Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Truyện Đổng Thiên Vương trong Lĩnh Nam chích quái từ góc nhìn tự sự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.16 KB, 11 trang )

TRUYỆN ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC
Trương Nguyễn Cát Phượng1
1. Email:
TĨM TẮT
Lĩnh Nam chích quái là một trong những tác phẩm văn học dân gian đầu tiên của Việt
Nam thời Lý - Trần ghi chép lại những truyện quái dị ở cõi Lĩnh Nam. Trong số các truyện
trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Đổng Thiên Vương là một trong những truyện nổi bật kể
về người anh hùng dân tộc cứu nước, cứu dân trong thời kỳ chống giặc Ân. Dưới góc nhìn tự
sự học, truyện thể hiện những nét mới, nổi bật như về mơ típ, cốt truyện và nhân vật, qua đó
thể hiện ước muốn của nhân dân về một cuộc sống bình n, hạnh phúc.
Từ khóa: Lĩnh Nam chích qi, Đổng Thiên Vương, tự sự học, văn học trung đại
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn học Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm, biến cố cùng lịch sử dân tộc. Trong tiến
trình phát triển ấy, nền văn học trung đại đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc.
Thế kỉ X – XIV là thời kì mà hai triều đại Lý – Trần phát triển và đạt được nhiều thành tựu nhất
về cả kinh tế, chính trị và văn hóa. Trong đó, các tác phẩm văn học lấy chữ Hán làm chất liệu
sáng tác đã có sự thành công rực rỡ. Nghiên cứu những tác phẩm văn học này, không chỉ giúp
ta thấy được đời sống tâm linh, những tín ngưỡng, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán
mà còn giúp chúng ta thấy được sự kế thừa những nghệ thuật của văn học dân gian để sáng tạo
ra cái mới, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học giai đoạn sau. Lĩnh Nam chích quái chính
là một trong những tác phẩm văn học dân gian đầu tiên của Việt Nam thời kì này. Tác phẩm
được viết bằng chữ Hán theo lối văn xuôi, ghi chép lại những truyện quái dị ở cõi Lĩnh Nam.
Truyện Đổng Thiên Vương là một trong số các truyện được ghi chép lại trong Lĩnh Nam chích
quái. Vận dụng lý thuyết tự sự học và nghiên cứu liên ngành, bài viết sẽ góp phần làm rõ những
nét độc đáo, những nét mới về cách tự sự của văn xuôi tự sự trong Truyện Đổng Thiên Vương
nói riêng và của Lĩnh Nam chích qi nói chung trong giai đoạn này.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm tự sự, tự sự học: Theo tiến trình phát triển, văn học Việt Nam đã đạt
được những thành công rực rỡ với nhiều thể loại khác nhau. Trong số đó, tự sự là phương thức


phổ biến và có đóng góp quan trọng, to lớn trong sự phát triển này.
Khái niệm về tự sự đã có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng phổ biến nhất chính là xem
tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc
432


kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Theo Phương Lựu, “Tự sự phản ánh
đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một
người kể chuyện nào đó” (Phương Lựu, 2012). Tự sự được xem là một trong những phương
thức quan trọng của văn học. Trong tác phẩm tự sự, tác giả sẽ dùng phương thức này để kể lại
câu chuyện của mình. Vì thế, mọi suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, các sự kiện… đều được tái
hiện ra trước mắt độc giả. Một số yếu tố của phương thức tự sự được thể hiện trong tác phẩm
có thể kể đến như nhân vật, sự kiện, cốt truyện, chủ đề, ngôi kể, thứ tự kể…
Tự sự học là một bộ môn nghiên cứu quan trọng và lâu đời của khoa nghiên cứu văn học
ở nhiều nước phương Tây, nó được xem như một nhánh của thi pháp học cấu trúc.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên, tự sự học được hiểu: “Tự sự học (Narratologie) là một phân nhánh chủ yếu của thi
pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản trần thuật và các vấn đề hữu qua,… (Lê
Bá Hán và nnk., 2009). Do đó, “Tự sự học nghiên cứu cả hệ thống sự kiện và tổ chức sự kiện,
bao hàm cả việc nghiên cứu các cấu trúc tự sự cụ thể hoặc lịch sử tự sự của một nền văn học
hay giai đoạn văn học nào đó” (Lê Bá Hán và nnk., 2009).
Theo tác giả Trần Đình Sử, trong cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử thì tự
sự học đã có từ xưa, nó là một lĩnh vực “nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật
tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng với “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy nghệ thuật
thi ca làm đối tượng nghiên cứu. Tự sự học bao gồm cả hệ thống sự kiện, cách tổ chức các sự
kiện đó, các mơtíp truyện, sự phân loại chúng, lịch sử vận động của tự sự,… những vấn đề rộng
lớn hơn trần thuật rất nhiều” (Trần Đình Sử, 2014). Theo tác giả, nghiên cứu tự sự học mang
ý nghĩa văn hóa rất rộng lớn. Nó mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền
văn học bởi mỗi nền văn học đều có một hệ thống thể loại tự sự, tiếp nối nhau trong lịch sử.
Dựa vào lý thuyết tự sự và tự sự học, đặc biệt là những quan niệm về tự sự học của tác

giả Trần Đình Sử, chúng tơi xem xét Truyện Đổng Thiên Vương trong tác phẩm Lĩnh Nam chích
quái trên các phương diện về mơ típ, cốt truyện, nhân vật để thấy được những điểm mới của
truyện này.
2.1.2. Vài nét về văn bản “Lĩnh Nam chích quái”
2.1.2.1. Tác giả
Hiện nay, vấn đề tác giả của tác phẩm Lĩnh Nam chích qi vẫn cịn gây nhiều tranh cãi vì
vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng định ai là tác giả đầu tiên viết ra tác phẩm này. Và một số tên
tuổi thường hay được nhắc đến cùng với tác phẩm là Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh và Kiều Phú.
Căn cứ vào các ý kiến sau mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Trần Thế Pháp là tác giả
của Lĩnh Nam chích quái và được soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIV như trong Vịnh sử thi tập
của Đặng Minh Khiêm, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí
của Phan Huy Chú đều nhắc đến Trần Thế Pháp.
Theo Lĩnh Nam chích quái do Nguyễn Hữu Vinh và Trần Đình Hồng bình giải, Trần
Thế Pháp hiệu là Thức Chi, quê ở Thạch Thất, Sơn Tây. Ông là người nổi tiếng văn chương,
được cử làm một chức quan nhỏ, tại Tàng thư của Quốc tử giám.
Vũ Quỳnh và Kiều Phú cũng tham gia nhuận chính cho Lĩnh Nam chích qi. Trong bài
Tựa của Vũ Quỳnh, ơng cho biết đã tìm được sách Lĩnh Nam chích qi và tiến hành nhuận
433


chính vào năm Hồng Đức thứ 23 (Nhâm Tý, 1492). Tuy nhiên, trong bài Tựa khơng có câu nào
nói về tác giả.
Vũ Quỳnh (1452-1516) tự Thủ Phác, hiệu Trạch Ổ, có sách khác ghi hiệu là Yến Xương
hoặc Đốc Trai, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương. Ông đậu tiến sĩ năm 26
tuổi (niên hiệu Hồng Đức thứ 9, 1478), làm quan đến Lễ bộ thượng thư, kiêm tư nghiệp ở Quốc
Tử Giám. Ngoài việc hiệu đính và tu sửa Lĩnh Nam chích qi, ơng cịn biên soạn Việt Giám
Thơng Khảo, Hỏa Thành Tốn Pháp.
Kiều Phú (1446-?) hiệu là Hiếu Lễ, người làng Lạp Hạ, tỉnh Sơn Tây. Ông đậu tiến sĩ
năm Hồng Đức thứ 6 (1475). Nói đến vấn đề ơng có tham gia biên soạn tác phẩm Lĩnh Nam
chích qi hay khơng, trong sách Đăng khoa lục bị khảo, phần Sơn Tây, An Sơn viết về ông có

đoạn: “…lại cùng Vũ Quỳnh người Đường An, soạn Lĩnh Nam chích quái”. Kiều Phú viết Lời
Bạt (viết vào mùa thu năm Hồng Đức 24 - 1943) cho Lĩnh Nam chích qi.
Có tài liệu nói Vũ Quỳnh và Kiều Phú cùng hợp tác để nhuận chính. Nhưng trong hai bài
Tựa của hai người khơng có ai nhắc đến sự cộng tác này.
Đến khoảng năm 1679, Nguyễn Nam Kim thêm phần Tục biên gồm 4 truyện. Năm 1749
(Cảnh Hưng thứ 10) Vũ Đình Quyền phụng chỉ soạn thêm 2 truyện. Năm 1757 (Cảnh Hưng thứ
18) Vũ Khâm Lân ghi lại truyện Trành quỷ hiển linh truyện. Đến đời nhà Mạc, có một nho sinh
tên là Đồn Vĩnh Phúc (từng làm việc ở Cục tú lâm, thuộc Viện hàn lâm) cũng tham gia bổ
sung cho bộ sách. Đề cập đến việc này, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí
viết: “Hai quyển trước là sách cổ truyền, một quyển sau là do người họ Đoàn thời Ngụy Mạc,
lấy ở U linh tập mà theo ý mình cắn xén để phụ vào sau”.
Trải qua nhiều thế kỷ, Lĩnh Nam chích quái được nhiều người hiệu chỉnh và tu bổ, hiện
nay được biết có 11 truyền bản cịn lưu lại với nhiều tên gọi khác nhau.
2.1.2.2. Tác phẩm
Lĩnh Nam chích quái (嶺南摭怪) là một trong những tác phẩm văn học dân gian đầu tiên
của Việt Nam thời Lý, Trần, tác phẩm được viết bằng chữ Hán theo lối văn xuôi. Trong đó,
“chích” có nghĩa nhặt nhạnh, thu nhặt; “quái” có nghĩa lạ, kỳ lạ. Tên tác phẩm có nghĩa là thu
nhặt những truyện kỳ lạ ở Lĩnh Nam.
Tác giả Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại có đề cập
đến tác phẩm Lĩnh Nam chích quái. Tác giả đã khái quát những đặc điểm cơ bản về chủ đề, nội
dung, nghệ thuật, nhân vật của tác phẩm trong hệ thống văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.
Theo tác giả, “về nội dung, tự sự thế kỉ X - XIV chủ yếu tập trung vào việc khẳng định nước
Việt là một quốc gia độc lập trên các bình diện: có lịch sử lâu đời, có chủ quyền và có tương
lai trường tồn. Đất Việt đâu đâu cũng có anh tài. Nhân kiệt, địa linh, hạo khí núi sơng là những
yếu tố đảm bảo cho tương lai dân tộc, là điểm tựa tinh thần cho dân tộc vượt qua những cơn
hiểm nghèo. Một đất nước như vậy, khơng một thế lực nào có thể xâm phạm được. Về nghệ
thuật, các mơtíp “thụ thai thần kì”, “ra đời thần kì”, “xuống thủy phủ”, “lên trời”, “diệt yêu
quái, “người xấu có giọng hát hay”,… là cơ sở cho loại hình truyện ở các giai đoạn tiếp theo,
nhất là loại “truyền kì” (Nguyễn Đăng Na, 1999).
Nguyễn Đăng Na nhận định, đây là loại hình văn học: “Mặc dù chưa thoát khỏi văn học

dân gian và văn học chức năng nhưng truyện ngắn thế kỉ X - XIV giữ vị trí cực kì quan trọng bởi
434


chúng làm nhiệm vụ đặt nền móng về nội dung cũng như phương thức tư duy nghệ thuật cho văn
xuôi tự sự trung đại nói riêng và cho truyện văn xi cận - hiện đại nói chung. Thế kỉ X - XIV mở
đầu cho hai dòng tự sự viết về nhân vật lịch sử và viết về những truyện quái, dị, u linh,… Hai
dòng tự sự này đã theo suốt hành trình văn xi Việt Nam” (Nguyễn Đăng Na, 1999).
Tác phẩm thuộc thể loại truyện chí quái, đây là thể loại truyện ghi chép những việc quái dị,
kì lạ. Trong đó, nhân vật chủ yếu là thần linh, ma quái; ngôn ngữ kể chuyện của thể loại này đơn
giản, chủ yếu là ghi chép, chưa điêu luyện như truyền kì và chưa có nhiều yếu tố tâm lí. Các nhà
nghiên cứu thường coi chí quái là một trong những nguồn gốc quan trọng của truyền kì.
Tác phẩm có thể do Trần Thế Pháp biên soạn vào khoảng thế kỉ XIV, về sau được Vũ
Quỳnh và Kiều Phú sống vào thế kỉ XV nhuận sắc lại. Tác phẩm gồm 22 truyện, ghi chép những
chuyện quái lạ ở cõi Lĩnh Nam, là tác phẩm đầu tiên của thể lại văn xuôi tự sự Việt Nam, được
tác giả sử dụng thuật ngữ “truyện” đặt cho mỗi câu chuyện.
Về nội dung, Lĩnh Nam chích quái chủ yếu ghi lại những câu chuyện kể, những truyền
thuyết dân gian li kỳ, hấp dẫn về nhiều nhân vật, nhiều lĩnh vực, phạm vi của cuộc sống. Mỗi
câu chuyện đều có sự hiện diện của những yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng nó vẫn rất hấp dẫn,
được xem là những câu chuyện “có thực” và là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị để nghiên
cứu lịch sử, văn hóa và xã hội Việt Nam. Như Phó Thị Thu Thảo đã nhận định, “Tác phẩm đã
tái hiện những nét văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt truyền thống của con người Đại Việt,
thể hiện tình cảm gia đình gắn bó, tình u thiên nhiên và tình yêu đất nước cùng sự tự hào về
một cõi Lĩnh Nam bất diệt.” (Phó Thị Thu Thảo, 2018) và “đây là tập truyện dân gian mang
tính dân tộc sâu sắc, đã gắn ghi vào lòng dân, được lưu truyền, ca tụng, mến mộ và lấy đó làm
răn. Nguồn gốc dân tộc, niềm tự hào về non sông, anh hào được khắc họa rất rõ nét qua các
câu chuyện trong tác phẩm” (Phó Thị Thu Thảo, 2018).
Lĩnh Nam chích qi là tác phẩm viết bằng chữ Hán, vì thế trong số các bản dịch của Lĩnh
Nam chích quái đến hiện nay, có thể kể đến một số bản dịch như bản dịch đầu tiên của Đinh
Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San năm 1960; bản dịch của Lê Hữu Mục xuất bản năm 1960; bản

dịch phần chính truyện do Nguyễn Hữu Vinh và Trần Đình Hồng trong Lĩnh Nam Chích Qi
năm 2010…
Bản dịch của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San năm 1960 chia Lĩnh Nam chích quái
làm 2 tập với 22 truyện và phần phụ lục dịch thêm 14 truyện khác. Ngoài ra, bản dịch cịn tóm
tắt 40 truyện khác.
Bản của Lê Hữu Mục đã nêu ra cái nhìn đầy mới mẻ về nhan đề, tác giả, nguồn gốc, năm
ra đời cũng như phân loại các truyện trong tác phẩm. Bản dịch chia Lĩnh Nam chích qi thành 3
quyển, trong đó quyển 1 và quyển 2 đề tác giả là Trần Thế Pháp, quyển 3 là một nho sĩ họ Đoàn.
Ngoài ra, bản dịch phần chính truyện do Nguyễn Hữu Vinh và Trần Đình Hồng trong
Lĩnh Nam chích qi năm 2010 cũng rất hữu ích.
Xét trong ba bản dịch, có thể thấy bản dịch của Lê Hữu Mục vẫn còn nặng yếu tố Hán
Việt trong cả tên gọi và cách dịch thuật. Bản dịch của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San khắc
phục được điểm ấy, vì thế bản dịch này giúp người đọc dễ hiểu hơn, các yếu tố Hán Việt trong
tên gọi được sử dụng hợp lý, khơng khó hiểu khi bản dịch trở nên phổ biến và được dùng nhiều
cho đến hiện nay. Đến bản của Nguyễn Hữu Vinh, Trần Đình Hồng thì hai tác giả đã lồng
435


ghép thêm phần bình giải giúp bản dịch thêm phần sinh động. Tuy nhiên, nhìn chung do vấn đề
bản gốc cịn nhiều dị bản, các bản dịch vẫn có sự khác biệt về cách sắp xếp thứ tự các truyện,
tên truyện, tên nhân vật…
Bài viết tập trung nghiên cứu Truyện Đổng Thiên Vương trong tác phẩm Lĩnh Nam chích
quái dựa vào bản dịch của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San trong Lĩnh Nam chích quái:
Truyện cổ dân gian Việt Nam (sưu tầm từ thế kỷ XV) xuất bản năm 1960 của Nhà xuất bản Văn
Hóa, Viện Văn học. Bản dịch này dựa theo bản Lĩnh Nam chích quái số A.33 (dùng làm bản
chính) và A.750 (lấy Truyện Dạ Thoa) ở Thư viện Khoa học. Vì thế, bản này cũng gần với
nguyên văn của Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã sưu tầm vào đời Lê Sơ, cuối thế kỷ XV.
Bản dịch này chia Lĩnh Nam chích quái thành các phần như sau:
Tập 1 gồm các truyện là Truyện Họ Hồng Bàng, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh, Truyện
Đổng Thiên Vương, Truyện Nhất Dạ Trạch, Truyện Mộc tinh, Truyện Cây cau, Truyện Bánh

chưng, Truyện Dưa hấu, Truyện Chim Bạch Trĩ.
Tập 2 gồm các truyện là Truyện Lý Ông Trọng; Truyện giếng Việt; Truyện Rùa Vàng;
Truyện hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng; Truyện Man Nương; Truyện Nam Chiếu; Truyện
sông Tô Lịch; Truyện núi Tản Viên; Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt; Truyện Từ Đạo
Hạnh và Nguyễn Minh Không; Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải; Truyện Hà Ơ Lơi.
Phần phụ lục dịch thêm các truyện như Truyện Dạ Thoa Vương, Truyện Tướng quân họ
Cao ở Vũ Ninh, Truyện thần sơng Bạch Hạc, Truyện thần chính khí ở Long Đỗ, Truyện quốc
sư xây đền Sóc Thiên Vương, Truyện đền thờ Hoằng Thánh Đại Vương, Truyện vị thần ở xứ
Đằng Châu, Truyện bà phu nhân Trinh liệt Mỵ Ê, Truyện Ứng thiên hóa dục Hậu thần, Truyện
vị thần núi Hồng Lĩnh, Truyện thần núi Vọng Phu, Truyện con trâu vàng ở huyện Tiên Du,
Truyện vị thần làng Bố Bái, Truyện vị thần ở chằm Lân Đàm.
Ngoài ra, bản dịch cịn tóm tắt 40 truyện khác như Đồng Cổ Sơn thần truyện, Xung thiên
Chiêu ứng thần truyện, Lý Tướng quân truyện, Sĩ Vương tiên truyện, Đinh Tiên Hoàng ký, Kim
Nham Sơn ký, Đế Thích ký, Liêm tiết cơng thần ký, Trạng nguyên Kỳ ký, Bảng nhỡn Nguyễn
Toàn An ký, Thượng thư Trương Phu Hổ ký, Thượng thư Đặng Thiết Trường ký, Thượng thư
Lê Như Hổ ký, Hạ Bì dị nhân ký…
2.2. Một số đặc điểm của “Truyện Đổng Thiên Vương” từ góc nhìn tự sự học
2.2.1. Mơtíp
Mơtíp (tiếng Pháp: motif) là khái niệm quen thuộc trong văn học dân gian. Theo Từ điển
thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, môtíp được hiểu:
“Từ Hán Việt là “mẫu đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp), có thể
chuyển thành các từ “khuôn, dạng, kiểu” trong Tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ
phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng
tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian” (Lê Bá Hán và nnk., 2009).
Tuy nhiên, không phải yếu tố nào lặp lại cũng là môtíp. “Một yếu tố lặp đi lặp lại, muốn
trở thành mơtíp nghệ thuật thì yếu tố ấy phải khắc sâu, gây ấn tượng để người tiếp nhận nhớ
được, nói cách khác, nó phải có giá trị nghệ thuật để chuyên chở, truyền đạt nội dung tư tưởng
mà tác giả muốn gửi gắm. Mơtíp có khả năng chuyển hóa từ cốt truyện này sang cốt truyện
khác hoặc trong những dị bản cùng một cốt truyện” (Phó Thị Thu Thảo, 2018).
436



2.2.1.1. Mơ típ sinh ra và lớn lên thần kì
Mơ típ sinh nở thần kì là một mơtíp quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam, nó xuất
hiện nhiều trong truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích… Và mô típ này đã được Lĩnh Nam
chích quái kế thừa để xây dựng nên Truyện Đổng Thiên Vương.
Trong Truyện Họ Hồng Bàng, mơ típ sinh nở thần kì được thể hiện rất rõ ràng qua nhân vật
Âu Cơ “Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua
sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi.
Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song tồn,
người người đều kính trọng cho là truyện phi thường” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960). Hay trong
Truyện Hà Ơ Lơi, sự ra đời của Ơ Lơi là do có cha là thần Ma La, mẹ là người thường tên Vũ thị
cũng thể hiện điều đó qua sự ra đời đầy kỳ lạ của Hà Ơ Lơi “Vũ thị sinh ra mọt bọc đen, nở được
một con trai, da đen như mực. Năm mười hai tuổi đặt tên là Hà Ơ Lơi” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960).
Khác với các truyện trên, trong Truyện Đổng Thiên Vương, Lĩnh Nam chích quái để kể
về sự lớn lên kì lạ của Đổng Thiên Vương lại chỉ ghi chép bằng một câu giới thiệu ngắn gọn.
Truyện viết: “Tới làng phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, có một phú ông tuổi hơn sáu mươi,
sinh được một người con trai vào giữa ngày mồng 7 tháng giêng, ba tuổi cịn khơng biết nói,
nằm ngửa khơng ngồi dậy được” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960). Có thể thấy, nhân vật này có sự
sinh ra và lớn lên vơ cùng kỳ lạ.
Cậu bé sinh ra vào ngày mùng bảy tháng giêng, là ngày diễn ra lễ khai hạ (cúng hạ nêu).
Theo phong tục xưa, từ ngày hai mươi ba tháng giêng đến ngày ba mươi Tết, người ta sẽ dựng
cây nêu có treo kèm những vật trang trí với mong muốn nghênh đón những điều may mắn trong
năm mới, tiễn đi những thứ xui xẻo, không may mắn của năm cũ, diệt trừ, khơng cho ma quỷ
tới q́y phá để có một cái Tết thật bình an với gia đình. Và khi kết thúc Tết, con cháu sẽ làm
lễ hóa vàng để cáo lễ, tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh diễn ra vào ngày mùng bảy tháng giêng.
Khi đó cây nêu ngày Tết sẽ được hạ xuống, mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, mong cầu
may mắn cho cả năm. Như vậy, sự ra đời của cậu bé diễn ra vào một ngày đặc biệt, qua đó, có
thể dự đốn được đây là một cậu bé có tương lai phi phàm.
Ngồi ra, sự kỳ lạ cịn được thể hiện qua sự lớn lên của cậu bé. Một cậu bé trai được sinh

ra khỏe mạnh nhưng dù đã ba tuổi nhưng vẫn khơng biết nói, thậm chí nếu bị đặt nằm ngửa
cũng khơng ngồi dạy được. Sự kì lạ này càng nhấn mạnh thêm về lời dự báo của Long Quân về
cuộc đời và những chiến công của một bậc kì tài cứu nước, cứu dân ở đầu truyện.
Như vậy, đây có thể xem là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần linh và con người, phản
ánh nguồn gốc kì ảo của nhân vật. Các chi tiết đều mang tính dự báo về sự phi thường của Đổng
Thiên Vương sau này.
2.2.1.2. Mơ típ hóa thân
Trong truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại thần kỳ, mơ típ hố thân x́t hiện lặp đi
lặp lại ở nhiều truyện. Mơ típ này có thể hiểu bằng cách giải nghĩa từ “hố” nghĩa là “thay đổi
thành cái khác”, “hoá thân” là sự biến hố thành người hay vật khác. Như vậy, mơ típ hố thân
là mơ típ trong đó nhân vật biến hoá thành dạng khác như người khác, thần linh, đồ vật, con
vật… Đây là mô típ độc đáo gắn liền với yếu tố thần kỳ, yếu tố đặc trưng trong truyện cổ tích,
truyền thuyết, thần thoại dân gian.
437


Trong Truyện Đổng Thiên Vương, nhân vật sau khi đánh đuổi giặc Ân đã đi đến đất Sóc
Sơn, huyện Kim Hoa rồi cởi áo cưỡi ngựa bay về trời. Đổng Thiên Vương đã có cơng đánh
đuổi giặc xâm lược, cứu nước cứu dân nhưng ông không hề ở lại để hưởng thụ những chiến
công này mà lại bay về trời. Lí giải về điều này Kiều Thu Hoạch trong Tổng tập văn học dân
gian người Việt (tập 4) có phân tích rằng“khi sáng tạo nhân vật truyền thuyết, tác giả dân gian
dường như đã gặp một nghịch lý trong quan niệm về người anh hùng: một mặt họ nhìn thấy
được tính chu kỳ trong thời gian đời người, mặt khác họ không muốn tin người anh hùng phải
chết. Để giải quyết nghịch lý này, tác giả truyền thuyết sử dụng motif hóa thân để chỉ sự bất tử
của người anh hùng. Khi chết, người anh hùng có thể biến thành giao long (Thánh Linh Lang
trong Truyền thuyết ven Hồ Tây), có thể theo đám mây vàng bay lên trời (ba vị thần ở Tam bảo
châu trong Truyền thuyết Hùng Vương, Thánh Gióng) hay đi xuống biển (Truyền thuyết An
Dương Vương)” (Võ Quang Nhơn, 1993).
Quả thật đúng như vậy, nhờ sự hóa thân này, mà nhân vật đã trở thành vị anh hùng bất tử,
được nhân dân muôn đời thờ phụng. Nhân vật sẽ không chết mà sống mãi trong tâm thức dân

gian. “Sự tồn tại bất tử của các vị anh hùng dân tộc được thể hiện ở sự trở về thế giới siêu
nhiên, sự trở về này bao hàm ý nghĩa của việc hóa thân vào hồn thiêng sơng núi. Sự trở về thế
giới siêu nhiên còn bao hàm cả quan niệm của dân gian về bản chất thiêng của người anh hùng,
họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên thành khí thiêng sơng núi, hồn thiêng dân tộc, trường
tồn với lịch sử.” (Đinh Gia Khánh, 2006).
Sự hóa thân này cịn là một sự kế thừa, kế thừa sự sống và truyền thống anh hùng cho thế
hệ con cháu mai sau. Vì vị anh hùng dù tài giỏi đến đâu vẫn là người phàm, cuối cùng cũng
phải chết nhưng nhờ sự hóa thân này mà Đổng Thiên Vương vẫn có thể tiếp tục phù hộ cho con
cháu đời sau. Như vậy, nhân dân có thể tỏ lịng biết ơn với vị anh hùng đã có cơng chiến đấu
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi non sông. Mặt khác, lịch sử đấu tranh hào hùng của dân
tộc cũng sẽ được ghi lạivà truyền thống tốt đẹp này sẽ luôn được con cháu mai sau ghi nhớ, noi
theo và tiếp tục giữ gìn.
2.2.2. Cốt truyện
Trong truyện ngắn trung đại đương thời, cốt truyện chủ yếu xoay quanh các nhân vật thần
thánh, anh hùng. Chính vì thế cốt truyện cũng tập trung tập trung xoay quanh những nhân vật
này. Các tác giả thường đề cập đến các anh hùng dân tộc, những phong tục, tập quán, tôn giáo...
nhằm khắc họa chân dung, tấm gương mang dáng dấp siêu nhiên theo một công thức nhất định,
phục vụ chức năng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Theo cách xây dựng truyền thống, cốt truyện sẽ gồm những thành phần như thắt nút, phát
triển, cao trào, mở nút. Trong mỗi thành phần này đều chứa những sự kiện tương ứng. Như thế,
cơng thức xây dựng cốt truyện quen thuộc có thể viết rằng: “Một vị thần báo mộng cho nhân
vật người trần đang làm một việc quan trọng nào đó, trong lời báo mộng, vị thần thường giới
thiệu về lai lịch của mình, chỉ đường đi nước bước, cách giải quyết công việc, tỏ thái độ phù
trợ cho người được báo mộng. Sau khi cơng việc hồn thành, người được báo mộng lập đền
thờ và phong tước hiệu cho thần” (Ngô Thị Thanh Nga, 2002).
Thắt nút là “sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ tất yếu sẽ
tiếp tục phát triển” (Phương Lựu, 2012). Trong Truyện Đổng Thiên Vương, sự kiện vua Hùng
Vương cậy nước giàu mạnh mà chểnh mảng triều cận Bắc phương khiến vua Ân mượn cớ tuần
438



thú mà sang xâm lược chính là sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu cho chuỗi sự việc tiếp theo ắt
xảy ra. Chính sự kiện này đã kéo đến việc các phương sĩ bày vua cầu Long Vương giúp đỡ, để
rồi nhờ có Long Quân bói quẻ mới có Đổng Thiên Vương diệt Ân cứu nước sau này “Ba năm
nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi
tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu
dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960).
Phát triển là “toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các quan hệ và
mâu thuẫn đã xảy ra” (Phương Lựu, 2012). Sự kiện bắt đầu diễn ra vào ba năm sau, khi giặc
Ân tới, đức vua đã phải sai sứ giả đi tìm người tài, nhờ thế mà Đổng Thiên Vương đã xuất
hiện“Tới làng phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, có một phú ông tuổi hơn sáu mươi, sinh
được một người con trai vào giữa ngày mồng 7 tháng giêng, ba tuổi cịn khơng biết nói, nằm
ngửa khơng ngồi dậy được” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960). Tuy nhiên, việc Đổng Thiên Vương
mới chỉ là một cậu bé ba tuổi cũng nổi lên một trận phong ba không nhỏ, Đổng Thiên Vương
yêu cầu sứ giả “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt
dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại,
vua phải lo gì nữa?” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960). Tuy còn nhiều nghi ngại nhưng vua vẫn tin
vào lời nói của Long Quân khi xưa mà làm theo lời Đổng Thiên Vương. Và nhờ sự kiện này
mà truyện được đẩy tới cao trào.
Cao trào hay còn gọi là đỉnh điểm “là sự kiện, thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân
vật, là sự kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của truyện. Chức năng của
cao trào không chỉ là mài sắc các vấn đề của tác phẩm mà còn đưa đến sự chấm dứt phát triển”
(Phương Lựu, 2012). Trong truyện, Đổng Thiên Vương chỉ mới ba tuổi nhưng đã lớn lên nhanh
chóng một cách rất thần kỳ, sự lớn lên này đã giải quyết được một phần thử thách của truyện.
“Con cả cười bảo rằng: "Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo".
Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn khơng đủ. Hàng xóm
sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải lụa gấm vóc
rất nhiều mà mặc vẫn khơng kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người.” (Vũ
Quỳnh và nnk., 1960). Khi giặc Ân đến chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, Đổng Thiên Vương
“duỗi chân đứng dậy cao hơn 10 thước (có chỗ nói là trượng), ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười

tiếng, rút kiếm thét lớn: “Ta là thiên tướng đây!” rồi đội nón cưỡi ngựa” (Vũ Quỳnh và nnk.,
1960). Nhờ sự kiện này mọi thử thách đã được giải quyết, Đổng Thiên Vương nhanh chóng
đánh đuổi được giặc ngoại xâm bằng tài năng phi phàm của mình “Ngựa chồm lên, hí dài một
tiếng mà phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo
sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy Thiên tướng rồi
cùng đến hàng phục. Ân vương bị chết ở trong trận” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960).
Sau cao trào sẽ là điểm mở nút, kết thúc câu truyện. Mở nút “là sự kiện quyết định kề
ngay sau cao trào” (Phương Lựu, 2012). Kết thúc Truyện Đổng Thiên Vương là sự việc Đổng
Thiên Vương cởi áo, cưỡi ngựa bay về trời. Sau đó, Vua Hùng ghi nhớ cơng ơn tơn là Phù Đồng
Thiên Vương, lập miếu thờ cúng; đến đời Lý Thái Tổ thì phong làm Xung thiên thần vương;
đời Lê được người viết bài thơ ghi nhớ công ơn.
Như vậy, việc tạo lập, sâu chuỗi các sự kiện đã tạo nên cốt truyện theo các thành phần
như đã phân tích ở trên. Có thể thấy, cốt truyện của Truyện Đổng Thiên Vương còn lỏng lẻo,
439


đơn giản, tuy nhân vật được chú trọng, quan tâm miêu tả, gắn với những sự kiện quan trọng của
cuộc đời nhân vật nhưng các yếu tố nội tâm, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật đã bị bỏ qua.
Truyện vẫn bắt đầu với những mơ típ, sự kiện theo cơng thức. Trần Đình Sử cũng đã nhận xét,
“Cách trần thuật của Lĩnh Nam chích quái vẫn giữ lối thực lục, lập hồ sơ nhân vật, dẫn sách,
trùng bổ. Nhưng do thực lục mà nhiều chỗ giữ được lối kể cổ kính, mộc mạc, truyền được
cách tư duy độc đáo của người xưa” (Trần Đình Sử , 1999). Nhưng có thể thấy, các sự kiện tuy
còn đơn giản nhưng cũng đã góp phần khơng nhỏ tạo nên cốt truyện, góp phần xây dựng nên
một câu truyện lịch sử đậm sắc dân tộc.
2.2.3. Nhân vật
Nhân vật là một trong những phương diện thể hiện rõ nét sự độc đáo của tác phẩm. Trong
văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, thời kì đầu, các nhân vật anh hùng,
hào kiệt được đưa vào văn học đều lấy nguyên mẫu từ hình ảnh các anh hùng trong lịch sử. “Hình
tượng nhân vật anh hùng, hào kiệt mang những đặc điểm của nguyên mẫu các anh hùng trong
lịch sử về một số mặt như xuất thân, ngoại hình, phẩm chất, chiến cơng, hành vi,… Và để làm

hình tượng người anh hùng thêm đẹp và nhằm thực hiện mục đích chức năng, nghi lễ, tôn giáo
nên tác giả văn học giai đoạn này đã thêm nhiều yếu tố lí tưởng hóa để nâng cao hình tượng nhân
vật lên mức hồn hảo, khác biệt so với con người bình thường” (Phó Thị Thu Thảo, 2018).
Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học Việt Nam: Thế kỉ X – Nửa đầu thế kỉ XVIII có viết:
“Lĩnh Nam chích qi là một bước q độ từ chỗ ghi chép thần tích, sự tích như Việt điện u
linh sang chỗ phóng tác như Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục. Trên bước tiến ấy, Lĩnh
Nam chích qi đã có đóng góp cho văn học những hình tượng nhân vật đẹp, những hình thức
diễn đạt hay” (Đinh Gia Khánh, 1979). Có thể thấy, nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái là yếu
tố đặc sắc trong tác phẩm, hình tượng nhân vật đã phản ánh tư tưởng tác giả và thời đại.
Nhân vật anh hùng là kiểu nhân vật được miêu tả nhiều trong Lĩnh Nam chích qi. Kiểu
nhân vật này có tài năng, mang những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, là tấm gương sáng. Hình ảnh
và việc làm của họ được lấy làm chuẩn mực để người khác nhìn vào làm theo. “Nhân vật anh
hùng có xuất thân đa dạng, họ có thể là những người có cơng lao với đất nước, cơng lao trong
việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ cũng có thể là những người đã chết, sau đó báo mộng
cho nhà vua, vua làm theo, hoàn thành việc lớn vua sẽ lập đền thờ” (Phó Thị Thu Thảo, 2018).
Mặc dù xuất thân khác nhau nhưng đó đều là người tài giỏi, thông minh, được xây dựng theo
chiều hướng lí tưởng hóa, thần thánh hóa.
Các nhân vật trong Truyện Đổng Thiên Vương được xây dựng khá giống với các truyện
giai đoạn từ thế kỷ X - XIV. “Về cơ bản, tác giả của chúng bám sát lịch sử, lấy nhân vật lịch
sử làm đối tượng phản ánh,… nhân vật lịch sử có thể là người thực, cũng có thể là linh hồn của
người đã chết, là thần thánh, hoặc là hạo khí tự nhiên…tồn tại như một thực thể hiện hữu,
nhưng điều không thể thiếu được là, những “nhân vật” ấy đã tác động đến lịch sử dân tộc và
lịch sử dân tộc ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng: tất cả những gì liên quan đến cuộc sống của
người Việt. Bởi muốn tơn vinh cơng đức và tài trí, sức mạnh và sự diệu kì của nhân vật, tác giả
của chúng bằng mọi cách đã thần thánh hóa họ, đặt họ vào nơi miếu điện linh thiêng hoặc
trong những phù đồ nghiêm cẩn, khiến nhân vật của tác phẩm vốn là những con người thường
nhật, nay mất đi những gì đời thường nhất và trở thành cái “cao cao tại thượng” cho mọi người
cúng thờ bái tưởng” (Nguyễn Đăng Na, 1999).
440



Truyện Đổng Thiên Vương là truyện kể về nhân vật anh hùng Đổng Thiên Vương. Đây
là dạng nhân vật anh hùng hào kiệt điển hình trong văn học giai đoạn này.
Đổng Thiên Vương được xây dựng với một xuất thân thần kỳ, mở đầu qua lời dự báo của
Long Quân về một bậc kỳ tài sẽ giúp vua cứu nước, chống giặc ngoại xâm. “Ba năm nữa giặc
Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ
tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu
được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960). Sự sinh ra và lớn lên
vô cùng kỳ lạ của nhân vật đã dự đoán được đây là một nhân vật có tương lai phi thường sau
này. Cách giới thiệu xuất thân này vẫn khá giống cách giới thiệu xuất thân nhân vật trong các
tác phẩm văn học dân gian làm câu chuyện trở nên thật và gần gũi với cuộc sống hơn.
Về ngoại hình, có thể thấy truyện chỉ phác họa những nét cơ bản, không miêu tả cụ thể
ngoại hình nhân vật Đổng Thiên Vương. Khi cịn nhỏ chỉ thấy được qua dòng miêu tả ở phần
giới thiệu “ba tuổi cịn khơng biết nói, nằm ngửa khơng ngồi dậy được” (Vũ Quỳnh và nnk.,
1960) hay khi lớn nhanh như thổi để đánh giặc chỉ được miêu tả đại khái “duỗi chân đứng dậy
cao hơn 10 thước (có chỗ nói là trượng), ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét
lớn: “Ta là thiên tướng đây!” rồi đội nón cưỡi ngựa” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960).
Phẩm chất của nhân vật Đổng Thiên Vương được khắc họa chủ yếu qua hành động, lời
nói, việc làm cụ thể. Đó là khi mở lời đòi đánh đánh lúc chỉ mới ba tuổi “Mẹ gọi sứ giả tới
đây”. Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ
giả tới. Sứ giả hỏi: “Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?” (Vũ Quỳnh và nnk., 1960)
hay khi anh dũng đánh đuổi giặc Ân rồi khi chiến thắng thì cưỡi ngựa về trời. Nhờ thế, ta thấy
được một Đổng Thiên Vương anh hùng, yêu nước thương dân, đầy anh dũng và cao cả.
Như vậy, nhân vật anh hùng trong truyện là một tấm gương sáng để răn đe, giáo dục nên
hành vi, phẩm chất đều mang tính chuẩn mực, thuộc trong phạm vi đạo đức cho phép để làm
gương. Xuất thân, ngoại hình đều là yếu tố bên ngồi, nó không ảnh hưởng nhiều đến bản chất
của nhân vật, chỉ giúp nhân vật tăng thêm sự thần kỳ về nguồn gốc xuất thân.
3. KẾT LUẬN
Tự sự học là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối
tượng nghiên cứu. Sử dụng lí luận của tự sự học làm cơ sở nghiên cứu tác phẩm tự sự đã mang lại

những hiệu quả nhất định. Việc tìm hiểu Truyện Đổng Thiên Vương trong Lĩnh Nam chích qi
dưới góc nhìn của tự sự học đã góp phần làm rõ những đặc trưng của tác phẩm nói riêng và những
đặc trưng của văn học giai đoạn thế kỉ X - XIV nói chung. Qua đó, ta càng thêm khẳng định Lĩnh
Nam chích qi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại,
góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của văn xi tự sự trung đại giai đoạn sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Gia Khánh (1979). Văn học Việt Nam (Thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII). Hà Nội: Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nhà xuất
bản Giáo dục.

441


3. Ngơ Thị Thanh Nga (2002). Q trình phát triển truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại qua một
số tác phẩm tiêu biểu (Luận văn Thạc sĩ). Đại học Sư phạm. Thái Nguyên.
4. Nguyễn Đăng Na (1999). Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Hà Nội: Nhà x́t bản Giáo dục.
5. Nguyễn Hữu Vinh, Trần Đình Hồnh (2010). Lĩnh Nam chích qi bình giải.
6. Phương Lựu (2012). Lí luận văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
7. Phó Thị Thu Thảo (2018). Nhân vật trong Lĩnh Nam chích qi lục từ góc nhìn tự sự học (Luận văn
thạc sĩ). Đại học Sư phạm. Thái Nguyên.
8. Tạ Chí Đại Trưởng (2016). Thần Người Và Đất Việt. Hà Nội: NXB Tri Thức.
9. Trần Đình Sử (1999). Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.
10. Trần Đình Sử (2017). Tự sự học lý thuyết và ứng dụng. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
11. Trần Đình Sử (2014). Tự sự học: Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Tập 2). Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm.
12. Võ Quang Nhơn (1993). Văn học dân gian các dân tộc ít người Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
13. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1960). Lĩnh Nam chích quái: Truyện cổ dân gian Việt Nam (Sưu tầm từ thế
kỷ XV). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Hóa.

14. La Mai Thi Gia. (2011). Ý nghĩa của motif tái sinh trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyền
thuyết

truyện
cổ
tích.
/>
442



×