TỰ CHỦ ĐẠI HỌC – GÓC NHÌN TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Vũ Ngoạn1, Thái Doãn Thanh 2,
1
2
Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT— Bài báo này trình bày một số quan điểm, kinh nghiệm xuất phát từ thực tiễn hoạt động của Trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI) trước và trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
của HUFI (theo cơ chế tự chủ,tự chịu trách nhiệm của trường đại học công lập).
1. Mở đầu
Ngày 23 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án
thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của HUFI (Thí điểm cơ chế tự chủ) [1]. Quyết định này
của Thủ tướng đã mở ra cho HUFI một giai đoạn mới với những cơ hội và thách thức. Tuy
nhiên, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của Trường trong vòng 5 năm qua (khi Trường được
nâng cấp thành trường đại học) việc thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động là phù hợp với thực
tiễn khách quan. Giai đoạn thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của HUFI 2015 – 2017 là giai
đoạn tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa thêm một số hoạt động của Trường trong cơ chế tự
chủ toàn diện. Thực tế, tự chủ đại học trong phạm vi rộng đã được thể chế hóa trong một số
văn bản quy phạm pháp luật, như Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012
[2], Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập [3] và hiện được thay thế bởi Nghị định số
16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập [4] và một số văn
bản khác. Tuy nhiên, Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 (gọi tắt là Nghị quyết 77
của Chính phủ) [5] là văn bản cụ thể hóa vấn đề tự chủ cho các trường đại học, đồng thời
các quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các trường đại học
lại cụ thể hóa hơn nữa đối với đặc điểm của từng trường. Có thể nói, các trường có những
điểm chung, điểm riêng khác nhau, nhưng đổi mới cơ chế hoạt động đều dựa trên nền tảng
của Nghị quyết 77 của Chính phủ. Để tiến tới một cơ chế hoạt động tự chủ hiện tại, HUFI
đã có những bước chuẩn bị, có những khó khăn, thách thức, những thuận lợi và thời cơ.
Trong góc nhìn của một cơ sở giáo dục đại học, trực thuộc Bộ Công Thương, trong bài viết
này HUFI sẽ chia sẻ và trao đổi một số vấn đề về tự chủ giáo dục đại học trong hiện tại và
tương lai.
2. Quan điểm, kinh nghiệm và giải pháp của HUFI đối với việc đổi mới cơ chế hoạt
động của Trường
a) Thuận lợi
Xu thế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đại học trên thế giới ngày càng phát triển
mạnh mẽ và không thể đảo ngược, là điều kiện cần để tiến tới phương thức quản lý giáo dục
đại học tiên tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.
Việt Nam ngày càng hòa nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế thế giới, chất lượng
giáo dục ngày càng phải nâng cao, vì vậy việc thực hiện tự chủ trong giáo dục đại học cũng
1
là tất yếu, là động lực để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, tăng tính cạnh tranh trong giáo
dục đại học.
Chủ trương tự chủ trong trường đại học ở Việt Nam cũng đã nêu lên khá sớm. Ngay từ
Điều lệ trường đại học năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Điều 10 đã nêu “ trường đại
học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế
hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính,
quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.
Một loạt các nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ GD-ĐT trong hơn một thập niên qua,
nhất là trong 5 năm trở lại đây, cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng, Chính phủ về đổi mới
giáo dục, trong đó, lấy tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giáo dục đại học làm căn bản như
Luật Giáo dục đại học 2012, Điều lệ trường đại học 2014, Nghị quyết số 29 – NQ/TW của
Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [6],
Nghị quyết 77 của Chính phủ 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở
giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, sự quan tâm của toàn thể xã hội về đổi mới
giáo dục là những hành lang pháp lý quan trọng cho cơ chế tự chủ.
b) Khó khăn
Tuy quyền tự chủ của trường đại học đã được thừa nhận hơn 10 năm, nhưng những vấn
đề về nhận thức, cách hiểu về tự chủ, vướng mắc về cơ chế, không rõ ràng trong quy chế,
quy định là rào cản cho việc thực hiện.
Năng lực quản trị nhà trường, cơ sở vật chất lạc hậu, nguồn lực tài chính hạn chế và sự
chưa sẵn sàng cho đổi mới, ngại đổi mới cũng là những yếu tố cản trở việc thực hiện quyền
tự chủ.
c) HUFI trong tiến trình tự chủ
HUFI là một cơ sở giáo dục đại học công lập sinh sau đẻ muộn, cơ sở vật chất và nguồn
lực nghèo nàn, lạc hậu, vì vậy luôn xác định muốn phát triển phải đặt chất lượng đào tạo lên
hàng đầu. Chính vì vậy, đổi mới hoạt động nhà trường luôn là quan điểm xuyên suốt của
HUFI trong quá trình xây dựng và phát triển.
Tuy nhiên, để tiến tới một trường đại học tự chủ, HUFI đã phải có những bước chuẩn bị,
cụ thể: Trước khi Thủ tướng quyết định HUFI thí điểm cơ chế tự chủ, về cơ bản HUFI đã
thực hiện 70% hoạt động tự chủ trên các lĩnh vực: Đào tạo, nghiên cứu khoa học; Tổ chức –
Nhân sự, Tài chính, Đầu tư – Mua sắm,…Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính, nguồn ngân
sách Nhà nước cấp chỉ chiếm gần 8% trong tổng nguồn thu của Trường. Như vậy, với quá
trình hoạt động trong suốt thời gian từ 2010 đến nay, quy mô đào tạo luôn tăng trưởng và ổn
định nguồn tuyển sinh, đây là một điều kiện cơ bản duy trì hoạt động của nhà trường, đồng
thời là cơ sở quan trọng quyết định sự thành công của việc trở thành một trường đại học tự
chủ.
Có thể khẳng định, việc HUFI tiến tới trở thành trường tự chủ với các yếu tố thuận lợi
khách quan, cũng như chủ quan. Cụ thể:
Về yếu tố khách quan:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý để xây dựng Trường thành Trường tự chủ ngày càng rõ nét.
2
Thứ hai, Với vị thế là một trường đại học công lập, đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, HUFI có lợi thế rất lớn trong công tác tuyển sinh. Trong tình hiện nay, tâm lý xã hội
đang coi trọng giáo dục đại học, do đó cơ hội nhà trường có nguồn tuyển sinh là rất lớn.
Thứ ba, Nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao trong các ngành, nghề mà HUFI đào
tạo là rất lớn; chính vì vậy, cơ hội việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp là rất mở. Các
hoạt động đào tạo, dịch vụ phi chính quy mang lại nguồn thu không nhỏ.
Thứ tư, Về phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã từng bước tạo điều kiện cho hoạt
động tự chủ của Trường.
Về yếu tố chủ quan:
Thứ nhất, Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường đã có những chủ trương, chính sách cho
cơ chế tự chủ của nhà trường, có quyết tâm cao trong việc thực hiện đổi mới.
Thứ hai, Viên chức nhà trường được quán triệt và hiểu được xu thế phát triển của nhà
trường, đồng thời đa phần đồng thuận cho việc chuyển đổi cơ chế hoạt động tự chủ của nhà
trường.
Thứ ba, Về nội lực, HUFI có đủ năng lực cần thiết để đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ.
Các quy định, quy chế của Trường hướng theo tinh thần tự chủ đã được ban hành và thử
thách trong khoảng 3 năm gần đây.
d) Thách thức
Tuy nhiên, trong cơ chế tự chủ, HUFI chịu phải những khó khăn và thách thức như sau:
Thứ nhất, Hiện nay với Nghị quyết 77 của Chính phủ và Nghị định 16 của Thủ tướng,
áp dụng thí điểm cơ chế tự chủ cho các trường đại học công lập là những văn bản chi tiết
nhất cho hoạt động đổi mới này. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay, những thủ tục quy trình liên
quan để hướng dẫn cho từng lĩnh vực cụ thể chưa được triển khai; chính vì vậy, ngoài yếu tố
chủ động thu học phí, các vấn đề khác còn đang gặp khó khăn khi triển khai thực hiện.
Thứ hai, Cơ chế đổi mới thực hiện thí điểm trong thời gian 2015 -2017, vì khoảng thời
gian chưa đủ dài nên có thể chưa thể thực hiện đầy đủ các nội dung đổi mới theo kỳ vọng
đặt ra.
Thứ ba, Tâm lý bao cấp về học phí trong đào tạo vẫn rất nặng nề, quan điểm học phí là
giá vẫn chưa được số đông đồng tình, nó có tác động không nhỏ đến công tác tuyển sinh của
Trường, chất lượng đầu vào có thể suy giảm.
Thứ tư, Việc đầu tư để cải thiện, nâng cao điều kiện học tập, giảng dạy cần có nguồn
kinh phí lớn để thực hiện.
e) Đối mặt
Thứ nhất, Vẫn còn một bộ phận, cán bộ viên chức còn đắn đo khi thực hiện cơ chế tự
chủ; sợ không đáp ứng được hoàn cảnh mới, mất quyền lợi, ngoài ra, tư tưởng bao cấp, bình
quân vẫn còn đeo bám trong một bộ phận cán bộ viên chức.
Thứ hai, Hiện trạng và nguồn lực (đội ngũ, cơ sở hạ tầng, tài chính,…) vẫn còn ở mức
trung bình, chưa thực sự có sự thay đổi lớn.
Thứ ba, Hệ thống tổ chức và hệ thống quản lý chưa phù hợp ngay được với sự đổi mới.
Thứ tư, Hệ thống văn bản, quy chế phải sửa đổi nhiều, chưa có tiền lệ.
3
3. Các giải pháp
Để đảm bảo tự chủ thành công, HUFI đưa ra các giải pháp để thực hiện việc đổi mới cơ
chế hoạt động như sau:
Thứ nhất, Triển khai chương trình và kế hoạch hành động, lộ trình để thực hiện quyết
định của Thủ tướng về Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.
Thứ hai, Tập trung công tác tuyên truyền cho việc thực hiện việc đổi mới Trường cho
viên chức và sinh viên.
Thứ ba, Thực hiện nhanh chóng về việc xác định các mức thu học phí phù hợp với đối
tượng người học.
Thứ tư, Tăng cường, cải thiện điều kiện giảng day, học tập để đảm bảo điều kiện tốt cho
học tập.
Thứ năm, Điều chỉnh Quy chế đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo, chương trình đào
tạo để đáp ứng được yêu cầu chất lượng đào tạo. Đổi mới phương thức tuyển sinh nhằm bảo
đảm số lượng và chất lượng đào tạo.
Thứ sáu, Đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu về
đổi mới. Chuẩn hóa đội ngũ viên chức Trường.
Thứ bảy, Xây dựng tốt chính sách hỗ trợ sinh viên, nhất là sinh viên diện chính sách.
Thứ tám, Xây dựng Hệ thống các văn bản pháp quy để thực hiện công tác tổ chức và
quản lý nhà trường.
Thứ chín, Thực hiện việc thành lập Hội đồng trường và thực hiện tốt cơ chế giám sát
hoạt động Trường.
Thứ mười, Bảo đảm thu nhập ổn định cho viên chức,
4. Kết luận
Tự chủ đại học là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của giáo dục đại học. Đối
với các cơ sở giáo dục đại học công lập đang đứng trước thời cơ cũng như thách thức khi
thực hiện cơ chế tự chủ. Với nội dung Nghị quyết 77 của Chính phủ về cơ bản đã tạo tiền đề
quan trọng trong việc đổi mới hoạt động của trường đại học công lập. Tuy nhiên, để tiến tới
một trường đại học tự chủ cần phải có đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đối
với các trường đang thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ cần phải có những bước đi phù hợp
trong quá trình thực hiện và luôn lấy tiêu chí chất lượng đào tạo làm thước đo cho tất cả các
hoạt động của mình. Tự chủ là quá trình lâu dài và có thể có những mô hình khác để phù
hợp hơn với đặc điểm của từng loại hình trường công lập. Vì vậy, cũng phải có những
nghiên cứu thí điểm để đánh giá sự phù hợp trong tình hình hiện nay.
5. Tài liệu tham khảo
[1] Quyết định số 901/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 -2017.
[2] Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012.
[3] Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
4
đơn vị sự nghiệp công lập.
[4] Nghị định số 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công
lập.
[5] Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới
cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017.
[6] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo.
5