Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Trung quốc, mỹ và vấn đề tranh chấp biển đông góc nhìn từ trật tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.94 KB, 66 trang )

TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ XX

Đề tài: Trung Quốc, Mỹ và vấn đề tranh chấp Biển
Đông – góc nhìn từ trật tự thế giới
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

……………………………………………………….

3

NỘI DUNG

……………………………………………………….

4

Khái quát về Biển Đông …………………………………………
1.1. Tên gọi………………………………………………………..

4
4

1.2. Giới hạn………………………………………………………

5

1.3. Địa danh trong Biển Đông …………………………………..

6


1.

1.4. Tài nguyên thiên nhiên và tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
…………………………………………………………………….

7

2.
Biển Đông – tranh chấp khu vực – một vấn đề quốc tế ………..
10
2.1. Tình trạng tranh chấp Biển Đông ………………………………..
10
2.2. Các giai đoạn tranh chấp Biển Đông – từ vấn đề khu vực đến vấn đề quốc tế
………………………………………………………………………… 17
2.3. Tranh chấp Biển Đông – những tác động chiến lược toàn cầu và khu vực
3.

………………………………………………………………….
25
Trung Quốc – Hoa Kỳ và tranh chấp ở Biển Đông: Quyền lực của

“người khổng lồ khu vực” và siêu cường số 1 thế giới ………………… 35
3.1. Trung Quốc và sự áp đặt quyền lực của “người khổng lồ khu vực” trong
tranh chấp Biển Đông ……………………………………………
3.1.1. Trung Quốc – “người khổng lồ khu vực”………………………………

35
35

3.1.2.Hành động của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông – Quyền lực của

“người khổng lồ khu vực” ………………………………………………………

45

3.2. Mỹ ở Biển Đông: Sự can thiệp quyền lực của cường quốc số 1 thế giới
……………………………………………………………………………...

52

3.3. Mối tương tác Trung Quốc và Mỹ - khi những chú voi khiêu vũ …..

60

1


KẾT LUẬN

……………………………………………………………

64

THAM KHẢO ……………………………………………………………

64

MỞ ĐẦU
Trật tự thế giới là một khái niệm trong quan hệ quốc tế. Nó hoàn toàn mang
tính mô tả và không bao hàm sự đánh giá. Cơ sở của trật tự chính là quyền lực. Cụ
thể trong quan hệ quốc tế, quyền lực ở trong tay các cường quốc hay nói cách

khác, người áp đặt trật tự là các cường quốc. Như vậy ở đây chúng ta sẽ bàn đến
chủ thể của trật tự là các cường quốc. Các cường quốc đã sử dụng quyền lực của
mình để áp đặt trật tự theo ý muốn của mình. Vậy cái gì làm nên quyền lực của các
cường quốc. Đó chính là sức mạnh quốc gia của các cường quốc đó. Sức mạnh
quốc gia là sức mạnh tổng hợp của sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, văn
hóa,con người…Với những tiêu chí trên về sức mạnh quốc gia thì ở Biển Đông
đang có mặt Trung Quốc và Mỹ chính là các cường quốc đang được chú ý nhất.
Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã và đang là siêu cường số 1 thế giới.
Trung Quốc với những phát triển toàn diện từ sau cải cách 1978 đang được gọi là
“người khổng lồ của khu vực” châu Á. Vậy Trung Quốc và Mỹ với tư cách là
cường quốc có chi phối được vấn đề tranh chấp Biển Đông và chi phối như thế
nào? Hỏi khác đi là ở Biển Đông có tồn tại một trật tự nào không? Trật tự đó có
vận hành dưới sự chi phối của các cường quốc ? Theo ý kiến cá nhân của tôi, Biển
Đông với sự tranh chấp của những bên liên quan và sự can thiệp của những lực
lượng bên ngoài đã là một vấn đề mang tính toàn cầu. Từ đó mà cũng có một trật
tự được thiết lập ở đây. Và trật tự này cũng đang vận hành dưới sự chi phối của các
cường quốc mà cụ thể ở đây là Trung Quốc và Mỹ. Bài viết của tôi sau đây sẽ phân
tích tính toàn cầu của vấn đề tranh chấp Biển Đông và sự chi phối vấn đề tranh
chấp này của Trung Quốc và Mỹ từ góc độ là những cường quốc tham gia vào
2


tranh chấp và áp đặt sức mạnh quyền lực của mình lên các quốc gia khác để giải
quyết tranh chấp. Nói khác đi đó chính vấn đề là “Trung Quốc, Mỹ và vấn đề
tranh chấp Biển Đông – góc nhìn từ trật tự thế giới”

NỘI DUNG
3.

Khái quát về Biển Đông

Biển Đông là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải

rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.500.000
km². Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả
Rập. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột
giữa nhiều quốc gia trong vùng.
1.1. Tên gọi
Tên gọi phổ biến nhất của biển này trong hầu hết các ngôn ngữ thường mang
ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía nam Trung Quốc. Thời Hán và Nam Bắc triều,
người Trung Quốc gọi biển này là "Trướng Hải", "Phí Hải", từ thời Đường dần dần
đổi sang gọi là "Nam Hải", Hiện tại "Nam Hải" là tên gọi quan phương của biển
này ở Trung Quốc. Từ thời cận đại, do tên gọi của biển này trong nhiều ngôn ngữ
mang ý nghĩa là biển nằm ở phía nam Trung Quốc nên khi dịch sang Trung văn đã
làm phát sinh thêm tên gọi "Nam Trung Quốc Hải" ) và "Trung Quốc Nam Hải".
Philippines gọi là biển Luzon (theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippines)
hoặc biển Tây Philippines.
Tại Việt Nam biển này thường được gọi là biển Đông, ý là vùng biển nằm ở
phía đông Việt Nam. Do tại Trung Quốc "biển Đông" (Đông hải) được dùng để chỉ
biển Hoa Đông nên cần chú ý phân biệt để tránh lẫn lộn hai khái niệm "biển Đông"
khác nhau này.

3


Tên gọi quốc tế của biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là biển Nam
Trung Hoa vì thời bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, phát triển nhất, nổi
tiếng nhất trong khu vực và đã có giao thương với phương Tây qua con đường tơ
lụa. Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng
đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền. Có thể kể ra các thí dụ là
Ấn Độ Dương, là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu

Phi, không phải là của riêng nước Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, được bao quanh bởi
Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
1.2. Giới hạn
Tổ chức Thủy văn học Quốc tế đề ra giới hạn của biển Đông như sau:
-

Ở phía nam: giới hạn phía đông và phía nam của eo biển Singapore và eo

biển Malacca, phía tây đến Tanjong Kedabu (1°06′B 102°58′Đ), trải xuống bờ biển
phía đông đảo Sumatra tới mũi Lucipara (3°14′N 106°05′Đ) rồi đến Tanjong
Nanka - cực tây của đảo Banka - băng qua đảo này đến Tanjong Berikat (2°34′N
106°51′Đ) rồi đến Tanjong Djemang (2°36′N 107°37′Đ) trên đảo Billiton, sau đó
men theo bờ biển phía bắc đảo này đến Tanjong Boeroeng Mandi (2°46′N
108°16′Đ) rồi từ đó đến Tanjong Sambar (3°00′N 110°19′Đ) - cực tây nam của đảo
Borneo.
Ở phía đông: xuất phát từ Tanjong Sambar, đi qua bờ phía tây đảo Borneo
đến điểm phía bắc Tanjong Sampanmangio , rồi theo một đường thẳng đến các
điểm phía tây của đảo Balabac và cụm rạn đá Secam, hướng đến điểm phía tây của
đảo Bancalan và đến mũi Buliluyan (điểm tây nam của đảo Palawan), băng qua
đảo này đến điểm phía bắc mũi Cabuli, rồi từ đây đến điểm tây bắc của đảo
Lubang và đến mũi Fuego (14°08'B) thuộc đảo Luzon, băng qua đảo này đến mũi
Engaño (tức điểm đông bắc của đảo Luzon), rồi sau đó đi dọc theo một đường
thẳng nối mũi này với điểm phía đông của đảo Balintang (20°B) và điểm phía đông

4


của đảo Y'Ami (21°05'B), rồi từ đây hướng đến Garan Bi (mũi phía nam của đảo
Đài Loan (Formosa), băng qua đảo này đến điểm đông bắc của Santyo (25°B).
Ở phía bắc: từ Fuki Kaku - điểm phía bắc của đảo Đài Loan - đến đảo Ngưu

Sơn, rồi sau đó đến điểm phía nam của đảo Bình Đàm (25°25'B) rồi hướng về phía
tây dọc theo vĩ tuyến 25°24'B tới bờ biển Phúc Kiến.
Ở phía tây: đất liền châu Á, giới hạn phía nam của vịnh Thái Lan và bờ biển
phía đông bán đảo Mã Lai.
Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong những kỷ băng hà gần đây nước biển
đã hạ thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là một phần của lục địa Châu Á.


Các nước và lãnh thổ có biên giới với vùng biển này (theo chiều kim đồng

hồ từ phía bắc) gồm: đại lục Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan,
Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, và
Việt Nam.

Nhiều con sông lớn chảy vào biển Đông gồm các sông Châu Giang, Mân
Giang, sông Cửu Long (Phúc Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông, sông Rajang, sông
Pahang, và sông Pasig.
1.3. Địa danh trong Biển Đông
- Vịnh Bắc Bộ là phần biển Đông giữa miền Bắc Việt Nam với Đảo Hải
Nam miền Nam Trung Quốc. Bờ phía tây là bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến
Móng Cái. phía bắc từ Móng Cái trở sang phía đông là 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng
Đông của Trung Quốc với bán đảo Lôi Châu. Bờ đông là đảo Hải Nam của Trung
Quốc. Trong vịnh có hàng nghìn đảo nhỏ, nổi tiếng nhất là các đảo trong vịnh Hạ
Long được UNESCO xếp loại là di sản thiên nhiên thế giới. Đảo Bạch Long Vĩ
thuộc Việt Nam ở giữa vịnh, có diện tích khoảng 2,5 km².
- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông đã được nhiều
chính quyền Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền từ nhiều thế kỷ qua. Quần đảo
Hoàng Sa do Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ một phần từ năm 1956 và hoàn
toàn từ năm 1974. Tranh chấp chủ quyền, một phần hay toàn bộ, cũng đã diễn ra
5



tại quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia,
Indonesia, Brunei và Đài Loan.
- Phía đông bắc biển Đông có quần đảo Đông Sa (Pratas Islands) hiện do
Đài Loan quản lí nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
- Phía tây bắc biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng
200 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo Hoàng Sa với 18
đảo, cồn cát và 22 đá, bãi (theo giáo sư Sơn Hồng Đức, thì có đến 230 đảo, cồn, đá,
bãi). Phú Lâm là đảo lớn nhất. Độ cao tuyệt đối lớn nhất là 14 m, đo được tại một
điểm trên đảo Đá. Quần đảo này hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa nhưng Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
- Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm đã được đặt tên, đa số
chúng thuộc Quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa trải dài trên một vùng rộng
810 km, dài 900 km với khoảng 175 thực thể địa lí đã được xác định; hòn đảo lớn
nhất là đảo Ba Bình với chỉ hơn 1,36 km chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 mét.
- Có một núi ngầm rộng 100 km được gọi là bãi Cỏ Rong ở đông bắc quần
đảo Trường Sa-cách biệt khỏi đảo Palawan của Philippines bởi rãnh Palawan-hiện
đang nằm sâu 20 m dưới mực nước biển nhưng trước kia nó từng là một hòn đảo
trước khi bị mực nước biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm chìm ngập.
- Phía đông quần đảo Hoàng Sa có các bãi và núi ngầm như bãi
Macclesfield, núi ngầm Stewart, bãi ngầm/cạn Truro và bãi cạn Scarborough.
+ Bãi cạn Scarborough
Vị trí: nằm về phía đông của bãi Macclesfield, gần bờ biển Philippines.
Hình thể: là một bãi khá lớn bên dưới là đá ngầm. Bãi này sâu khoảng 15 m.
+ Bãi Truro: nằm bên cạnh Scarborough Shoal, sâu 18,2 m.
+ Núi ngầm Stewart: sâu tối thiểu 447 m, nằm rất gần đảo Luzon của
Philippines.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên và tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
6



Đây là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là
đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng
hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua eo biển Malacca, eo
biển Sunda, và eo biển Lombok. Hơn 1,6 triệu m³ (10 triệu thùng) dầu thô được
chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày, nơi thường xảy ra các vụ hải tặc, nhưng
hiện đã giảm nhiều so với giữa thế kỷ 20.
Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1,2 km³ (7,7 tỷ
thùng), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ thùng). Trữ lượng khí tự
nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³. Theo những nghiên cứu do Sở môi trường
và các nguồn lợi tự nhiên Philippines, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa
dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan
trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là
nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực
đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu
thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó
Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm),
Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh
bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế
giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa
sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước
khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia,
Brunei, Indonesia, Thái Lan … trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.
7



Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có
triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được
đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp
xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo
của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng
dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất
2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển
Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể
lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng
18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm
năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản
lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương
đương Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và
Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên
này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng
lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được
khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần
đảo.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm
trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến
Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê,
Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào
8



Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di Lân, Nam
Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây được coi
là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng
từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có
trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong
khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn
và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công. Thương mại và công
nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực.
Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con
đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc.
Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại
từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn
90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45%
trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn
gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những
eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của
thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo
biển Hormuz).
Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ tấn
công khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10 năm 2002. Do đó, vùng
biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến
lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản.
Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì
vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ
9


ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu
vực.

Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45%
khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông.
Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua
Biển Đông.
4.
4.1.

Biển Đông – tranh chấp khu vực – một vấn đề quốc tế
Tình trạng tranh chấp Biển Đông

Về cơ bản, các quốc gia tranh chấp và thậm chí cả các quốc gia khác, có những
lợi ích chiến lược tại Biển Đông. Rất nhiều những lợi ích này xung đột lẫn nhau,
ngay cả khi đa số lợi ích được coi là “sống còn” hay “chiến lược” hoặc “cốt lõi”.
Vì thế, có thể hiểu được, không phải tất cả các bên tranh chấp hoặc các cường quốc
đều thể hiện sẵn sàng thỏa hiệp những lợi ích này. Đó là những quốc gia tranh chấp
coi chủ quyền của mình có yếu tố chiến lược nên không thể thỏa hiệp được. Đó là
những quốc gia ven biển, mà phần lớn là các nước thành viên của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số các quốc gia ven biển có tranh chấp, một
số không có. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia này, bao gồm cả ASEAN như một tổ
chức, đều có lợi ích sống còn đối với hòa bình và ổn định của khu vực. Có rất
nhiều quốc gia phụ thuộc nhiều vào tự do hàng hải và các tuyến hàng không qua
Biển Đông để thực hiện thương mại quốc tế. Trong số này có Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan (Trung Quốc), Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Hồng Công và Trung Quốc đại
lục, cũng như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra còn có các nước có
quan hệ thương mại nhiều với khu vực này như các nước xuất khẩu dầu mỏ ở
Trung Đông và các nơi khác, Ấn Độ, một vài nước ở châu Âu và Mỹ. Tất cả đều
có lợi ích trong việc giữ cho các tuyến thông tin trên biển và các tuyến đường bay
được đảm bảo tự do. Tất cả đều muốn hòa bình và ổn định trong khu vực nói
10



chung. Tuy nhiên, những lợi ích mang tính chiến lược và an ninh của các quốc gia
tranh chấp và các quốc gia khác rõ ràng đang ở mức đối lập không thể thỏa hiệp.
Trung Quốc muốn hạn chế áp lực từ phía Đông Nam, cụ thể là từ khu vực
Biển Đông, loại trừ khả năng “biển nam” được sử dụng để bao vây hoặc hạn chế
mình. Đồng thời, Trung Quốc cũng muốn đạt được tự do hàng hải và tuyến hàng
không để phục vụ cho sự phát triển thương mại khổng lồ và nhanh chóng của nước
này cũng như nhu cầu với nguyên liệu thô và các nguyên liệu khác từ nước ngoài.
Đài Bắc không thể bị coi là mềm dẻo hơn so với Bắc Kinh trong việc bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ của mình. Đồng thời, Đài Loan cũng có lợi ích rõ ràng với tự do
hàng hải và tuyến hàng không.
Mỹ cảm thấy cần phải biết được những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, đặc
biệt là về mặt phát triển quân sự, trong khi vẫn có thể tự do chở hàng bằng tàu hoặc
máy bay qua Biển Đông và giữ được sự hiện diện quân sự ở khu vực này.
Nhật Bản có lợi ích thương mại và an ninh thiết yếu đối với hòa bình, ổn
định và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Đối với Kuala Lumpur, Biển Đông không chỉ phân ra Tây và Đông Ma-laixi-a, nó còn kết nối hai cánh của quốc gia này lại.
Ma-lai-xi-a đưa ra vấn đề an ninh quốc gia và khoảng cách gần về địa lý làm
một phần lý do giành chủ quyền.
Bru-nây đưa ra thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và cái gọi là khu vực
đánh bắt cá với diện tích lớn nhất được cho phép bởi Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật biển (UNCLOS) để đảm bảo quốc gia này có thể khai thác các nguồn tài
nguyên được giới hạn trong khu vực biển và đáy biển này.
Phi-líp-pin cho rằng mình sẽ dễ bị tấn công nhất từ hành lang phía Tây nên
muốn đẩy biên giới phía Tây của mình ra xa trong Biển Đông hết mức có thể.
Manila thường xuyên thiếu lương thực và năng lượng, nên cũng bị hấp dẫn bởi sự
phong phú của Biển Đông và thềm biển.
11



Nếu Việt Nam không thể giữ được vị trí ở Biển Đông, quốc gia này sẽ gần
như bị bao bọc hoàn toàn bởi Trung Quốc, một tình huống mà Hà Nội không thể
cho phép.
Do tính chiến lược của các tuyên bố chủ quyền với một bộ phận hoặc toàn
bộ lãnh thổ và lãnh hải Biển Đông khiến cho các quốc gia tranh chấp rõ ràng
không thể thỏa hiệp, các mâu thuẫn giữa các tuyên bố chủ quyền sẽ rất khó được
giải quyết nhanh.
Hiện tại, trong khu vực Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu
là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường
Sa và tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước
có bờ biển đối diện hoặc liền kề. Hai loại tranh chấp này được hình thành vào các
thời điểm khác nhau, có nội dung, mức độ khác nhau và diễn ra trên những phạm
vi địa lý có liên quan đến các bên tranh chấp cũng rất khác nhau:
• Loại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ:
- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa: là tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thời điểm xảy ra tranh chấp là vào
đầu thế kỷ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn đem ba phái
thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo và đổ bộ lên đảo Phú Lâm, rồi rút lui
ngay. Bởi lẽ, trên quần đảo này đang nằm dưới sự kiểm soát, quản lý của quân đội
Pháp đóng trong những căn cứ đồn trú khá vững chắc, cùng với những cơ sở phục
vụ cho công tác quản lý của chính quyền Pháp, với tư cách đại diện cho Nhà nước
Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam như đã từng có ít nhất là từ
thế kỷ XVII đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1946, lợi dụng
việc giải giáp quân Nhật, Chính quyền Trung Hoa dân quốc đưa lực lượng ra
chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa và sau đó phải rút lui vào thời điểm Quốc
dân Đảng bị đuổi khỏi Hoa lục chạy ra Đài Loan. Năm 1956, lợi dụng tình hình
12



quân đội thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ và
Chính quyền Nam Việt Nam chưa tiếp quản Hoàng Sa, Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa đưa quân ra tái chiếm nhóm phía Đông Hoàng Sa và đến năm 1974, lợi dụng
tình hình quân đội của chính quyền Sài Gòn đang trên đà suy sụp, quân đội viễn
chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, và với thoả thuận ngầm của Mỹ
để cho Trung tự do hành động (laisser faire), CHND Trung Hoa đưa quân ra đánh
chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Mọi hành
động nói trên của phía Trung Quốc đều bị phía Việt Nam chống trả hoặc chính
thức lên tiếng phản đối với tư cách là Nhà nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa:
“Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình;
việc chiếm hữu và thực hiện chủ quyền này là thật sự, liên tục và hoà bình, phù
hợp với các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế”. Từ đó,Trung Quốc đã
ráo riết củng cố, xây dựng quần đảo Hoàng Sa trở thành căn quân sự quan trọng,
làm bàn đạp tiến xuống phía Nam
- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa:
+ Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc từ những năm 30 của thế kỷ trước bắt
đầu bằng sự kiện Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao
Pháp năm 1932 khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa
nhất về phía Nam”. Năm 1946, Trung Hoa Dân quốc, lấy danh nghĩa làm nhiệm vụ
giải giáp quân Nhật đã đưa tàu Thái Bình ra chiếm đóng đảo Ba Bình (Itu Aba).
Năm 1956, Đài Loan lại đưa quân ra tái chiếm Ba Bình. Năm 1988, CHND Trung
Hoa đưa quân ra chiếm 6 vị trí là những bãi cạn ở phía Tây Trường Sa, ra sức củng
cố nâng cấp các vị trí này thành các điểm đóng quân, và năm 1995, lại chiếm đóng
thêm 1 vị trí nữa, đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Trường Sa. Cho đến nay,
Trung Quốc đã chiếm đóng 7 vị trí trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, tổng số
đảo, đá mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) chiếm đóng lên đến 8 vị trí.
13


+ Tranh chấp giữa Việt Nam với Phi-líp-pin bắt đầu bằng sự kiện Tổng thống

Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Phi-líp-pin vì nó ở gần
Phi-líp-pin. Từ năm 1971 đến 1973, Phi-líp-pin đưa quân chiếm 5 đảo; năm 19771978 chiếm thêm 2 đảo nữa. Năm 1979, Phi-líp-pin công bố Sắc lệnh của Tổng
thống Marcos ký ngày 11-6-1979 coi toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường
Sa, là lãnh thổ của Phi-líp-pin và đặt tên là Kalayaan. Năm 1980, Phi-líp-pin mở
rộng chiếm đóng thêm một đảo nữa ở phía Nam, đó là Công Đo.
+ Tranh chấp giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a mở đầu bằng sự kiện Sứ quán Ma-laixi-a tại Sài Gòn ngày 3 tháng 2 năm 1971 gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao chính
quyền Sài gòn hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thuộc nước Cộng hòa Morac
Songhrati Meads có thuộc Cộng hòa Việt Nam hay Cộng hòa Việt Nam có yêu
sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971 Chính quyền Sài Gòn
trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm đến chủ
quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Tháng 12
năm 1979, Chính phủ Ma-lai-xi-a cho xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Ma-lai-xia một khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm cả đảo An Bang và Thuyền Chài nơi
Việt Nam đang đóng giữ.
Năm 1983-1984, Ma-lai-xi-a cho quân đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường
Sa là Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa. Năm 1988, họ đóng quân cờ 2 bãi ngầm Én
Đất và Thám Hiểm, đưa số vị trí mà Ma-lai-xi-a chiếm đóng lên đến 5 điểm.
Quan điểm pháp lý cũng như các chứng cứ của các bên tranh chấp đưa ra để
bảo vệ cho lập trường của mình cũng rất khác nhau và có thể tóm tắt như sau:
+) Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên (Trung
Quốc)
+) Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thật sự (Việt
Nam).
+) Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc kế cận lãnh thổ,…
14




Tranh chấp ranh giới biển, thềm lục địa:
Đây là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất


cách mạng về địa-chính trị, địa – kinh tế trên phạm vi thế giới với việc khoảng
36% diện tích biển và đại dương thế giới đã được đặt dưới chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi Công ước của LHQ
về Luật biển đã được thông qua năm 1982. Kết quả là, trên thế giới còn khoảng
416 tranh chấp liên quan đến ranh giới biển cần phải được giải quyết, trong đó khu
vực Đông Nam Châu Á còn khoảng 15 tranh chấp. Việc đàm phán xác định ranh
giới biển và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông đã,
đang và sẽ tiến hành giải quyết cho các khu vực sau đây:
- Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) và thềm lục địa (TLĐ) ở trong Vịnh
Bắc Bộ và khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ có liên quan giữa Việt Nam và Trung
Quốc, nơi mà bờ biển đối diện nhau và cách nhau dưới 400 hải lý.
- Ranh giới vùng ĐQKT và TLĐ ở phía Nam Biển Đông có liên quan giữa Việt
Nam, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a.
- Ranh giới các vùng biển, TLĐ có liên quan giữa Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Thái
Lan, Cam-pu-chia.
- Ranh giới biển của phạm vi biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa giữa các bên tranh chấp có liên quan.
Cho đến thời điểm hiện nay, các bên liên quan đã giải quyết:
- Ranh giới biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký ngày 25
tháng 12 năm 2000.
- Ranh giới TLĐ giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tại vùng TLĐ phía Nam Biển
Đông, ký ngày 23 tháng 6 năm 2003.
- Ranh giới Vùng ĐQKT và TLĐ trong Vịnh Thái Lan có liên quan giữa Việt Nam
và Thái Lan, ký ngày 9 tháng 8 năm 1997.
15


- Thoả thuận về giải pháp tạm thời cùng khai thác vùng chồng lấn (joindevelopment) được ký kết giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a ngày 5 tháng 6 năm 1992.
- Hiệp định về “Vùng nước lịch sử” giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, ký ngày 7

tháng 7 năm 1982.
Như vậy, việc xác định ranh giới các vùng biển và TLĐ chồng lấn giữa các
nước có liên quan còn lại là rất lớn và khó khăn, phức tạp. Theo TS. Trần Công
Trục, nguyên là Trưởng ban biên giới Chính phủ Việt Nam thì tình trạng khó khăn,
phức tạp đó có thể vì những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Các nước ven Biển Đông đã đưa ra các yêu sách về các vùng biển và TLĐ trong
Biển Đông rất khác nhau, hoặc là do hoàn toàn không tuân thủ các quy định có
liên quan của Công ước của LHQ về Luật Biển, hoặc là đã giải thích và vận dụng
các tiêu chuẩn của Công ước của LHQ về Luật Biển một cách chủ quan, không
chuẩn xác, thậm chí hoàn toàn sai lệch, sao cho có lợi nhất khi tiến hành đàm
phán với các bên hữu quan để phân định ranh giới biển và TLĐ.
- Giữa Biển Đông lại có 2 quần đảo, vừa đang ở trong tình trạng tranh chấp phức
tạp về chủ quyền lãnh thổ, vừa tồn tại những quan niệm khác nhau về hiệu lực đối
với việc xác định phạm vi các vùng biển và TLĐ của chúng.
[5; 61]
2.2.Các giai đoạn tranh chấp Biển Đông – từ vấn đề khu vực đến vấn đề quốc tế
Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao trong bài tham luận “BIỂN ĐÔNG – BA
GIAI ĐOẠN, BỐN THÁCH THỨC, HAI CÁCH TIẾP CẬN KHU VỰC VÀ
MỘT NIỀM TIN”[6; 344 - 350] thì lịch sử tranh chấp tại Biển Đông có thể chia
làm ba giai đoạn gắn liền với những hướng giải quyết đã được đưa ra. Đó là:
- Giai đoạn một: Tranh chấp chủ quyền trên các đảo đá trong lịch sử cho đến năm
1958.
- Giai đoạn hai: Tranh chấp lãnh thổ mở rộng và liên kết chặt chẽ với tranh chấp
vùng biển do sự định hình và phát triển của Luật biển quốc tế từ 1958 đến 2009.
16


- Giai đoạn ba: Quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình
và cách tiếp cận khu vực – từ 2009 trở đi.
2.2.1. Giai đoạn một:

Tranh chấp chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông tập trung chủ yếu giữa Việt
Nam và Trung Quốc nhưng không phải không có những chủ thể tranh chấp khác.
Sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn thám sát Hoàng Sa năm 1909 được coi là mở đầu tranh
chấp trên Biển Đông, vào thời điểm Việt Nam mất độc lập và Pháp chưa thật sự
sẵn sàng cho việc bảo vệ danh nghĩa chủ quyền kế thừa từ các hoạt động thực sự,
liên tục và hòa bình của đội Hoàng Sa do Nhà Nguyễn (Chúa Nguyễn, Vua
Nguyễn) thành lập từ thế kỷ thứ XVII. Tranh chấp tiếp tục leo thang với các Công
hàm của Phái đoàn Ngoại giao Trung Quốc tại Paris năm 1932: “Tây Sa tạo thành
cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc, và những năm tiếp theo: “Nam Sa là điểm tận
cùng phía Nam của lãnh thổ Trung Quốc”. Trung Quốc tuyên bố danh nghĩa chủ
quyền trên các đảo dựa trên quyền phát hiện, hoạt động đánh bắt và đặt tên của ngư
dân Trung Quốc ngược lại lịch sử đến thời Hán Vũ Đế thế kỷ II trước Công
nguyên. Nhật, Anh, Pháp đều đã từng tuyên bố có chủ quyền trên Trường Sa và
đều lần lượt tuyên bố từ bỏ theo những cách khác nhau. Năm 1939 Anh từ bỏ yêu
sách chủ quyền Trường Sa khi nhận thấy việc ủng hộ tuyên bố của các tư nhân
Anh là không phù hợp với Luật quốc tế và cho rằng việc bảo vệ Trường Sa trước
hết thuộc quyền hạn của Chính phủ Pháp. Với Hiệp ước Vịnh Hạ Long năm 1949,
Pháp chuyển giao chủ quyền trên Nam Kỳ trong đó có Trường Sa mà Pháp đã
tuyên bố chiếm hữu từ năm 1933 cho Quốc gia Việt Nam. Ba Hội nghị Cairo 1943,
Potsdam năm 1945 và San Francisco 1951 đã góp phần trục xuất Nhật Bản khỏi
các lãnh thổ mà nước này chiếm được bằng vũ lực và lòng tham, trong đó có
Trường Sa và Hoàng Sa .
Trong cả giai đoạn này đã không có một cuộc đàm phán hòa bình nào giữa
các bên tranh chấp cho dù đã có những đề xuất hiếm hoi đưa tranh chấp ra trước
17


Trọng tài quốc tế. Không có bất cứ tuyên bố yêu sách nào về các vùng biển dù ở
Cairo, Potsdam hay San Francisco. Đường chữ U liền đoạn, rồi 11 đoạn và sau
cùng là 9 đoạn của Trung Hoa Dân Quốc, hay tuyên bố của Trần Văn Hữu, Chu

Ân Lai năm 1951 đều không có câu chữ nào về yêu sách các vùng biển hay vùng
nước lịch sử. Điều này cũng dễ hiểu vì lúc đó các quốc gia xung quanh Biển Đông
quan tâm nhiều hơn đến giành độc lập, bảo vệ chủ quyền trên lãnh thổ và các đảo
hơn là các quyền lợi đại dương. Các khái niệm vùng biển du nhập từ phương Tây
chỉ dừng lại từ 3 hải lý lãnh hải cho đến 20 km vùng đánh cá. Hội nghị hòa bình
San Francisco năm 1951 là cố gắng quốc tế duy nhất về giải quyết chủ quyền: Nhật
Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với các đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Tuy nhiên quy định chưa có địa chỉ này đã được các bên giải thích khác nhau
và làm nảy sinh tình thế tranh chấp: Trung Hoa Dân Quốc chiếm phần phía Đông
của quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, Pháp và Quốc
gia Việt Nam chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần
đảo Trường Sa, Phi-líp-pin nhảy vào tranh chấp Trường Sa với lập luận theo Hiệp
ước Hòa bình San Francisco 1951, quần đảo Trường Sa, trừ bảy đảo Pháp nêu tên
trong Công báo năm 1933, là đất vô chủ và là đối tượng phát hiện của Thomas
Cloma. Như vậy giai đoạn này được đặc trưng bằng tranh chấp chủ quyền trên các
đảo, đá hầu như chưa có người sinh sống thường xuyên và không có đời sống kinh
tế riêng trừ phân chim. Các đảo đá chỉ có ý nghĩa nhất định về địa chiến lược.
2.1.2.Giai đoạn hai:
Tranh chấp chủ quyền đảo gắn liền với sự phát triển của Luật biển quốc tế
và khả năng phát hiện được những mỏ dầu có thể khai thác được nằm dưới đáy
biển của hai quần đảo. Từ các Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 đến Công ước của
Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước 1982) có hiệu lực từ năm 1994,
Luật biển quốc tế cho phép các quốc gia ven biển có quyền mở rộng lãnh hải 12
hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Thời hạn cuối cùng cho
18


các đòi hỏi thềm lục địa mở rộng là 13/5/2009. Các nước lần lượt ra tuyên bố về
vùng biển trên cơ sở Công ước 1982. Việt Nam tuyên bố các vùng biển lãnh hải 12
hải lý, đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa ngày 12/5/1977 và đường cơ sở

ngày 12/11/1982. Trung Quốc – Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp ngày 25/02/1992,
Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 26/06/1998, quy định về hệ
thống đường cơ sở ngày 15/06/1996. Phi-líp-pin đưa ra giới hạn vùng Kalayaan
nằm ngoài ranh giới Hiệp ước Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898 qua Sắc lệnh N01596
ngày 11/06/1978 nhằm cụ thể yêu sách chủ quyền các đảo trong giới hạn đó. Ngày
11/06/1979, Phi-líp-pin ra Sắc lệnh N0 1599 về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Ngày 10/03/2009 Phi-líp-pin chính thức thông qua Luật cộng hòa RA 9522 xác
định đường cơ sở và quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham
(Scarborough) theo “quy chế đảo”. Ma-lai-xi-a và Bru-nây đưa ra cách tiếp cận
mới lấy Luật biển làm cơ sở yêu sách chủ quyền các đảo. Năm 1966 Ma-lai-xi-a
thông qua Luật về thềm lục địa. Tháng 12/1979 ra bản đồ thể hiện ranh giới lãnh
hải và cho rằng các đảo nằm trong vùng thềm lục địa đã tuyên bố thuộc chủ quyền
của Ma-lai-xi-a. Năm 1993, Bru-nây tuyên bố ranh giới thềm lục địa 200 hải lý và
cho rằng Luxia nằm trên thềm lục địa đó sẽ thuộc Bru-nây. Đài Loan tuyên bố
vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngày 8/10/1979, công bố Luật vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa Trung Hoa Dân Quốc ngày 30/12/1992, Luật lãnh hải và
vùng tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc ngày 02/01/1993 và Tuyên bố đường cơ sở
ngày 10/2/1999. Các nước tranh chấp đều đã thể hiện quan điểm của mình về việc
mở rộng thềm lục địa ngoài 200 hải lý qua ba cách tiếp cận khác nhau. Ma-lai-xi-a
và Việt Nam trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hợp Quốc hồ
sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa ngày 6/05/2009.Việt Nam trình hồ sơ
ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực Bắc (VNM) ngày 7/05/2009. Theo hai quốc
gia, việc trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa là việc thực hiện hợp pháp các
nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Luật biển 1982, hoàn toàn phù hợp với
19


các quy định của Công ước Luật biển 1982 cũng như các Quy tắc thủ tục của
CLCS; các ranh giới này đều hoàn toàn nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở
đất liền của hai nước và nằm ngoài các ranh giới thềm lục địa đã được thỏa thuận

với các nước liên quan; các hồ sơ trình này không ảnh hưởng đến việc phân định
biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp. Trung Quốc và Phi-líppin phản đối vì cho rằng các ranh giới ngoài thềm lục địa này có thể ảnh hưởng đến
vấn đề chủ quyền của các đảo và yêu cầu CLCS không xem xét. Đặc biệt, trong
phản đối ngày 7/5/2009 của mình, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức hóa đường
yêu sách chữ U khi đòi hỏi tất cả vùng nước và các địa vật nằm trong đường này
thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, hồ sơ của Ma-lai-xi-a và Việt
Nam đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở
Biển Đông Bru-nây và Trung Quốc đều trình CLCS hồ sơ Thông tin ban đầu.
Thông tin ban đầu của Trung Quốc ngày 11/05/2009 không đề cập đến Biển Đông.
Thông tin ban đầu của Bru-nây ngày 12/05/2009 thông báo hồ sơ trình ranh giới
ngoài thềm lục địa của Bru-nây sẽ thể hiện thềm lục địa mở rộng kéo dài tự nhiên
từ đất liền qua Vùng nguy hiểm (Dangerous Grounds - Spratly Islands) tới rìa đáy
đại dương của Biển Đông nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải Bru-nây.
Giai đoạn này thể hiện rõ vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực vẫn là một biện
pháp được tính đến để giải quyết tranh chấp mặc dù Hiến chương Liên Hợp Quốc
đã nghiêm cấm. Sau mỗi lần vũ lực được sử dụng 1974, 1988, 1995 là làn sóng tích
cực chiếm đóng các đá, bãi không người từ các quốc gia tranh chấp. Đã có những
nỗ lực phân định biển như thỏa thuận thềm lục địa In-đô-nê-xi-a - Ma-lai-xi-a năm
1969, phân định biển Ma-lai-xi-a - Thái Lan 1974, phân định biển Việt Nam - Thái
Lan 1997, Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000, thềm lục địa Việt
Nam - In-đô-nê-xi-a năm 2003, phân định biển Bru-nây - Ma-lai-xi-a năm 2009
hay khai thác chung Việt Nam - Ma-lai-xi-a 1992, Thái Lan - Ma-lai-xi-a 1979. Đã
20


có nhiều giải pháp được các học giả và các Hội thảo quốc tế đề nghị như công thức
Nam cực, công thức Biển Bắc, bánh donut, cộng quản, cho đến sử dụng Tòa án và
Trọng tài quốc tế nhưng đều không khả thi. Đã có những đàm phán song phương
Việt Nam -Trung Quốc về vấn đề trên biển, Phi-líp-pin - Trung Quốc về Quy tắc

ứng xử và khảo sát địa chấn, đàm phán Việt Nam - Phi-líp-pin về tổ chức khảo sát
nghiên cứu khoa học chung (JOMSRE-SCS). Đã có những đàm phán đa phương
như Tuyên bố Trung Quốc và ASEAN về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
DOC năm 2002, hay Thỏa thuận công ty dầu khí Phi-Trung-Việt khảo sát địa chấn
tại khu vực xác định ở Biển Đông năm 2005. Tuy nhiên những nỗ lực này chưa đủ
để gây dựng một lòng tin giữa các bên.
2.1.3.Giai đoạn ba: Quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện
pháp hòa bình và cách tiếp cận khu vực.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự thích ứng của châu Á đã khẳng định
xu thế trung tâm kinh tế đang dịch chuyển về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã được lợi từ khủng hoảng kinh tế khi vươn lên thành nước có nền
kinh tế thứ hai trên thế giới vượt qua Nhật, Đức từ tháng 8/2010. Muốn trở thành
siêu cường, Trung Quốc cần có không gian biển đủ rộng để triển khai chiến lược
của mình. Biển Đông là hướng phát triển phù hợp nhất. Tháng 3/2010 trong
chuyến thăm của TTNG Mỹ Steinberg một quan chức phía Trung Quốc lần đầu
tiên tuyên bố coi vấn đề Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, không có
nhân nhượng. Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng cho thấy sự đi xuống của kinh tế
Mỹ buộc siêu cường này phải điều chỉnh chiến lược, trong đó có mục tiêu củng cố
vị trí lãnh đạo ở châu Á sau khi rút quân khỏi I-rắc năm 2010 và Áp-ga-ni-xtan
2011. Va chạm giữa tàu Impeccable của Mỹ với tàu hải quân Trung Quốc tháng
3/2009 đánh dấu sự trở lại Biển Đông. Tại ARF, ngày 17 tháng 7/2010, Ngoại
trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông.Tổng
thống Obama trong bữa ăn trưa làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ
21


ngày 25/9/2010 đã khẳng định Mỹ có quyền lợi trong Biển Đông và mong muốn
đóng một vai trò mạnh trong khu vực này giống như Trung Quốc. Tuyên bố chung
Mỹ - ASEAN ngày 24/9/2010 tái khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa
bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo

những quy định liên quan được sự đồng thuận của luật pháp quốc tế, gồm Công
ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và những điều luật hàng hải quốc tế
khác, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp. Cạnh tranh an ninh, quốc
phòng và kinh tế làm trầm trọng thêm sự ganh đua đảm bảo nguồn tài nguyên năng
lượng và kiểm soát an ninh hàng hải. Khủng hoảng kinh tế và sản xuất dầu khí thế
giới dự báo đạt đỉnh năm 2015 ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng
các nước ở Biển Đông. Trừ Bru-nây, các nước đều phải nhập khẩu dầu khí.
Từ góc độ địa chiến lược và kinh tế, Biển Đông là biển duy nhất trên thế
giới nối liền hai đại dương lớn Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với nhiều
tuyến đường hàng hải quan trọng, cung cấp từ 70-80% lượng dầu lửa nhập khẩu từ
Trung Đông cho các nước có nền công nghiệp hiện đại Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc. Các tuyến đường này cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm xuất
nhập khẩu của khối các nước ASEAN. Với 550 triệu dân và nền kinh tế trên 1
nghìn tỷ USD, Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong trao đổi thương mại
quốc tế, với 50% thương mại thế giới đi qua đây. Năm 2008, thương mại giữa
ASEAN với Mỹ là 181 tỷ USD, với Nhật là 212 tỷ USD, với Trung Quốc là 198
tỷ. Các nước này cũng có đầu tư lớn vào ASEAN, trong đó Mỹ có trên 100 tỷ
USD. Năm 2020 đánh dấu sự chuyển dịch công xưởng của thế giới từ Trung Quốc
sang các nước Đông Nam Á do nguồn lao động trẻ hơn và Đông Nam Á sẽ trở
thành công xưởng công nghiệp phụ trợ cho kinh tế Trung Quốc. Tự do thương mại
trong đó có tự do hàng hải và bảo vệ các quyền nước đồng minh vẫn được Mỹ coi
là lợi ích và trách nhiệm của mình. Việc Mỹ quay lại Biển Đông và biển Hoa Đông
trước hết là vì quyền lợi chiến lược của Mỹ, củng cố vị thế của mình trước sự trỗi
22


dậy của Trung Quốc. Biển Đông đã trở thành nơi đụng độ chính giữa chiến lược
của Mỹ và Trung Quốc vừa hợp tác vừa đấu tranh. Biển Đông là một trong những
điểm nóng có khả năng xảy ra xung đột trên thế giới. Hiến chương ASEAN có hiệu
lực từ 2009 đánh dấu sự trỗi dậy của một ASEAN liên kết hơn, cạnh tranh hơn.

Các nước ASEAN ở mức độ nhất định hoan nghênh sự trở lại của Mỹ để kiềm chế
những yêu sách quá đáng gây bất ổn nhưng cũng cảnh giác để không làm vật hy
sinh cho lợi ích của các cường quốc như đã từng diễn ra trong quá khứ. Giai đoạn
này xuất hiện nhiều sáng kiến, cơ chế an ninh mới trong đó ASEAN luôn giữ vai
trò chủ đạo, trung tâm như ADMM+, EAS. Thành công của Hội nghị cấp cao
ASEAN 17, ARF 17, ADMM+ 1 trong năm 2010 đã buộc thế giới phải có một cái
nhìn khác về ASEAN. Biển Đông đang dần trở thành vũ đài hợp tác, đấu tranh,
chia sẻ ảnh hưởng tay ba giữa Mỹ, Trung Quốc và ASEAN. Ngày càng nhiều nước
trên thế giới quan tâm hợp tác và mong muốn hiện diện trong khu vực này, tạo ra
các lợi ích đan xen và cạnh tranh ở Biển Đông. Đây chính là hệ quả trào lưu thế
giới ngày càng trở nên phẳng và phải đối đầu với nhiều thách thức toàn cầu: khủng
hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, cấm sử dụng và phổ biến vũ khí hạt nhân, chạy
đua vũ trang, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, quyền con người và chống khủng bố,
chống cướp biển. Tất cả các quốc gia càng ngày càng phụ thuộc vào nhau. Hội
nhập hóa và sự phát triển hòa bình của mỗi quốc gia phụ thuộc vào an ninh khu
vực và thế giới và ngược lại.
Từ góc độ của Luật biển, Biển Đông là khu vực đặc thù, chứa đựng tất cả các yếu
tố liên quan như quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo (In-đô-nê-xi-a và Phi-líppin), quốc gia không có biển hay bất lợi về mặt địa lý (Lào), các vùng biển thuộc
quyền tài phán quốc gia, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển nửa kín, eo
biển quốc tế, hợp tác quản lý tài nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đàn cá
xuyên biên giới, khai thác chung, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học
biển, chống cướp biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn... Muốn giải quyết các
23


vấn đề này một cách triệt để, các quốc gia phải hợp tác như điều 123 của Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định.
Biển Đông đã được biết đến như một trung tâm tranh chấp của thế giới về
mức độ phức tạp, số lượng các bên tranh chấp và sự quan tâm lợi ích của các
cường quốc. Hoàng Sa trên thực tế là tranh chấp ba bên giữa Việt Nam, Trung

Quốc và Đài Loan. Trường Sa là nơi tranh chấp của Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Phi-líppin, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Tranh chấp trên Biển Đông bao gồm
tranh chấp chủ quyền đảo và tranh chấp vùng biển. Bốn trở ngại lớn nhất cho mọi
giải pháp là vấn đề chủ quyền, đường đứt khúc 9 đoạn (đường chữ U, đường lưỡi
bò), quy chế đảo và chủ nghĩa dân tộc. Giải quyết các trở ngại trên phải căn cứ vào
Luật biển và thiện chí của các quốc gia. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển
1982 mới chỉ là một văn kiện chung nên còn nhiều vấn đề như quy chế đảo, hệ
thống các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp được nêu trong phần 15 cần được
hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình khu vực. Nếu Luật biển còn chưa rõ ràng thì
các nước phải tiếp tục thỏa thuận. Có những vấn đề tưởng là song phương nhưng
không thể chỉ giải quyết song phương. Có những vấn đề tưởng là đơn phương
nhưng sẽ gây ra sự chú ý và phản ứng của dư luận cả trong và ngoài khu vực. Hơn
nữa, Biển Đông đã hẹp lại có hai quần đảo ở giữa nên tạo ra những vùng chồng lấn
đa phương. Các nước tranh chấp từ chỗ không tiếp xúc với nhau đã dần tự nguyện
tham gia vào các cơ chế đa phương. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông DOC là thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN. Sự tham gia của Trung
Quốc, Đài Loan vào Hội thảo kiềm chế các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Inđô-nê-xi-a và Ca-na-đa khởi xướng từ 1990, hay Thỏa thuận công ty dầu khí PhiTrung-Việt khảo sát địa chấn tại khu vực xác định ở Biển Đông năm 2005 đều là
các bằng chứng về một sự liên kết đa phương tự nhiên giữa các bên tranh chấp
nhằm tìm một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông. Các bên đều nhận
24


thức được rằng vấn đề Biển Đông có song phương có đa phương, không thể chỉ
đơn thuần trong quan hệ song phương.
Từ tất cả các góc độ địa lý tự nhiên, địa chiến lược, kinh tế, luật pháp và văn
hóa, bản thân vấn đề Biển Đông đã mang tính quốc tế. Từ 1990-2010 với nỗ lực
của các nước liên quan, sự lớn mạnh của ASEAN, cán cân lực lượng đã được giữ ở
mức cân bằng mong manh. Quản lý tranh chấp trước hết là trách nhiệm của các
nước có đòi hỏi chủ quyền các đảo song các nước khác cũng có quyền lợi và nghĩa
vụ chính đáng tham gia vào quá trình. Nhu cầu quản lý tranh chấp ngày càng trở
nên bức thiết khi các bên đều nhận thấy sự hạn chế của DOC và đề xuất đàm phán

về một cơ chế quản lý tranh chấp mang tính ràng buộc và trách nhiệm hơn, phù
hợp với khu vực như Bộ Quy tắc ứng xử của các bên (COC). Đây là nhiệm vụ rất
phức tạp để dung hòa quan điểm các bên, từ tranh chấp chỉ giải quyết trên cơ sở
đàm phán song phương tới một cách tiếp cận khu vực. Nếu thời gian của mỗi giai
đoạn tranh chấp là khoảng 50 năm thì giai đoạn ba cũng cảnh báo các nước còn
phải tốn nhiều nỗ lực, thời gian để đi đến một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề
Biển Đông.
3.3.

Tranh chấp Biển Đông – những tác động chiến lược toàn cầu và khu vực
Thông thường thì những tác động chiến lược đối với khu vực sẽ được nghiên

cứu trước, và sau đó là những tác động của chúng tới sân chơi quyền lực toàn cầu.
Trong bài này, những tác động chiến lược ở cấp độ toàn cầu sẽ được trình bày
trước bởi những hệ lụy chiến lược toàn cầu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn
và những hệ lụy đối với khu vực có thể gộp chung vào với những hệ lụy toàn cầu.
3.3.1. Những tác động chiến lược toàn cầu
Những tranh chấp trên Biển Đông ngày nay không chỉ là vấn đề của khu vực
Đông Á, Tây Thái Bình Dương và châu Á – Thái Bình Dương nữa. Chuỗi những
diễn biến trong tranh chấp trên Biển Đông đã đưa vấn đề vượt ra ngoài phạm vi

25


×