp
6 tạo nguồn, lớp 6 tiếng Anh tăng cường và lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Công văn số
1053/2021/ SGDĐT-KTQLCLGD ngày 17/6/2021
6. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp nghiên cứu khao học, NXB Giáo dục Việt Nam
7. Lê Thanh Hải (2018). Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh lớp 10. Trường THCS
Thanh An
8. Phạm Thị Hải Vân (2019). Một số giải pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT. Trường
THCS Gia Thụy
9. />
284



×