ĐỐI THOẠI VỀ CHIẾN TRANH TRONG
VỀ TỪ HÀNH TINH KÝ ỨC CỦA VÕ DIỆU THANH
Lê Thị Nga1
1. Email:
TÓM TẮT
Chiến tranh là đề tài truyền thống những vẫn luôn là mảnh đất màu mỡ xoáy hút tâm lực
của những người cầm bút. Trong số những nhà văn trẻ hôm nay Võ Diệu Thanh nhìn chiến
tranh bằng một góc nhìn mới, tâm thế mới, lật trở, tìm kiếm và truy vấn đến tận cũng những
góc độ khác nhau của chiến tranh trong Về từ hành tinh ký ức. Đồng thời nhà văn dám nhìn
thẳng vào hiện thực để tái nhận thức lại lịch sử bằng những góc nhìn đa diện và phản tỉnh. Qua
phương pháp loại hình, bài viết muốn thể hiện quan điểm của nhà văn Võ Diệu Thanh về chiến
tranh, sau đó đặt ra những vấn đề có tính đối thoại: Tội ác tận cùng của chiến tranh; bi kịch
chiến tranh có giới hạn hay khơng? Bước qua chiến tranh ai là người đau khổ nhất; vết thương
chiến trạnh liệu có lành khép miệng; viết về chiến tranh để bng bỏ, hóa giải.
Từ khóa: Chiến tranh, tội ác, Về từ hành tinh ký ức, Võ Diệu Thanh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dòng chảy văn học từ sau đổi mới cho đến nay đã có nhiều điểm được mở rộng. Trong
đó, phải kể đến tinh thần dân chủ, nhờ đó các nhà văn như được “tháo củi xổ lồng” tự do phóng
bút sáng tạo, khơng phải kìm nén bản thân khi đặt bút viết về những vấn đề mà trước đây được
xem là vùng cấm địa. Võ Diệu Thanh thuộc thế hệ nhà văn 7x, là người con của mảnh đất An
Giang – vùng đất đã oằn mình gánh chịu những mất mát đau thương của chiến tranh chống
Pháp và Mỹ. Đồng thời, mảnh đất ấy còn phải gánh chịu cuộc thảm sát khinh hồng do lính
Khmer Đỏ gây ra trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Là người con sinh ra và lớn lên trên
mảnh đất huyền thoại ấy, Võ Diệu Thanh tự thấy mình cần phải làm gì đó cho q hương. Khi
bàn về chiến tranh trong Về từ hành tinh ký ức nhà văn hướng tới những góc nhìn khác nhau để
nhận thức rõ hơn về hiện thực và chiến tranh.
2. NỘI DUNG
2.1. Về từ hành tinh ký ức – một cuộc đối thoại về chiến tranh
2.1.1. Chiến tranh – tội ác tận cùng
Khi viết về chiến tranh mà đặc biệt là tội ác tận cùng của nó, thế hệ nhà văn trẻ hôm nay
với độ lùi về thời gian đủ để nhìn nhận, đánh giá và chiêm nghiệm về cái nhìn chiến tranh khơng
cịn đơn giản một chiều như trước. Viết về tội ác của chiến tranh, không chỉ lấy hào quang của
người chiến thắng làm quy chiếu, các nhà văn đã ý thức đề cập đến những tổn thất, những chấn
thương và sức hủy diệt khủng khiếp mà chiến tranh gây nên đối với con người.
455
Trong tác phẩm Về từ hành tinh ký ức Võ Diệu Thanh đã lột tả tội ác tận cùng của chiến
tranh. Khi con người ở hịa bình - đó là hịa bình trong tâm trí, là sự tĩnh tại an n trong tâm
hồn, khơng phải là sống trong thời bình. Lúc đó, con người nhận thức rõ đâu là trắng, đen và
tất cả đều tốt đẹp. Nhà văn từng chia sẻ: trong chiến tranh người hiền cũng ác mà người dữ càng
ác hơn, nó giống như khi ta đổ tất cả các màu vào trong một cái chén và quậy đều thì tất cả các
màu đều tối, đều xấu xí. Con người khi bị đẩy vào lò lửa chiến tranh bản chất người bị tha hóa,
bị biến dạng, bản năng làm người bị méo mó, họ khơng cịn là con người nữa.
Tác phẩm Về từ hành tinh ký ức, nhà văn đã cho thấy cái nhìn đa diện, đa chiều về tội ác
của chiến tranh. Xộc thẳng vào trong tâm trí người đọc là tội ác kinh hoàng của quân Khmer
Đỏ trong cuộc thảm sát ở Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) làm cho hơn ba nghìn người bị thảm
sát. Để thực hiện chính sách tận diệt, đi đến đâu chúng cũng đều giết người, cướp của, đốt nhà
đến đó. Cả một ngồi làng chìn trong chết chóc, xác người la liệt khắp nơi, mùi tử thi nồng nặc
“Mùi hôi đầy cả bầu trời…Nhưng do mùi hôi đầy cả vào khơng khí, thấm vào da thịt,
thấm vào từng xoang mũi thậm chí nó đã thấm vào tâm khảm của cư dân Ba Chúc nên tẩy kiểu
gì cũng kh ơng sạch”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.122).
Hàng trăm xác chết nằm chết chồng lên nhau, trương phình và đang phân hủy. Những
cảnh tượng kinh hoàng đã được nhà văn tái hiện lại qua lời kể của những nạn nhân cịn sống
sót trong cuộc thảm sát hiện lên đầy chân thật.
Khảo sát tác phẩm Về từ hành tinh ký ức có 21 câu chuyện viết về những nạn nhân, những
nhân chứng của chiến tranh thì có 09 câu chuyện viết về cuộc thảm sát kinh hồng của qn
Pol Pót. Kí ức rùng rợn về tội ác của quân Khmer Đỏ dần hiện lên qua lời kể và được ghi chép
lại qua ngòi bút sắc lạnh đến tàn nhẫn của nhà văn. Những câu chuyện “Sự sống còn lại” (Võ
Diệu Thanh, 2018, tr.20), “Những cái chết hai lần”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.120),“Cái xác
quỳ”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.128), hay “Những đưa trẻ không trở về”(Võ Diệu Thanh, 2018,
tr.157), “Những người mẹ” ” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.31), đã tái hiện lại một cách rõ nét tội
ác qua hàng loạt các âm thanh của tiếng đập đầu, âm thanh của tiếng đạn pháo và cịn có cả âm
thanh của những nạn nhân “chị nghe những tiếng la gọi người thân lần cuối khi trúng đạn,
những tiếng ối và hàng chục người ngã xuống sau những tiếng súng”(Võ Diệu Thanh, 2018,
tr.25). Đó cịn là những âm thanh “tiếp con má ơi”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.36). Cảnh tượng
lính Pol Pot lùa người dân ra những cánh đồng và đập đầu, bắn chết “rồi tụi nó ria súng bắn.
Mấy cái đìa thì xác người chất vun. Quần áo họ đủ màu nằm chất lên nhau la liệt. Đống, đống
như vầy, nhiều nhiều lắm.”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.132). Đó cịn là những dịng máu nóng
“Những dịng máu cịn nóng. Giống như ai vừa kho cá, đổ nước cá kho dưới chân. Máu của
bốn, năm chục người vừa chết mà.”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.32). Tất cả tội ác của quân Khmer
Đỏ đều được những nạn nhân cịn sống sót chứng kiến tường tận, mỗi người một góc nhìn khác
nhau về những ngày tận thế ấy, nhưng tất cả đều có chung một cảm giác đó là thật tàn ác và
man rợ. Càng đọc những câu chuyện trong Về từ hành tinh ký ức càng thấy chiến tranh thật
đáng sợ, nó biến những con người thành những cổ máy giết người vô cảm, vơ nhân tinh.
Khơng chỉ có tội ác diệt chủng của quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới tây Nam,
nhà văn còn muốn phản tỉnh và truy vấn về tội ác của những tên lính cái ngục trong nhà tù thực
dân thời chống Pháp và chống Mỹ khi chúng dùng những nhục hình để tra tấn những nữ tù
chính trị. Mỗi nhà văn viết về tội ác của chiến tranh lại có sự nhận thức và tái hiện theo cách
456
riêng của mình. Nếu trước năm 1975, thế hệ những nhà văn cha, chú nghiêng về tả trận về cảm
hứng sử thi lãng mạn với những con người kỳ vĩ sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng, tránh nói đến mất
mát đau thương thì thế hệ nhà văn trẻ hơm nay lại nghiêng về suy ngẫm thế sự, dùng nhiều hình
thức nghệ thuật khác nhau để tái tạo chiến tranh. Võ Diệu Thanh tự tìm cho mình một lối đi
riêng, viết về tội ác nơi ngục tù. Đó chính là tội ác khủng khiếp mất hết nhân tính của những
tên lính trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ khi chúng dùng hình thức tra tấn
những nữ tù chính trị. Rất nhiều tác phẩm đã viết về đề tài chiến tranh, về người lính về tinh
thần chiến đấu quả cảm, anh dũng sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Nhưng rất ít tác phẩm viết về
những người nữ tù chính trị về những năm tháng “sống khơng bằng chết” mà họ phải trải qua,
nhất là cuộc sống địa ngục trần gian của những nữ tù chính trị. Câu chuyện cuộc đời họ, những
tháng ngày bị hành hình tra tấn, những nỗi đau, nỗi nhục cả về thể xác và tâm hồn phải chịu
đựng, cho đến hôm nay vẫn rất ít nhà văn đề cập đến vấn đề này. Trong những câu chuyện
“Những con chó khơng có khả năng cưỡng hiếp”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.89), “Nỗi đau không
đến từ thể xác”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.80). Qua lời kể của những nhân chứng, người thân,
đồng đội, bằng ngòi bút sắc lạnh, bình thản Võ Diệu thanh đã ghi chép, viết và miêu tả một
cách chân thực đến xé lịng. Hình ảnh cơ sáu Hồng – người con gái mới trịn hai mươi tuổi, với
nhiệt huyết thanh xuân, đi theo tiếng gọi của tổ quốc, hoạt động cách mạng và là đầu mối quan
trọng giữa hậu phương, tiền tuyến trong cuộc chiến với kẻ thù. Khi cô sáu Hồng bị bắt bị tra
tấn dã man, bị đánh đập đến dập nát xương thịt, nhưng cô vẫn không khai, vẫn không bao giờ
phản bội lí tưởng và đồng đội. Tội ác còn được nhà văn miêu tả qua những hình thức tra tấn mà
khi đọc lên mỗi người chúng ta luôn tự nghĩ những kẻ ấy không phải là con người, bọn chúng
chỉ có thể là những con thú đội lốt người mới có thể tra tấn đồng loại như thế. Để có thể thỏa
mãn thú tính và khả năng tàn độc của mình, bọn chúng đã dùng rất nhiều hình thức tra tấn khác
nhau, kiểu gì cũng có như lời kể của một nữ tù “gỗ vuông cùm tay…những khúc gỗ gãy từng
miếng, thì da thịt tơi cũng như trái mồng tơi rồi” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.108), đó cịn tra tấn
bằng cách đổ xà bông trấn nước “lấy khăn ướt bịt ngang mũi đổ nước xà bông từ từ lên tấm
khăn, khăn đầy nước che kín mũi, ngột thở” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.109), “bị kẹp điện vào
vành tai”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.110), tàn độc hơn chúng còn “kẹp điện vào âm vật” (Võ
Diệu Thanh, 2018, tr.110), nhưng những nữ tù chính chị vẫn gan lì khơng khai bởi đối với
những người con gái ấy “chỉ cần một người chết vì tơi, cả đời tơi đau đớn hơn những nhục hình
tơi đang gánh”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.110). Khơng thắng được bằng địn roi tra tấn, bằng
nhục hình, chúng dùng cách tàn bạo hơn, đánh vào tâm lí của người con gái Á Đông “những cô
gái Á Đông sợ hãi chuyện xâm hại từ những người thú tính và hẳn nhiên bị xâm hại bởi một
con thú là điều khơng có trong hình dung. Nó là tận cùng ơ nhục”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.91).
Có gì đau đớn tủi nhục bằng việc bị những con cho cưỡng hiếp, cô ba Hương cho đến hôm nay
ký ức về những tháng ngày bị ép thành nơ lệ cho những con chó Becgie cưỡng hiếp trở thành
nỗi ám ảnh kinh hồng đeo bán cơ suốt cuộc đời. Những tội ác khủng khiếp ấy sẽ mãi không
bao giờ được biết nếu người trong cuộc không cất lên tiếng nói. Viết về tội ác của chiến tranh,
nhà văn đã đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm mà trước kia chưa ai đặt chân đến.
Khơng chỉ nói đến tội ác tận cùng của chiến tranh, nhà văn còn muốn nhắn gửi đến con
người đừng sợ hãi, đừng chiến vì khi ta sợ hãi, sợ bất cơng, sợ chết cuối cùng nỗi sợ hãi đẩy ta
xuống mồ, đẩy ta vào những hành động ngu muội không thể nào tha thứ được. Trong câu chuyện
“Những mối tình”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.206) và “Những đứa trẻ không trở về”(Võ Diệu
457
Thanh, 2018, tr.157), nhà văn đã lí giải và trả lời cho câu hỏi “tại sao quân Pol Pot lại tàn ác như
thế? Tại sao tận cùng của sợ hãi là sự ngu muội và tận cùng của sự ngu muội còn ác hơn cả cái
ác”. khi nghe chú Sáu Khệnh, ở xã Bãi Thơm, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang – một cựu cán
bộ Khmer Đỏ thời kháng chiến chống Mỹ kể lại, có thể hiểu thêm vì sao quân khmer Đỏ lại tàn
ác vậy, chúng sợ bất công, sợ chết nên mới muốn xây dựng một xã hội khơng tưởng và giết chóc.
“Tơi nghĩ cái quan trọng khơng phải là mục tiêu mà là con đường đạt đến mục tiêu đó cơ.
Mục tiêu của Pol Pót là hướng tới một thế giới đại đồng thế giới khơng có sự phân biệt cao thấp
sang hèn rõ ràng là quá tốt đẹp…” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.209).
Thế nhưng, để đạt được mục tiêu thì Pol Pot lại đi bằng một con tàn ác nhất đó là trừng
phạt mà con đường trừng phạt tốn cơng sức nhất, có sức răn đe nhất, khiến cho họ sợ hãi nhất
đó chính là giết chóc “Nên ơng ấy giết người và giết tất cả” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.210). Cái
chết luôn khiến con người ta sợ hãi, lính Khmer đỏ giết người một cách man rợ, họ chỉ biết giết
và giết nó bắt nguồn từ nhiều lí do nhưng nguyên nhân cơ bản nhất đó chính là nỗi sợ hãi, sợ
hãi khiến con người bị gãy đổ về bản năng, rồi đến sinh lí, tâm lí, trong những hồn cảnh khắc
nghiệt bản năng của con người trở nên tật nguyền mà không được điều trị, tới một lúc nào đó
cái ác đã trở trở thành bản năng và họ giết người cũng trở thành bản năng tồn tại.
“Những người lính của ơng cũng giết và giết. Nhưng họ còn giết người bằng nhiều nguyên
nhân khác nữa, khác hơn nguyên nhân cơ bản ông đưa ra. Chẳng hạn như giết trong cơn bệnh
hoạn do rối loạn về đời sống sinh lí và tâm lý. Lúc sau này thì chỉ cịn giết và giết thơi. Dù họ vẫn
để mục tiêu xây dựng thế giới đại đồng trước mắt trong cuộc tận diệt, nhưng, đôi mắt đã khơng
cịn đọc được chữ mà chỉ đọc được những thói quen giết và giết”.(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.210).
Khi viết về tội ác, Võ Diệu Thanh đặc biệt gửi gắm đến mỗi con người đó chính là “Chúng
ta trở thành nơ lệ và con mồi ngon lành của nỗi sợ. Sợ bất công, sợ chết nhưng cuối cùng kéo
nhau xuống mồ…Trong trung tâm của cái ác, hai người phụ nữ không sợ gì hết đã đem lại sự
sống yên lành cho hàng vạn người”(Thu Hiền, 2019). Nỗi sợ hãi làm cho con người ngu muội
và tạo ra những hành động tàn ác, vợ anh Út Nam vì sợ hãi tiếng khóc của con nó giống như
những “nhát dao chém vào nỗi sợ hãi của người lớn”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.160) và tiếng
khóc ấy “khơng cịn là tiếng khóc nữa nó trở thành tiếng bom. Nó có thể nổ tung từng mạng
người” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.160), chị đã ôm đứa con nhỏ vào lịng trong nỗi lo lắng, khinh
hồng và ghì chết lúc nào khơng biết “khơng cịn là hồn vía của một bà mẹ ôm con nữa rồi mà
chỉ là xác của mẹ ôn xác của con” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.160). Hay như anh Trần Văn Tỏ
để cứu 72 người trong hang mà nén đau thương bóp mũi đứa con trai năm tuổi, rồi ơng Đức
quặn lịng bóp mũi ba đứa cháu nội của mình. Con người khi đặt trong trong hoàn cảnh khắc
nghiệt nhất khiến họ hoảng sợ , bản năng làm người bị méo mó, dị tật, họ đã không phân biệt
được đâu là sự tàn ác vơ nhân tính. Khi hịa bình, cuộc sống trở lại bình thường con người đối
diện với những vết thương đối diện với quá khứ mới thật sự nhận ra tội ác của mình. Hiện thực
có thể nhận thấy qua những di chứng về tâm hồn của những người từng tham gia cuộc chiến,
cả hai phía quân ta và quân địch, khơng có người chiến thắng chỉ có những vết thương, nỗi ám
ảnh là con đeo bán mãi con người. Lính Khmer đỏ sợ hãi khi làm sai bị trừng phạt bằng cái chết
nên để át đi sự sợ hãi chúng ra tay giết người dã man, ngay cả những người dân lương thiện khi
bị đẩy vào nỗi sợ hãi tột cùng, trong một hoàn cảnh khắc nghiệt họ trở nên ngu muội và đã có
những hành động tàn ác mà chính họ lúc bần cùng khơng nhận ra đến khi bình yên thì mới thật
458
sự “bầm gan tím ruột”. Viết về chiến tranh, nhà văn cho thấy chiến tranh quá tàn ác, quá đáng
sợ, chiến tranh làm cho bản chất con người bị méo mó, biến dạng bị tha hóa khiến cho con
người khơng còn là con người nữa.
2.1.2. Bi kịch của chiến tranh khơng giới hạn
Trong dịng chảy văn học đương đại khi mà tinh thần tự vấn, tinh thần đối thoại được
khơi dậy. Nhà văn hôm nay nhận ra cái giá đắt đỏ của độc lập là mất mát đau thương. Viết về
chiến tranh, họ đi sâu vào đời sống tinh thần vào những thân phận con người với những chấn
thương cả về thể xác và tâm hồn vẫn đeo bán khi đã bước qua cuộc chiến.
Võ Diệu Thanh trong Về từ hành tinh ký ức đã tìm cho mình một lối đi riêng, viết về cuộc
thảm sát Ba Chúc do quân Khmer Đỏ gây ra và những mất mát, đau thương, những sáng chấn
tinh thần mà người dân nơi đây phải gánh chịu. Toàn bộ tác phẩm là những ký ức rùng rợn
khơng thể nào phai nhịa trong tâm trí của những người còn sống trong cuộc thảm sát Ba Chúc
(Tri Tôn – An Giang) do lính Khmer đỏ gây ra và một số cuộc chiến tranh không tên khác. Qua
lời kể của nạn nhân, tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực đến tàn nhẫn về cuộc khủng bố
đã lấy đi tính mạng của hơn ba ngàn người dân Ba Chúc và nhiều nơi khác trên mảnh đất An
Giang như chính mình đã từng trải qua thời khắc sinh tử ấy. Những nạn nhân cịn sống sót như
chị Sương, cô Tư Nga, anh út Nam, cô Năm Chậm, cô giáo ở Châu Phong, cô Tư Chỉnh, chú
Tư Long… Mỗi người đều trải nghiệm cuộc chiến bằng những tâm thế và góc nhìn khác nhau
nhưng tất cả đều có chung một nỗi đau tinh thần đó là sự ám ảnh, là những sang chấn tinh thần
đã, đang đeo bán họ qua nhiều tháng năm, không biết đến bao giờ những vết thương ấy mới
được bồi da đắp thịt, mới lành khép miệng. Mỗi người kể lại nỗi đau của mình bằng thái độ và
tâm lí khác nhau. Mỗi người một góc nhìn về chiến tranh nhưng tất cả đều chứng kiến một cách
rành mạch những gì diễn ra khi ấy.
Chị Sương trong câu chuyện “Sự sống còn lại”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.20), Một cô bé
mười một tuổi mang trong mình ba vết thương đang lở loét với những ổ dòi trên người, trải qua
mười một ngày lang thang trong ngơi làng chết tìm đồ ăn đêm đến lại ngủ bên cạnh xác của ba
và hàng xóm đang phân hủy, hôi thối. Trước mắt của chị là một ngôi làng tang tóc, tất cả mọi
người bị bắn chết, làng thì bị đốt cháy, xác người nằm la liệt trên tất cả những ngã đường vào
làng, những người sống hiếm hoi thì đã chạy vào núi tượng để trốn. “Ngơi làng chỉ còn những
xác người, tiếng ruồi, mùi tử khí, mùi xác người phân hủy và nhiều nhất là những con dịi to
bằng ngón tay” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.26), “Cơ bé Sương đi về một mình trong ngơi làng
đó. Hơi không? “Hôi, hôi lắm, ruồi vầy nè, vầy nè, ghê lắm”. Chị sợ ma không? “Không sợ”.
Chị sợ chết không? “Khơng”. Chị sợ gì? “Khơng sợ gì cả. Mà ghê lắm. Này này…” (Võ Diệu
Thanh, 2018, tr.26). Có lẽ đối với chị lúc đó đã khơng cịn biết cảm giác thế nào là “Sợ” thế
nào là “đau” khi mà sự đau đớn đạt đến cực đỉnh thì mọi nỗi đau trở nên tê dại con người khơng
cịn cảm nhận được nó. Trong tâm hồn của đứa trẻ lúc ấy chỉ là sự hoang mang lạc lỏng đến tột
cùng. Đến cả sự sợ hãi cũng khơng cịn trong tâm trí, ngay cả tiếng khóc cũng bị ngắt lịm đi thế
chỗ cho sự sống. Sự sống cịn lại trong một ngơi làng chết, một ngơi làng tồn là xác người,
mùi tử khí và những con dòi lúc nhúc. Tất cả cảnh tượng ấy diễn ra trước mắt chị trở nên rất
bình thường chị chưa cảm nhận được hết sự khủng khiếp của nó. Ngày ấy có đến ba bốn con
đường chết dành cho chị, nhưng với một đứa trẻ nào biết nên vẫn lặng lẽ đi về trên những con
đường chết để tìm sự sống và chị đã sống dễ dàng. Khi con người đối diện với những nỗi đau
459
và trãi qua nó trong thời khắc kinh hồng họ khơng cảm nhận được hết nỗi đau và có thể vượt
qua nó một cách dễ dàng. Nhưng khi cuộc sống trở lại bình thường nỗi đau ấy giống như một
căn bệnh nó cứ âm ỉ trong từng ngõ ngách của tâm hồn.
Theo lời kể của cô Năm Chậm người trong câu chuyện “Những người mẹ”(Võ Diệu
Thanh, 2018, tr. 31), đã chứng kiến và trải qua những tháng ngày kinh khủng trong vụ thảm sát,
nỗi ám ảnh về những ngày tận thế như ăn sâu vào trong tâm chí nên khi kể cô nhớ hết mọi sự
kiện ngay cả cái ngày đầu tiên cơ nhìn thấy những thằng lính Pot Pót mặc áo thun đỏ từ dưới
kênh bò lên cho đến cái chết của anh Út Đô khi đi thăm ruộng dưa ngoài đồng. Nỗi ám ảnh ấy
càng kinh khủng hơn khi cô nhắc đến tiếng pháo đại bác, những mạng người chết nằm la liệt
trên nền đất của chùa, nhưng ám ảnh trong cơ cịn là những dịng máu nóng, đó là những dịng
máu của những người thân, hàng xóm vừa bị trúng pháo, những dòng máu ấy chảy lênh láng
trên nền chùa, những dịng máu thấm vào đơi chân trần khi cô vội vả cõng người con lớn bị
thương đi băng bó.
“Tơi khơng nhớ gì nhiều. Chỉ nhớ lưng cõng con, chân không, tôi giẫm lên nền chùa đầy
máu. Những dịng máu cịn nóng. Giống như ai vừa kho cá, đổ nước cá kho dưới chân. Máu
của bốn, năm chục người vừa chết mà.”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.32).
Chị tư Nga qua lời kể của cô năm Chậm trong câu chuyện“ Những người mẹ” (Võ Diệu
Thanh, 2018, tr.31), một người mẹ bầm nát tim gan khi tận mắt chứng kiến chồng mình bị bắn
chết đơn độc giữa cánh đồng, những đứa con bị bọn lính Khmer đỏ đập đến chết và người mẹ
tội nghiệp ấy còn cảm nhận được.
“Đứa con nhỏ nằm trên bụng chị giãy đành đạch. Chắc nó cũng bị trúng đạn nhưng chưa
chết hẳn. Nó giãy dữ lắm.Chị hình dung được dáng dấp của con mình trong cơn giãy chết, nghe
chết từ trong bụng chết ra…”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.38).
Khi kể lại câu chuyện bi thương của mình, chị tư Nga khơng nhớ về những ngày mình
chịu đói chịu khổ, chị chỉ nhớ về cái những cái chết của chồng và các con. Người chết cũng đã
chết, người sống vẫn tồn tại nhưng cũng như đã chết “ Nghĩ người chết còn nhẹ lòng hơn người
đang sống”. Đau khổ đã nhiều, khóc cũng đã nhiều giờ chị khơng khóc và cũng khơng đau mà
chị “ cười” có lẽ, vì đau q nên khơng đau được nữa nên cười đó thơi, cũng như tác giả đã
nhấn mạnh “Khổ tận cùng rồi, đầu óc phải chọn giải pháp xóa sạch, xóa hết , mới sống được”
(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.40). Hay như cô Tư chính – người bốn lần chết đi sống lại, anh Út
Nam, chúTư Long những người đã phải hi sinh con nhỏ trong cuộc thảm sát để cứu những
người khác…Tất cả họ mỗi người một góc nhìn nhưng họ vẫn cịn nhớ như in ký ức khủng
khiếp về những gì đã diễn ra, về nỗi đau mà họ từng mếm trải.
Trong chiến tranh, khơng chỉ có những người lính chịu những đau thương mất mát, những
ám ảnh của tiếng súng của chết chóc. Trong chiến tranh, người phụ nữ cũng chịu nhiều chấn
thương, những vết thương cả về thể xác và tinh thần. Với họ, chiến tranh là mất mát, là bất an
và những chấn thương mà họ mang theo ám ảnh suốt cả cuộc đời. Văn học thời hậu chiến,
thường đào sâu về những nỗi đau của người phụ nữ “Khám phá một khuôn mặt mới của chiến
tranh – một chiến tranh mang khuôn mặt phụ nữ” (Thái Phan Vàng Anh. 2017). Trong Về từ
hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh, chiến tranh mang khuôn mặt nữ giới hiện lên với những
nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là những người mẹ, người vợ có chồng, con bị giết hoặc
bị hy sinh trong chiến tranh, là những người phụ nữ trở thành con mồi thỏa mãn những thú tính
460
của kẻ ác. Tất cả đều không tham gia vào cuộc chiến nhưng lại phải mang đầy những thương
tích do chiến tranh gây nên. Những đau thương hằn lên mắt, lên những nếp nhăn khiến họ khơng
cịn có thể khóc, tim như đông cứng lại tưởng như không thở nỗi.
Bi kịch chiến tranh hằn lên gương mặt của những người mẹ. Đó là mợ Tám trong câu
chuyện “Chiến tranh tơi khơng còn gì để nói về nó”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.46). Hay như
nhân vật bà nội trong câu chuyện “Đừng yêu thương ai hết”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.70). Và
người mẹ của liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng trong “Nỗi đau không đến từ thể xác”(Võ Diệu Thanh,
2018, tr.80). Mỗi người mẹ phải gánh chịu những nỗi đau khác nhau nhưng tất cả là mất mát
đau thương khơng gì hàn gắn được. Mợ Tám – một người mẹ hết mực yêu thương con, u
con hơn cả tính mạng của mình, bà sẵn sàng chịu đựng mọi nỗi đau, thuê người đánh gãy tay
của con trai để ngăn con không phải đi lính nhưng cuối cùng, mọi nổ lực đều thất bại, chỉ mười
ngày sau, người con mà bà yêu thương nhất đã trở về nhưng khơng phải bằng một hình hài
ngun vẹn mà trong quan tài “Nó được đưa về bằng trực thăng, Cái quan tài có phủ lá cờ ba
sọc”(Võ Diệu Thanh, 2018, Tr.53). Có nỗi đau nào bằng người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh và
cho đến hôm nay khi người mẹ đã già vết thương ngày ấy vẫn còn đau mãi, người mẹ vẫn luôn
bị ám ảnh về con đường tối bà thuê người đánh gãy tay con cũng như con trai mãi khơng trở
về. Đó cịn là nỗi đau của người mẹ cả một đời vất vả, lam lũ lo cho chồng cho con. Vậy mà,
bản thân lại phải chịu bao đau khổ khi chứng kiến cảnh người chồng thì bị giết chết một cách
dã man, bị chặt đầu, mổ bụng rồi bỏ trấu vào, cảnh người con út mình yêu thương nhất chết
mất xác ở trên khúc sơng nào đó. Bà đau khổ đến mức khun cơ cháu gái đừng bao giờ yêu
thương ai bởi càng yêu thương nhiều bao nhiêu càng đau khổ bấy nhiêu. Chiến tranh khơng từ
một ai, nó giống như cái lị sát sinh ngốm mọi sinh mạng không cần phân biệt thiện - ác, chiến
tranh chỉ có máu và đau thương. Đó cịn là người mẹ của cơ sáu Hồng bầm nát ruột gan khi
lau cơ thể nát bấy của con, cơ thể ấy bà đã bao bọc, yêu thương biết bao vậy mà giờ đây người
con gái ấy chỉ còn là “Một thân thể con gái tan nát, bầm giập” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.87).
Chiến tranh, quá là thảm khốc, nó giống như một cổ máy giết người hủy hoại con người, chiến
tranh khơng có kẻ thắng người thua, khơng có chính nghĩa, phi nghĩa chỉ có nỗi đau và những
vết thương là tồn tại, hằn sâu mãi mãi.
Nỗi đau thương cịn đến từ những nữ tù chính trị bị tra tấn dã man bằng những hình thức
man rợ. Họ khơng chỉ bị chúng tra tấn tàn bạo về thể xác mà cịn hủy diệt về tinh thần. Đó là
cơ ba Hương trong câu chuyện “ Những con chó khơng có khả năng cưỡng hiếp” (Võ Diệu
Thanh, 2018, tr.89), là cựu tù chính trị thời chống Mỹ, ở xã Vĩnh Hịa, Huyện Tân Châu, Tỉnh
An Giang. Khi bị bắt bị quân giặc tra tấn bằng nhiều hình thức để cơ khai ra những người bạn
đồng chí, người nữ tù ấy đã trải qua tra tấn tù đầy, đón nhận mọi đau đớn của địa ngục trần
gian, nhưng vẫn nhất quyết không khai ra đồng đội, nhất định không phản bội lí tưởng. Trong
chiến tranh, người phụ nữ phải chịu đựng những mất mát, bi kịch kép về cuộc đời, không chỉ
tàn tạ về thể xác mà ngay cả tinh thần cũng bị hủy diệt. Có nỗi đau nào đau đớn hơn khi một
người phụ nữ bị cưỡng hiếp bởi một con chó.
“Những điều chị khơng bao giờ qn được là khi nó lột quần áo chị ra, dùng những cánh
tay lực lưỡng đè tay chân chị ra rồi kích thích bộ phận sinh dục của con chó bécgie đực rất lớn,
rất sung sức. Con chó giường như rành rẽ việc giao phối với con người, nên nó dễ dàng hành
lạc trên thân xác chị…” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.93).
461
Cũng như cô sáu Hồng trong câu chuyện “ Nỗi đau không đến từ thể xác”(Võ Diệu Thanh,
(2018), tr.80), bị đánh đập dã man, bị quân giặc “ treo ngược chân lên cột cờ chỗ đồn Cái
Tàu”(Võ Diệu Thanh, 2018, Tr.85). Cô Sáu bị chúng cắt tai, thẻo vú, rọc hàm, thân xác cô khi
chết nằm trên những tàu lá chuối, bị chúng phơi trần trụi dưới nắng mấy ngày liền, chúng tra
tấn làm cho một con mắt bị văng ra khỏi hốc mắt, bầu ngực thì bể nát… nhưng cơ vẫn kiên
cường khơng khai ra đồng đội. Vì sao vậy? những người nữ tù chính trị dù họ bị tra tấn, bị chà
đạp cả thể xác và tinh thần họ vẫn khơng khai ra, vì sao?
“Phản bội một con đường, phản bội một lí tưởng được cho là cao quý và trong sáng của
mình, giống như bán linh hồn cho quỷ dữ. Người con gái dám bán mạng vì nghĩa lớn khơng
bao giờ làm điều đó….chết cịn khơng sợ thì bị cưỡng hiếp bằng kiểu nào cũng cịn gì nghĩa
lí nữa. Ám ảnh phải khơng? Hẳn nhiên là khơng thể nào quên được. Nhưng đó là chuyện sau
này, chuyện của những ngày nhai lại kí ức, mà kí ức thì nó chưa tới nên chưa sợ” (Võ Diệu
Thanh, 2018, tr.94).
Chấn thương của nữ giới trong chiến tranh, nó mang một khuôn mặt khác, vừa là chấn
thương thể xác vừa là chấn thương tinh thần, cướp đi của người nữ cái quyền được yêu, được
hạnh phúc và cướp luôn thiên chức làm mẹ. Họ có thể khơng đau về thể xác khi bị tra tấn nhưng
họ lại đau về tinh thần khi bị đồng đội lãng quên. Cô Sáu Hồng dù “Bị đánh đập cỡ đó nhưng
hình như khơng đau đớn, không than trách. Nhưng bồ đội về Hội An khơng ghé thăm thì bị
trách.”(Võ Diệu Thanh, 2018, tr.88). Vậy đó, có những nỗi đau tình cảm cịn lớn hơn nhiều nỗi
đau thể xác. Sau chiến tranh, những kí ức rùng rợn, những dư chấn, ám ảnh mới thực sự sống
lại, người nữ trở về với cuộc sống đời thường và đối diện với những vết thương của chính mình.
Đó là vết thương khi khơng cịn khả năng thực hiện thiên chức của một người phụ nữ, là những
vết thương thể xác hằn in trên cơ thể không bao giờ có thể lành khép lại, là những vết thương
tinh thần cứ âm ỉ mãi đợi ngày “di căn”. Cô ba Hương khi quay về với cuộc sống đời thường,
di chấn của những năm tháng tù đày ám ảnh mãi không thể nào quên. Có những lúc lên cơn
thần kinh gần như đã qn mất chính mình, chỉ cịn nỗi sợ hãi và ám ảnh là tồn tại cho đến khi
chết, như một sự giải thoát. Lúc đầu khi đọc tác phẩm, người viết cứ tưởng là “hành trình ký
ức” khơng phải là “hành tinh” vậy hành tinh ký ức có nghĩa là gì? Trong một bài phỏng vấn
nhà văn đã lí giải nó theo cách hiểu: những câu chuyện diễn ra trong quá khứ nghe những nhân
chứng kể lại thật khủng khiếp vậy mà, họ kể và nhớ một cách rành rọt như nó mới vừa diễn ra
“Một hành tinh kì lạ của sức sống và sự chịu đựng trên chính mỗi con người”.
2.2. Sự hàn gắn và hóa giải chiến tranh
Khi đọc Về từ hành tinh ký ức một câu hỏi lớn được đặt ra: tại sao nhà văn Võ Diệu Thanh
lại chọn viết về chiến tranh? Mà đó lại là chiến tranh biên giới Tây Nam? Trong khi đã có nhiều
tác phẩm, tư liệu, hình ảnh lịch sử đề cập đến vấn đề này. Ngay bản thân chị cũng từng chối bỏ
và sợ hãi chiến tranh, từng tránh xa và nhận mình là kẻ ngồi cuộc, nhưng chính câu nói của cơ
Tư Chính “sao khơng ai kể về tôi” như một “cú huých” đánh thức tâm trí nhà văn, những ám
ảnh, những nỗi đau mà chị đeo mang từ lúc nào.
“Mấy mươi năm đã qua, tôi ôm những miền ký ức của ai? Không phải của tôi, mà sao
nặng nề q đỗi. Nó thường đáo lại trong tơi qua cơn ác mộng, ví như một cuộc tử hình, một
cuộc đối đầu trực diện và xả súng vào nhau. Như chính tơi là người làm nên những đau đớn
đó.” (Võ Diệu Thanh, 2018, tr.10)
462
Viết về tội ác tận cùng của chiến tranh, về những nỗi đau, sang chấn, những ám ảnh của
con người. Võ Diệu Thanh muốn tìm và giải mã những câu hỏi mà chính chị và bạn đọc hơm
nay muốn tìm câu giải đáp.
Chiến tranh đã qua đi hơn bốn mươi năm, khi nhận thức và đánh giá lại về cái giá đắt đỏ
của độc lập là mất mát, đau thương, là những thương tổn mà con người bước qua cuộc chiến
phải gánh chịu. Ta nhận ra rằng, đồng cảm với nỗi đau, mất mát và những sang chấn của nạn
nhân, của những tù chính trị và ngay cả người dân lương thiện vơ tình bị đẩy vào cuộc chiến
khơng phải là để phản ứng với hiện thực mà đó cịn là cách chấp nhận dấn thân để giải mã và
thấu hiểu đến tận cùng những bi kịch mà họ đã, đang và sẽ cịn phải chịu đựng. Khơng biết đến
bao giờ những vết thương mới lên da non, mới lành khép miệng, cũng không biết đến bao giờ
những vết thương ẩm ỉ “di căn” và hủy hoại con người.
Viết về chiến tranh không phải là để tung hô ngợi ca, cũng không phải để lên án, tố cáo
đâu là cuộc chiến chính nghĩa đâu là cuộc chiến phi nghĩa, cũng không phải đào bới lại quá khứ
khơi lên hận thù. Khi viết về chiến tranh, về nỗi đau thể xác và tâm hồn mà người dân phải
gánh chịu chính là cách nhà văn muốn trả nợ quá khứ, muốn đóng góp cho quê hương và mục
đích cao cả hơn, nhân văn hơn đó là đối diện với quá khứ cũng chính là khép lại quá khứ để
những vết thương lành khép lại và những con người tiếp tục sống, hướng tới tương lai tốt đẹp.
Đọc Về từ hành tinh ký ức mỗi một câu chuyện là một góc nhìn khác nhau của người
trong cuộc, một vùng kí ức rùng rợn. Viết về họ, nhà văn để cho những nạn nhân được kể lại
nỗi đau, nỗi oan của mình chính là cách giúp họ giải thốt và bng bỏ q khứ, là cách họ tìm
thấy tiếng nói đồng cảm, sẽ chia và cũng là cách họ thấy mình khơng đơn độc trong cuộc chiến.
Để những nạn nhân được kể lại cũng chính là giúp họ trút bỏ hết những oán hận, hờn trách suốt
mấy mươi năm qua. Khi viết về chiến tranh hơn ai hết nhà văn muốn là người hóa giải cuộc
chiến, hàn gắn vết thương quá khứ để hơn ba vạn linh hồn những con người vô tội bị chết oan
trong cuộc thảm sát được giải thoát. Cuộc chiến tranh biên giới tây Nam khơng chỉ có người
dân Việt Nam bị tàn sát, ngay cả người dân cambuchia cũng là nạn nhân của tội ác. Trong các
trại tập trung họ bị đánh đập, bị tra tấn và bị giết chết một cách dã man, hàng loạt hố chôn tập
thể được đào, hơn ba nghìn người dân Cambuchia cũng bị giết chết. Hay những người lính Mỹ
trở về sau cuộc chiến luôn ám ảnh về chiến tranh Việt Nam, cũng như bao người lính Việt Nam
mang trong mình những ám ảnh, dư chấn khi cuộc chiến đi qua. Hôm nay, nhìn lại q khứ
những con người ấy muốn hóa giải chiến tranh, khép lại quá khứ để cùng nhau hướng đến
những điều tốt đẹpp của cuộc đời và để cho chiến tranh lùi về quá khứ.
Viết về chiến tranh, nhà văn khơng chỉ muốn tố cáo tội ác mà cịn muốn nhắn nhủ một ý
nghĩa nhân văn sâu sắc, chiến tranh q khủng khiếp và tàn khốc, khơng có tội ác tận cùng nào
như chiến tranh và “chiến tranh hãy lùi xa mãi mãi”(Hồ Sơn, 2018) để khơng cịn bất kỳ con
người nào phải gánh chịu những đau đớn, hãi hùng do chiến tranh gây ra.
3. KẾT LUẬN
Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh đó là một cuộc đối thoại về chiến tranh. Qua đó,
nhà văn đưa ra những quan điểm, cách nhìn của mình về chiến tranh. Trong tác phẩm đã cho thấy
một cái nhìn đa diện, đa chiều về chiến tranh để từ đó ta nhận thấy, sau chiến tranh dù chiến thắng
463
hay chiến bại thì những con người bước qua chiến tranh đều mang trong mình những vết thương,
những nỗi đau tinh thần. Nhận thức được chiến tranh, thấy được những góc khuất của nó giải mã
và thấu hiểu để xoa dịu tâm hồn và để con người tiếp tục sống, hướng tới tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sơn. (2018). Nhà văn Võ Diệu Thanh: Chiến tranh nên lùi xa mãi mãi.
/>18/11/2018.
2. Thái Phan Vàng Anh. (2017). Con người bị chấn thương trong tiểu thuyết đề tài chiến tranh và hậu
chiến.Tạp chí nghiên cứu văn học. số 12/2017
3. Thu Hiền. (2019). Tôi như ngừng thở khi nghe nạn nhân bị Pol Pot tra tấn. />4. Võ Diệu Thanh. (2018). Về từ hành tinh ký ức. NXB Hội nhà văn.
464