Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

chuong 9: Lập kế hoạch tài chính và dự báo các báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.04 KB, 33 trang )

Lập kế hoạch tài chính và dự báo các báo cáo tài chính
Các nhà quản lý sử dụng các báo cáo tài chính dự thảo hoặc các báo cáo tài chính
dự kiến theo 4 cách: (1) Bằng cách nhìn vào các báo cáo dự kiến, họ có thể đánh
giá liệu hiệu suất dự kiến của công ty có phù hợp với các mục tiêu chung của công
ty và các kỳ vọng của nhà đầu tư. (2) Các báo cáo tài chính dự thảo có thể được sử
dụng để ước tính ảnh hưởng của đề xuất những thay đổi về hoạt động dự kiến, cho
phép nhà quản lý tiến hành “làm gì nếu” phân tích. (3) Nhà quản lý sử dụng các
báo cáo tài chính dự thảo để dự đoán nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp trong tương
lai. (4) Nhà quản lý dự báo dòng ngân quỹ tự do theo các kế hoạch điều hành, dự
báo các nhu cầu vốn khác nhau và sau đó lựa chọn phương án nhằm tối đa hóa giá
trị cổ đông. Phân tích chứng khoán tạo ra các dự án cùng loại, dự báo thu nhập
trong tương lai, dòng ngân quỹ và giá cổ phiếu.
Các câu hỏi đầu chương
Khi bạn đọc chương này, xem xét cách bạn có thể trả lời các câu hỏi sau. Bạn
không nhất thiết có thể trả lời các câu hỏi đó trước kho bạn đọc chương này. Hơn
nữa, bạn nên sử dụng chúng để nhận được sự nhận thức các vấn đề được bao trùm
trong chương. Sau khi bạn đọc chương này, bạn có khả năng đưa ra ít nhất một
phần các trả lời cho các câu hỏi sau khi chương được thảo luận trên lớp. Lưu ý,
thường là hữu ích khi trả lời các câu hỏi về khái niệm, sử dụng dữ liệu giả định để
minh họa cho câu trả lời của bạn.
Chúng tôi minh họa cho câu trả lời với mô hình Excel có sẵn trên trang web
ThomsonNOW. Truy cập vào mô hình và làm việc thông qua nó là một bài tập
hữu ích và nó cung cấp những hiểu biết có ích khi trả lời các câu hỏi.
1. Liệt kê và thảo luận ngắn gọn các thành phần chính trong kế hoạch chiến
lược của một công ty. Vai trò của việc dự đoán các báo cáo tài chính trong
sự phát triển của kế hoạch chiến lược.
2. Một kỹ thuật dự báo được gọi là phương pháp phần trăm doanh số, và nó
được sử dụng để dự báo các báo cáo tài chính trong tương lai. Nếu bạn có
một bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 5
năm qua nhưng không có thông tin khác, làm thế nào để bạn sử dụng
phương pháp phần trăm doanh số để dự báo các khoản mục tiếp theo cho


năm tiếp theo? (a) Thu nhập bán hàng của công ty. (b) Các báo cáo tài
chính của công ty. (c) Các nhu cầu về vốn của công ty (AFN). (d) Điều kiện
và khả năng sinh lợi của công ty được thể hiện qua ROE và các thông số
chính khác.
3. Nếu bạn có một bộ thông số trung bình ngành chủa công ty mà bạn phân
tích,bạn sử dụng các dữ liệu đó như thế nào?
4. Tất cả các dự báo đều có sai sót. Bạn có nghĩ là các nhà quản trị cấp cao
nên tập trung vào những ảnh hưởng lên công ty nếu thu nhập bán hàng hoặc
các chi phí đơn vị, ví dụ như, trở nên khác với mức đã dự báo. Bạn cung
cấp thông tin lên những ảnh hưởng của các sai sót đó như thế nào?
5. Xác định các khái niệm sau và sau đó giải thích vai trò của chúng trong dự
báo của bạn. (a) Tính kinh tế theo quy mô. (b) Các tài sản sần (loại tài sản
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có tính thanh khoản kém (c) Dư
thừa năng lực.
6. Nhu cầu về vốn có thể được dự báo bằng phương pháp báo cáo tài chính,
nhưng bạn còn có thể sử dụng công thức AFN. Đó là công thức gì, và nó
hoạt động như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến phương
pháp báo cáo tài chính là gì?
Phần tự tìm thêm: (AFN là cách để tính bao nhiêu vốn sẽ được yêu cầu, nên một
công ty có thể xem xét một cách thực tế là có hay không việc họ sẽ có thể tạo ra
nguồn tài trợ bổ sung và do đó có thể đạt mức doanh số cao hơn. Xác định số vốn
tài trợ từ bên ngoài cần thiết là một phần quan trọng của việc tính AFN. Một phiên
bản đơn giản của phương trình AFN:
AFN = Tăng tài sản dự kiến – Tăng nợ - Tăng lợi nhuận giữ lại)
7. Đối với hầu hết các công ty, có một số tỷ lệ tăng trưởng doanh số mà
chúng có thể tăng trưởng mà không cần đến bất cứ sự tài trợ bên ngoài nào,
đó là tại điểm AFN bằng 0$. Làm thế nào mà bạn xác định được tỷ lệ tăng
trưởng đó? Các tham số nào nằm trong tầm kiểm soát của ban quản trị có
thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững?
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Mục tiêu chính của chúng tôi trong cuốn sách này là để giải thích những gì các
nhà quản lý có thể làm để làm cho các công ty có giá trị hơn. Tuy nhiên, sáng tạo
giá trị là không thể trừ khi công ty có một kế hoạch được khớp nối tốt. Như Yogi
Berra từng nói, “Bạn phải cẩn thận nếu bạn không biết nơi bạn đang đến, bởi vì
bạn có thể không đạt được điều đó”.
Định giá doanh nghiệp và lập kế hoạch tài chính
Giá trị của một công ty được xác định bởi độ lớn, thời điểm, và rủi ro của dòng
ngân quỹ (FCF) được dự kiến trong tương lai. Chương này cho bạn thấy làm thế
nào để dự đoán các báo cáo tài chính mà chúng được sử dụng để tính toán dòng
ngân quỹ do dự kiến trong tương lai. Chương tiếp theo cho bạn thấy làm thế nào
để có những dự kiến các báo cáo tài chính và ước lượng giá trị doanh nghiệp theo
các kế hoạch tài chính khác nhau.
Các kế hoạch chiến lược
Các kế hoạch chiến lược thường bắt đầu với một tuyên bố về mục đích tổng thể
của công ty. Nhiều công ty rất rõ ràng về mục đích của công ty của họ: “Sứ mệnh
của chúng tôi là tối đa hóa giá trị của cổ đông theo thời gian. "
Mục đích này của công ty ngày càng phổ biến cho các công ty ở Mỹ, nhưng điều
đó không phải là luôn đúng trong mọi trường hợp. Ví dụ như, tập đoàn Varian
Associates, một công ty Sở giao dịch chứng khoán New York với doanh số gần 2
tỷ $ trong năm 1990, được coi là một trong những công ty điện tử công nghệ tiên
tiến nhất. Tuy nhiên, ban quản lý của Varian quan tâm nhiều đến phát triển công
nghệ mới hơn là tiếp thị nó, và giá cổ phiếu của công ty thấp hơn mức nó đạt được
trong 10 năm trước. Một số cổ đông lớn rất không hài lòng với tình trạng của tình
hình tài chính, và ban quản lý đã phải đối mặt với mối đe dọa của một cuộc chiến
ủy quyền hoặc buộc phải sáp nhập. Năm 1991, ban quản lý công bố một sự thay
đổi trong chính sách và tuyên bố rằng trong tương lai nó sẽ nhấn mạnh đến cả sự
xuất sắc về công nghệ và lợi nhuận, thay vì tập trung chủ yếu vào công nghệ. Thu
nhập được cải thiện đáng kể, và giá cổ phiếu tăng từ $ 6,75 đến hơn $ 60, bốn năm
sau khi có sự thay đổi về mục đích của công ty.
Sự tập trung của công ty vào việc tạo ra sự giàu có cho chủ sở hữu của công ty

chưa phổ biến ở nước ngoài cũng như ở Hoa Kỳ. Ví dụ như, VEBA AG, một trong
những công ty lớn nhất của Đức, tạo ra một sự khuấy động vào năm 1996 khi công
ty nêu trong báo cáo hàng năm của nó rằng “Cam kết của chúng tôi là tạo ra giá trị
cho bạn, các cổ đông của chúng tôi”. Điều này là khá khác với mô hình thông
thường của Đức, trong đó các công ty có đại diện từ lực lượng lao động vào ban
giám đốc của họ và tuyên bố các cam kết của họ đến một loạt các bên liên quan.
Như người ta có thể mong đợi, cổ phiếu của VEBA đã liên tục vượt trội so với
mức trung bình cổ phiếu của Đức. Như xu hướng trong đầu tư quốc tế tiếp diễn,
nhiều hơn và nhiều hơn nữa các công ty ngoài Hoa Kỳ đang áp dụng mục đích
công ty tương tự như của Varian và VEBA.
Phạm vi kinh doanh xác định ngành nghề của doanh nghiệp và khu vực địa lý của
các hoạt động. Ví dụ, Coca-Cola giới hạn các sản phẩm của mình là đồ uống nhẹ,
nhưng trên phạm vi toàn cầu. Pepsi-Cola gần đây theo sự dẫn dắt của Coke nó hạn
chế phạm vi của nó bằng cách quay vòng việc kinh doanh dịch vụ thực phẩm.
Trong thực tế, nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng thị trường có xu hướng tạo ra
giá trị cho các công ty tập trung nhiều hơn so với các công ty đa dạng hóa.
Mục đích của công ty khẳng định triết lý chung của doanh nghiệp, nhưng nó
không cung cấp cho các nhà quản lý mục tiêu hoạt động. Những tuyên bố mục tiêu
của các tập đoàn đặt các mục tiêu cụ thể về phía trước để hướng dẫn việc quản lý.
Hầu hết các tổ chức có cả mục tiêu định tính và định lượng. Một mục tiêu định
lượng điển hình là có thể giành được 50% thị phần, 20% ROE, tốc độ tăng trưởng
lợi nhuận 10%, hoặc giá trị kinh tế gia tăng (EVA) là 100 triệu USD.
Một khi công ty đã xác định được mục đích, phạm vi và các mục tiêu của nó, nó
phải phát triển một chiến lược để đạt được mục tiêu của mình. Các chiến lược của
công ty là cách tiếp cận khái quát hơn là các kế hoạch chi tiết. Ví dụ, một hãng
hàng không có thể có một chiến lược cung cấp dịch vụ không rườm rà giữa một số
lượng giới hạn các thành phố, trong khi chiến lược của công ty khác có thể là cung
cấp “phòng ngủ trên bầu trời”. Bất kỳ chiến lược nào như vậy nên tương thích với
mục đích, phạm vi và các mục tiêu của doanh nghiệp.
Kế hoạch tài chính

Quá trình lập kế hoạch tài chính có năm bước sau:
1. Dự kiến các báo cáo tài chính để phân tích các tác động của kế hoạch điều hành
lên lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính dự kiến.
2. Xác định số tiền cần thiết để hỗ trợ các kế hoạch 5 năm.
3. Dự báo vốn được tạo ra trong nội bộ và xác định những gì có thể thu được từ
các nguồn bên ngoài, tùy thuộc vào bất kỳ khó khăn nào do hiệp ước vay nợ,
chẳng hạn như hạn chế về tỷ lệ nợ, tỷ lệ thanh toán hiện tại, và tỷ lệ trang trải.
4. Thiết lập một hệ thống quản lý bồi thường dựa trên hiệu suất mà phần thưởng
cho người lao động cho việc tạo ra sự giàu cho cổ đông.
5. Giám sát các hoạt động sau khi thực hiện kế hoạch, xác định nguyên nhân của
bất kỳ sự sai lệch nào, và thực hiên các hành động sửa sai.
Trong phần còn lại của chương này, chúng tôi giải thích làm thế nào để tạo ra một
kế hoạch tài chính, bao gồm ba thành phần chính: (1) dự báo doanh số bán hàng ,
(2) các báo cáo tài chính dự thảo, và (3) kế hoạch tài trợ bên ngoài. Chúng tôi thảo
luận về bồi thường trong Chương 11.
Câu hỏi tự kiểm tra
Bốn cách mà các nhà quản lý sử dụng các báo cáo tài chính dự thảo là gì?
Giải thích ngắn gọn các khái niệm sau đây: (1) mục đích công ty, (2) phạm vi công
ty, (3) các mục tiêu công ty, và (4) các chiến lược của công ty.
Mô tả ngắn gọn các nội dung của lập kế hoạch tài chính.
Các bước của quá trình lập kế hoạch tài chính là gì?
DỰ BÁO DOANH SỐ BÁN HÀNG
Dự báo doanh số bán hàng thường bắt đầu với một đánh giá về doanh số trong 5
năm đến 10 năm trước, được thể hiện trong một đồ thị như Hình 9-1. Phần đầu
tiên của đồ thị cho thấy 5 năm doanh số trước đây của MicroDrive. Đồ thị có thể
bao gồm 10 năm dữ liệu bán hàng, nhưng MicroDrive thường tập trung trên các số
liệu bán hàng cho 5 năm gần nhất bởi vì các nghiên cứu của công ty đã chỉ ra rằng
sự tăng trưởng trong tương lai của nó liên quan chặt chẽ hơn đến các sự kiện gần
đây hơn là quá khứ xa xôi.
Toàn bộ các khóa học được dành hết cho các dự báo doanh số, vì vậy chúng ta chỉ

có thể đề cập đến các yếu tố cơ bản ở đây. Tuy nhiên, dự báo tỷ lệ tăng trưởng
doanh số trong tương lai luôn bắt đầu với một cái nhìn về tốc độ tăng trưởng trong
quá khứ. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của MicroDrive là 10,3%.
Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng ghép từ 2002 để 2006 là giá trị lời giải cho g trong
phương trình
2,058(1 + g)
4
= 3,000 $
và nó có thể được tìm ra bằng cách giải phương trình hoặc với một máy tính tài
chính, nhập N = 4, PV = -2058, PMT = 0, FV = 3000, và sau đó nhấn I để nhận
được g = 9,9%.
Các phương pháp tiếp cận trước đó là đơn giản, nhưng cả hai đều có thể là đại
diện kém cho sự tăng trưởng quá khứ. Đầu tiên, phương pháp trung bình số học
thường mang lại các con số là quá cao. Để minh họa cho lý do tại sao, giả sử
doanh số bán hàng tăng 100% trong một năm và sau đó giảm 50% trong năm tới.
Thực sự là không tăng trưởng qua hai năm, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân
được tính là 25%. Tương tự như vậy, phương pháp điểm tới điểm là không đáng
tin cậy bởi vì nếu một trong hai thời điểm đầu năm hoặc cuối năm là một “ngoại
lệ” theo chiều là trên hoặc dưới đường xu hướng như trong Hình 9-1, thì tốc độ
tăng trưởng tính được sẽ không được đại diện cho sự tăng trưởng trong quá khứ.
Giải pháp cho những vấn đề này là sử dụng phương pháp tiếp cận hồi quy, nơi một
đường cong ăn khớp với dữ liệu bán hàng lịch sử thì độ dốc của đường cong được
sử dụng để đo lường sự tăng trưởng lịch sử. Nếu chúng ta mong đợi một tỷ lệ tăng
trưởng không đổi (trái ngược với một số tiền không đổi, sẽ có nghĩa là một tỷ lệ
tăng trưởng giảm dần), thì hồi quy nên dựa trên logarit tự nhiên của doanh số,
không phải là chính doanh số. Với một bảng tính, đây không phải là một phép tính
khó khăn, và cho đến nay cách dễ nhất để tính toán tỷ lệ tăng trưởng là hàm
LOGEST của Excel. Chỉ cần gõ các năm và doanh số vào một bảng tính, bấm vào
fx trên thanh thực đơn, chọn chức năng Statistical (thống kê), và sau đó chọn chức
năng hàm LOGEST. Đánh dấu phạm vi doanh số cho biến Y và phạm vi các năm

cho X trong hộp thoại hàm, và sau đó nhấp vào OK. Kết quả sẽ là 1 + g, do đó,
bạn kết thúc bằng cách trừ đi 1 để có được tỷ lệ tăng trưởng. Đối với MicroDrive,
tốc độ tăng trưởng là 9,1 %.
Mặc dù nó rất hữu ích để tính toán tốc độ tăng trưởng doanh số trong quá khứ, hơn
nữa là liên quan đến việc ước tính doanh số bán hàng trong tương lai. Doanh số
trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế (cả trong nước và toàn cầu), các triển
vọng của ngành công nghiệp, dòng sản phẩm hiện tại của công ty, các sản phẩm
được đề xuất có trong kênh sản phẩm, và các chiến dịch tiếp thị. Khi MicroDrive
kết hợp những vấn đề này vào các phân tích của mình, công ty ước tính 10% tăng
trưởng dự kiến cho năm tới.
Nếu dự báo doanh số là mong manh, những hậu quả có thể nghiêm trọng. Đầu
tiên, nếu thị trường mở rộng hơn mức MicroDrive đã dự đoán, công ty sẽ không
thể đáp ứng nhu cầu. Khách hàng của nó sẽ kết thúc bằng việc mua sản phẩm của
các đối thủ cạnh tranh, và MicroDrive sẽ mất thị phần. Mặt khác, nếu các dự báo
của công ty là quá lạc quan, MicroDrive có thể kết thúc với quá nhiều nhà máy,
thiết bị, và hàng tồn kho, gây thiệt hại đến dòng ngân quỹ tự do và giá cổ phiếu.
Nếu MicroDrive đã tài trợ cho sự mở rộng không cần thiết với các khoản nợ, chi
phí lãi suất cao sẽ hòa trộn với các vấn đề của nó. Như vậy, một dự báo doanh số
chính xác là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của công ty.
Câu hỏi tự kiểm tra
Liệt kê một số yếu tố cần được xem xét khi phát triển một dự báo doanh số bán
hàng.
Giải thích lý do tại sao một dự báo doanh số chính xác là rất quan trọng đến khả
năng sinh lợi.
DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ PHẦN TRĂM DOANH SỐ
Một khi doanh số bán hàng đã được dự báo, chúng ta phải dự báo cho bảng cân
đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các kỹ
thuật được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp phần trăm doanh số, bắt
đầu với dự báo doanh số bán hàng, được biểu diễn như một tỷ lệ tăng trưởng

hàng năm của mỗi đồng doanh số bán hàng. Nhiều mặt hàng trên báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối được giả định là tăng lên tương ứng với
doanh số, với các giá trị của chúng cho một năm cụ thể được ước tính giống như
tỷ lệ phần trăm của doanh số được dự báo cho năm đó. Các khoản mục còn lại trên
các báo cáo được dự báo, những khoản mục không được gắn trực tiếp với doanh
số bán hàng mà phụ thuộc vào chính sách cổ tức của công ty và lợi ích liên quan
của tài trợ nợ và vốn cổ phần của nó.
Trong các phần sau đây, chúng tôi giải thích phương pháp phần trăm doanh số và
sử dụng nó để dự báo các báo cáo tài chính của MicroDrive.
Bước 1. Phân tích các thông số lịch sử
Bước đầu tiên là phân tích các thông số lịch sử. Điều này khác đôi chút so với
phân tích thông số ở Chương 8, vì mục tiêu ở đây là để dự báo tương lai, hoặc các
báo cáo tài chính dự thảo. Phương pháp phần trăm doanh số bán hàng giả định
rằng chi phí trong một năm cho trước sẽ là một số tỷ lệ phần trăm cụ thể của
doanh số bán hàng năm đó. Như vậy, chúng tôi bắt đầu phân tích của chúng tôi
bằng cách tính toán tỷ lệ chi phí trên doanh số trong nhiều năm qua. Chúng tôi
minh họa phương pháp bằng cách sử dụng chỉ hai năm dữ liệu cho MicroDrive,
nhưng một phân tích kỹ lưỡng nên cần ít nhất là dữ liệu lịch sử của 5 năm. Bảng
9-1 cho thấy tỷ lệ tỷ lệ chi phí trên doanh số của MicroDrive trong hai năm qua.
Trong năm 2005, MicroDrive có 87,6% chi phí trên doanh số bán hàng, và tỷ lệ
giảm xuống còn 87,2% trong năm 2006.
Bảng 9-1: Các thông số lịch sử của MicroDrive
Bảng này cũng cho thấy mức trung bình lịch sử, mà trong trường hợp này là trung
bình của hai năm trước. Cột cuối cùng cho thấy tỷ lệ chi phí trên doanh số cho
tổng hợp ngành, đó là tổng của các báo cáo tài chính cho tất cả các công ty trong
ngành. Lưu ý rằng MicroDrive đã cải thiện tỷ lệ chi phí/doanh số, nhưng nó vẫn
cao hơn mức trung bình ngành.
Bảng này cũng cho thấy tỷ lệ khấu hao trên giá trị nhà máy và thiết bị ròng. Bởi vì
khấu hao phụ thuộc vào tài sản, là hợp lý hơn để dự báo khấu hao như là phần
trăm của giá trị nhà máy, thiết bị ròng hơn là doanh số bán hàng.

Nhiều khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán của MicroDrive cũng sẽ tăng
theo doanh số bán hàng. Công ty viết và gửi séc mỗi ngày. Bởi vì nhà quản lý
không biết chính xác khi nào tất cả các séc sẽ chắc chắn, họ không thể dự đoán
chính xác số dư trong trong tài khoản séc của họ sẽ có vào bất kỳ ngày nào. Vì
vậy, họ phải duy trì một số dư tiền mặt và các khoản tương đương tiền (như chứng
khoán thị trường ngắn hạn) để tránh thấu chi tài khoản của họ. Chúng tôi thảo luận
về các vấn đề quản trị tiền mặt ở chương 21, nhưng bây giờ chúng tôi chỉ đơn giản
cho rằng tiền mặt cần thiết để hỗ trợ các hoạt động của công ty là tỷ lệ thuận với
doanh số bán hàng của nó. Bảng 9-1 cho thấy tỷ lệ tiền mặt trên doanh số trong hai
năm qua, cũng như tỷ lệ trung bình lịch sử và tỷ lệ tổng hợp ngành. Tất cả thông
số trên bảng cân đối kế toán dự thảo còn lại, mà chúng tôi thảo luận dưới đây,
cũng được trình bày trong Bảng 9-1.
Trừ khi công ty thay đổi chính sách tín dụng của nó hoặc có một sự thay đổi trong
cơ sở khách hàng, khoản phải thu nên tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng. Hơn nữa,
khi doanh số tăng, các công ty thường phải tích trữ nhiều hàng tồn kho hơn.
Chương 21 thảo luận về quản lý hàng tồn kho một cách chi tiết, nhưng bây giờ
chúng tôi giả định rằng hàng tồn kho cũng sẽ được tỷ lệ thuận với doanh số bán
hàng.
Nó có thể là hợp lý để giả định rằng tiền mặt, khoản phải thu, và hàng tồn kho sẽ
tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng, nhưng tổng giá trị máy móc và thiết bị ròng
tăng lên và giảm xuống như doanh số tăng lên và giảm xuống? Câu trả lời đúng có
thể là có hoặc không. Khi các công ty mua lại máy móc và thiết bị, họ thường lắp
đặt công suất lớn hơn so với nhu cầu hiện tại do các tính kinh tế của quy mô trong
công suất xây dựng. Hơn nữa, ngay cả khi một máy móc đang hoạt động tại mức
công suất định mức của nó, hầu hết các công ty có thể sản xuất các đơn vị bổ sung
bằng cách giảm thời gian dừng việc để bảo dưỡng máy móc theo lịch trình, bằng
cách chạy máy móc ở mức cao hơn so với tốc độ tối ưu, hoặc bằng cách thêm một
ca thứ hai hoặc thứ ba. Vì vậy, ít nhất là trong thời gian hoạt động ngắn, các công
ty có thể không có mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh số và giá trị máy móc, thiết bị
ròng.

Tuy nhiên, một số công ty có mối quan hệ cố định giữa doanh số và máy móc và
thiết bị, ngay cả trong ngắn hạn. Ví dụ, các cửa hàng mới trong nhiều chuỗi bán lẻ
đạt được doanh số như nhau trong năm đầu tiên của họ như các cửa hàng hiện tại
trong chuỗi. Cách duy nhất nhà bán lẻ có thể tăng trưởng (ngoài lạm phát) bằng
cách thêm mới các cửa hàng. Do đó, các công ty như vậy có một mối quan hệ tỷ lệ
thuận giữa giá trị tài sản cố định và doanh số.
Cuối cùng, trong dài hạn, có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa doanh số và giá trị
máy móc và thiết bị cho hầu như tất cả các công ty: Rất ít công ty có thể tiếp tục
tăng doanh số bán hàng, trừ khi cuối cùng họ tăng thêm năng lực. Vì vậy, như một
sự xấp xỉ đầu tiên, nó là hợp lý để giả định rằng tỷ lệ dài hạn của máy móc và thiết
bị ròng trên doanh số bán hàng sẽ là không đổi.
Trong những năm đầu tiên dự báo, các nhà quản lý thường xây dựng các chi phí
nhà máy và thiết bị theo kế hoạch thực tế. Nếu những ước tính này không có sẵn,
nói chung điều này là tốt nhất để giả định một tỷ lệ cố định của máy móc, thiết bị
trên doanh số bán hàng.
Một số khoản mục ở bên nợ của bảng cân đối kế toán có thể được dự kiến sẽ tăng
một cách tự nhiên với doanh số, sản xuất những gì được gọi là quỹ sinh ra một
cách tự nhiên. Hai loại quỹ tự phát chính là khoản phải trả và chi phí trích trước.
Về khoản phải trả, doanh số tăng, nên sẽ mua nguyên vật liệu, và những người
mua lớn sẽ dẫn đến khoản phải trả ở mức cao hơn. Tương tự như vậy, việc bán
hàng sẽ đòi hỏi nhiều lao động hơn, trong khi doanh số cao hơn bình thường sẽ
dẫn đến thu nhập chịu thuế và thuế cao hơn. Vì vậy, cả tiền lương và thuế tích lũy
đều tăng.
Bảng 9-1: Các thông số lịch sử của tập đoàn MicroDrive
Thực tế
2005
Thực tế
2006
Mức
trung

bình lịch
sử
Mức
trung
bình
ngành
Chi phí trên doanh số
Khấu hao trên giá trị máy móc và
thiết bị ròng
Tiền mặt trên doanh số
Khoản phải thu trên doanh số
Hàng tồn kho trên doanh số
Giá trị máy móc và thiết bị ròng
trên doanh số
Khoản phải trả trên doanh số
Chi phí trích trước trên doanh số
87,6
10,3
0,5
11,1
14,6
30,5
1,1
4,6
87,2
10,0
0,3
12,5
20,5
33,3

2,0
4,7
87,4
10,2
0,4
11,8
17,5
31,9
1,5
4,6
87,1
10,2
1,0
10,0
11,1
33,3
1,0
2,0
Tất cả các thông số lịch sử được trình bày trong Bảng 9-1. Sử dụng các thông số
này, cùng với các thông số tổng hợp của ngành, kiến thức về các kế hoạch hoạt
động và các xu hướng ngành của MicroDrive, các nhà quản lý của công ty đã sẵn
sàng bắt đầu dự báo các báo cáo tài chính dự thảo hoặc dự kiến.
Bước 2. Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trong phần này, chúng tôi giải thích làm thế nào để dự báo báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, và trong phần tiếp theo, chúng tôi dự báo bảng cân đối kế toán.
Mặc dù chúng tôi chia các chủ đề này hai phần riêng biệt, các báo cáo tài chính
được dự báo thực sự tích hợp với mỗi báo cáo khác và với các báo cáo của năm
trước. Ví dụ, khoản mục “khấu hao” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
phụ thuộc vào giá trị máy móc và thiết bị ròng, đó là một khoản mục trên bảng cân
đối kế toán, và “lợi nhuận giữ lại”, đó là một khoản mục trên bảng cân đối kế toán,

phụ thuộc vào thu nhập giữ lại của năm trước, thu nhập ròng dự toán, và chính
sách cổ tức của công ty. Giữ mối tương quan này trong trí nhớ khi bạn thông qua
dự báo này.
Dự báo doanh số bán hàng
Bảng 9-2 trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán. Ban quản lý dự
báo rằng doanh số sẽ tăng 10%. Như vậy, doanh số dự toán, trình bày trong hàng
1, cột 3, là tích của 3.000 triệu USD doanh số năm trước và (1 + g),
hoặc $ 3.000(1,1) = $ 3.300 triệu USD.
Dự báo Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT)
Bảng 9-1 cho thấy tỷ lệ chi phí trên doanh số của MicroDrive cho năm gần đây
nhất là 87,2% ($ 2.616/$ 3.000 = 0,872). Vì vậy, để có được một đồng đô la doanh
số bán hàng, MicroDrive đã phải chịu 87,2 cent chi phí. Ban đầu, chúng tôi giả
định rằng cơ cấu chi phí sẽ không thay đổi. Sau đó, chúng tôi khám phá ra tác
động của những thay đổi trong cơ cấu chi phí, nhưng bây giờ chúng tôi giả định
rằng các chi phí được dự báo sẽ bằng 87,2% doanh số dự toán. Xem hàng 2 của
Bảng 9-2.
Tỷ lệ khấu hao gần đây nhất của giá trị máy móc và thiết bị ròng, trình bày trong
Bảng 9-1, là 10% ($ 100/$1.000 = 0,10), và các nhà quản lý của MicroDrive tin
rằng đây là một ước lượng tốt về tỷ lệ khấu hao trong tương lai. Như chúng ta
trình bày sau trong Bảng 9-3, giá trị máy móc và thiết bị ròng dự toán là 1.100
triệu USD. Do đó, khấu hao dự toán là 0,10 ($ 1.100)$ = 110 triệu . Chú ý một
khoản mục trên bảng cân đối kế toán như thế nào, máy móc và thiết bị ròng ảnh
hưởng đến phí khấu hao, đó là một khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Tổng chi phí hoạt động, trình bày trên hàng 4 là tổng giá vốn hàng bán cộng khấu
hao, và EBIT bằng doanh số trừ tổng chi phí hoạt động.
Dự báo chi phí lãi vay
Làm thế nào để chúng ta có thể dự báo chi phí lãi vay? Chi phí lãi vay ròng thực tế
là tổng chi phí lãi vay mỗi ngày của công ty trừ thu nhập lãi vay mỗi ngày, nếu có
thì từ các khoản đầu tư ngắn hạn. Hầu hết các công ty có một loạt các nghĩa vụ nợ

khác nhau với lãi suất cố định khác nhau và/hoặc lãi suất thả nổi. Ví dụ, trái phiếu
phát hành trong các năm khác nhau thường có mức lãi suất cố định khác nhau,
trong khi hầu hết các khoản vay ngân hàng có lãi suất khác nhau thay đổi với lãi
suất trong nền kinh tế. Với tình hình này, là không thể dự báo chi phí lãi vay chính
xác cho năm tới, do đó, chúng tôi đưa ra hai giả định đơn giản.
Bảng 9.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thực tế và dự toán của tập
đoàn MicroDrive
Thực tế 2006 Cơ sở dự báo Dự báo 2007
1. Doanh số 3000$ 110% x Doanh số 2006 3.300$
2. Trừ chi phí
ngoài khấu hao
2.616,2 87,2% x Doanh số 2007 2.877,6
3. Chi phí khấu
hao
100,0 10% x Giá trị máy móc
ròng 2007
110,0
4. Tổng chi phí
hoạt động
2.716,2$ 2.987,6$
5. EBIT 283,8$ 312,4$
6. Trừ lãi 88,0 Xem văn bản giải trình 92,8
7. Thu nhập trước
thuế (EBT)
195,8$ 219,6$
8. Thuế (40%) 73,82 87,8
9. Thu nhập ròng
trước cổ tức ưu đãi
117,5$ 131,8$
10. Cổ tức ưu đãi 4,0 Tỷ lệ cổ tức x Cổ tức ưu

đãi 2006
4,0
11. Thu nhập ròng
cho cổ đông
thường
113,5$ 127,8$
12. Vốn cổ phần
thường
50,0 50,0
13. Cổ tức trên
mỗi cổ phiếu
1,15$ 108% x DPS 2006 1,25$
14. Cổ tức cho cổ
đông thường
57,5$ DPS 2007 x Số lượng
cổ phiếu
62,5$
15. Bổ sung vào
lợi nhuận giữ lại
56,0$ 65,3$
Giả định 1. Xác định số dư nợ trong tính toán chi phí lãi vay
Như đã nói ở trên, lãi vay cho các nợ ngân hàng được tính toán hàng ngày, dựa
trên số tiền nợ vào đầu ngày, trong khi lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào số lượng
trái phiếu phát hành. Nếu khoản nợ vẫn không thay đổi trong suốt năm, số dư
chính xác để sử dụng khi dự báo chi phí lãi vay hàng năm sẽ là số tiền nợ vào đầu
năm, nó giống như nợ được trình bày trên bảng cân đối kế toán vào cuối năm
trước. Nhưng làm thế nào để bạn có thể dự báo chi phí lãi vay hàng năm nếu
khoản nợ dự kiến sẽ thay đổi trong năm, điều này là điển hình cho hầu hết các
công ty? Một lựa chọn căn cứ vào chi phí lãi vay trên số dư nợ được trình bày vào
cuối năm dự báo, nhưng điều này có hai nhược điểm. Đầu tiên, nó sẽ tính lãi tròn

một năm trên khoản nợ tăng thêm, bao hàm khoản nợ đã đưa ra vào ngày ngày 1
tháng Một. Bởi vì điều này thường là không đúng, cho rằng dự báo sẽ phóng đại
chi phí lãi vay. Thứ hai, giả định này gây ra sự tuần hoàn trong bảng tính. Chúng
tôi thảo luận chi tiết trên trang web Extension về chương này, nhưng lời giải thích
ngắn gọn là do nợ tăng thêm dẫn đến chi phí lãi vay tăng thêm, làm giảm sự bổ
sung vào lợi nhuận giữ lại, lần lượt đòi hỏi mức độ nợ cao hơn, nó dẫn đến thêm
chi phí lãi vay, và chu kỳ tiếp tục lặp lại. Điều này được gọi là sự phản hồi tài trợ.
Các bảng tính có thể đối phó với vấn đề này (xem trang Web Extension về chương
này), nhưng thêm sự phức tạp là mô hình có thể không có giá trị về lợi ích.
Một cách tiếp cận tương tự sẽ căn cứ vào chi phí lãi vay trên mức nợ trung bình
vào đầu và cuối năm. Cách tiếp cận này sẽ đưa ra chi phí lãi vay chính xác chỉ khi
nợ được tăng thêm đều đặn trong suốt cả năm, đây là một giả định lớn. Ngoài ra,
nó còn là kết quả cho một mô hình vòng tròn với tất cả tính phức tạp của nó.
Một cách tiếp cận thứ ba, mà chúng tôi minh họa dưới đây, áp dụng tốt cho hầu
hết các tình huống. Chúng tôi căn cứ vào chi phí lãi trên số tiền nợ vào đầu năm
như được trình bày trên bảng cân đối kế toán của năm trước. Tuy nhiên, vì cách
tiếp cận này này sẽ đánh giá thấp chi phí lãi vay thực nếu nợ tăng trong suốt cả
năm, như thường áp dụng cho hầu hết các công ty, chúng tôi sử dụng mức lãi suất
khoảng 0,5% cao hơn so với tỷ lệ mà chúng tôi thực sự mong đợi. Cách tiếp cận
này cung cấp các dự báo chính xác mà không tăng đáng kể sự phức tạp của mô
hình. Hãy nhớ rằng, mặc dù đây là phương pháp tiếp cận đơn giản nhưng không
áp dụng tốt cho mọi tình huống, nên xem trang Web Extension về chương này nếu
bạn thực sự muốn thực hiện những kỹ thuật mô hình hóa phức tạp hơn.
Giả định 2. Xác định tỷ lệ lãi suất
Như đã nêu trên, các khoản vay khác nhau có các tỷ lệ lãi suất khác nhau. Thay vì
cố gắng để xác định lãi suất trên từng lần phát hành nợ riêng biệt, chúng tôi
thường xác định hai tỷ lệ, một cho thương phiếu phải trả ngắn hạn và một cho trái
phiếu dài hạn. Tỷ lệ lãi suất cho khoản nợ ngắn hạn thường trôi nổi và bởi vì ước
tính tốt nhất cho lãi suất trong tương lai là lãi suất hiện tại, đó là lý do hợp lý nhất
để áp dụng lãi suất thị trường hiện tại cho các khoản vay ngắn hạn. Đối với

MicroDrive, lãi suất ngắn hạn thích hợp là khoảng 8,5%, mà chúng tôi làm tròn
lên 9% bởi vì chúng tôi sẽ áp dụng nó cho khoản nợ vào đầu năm.
Hầu hết nợ dài hạn của các công ty bao gồm sự phát hành nhiều trái phiếu khác
nhau với tỷ lệ lãi suất khác nhau. Trong suốt tiến trình của năm, một số khoản nợ
này có thể được trả hết, và một số khoản nợ dài hạn mới có thể được tăng thêm.
Thay vì cố gắng để ước tính chi phí lãi vay cho mỗi lần phát hành nợ cụ thể, chúng
tôi áp dụng một tỷ lệ lãi suất duy nhất cho tổng nợ dài hạn. Lãi suất này là trung
bình các lãi suất của trái phiếu dài hạn phát hành và lãi suất này được dự kiến cho
bất kỳ khoản nợ dài hạn mới nào. Lãi suất trung bình của các trái phiếu hiện hành
của MicroDrive là khoảng 10%, và nó sẽ phải trả khoảng 10,5% cho các trái phiếu
dài hạn mới. Lãi suất trung bình của trái phiếu cũ và mới sẽ nằm trong khoảng
giữa 10% và 10,5%, mà chúng tôi làm tròn lên 11 % bởi vì chúng tôi sẽ áp dụng nó
cho khoản nợ vào đầu năm nay, như đã giải thích ở trên.
Tính toán chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay dự toán là lãi ròng được trả trên các khoản tài trợ ngắn hạn cộng
với lãi từ các trái phiếu dài hạn. Chúng tôi ước tính lãi ròng trên khoản tài trợ ngắn
hạn bằng cách lấy chi phí lãi vay trên thương phiếu phải trả và sau đó trừ đi bất kỳ
khoản thu nhập từ lãi nào từ các khoản đầu tư ngắn hạn. Chúng tôi căn cứ vào chi
phí lãi suất trên số tiền nợ ngắn hạn ngay từ đầu năm (đó là khoản nợ vào cuối
năm trước), và chúng tôi lưu ý rằng MicroDrive không có các khoản đầu tư ngắn
hạn. Vì vậy, tiền lãi ròng ngắn hạn của MicroDrive là 0,09($110) - 0,09($ 0) = 9.9
triệu $. Tiền lãi trên trái phiếu dài hạn là 0,11 ($ 754,0) = $ 82,94, được làm tròn
thành $ 82,9 triệu. Do đó, tổng chi phí lãi vay là $ 9,9 + $ 82,9 = 92.8 triệu $.
Hoàn thành báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế (EBT) được tính bằng cách lấy EBIT trừ đi lãi vay, và sau đó
chúng tôi khấu trừ thuế được tính theo tỷ suất 40%. Kết quả là thu nhập ròng trước
cổ tức ưu đãi cho năm 2007 là 131,8 triệu USD, được trình bày trong hàng 9 của
Bảng 9-2. Cổ phiếu ưu đãi của MicroDrive trả cổ tức là 10%. Dựa trên số lượng cổ
phiếu ưu đãi vào đầu năm, cổ tức ưu đãi là 0,10($ 40) = $ 4 triệu. Vì vậy, thu nhập
ròng sẵn có cho cổ phần thường dự toán của MicroDrive là 127,8 triệu USD , được

trình bày trong hàng 11.
Hàng 12 cho thấy số lượng cổ phiếu của cổ phần thường, và hàng 13 cho thấy cho
thấy cổ tức trên mỗi cổ phiếu gần đây nhất là $ 1,15. MicroDrive không có kế
hoạch phát hành bất kỳ cổ phiếu mới nào, nhưng nó có kế hoạch để tăng cổ tức lên
8%, kết quả là cổ tức dự toán là 1,08 ($ 1,15) = $ 1,242, làm tròn lên $ 1,25 cho
mỗi cổ phiếu. Với 50 triệu cổ phiếu, tổng cổ tức được dự báo là 50($ 1,25) = $
62,5 triệu. Bổ sung vào lợi nhuận giữ lại dự toán bằng thu nhập ròng có sẵn cho cổ
đông thường trừ đi tổng cổ tức: 127,8 $ - 62,5 $ = 65.3 triệu $, như trình bày trong
hàng 15.
Bước 3. Dự báo Bảng cân đối kế toán
Trước khi đi vào các chi tiết của dự báo bảng cân đối kế toán, hãy nhìn vào một
bức tranh lớn. Đầu tiên, một công ty phải có tài sản để hỗ trợ cho doanh số như đã
dự toán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và nếu doanh số bán hàng tăng
thì tài sản cũng phải tăng. Thứ hai, nếu tài sản tăng thì công ty phải có vốn để mua
các tài sản mới. Thứ ba, vốn cần thiết có thể đến từ các nguồn bên trong, chủ yếu
là thu nhập tái đầu tư, hoặc từ bên ngoài, từ việc bán các khoản đầu tư ngắn hạn,
từ các khoản cho vay mới (hoặc thương phiếu phải trả hoặc trái phiếu dài hạn), từ
cổ phiếu mới phát hành hoặc bằng cách tăng nợ hoạt động ngắn hạn, chủ yếu là
các khoản phải trả hoặc trích trước. Dưới đây là các bước: (1) Xác định lượng tài
sản mới cần thiết để hỗ trợ cho doanh số dự toán, (2) xác định lượng tiền có sẵn
của các quỹ bên trong và (3) có kế hoạch tăng bất kỳ nguồn tài trợ tăng thêm nào
cần thiết. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng quan trọng chính là chi tiết như thế
nào.
Hãy bắt đầu với các tài sản cần thiết để hỗ trợ cho doanh số bán hàng. Chú ý rằng
chúng bao gồm các tài sản hoạt động ngắn hạn cộng với các tài sản hoạt động dài
hạn. Phương pháp phần trăm doanh số giả định rằng ban đầu mỗi loại tài sản tỷ lệ
thuận với doanh số, vì vậy chúng tôi có thể dự báo tất cả các tài sản trên bảng cân
đối kế toán của MicroDrive trừ các khoản đầu tư ngắn hạn, là một tài sản phi hoạt
động. Nhiều công ty sử dụng các khoản đầu tư ngắn hạn như là một kho lưu trữ
tạm thời cho bất kỳ khoản tiền mặt tăng thêm nào, hoặc là một “quỹ đen” để sử

dụng đúng khi dòng ngân quỹ hoạt động thấp hơn so với dự kiến. Chúng tôi sẽ chỉ
cách làm thế nào để dự báo mức đầu tư ngắn hạn trong thời gian ngắn, nhưng bây
giờ chúng tôi giả định MicroDrive có kế hoạch duy trì mức đầu tư ngắn hạn như
hiện tại.
Bên nợ của bảng cân đối kế toán có một chút phức tạp hơn bởi vì nó liên quan đến
cả các tác động từ hoạt động bị thúc đẩy bởi dự báo doanh số và chi phí, và các tác
động tài chính là kết quả của các quyết định chính sách tài chính của ban quản trị.
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh số dựa trên giả định rằng các khoản nợ phải
trả và các khoản trích trước đều tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng, do đó, dự báo
doanh số bán hàng được đưa ra, chúng ta có thể dự báo nợ hoạt động ngắn hạn.
Dự báo các khoản mục nợ và vốn chủ sở hữu khác là phức tạp hơn, bởi vì chúng
bị ảnh hưởng bởi các chính sách tài chính của công ty, mà có thể rất khác nhau.
Chúng tôi giải thích một trong các trường hợp khá điển hình về bộ chính sách tài
chính dưới đây, và chúng tôi thông qua các tính toán chi tiết trong mô hình bảng
tính của chương, IFM9 Ch09 Tool Kit.xls. Tuy nhiên, có rất nhiều chính sách khác
có thể có. Trang Web Extension về chương này mô tả một quy trình có thể được
sử dụng để phát triển một mô hình phù hợp với bất kỳ bộ chính sách tài chính.
Đầu tiên, lưu ý rằng hầu hết các công ty lớn hiếm khi phát hành cổ phiếu thường
mới, vì vậy dự báo cho cổ phiếu thường là cổ phiếu thường của năm trước.
Thứ hai, hầu hết các công ty tăng cổ tức của họ ở một tỷ lệ khá ổn định, cho phép
chúng tôi dự báo về sự chi trả cổ tức, xem Chương 17 về một cuộc thảo luận về
chính sách cổ tức. Thu nhập ròng dự toán trừ cổ tức dự toán bằng tăng thêm lợi
nhuận giữ lại, cho phép chúng tôi xác định tổng vốn cổ phần thường dự toán.
Thứ ba, hầu hết các công ty không sử dụng cổ phiếu ưu đãi, và phát hành nó
không thường xuyên. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cổ phiếu ưu đãi dự toán bằng cổ
phiếu ưu đãi của năm ngoái.
Thứ tư, phát hành thêm trái phiếu dài hạn là một sự kiện lớn đối với hầu hết các
công ty, và nó thường đòi hỏi phải có sự chấp thuận của ban giám đốc. Chương 15
thảo luận chi tiết về vay nợ dài hạn, nhưng bây giờ chúng tôi chỉ đơn giản giả sử
rằng MicroDrive sẽ không phát hành bất kỳ khoản nợ dài hạn mới nào, ít nhất là

theo dự báo ban đầu.
Thứ năm, nhiều công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng, được trình bày
trên bảng cân đối kế toán như thương phiếu phải trả, như là một “ống giảm sóc”
tài chính. Khi tài trợ thêm là cần thiết, họ giảm bớt dòng tín dụng, do đó thương
phiếu phải trả tăng, cho đến khi nợ ngắn hạn của họ tăng đến mức cao không thể
chấp nhận được, khi đó họ thỏa thuận tài trợ dài hạn. Khi họ có được tài trợ dài
hạn, họ phải trả hết một số các khoản nợ ngắn hạn để đưa nó xuống đến mức chấp
nhận được. Chúng tôi sẽ giải thích làm thế nào để dự báo mức cuối cùng của
thương phiếu phải trả trong thời gian ngắn, nhưng ban đầu chúng tôi cho rằng
MicroDrive chỉ đơn giản duy trì mức thương phiếu phải trả hiện tại của nó.
Tại thời điểm này, tất cả các khoản mục bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán
đã được xác định. Nếu chúng tôi cực kỳ may mắn, các nguồn tài trợ sẽ chính xác
bằng tài sản cần thiết. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ có đủ tài trợ để mua các
tài sản cần thiết để hỗ trợ cho mức doanh số dự toán. Nhưng trong tất cả các năm
dự báo, chúng tôi đã không thấy điều này xảy ra, và có thể bạn sẽ không có bất kỳ
sự may mắn nào. Vì vậy, chúng tôi định nghĩa khái niệm vốn bổ sung cần thiết
(AFN) bằng lượng tài sản cần thiết trừ đi các nguồn tài trợ danh nghĩa. Nếu tài trợ
bổ sung cần thiết là dương, thì chúng tôi cần phải huy động vốn bổ sung, và chúng
tôi đưa số tiền này vào bảng cân đối kế toán như vào khoản thương phiếu phải trả
tăng thêm. Ví dụ, giả sử lượng tài sản cần thiết là 2.500 triệu USD, và tổng các
nguồn tài trợ danh nghĩa là 2.400 triệu USD. Tài trợ bổ sung cần thiết là $ 2,500 -
$ 2,400 $ = 100 triệu USD. Chúng tôi giả định rằng công ty sẽ tăng 100 triệu đô la
này như khoản thương phiếu phải trả, do đó tăng khoản thương phiếu phải trả cũ là
$ 100 triệu USD.
Nếu AFN âm, điều này có nghĩa rằng chúng tôi đang dự toán sở hữu lượng vốn
nhiều hơn chúng tôi cần. Ban đầu, chúng tôi giả định rằng bất kỳ khoản tiền tăng
thêm nào sẽ được sử dụng để mua các khoản đầu tư ngắn hạn bổ sung, vì vậy
chúng tôi sẽ đưa số lượng (giá trị tuyệt đối của các AFN) vào các khoản đầu tư
ngắn hạn ở phía bên tài sản của bảng cân đối kế toán. Ví dụ, giả sử lượng tài sản
cần thiết chỉ có $ 2.200 triệu USD và tổng các nguồn tài trợ danh nghĩa là 2.400

triệu USD. Nguồn tài trợ bổ sung cần thiết là |$ 2,200 -$ 2,400| = 200 triệu USD.
Vì vậy, công ty sẽ có thêm 200 triệu USD mà nó có thể sử dụng để mua các khoản
đầu tư ngắn hạn. Chú ý rằng tổng tài sản bây giờ sẽ bằng $ 2200 + $ 200 = $ 2400
triệu USD, mà là chính xác bằng tổng các nguồn tài trợ.
Trước khi chúng tôi áp dụng mô hình này cho MicroDrive, có một vài điểm đáng
chú ý. Đầu tiên, các chính sách tài chính là không hiện rõ. Ví dụ, nếu dự báo cho
một nhu cầu tài trợ lớn, công ty có thể quyết định phát hành thêm nợ dài hạn hoặc
vốn chủ sở hữu hơn là tài trợ toàn bộ cho sự thiếu hụt bằng thương phiếu phải trả.
Tương tự như vậy, một công ty với khoản tài trợ bổ sung cần thiết là âm thì có thể
quyết định sử dụng các quỹ để trả cổ tức đặc biệt, để trả hết nợ của nó hoặc thậm
chí để mua lại một số cổ phiếu của mình. Khi chúng tôi thảo luận, các nhà quản lý
thường vượt mức dự báo ban đầu và sau đó quay trở lại và thực hiện các thay đổi
theo kế hoạch. Kế hoạch tài chính thực sự là một quy trình lặp đi lặp lại, các nhà
quản lý xây dựng kế hoạch, phân tích các kết quả, sửa đổi kế hoạch điều hành
hoặc các chính sách tài chính của họ, quan sát các kết quả mới, và lặp lại quy trình
cho đến khi họ cảm thấy hài lòng với việc dự báo.
Thứ hai, cách tiếp cận mà chúng tôi nêu ra định rõ lượng tiền tăng thêm của
thương phiếu phải trả hoặc các khoản đầu tư ngắn hạn, nhưng không phải là cả 2
khoản. Nếu AFN là dương, chúng tôi giả định rằng công ty sẽ bổ sung vào khoản
thương phiếu phải trả nhưng giữ nguyên mức khoản đầu tư ngắn hạn ở mức hiện
tại của họ. Nếu AFN là âm, nó sẽ bổ sung vào các khoản đầu tư ngắn hạn, nhưng
không phải là khoản thương phiếu phải trả. Bây giờ chúng ta hãy áp dụng những
khái niệm này cho MicroDrive
Dự báo các tài sản hoạt động
Như đã đề cập trước đó, các tài sản của MicroDrive phải tăng nếu doanh số tăng
lên. Tỷ lệ tiền mặt trên doanh số gần đây nhất của công ty là khoảng 0,33% ($ 10/
$ 3.000 = 0,003333), và ban quản lý tin rằng tỷ lệ này vẫn không đổi. Do đó, số dư
tiền mặt dự toán được trình bày trong hàng 1 của Bảng 9-3, là 0,00333($ 3.300) =
11 triệu USD.
Tỷ lệ khoản phải thu trên doanh số là $ 375/$ 3.000 = 0,125 hay là 12,5%. Bây

giờ, chúng tôi giả định rằng chính sách tín dụng và các mô hình thanh toán của
khách hàng sẽ không đổi nên dự báo cho khoản phải thu là 0,125($ 3.300) = 412,5
triệu USD, như trình bày trong hàng 3.
Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số gần đây nhất là 615$/3000 = $ 0,205 hay 20,5%.
Giả sử không có thay đổi nào trong chính sách tồn kho của MicroDrive, hàng tồn
kho dự toán là 0,205($ 3.300) = $ 676,5 triệu USD, như trình bày trong hàng 4.
Bảng cân đối kế toán thực tế và dự đoán của MicroDrive( triệu đô la)
Thực tế 2006 Cơ sở dự báo Dự báo cho 2007
Tài sản
1. Tiền mặt 10,0$ 0,33% x Doanh số
2007
11,0$
2. Đầu tư ngắn
hạn
0,0 Trước đó cộng
“plug” nếu cần thiết
0,0
3. Khoản phải thu 375,0 12,50% x Doanh số
2007
412,5
4. Hàng tồn kho 615,0 20,50% x Doanh số
2007
676.5
5. Tổng tài sản
ngắn hạn
1.000,0$ 1.100,0$
6. Giá trị máy
móc và thiết bị
ròng
1000.0 33,33% x Doanh số

2007
1.100,0
7. Tổng tài sản 2.000,0$ 2.200,0$
Nợ và vốn chủ sở hữu
8. Khoản phải trả 60,0$ 2,00% x Doanh số
2007
66,0$
9. Chi phí trích
trước
140,0 4,67% x Doanh số
2007
154,0
10. Thương phiếu
phải trả
110,0 Trước đó cộng
“plug” nếu cần thiết
224,7
11. Tổng nợ ngắn
hạn
310,0$ 444,7$
12. Trái phiếu dài
hạn
754.0 Như nhau: không
phát hành mới
754.0
13. Tổng nợ 1.064,0$ 1.198,7$
14. Cổ phiếu ưu
đãi
40,0 Như nhau: không
phát hành mới

40,0
15. Cổ phiếu
thường
130,0 Như nhau: không
phát hành mới
130,0
16. Lợi nhuận giữ
lại
766,0 RE 2006 + Bổ sung
vào RE 2007
831,3
17. Tổng vốn cổ
phần thường
896,0$ 961,3$
18. Tổng nợ và
vốn chủ sở hữu
2.000,0$ 2.200,0$
19. Tài sản cần
thiết
a
2.200,0$
20. Các nguồn tài
trợ danh nghĩa
b
2.085,3
21. Vốn bổ sung
cần thiết
114,7$
22. Thương phiếu
phải trả bổ

sung cần thiết
114,7$
23. Đầu tư ngắn
hạn bổ sung
0,0
(a) Tài sản cần thiết bao gồm tất cả các tài sản hoạt động dự toán cộng với các
khoản đầu tư ngắn hạn từ năm trước.
(b) Các nguồn tài trợ danh nghĩa bao gồm nợ hoạt động ngắn hạn dự toán, trái
phiếu dài hạn dự toán, cổ phiếu ưu đãi dự toán, vốn cổ phần thường dự toán, và
lượng thương phiếu phải trả từ năm trước.
Tỷ lệ giá trị máy móc và thiết bị ròng trên doanh số là $ 1.000/$ 3.000 = 0,3333
hay 33,33%. Giá trị máy móc và thiết bị ròng của MicroDrive đã tăng khá ổn định
trong quá khứ, và các nhà quản lý của nó mong đợi sự tăng trưởng ổn định trong
tương lai. Vì vậy, họ dự báo rằng họ sẽ cần giá trị máy móc, thiết bị ròng là
0,3333($ 3.300) = $ 1.100 triệu.
Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một giả định tạm thời là các khoản đầu tư ngắn hạn sẽ
được duy trì ở mức hiện tại. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau khi chúng tôi dự
báo phần còn lại của bảng cân đối kế toán.
Dự báo nợ hoạt động ngắn hạn
Như đã nêu trên, nợ hoạt động ngắn được gọi là vốn được tạo ra một cách tự nhiên
vì chúng tự động tăng như sự tăng doanh thu. Tỷ lệ khoản phải trả trên doanh số
gần đây nhất của MicroDrive là $ 60/$ 3,000 = 0,02 là hay 2%. Giả sử rằng các
chính sách khoản phải trả sẽ không thay đổi, mức khoản phải trả dự toán là 0,02($
3.300) = 66 triệu USD, như trình bày trong dòng 8. Tỷ lệ chi phí trích trước trên
doanh số gần đây nhất là $ 140/$ 3.000 = 0,0467 hay là 4,67%. Không có lý do
nào để mong đợi sự thay đổi nào cho trong tỷ lệ này, nên mức chi phí trích trước
dự toán là 0,0467($ 3.300) $ = 154 triệu.
Dự báo các khoản mục được xác định bởi các quyết định chính sách tài chính
Trong kế hoạch tài chính ban đầu của mình, MicroDrive giữ mức nợ dài hạn vào
năm 2006, được trình bày trong hàng 12. Chính sách của công ty là không phát

hành thêm bất kỳ cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu thường nào trừ những tình huống
đặc biệt. Vì vậy, dự báo của công ty về cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, trình
bày ở dòng 14 và 15, đều là mức của năm 2006.
MicroDrive có kế hoạch tăng cổ tức trên mỗi cổ phiếu lên khoảng 8% mỗi năm.
Như trình này ở hàng 15 trong Bảng 9-2, chính sách này, khi kết hợp với mức thu
nhập ròng dự toán thì kết quả là bổ sung thêm 65,3 triệu USD vào lợi nhuận giữ
lại. Trên bảng cân đối kế toán, mức lợi nhuận giữ lại dự toán bằng lợi nhuận giữ
lại của năm 2006 cộng với mức bổ sung vào lợi nhuận giữ lại dự toán hay $ 766,0
+ $ 65,3 = $ 831.3 triệu USD. Một lần nữa, lưu ý rằng chúng tôi đưa ra giả định
tạm thời rằng khoản thương phiếu phải trả duy trì ở mức 2006.
Bước 4. Tăng vốn bổ sung cần thiết
Dựa trên bảng cân đối kế toán dự toán, MicroDrive sẽ cần 2.200 triệu USD tài sản
hoạt động để hỗ trợ cho doanh số dự toán là $ 3.300 triệu USD của mình. Chúng
tôi xác định lượng tài sản cần thiết là tổng tài sản hoạt động dự toán cộng với
lượng đầu tư ngắn hạn trước đó. Vì MicroDrive không có các khoản đầu tư ngắn
hạn trong năm 2006, tài sản cần thiết của nó chỉ là 2.200 triệu USD, như trình bày
trong hàng 19 của Bảng 9-3.
Chúng tôi xác định các nguồn tài trợ danh nghĩa là tổng mức dự toán của nợ hoạt
động ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phiếu ưu đãi, và vốn cổ phần thường cộng với
khoản thương phiếu phải trả từ năm trước:
Dựa trên các tài sản cần thiết và các
nguồn tài trợ danh nghĩa, AFN của
MicroDrive là 2.200$ - 2.085,3$ =
114,7 triệu $, được trình bày ở các
dòng 19, 20, và 21 của Bảng 9-3.
Bởi vì AFN dương, MicroDrive cần
114,7 triệu USD tài trợ bổ sung, và
chính sách tài chính ban đầu của nó
là có được các quỹ này như thương
phiếu phải trả. Vì vậy, chúng ta thêm 114,7 triệu USD vào khoản thương phiếu

phải trả (dòng 10 của Bảng 9-3), đưa tổng số dự toán lên 110 $ + 114,7 $ =
Khoản phải trả 66,0$
Trích trước 154,0
Thương phiếu phải trả
(năm trước)
110,0
Trái phiếu dài hạn 754,0
Cổ phiếu ưu đãi 40,0
Cổ phiếu thường 130,0
Lợi nhuận giữ lại 831,3
Tổng 2.085,3$
224.700.000$. Bởi vì chúng tôi đã thêm thương phiếu phải trả, chúng tôi không
thêm bất kỳ khoản đầu tư ngắn hạn nào, và do đó, điều này hoàn tất việc dự báo
ban đầu. Bây giờ là thời gian để phân tích kế hoạch và xem xét những thay đổi
tiềm năng.
Phân tích dự báo
Dự báo năm 2007 như đã trình bày ở trên chỉ là phần đầu tiên của toàn bộ quy
trình dự báo của MicroDrive. Tiếp theo chúng ta phải xem xét các báo cáo dự kiến
và xác định xem dự báo có đáp ứng các mục tiêu tài chính như đã thiết lập trước
trong kế hoạch tài chính 5 năm hay không. Nếu các báo cáo không đáp ứng các
mục tiêu, các yếu tố của dự báo phải được thay đổi.
Bảng 9-4 cho thấy các thông số thực tế của MicroDrive gần đây nhất, các thông số
dự kiến của nó, và các thông số trung bình ngành mới nhất. (Bảng này cũng cho
thấy một “dự báo được sử đổi” trong cột thứ ba, điều nay chúng ta sẽ thảo luận
sau. Bây giờ, bỏ qua các dữ liệu sửa đổi). Tình trạng tài chính của công ty kết thúc
năm 2006 là yếu, với nhiều thông số chỉ dưới mức trung bình ngành. Ví dụ, tỷ lệ
thanh toán hiện hành của MicroDrive, dựa trên cột 1 của Bảng 9-4, chỉ là 3,2 so
với 4,2 của một đối thủ trung bình.
Phần “đầu vào” được trình bày trên 3 dòng đầu tiên của bảng cung cấp dữ liệu về
3 yếu tố điều khiển chính của mô hình: (1) chi phí (không bao gồm khấu hao) là

một tỷ lệ phần trăm của doanh số, (2) các khoản phải thu là một tỷ lệ phần trăm
của doanh số, và (3) hàng tồn kho là một tỷ lệ phần trăm của doanh số. Dự báo sơ
bộ trong Cột 2 giả định các biến này không đổi. Trong khi tỷ lệ chi phí trên doanh
số của MicroDrive chỉ hơi thấp hơn mức trung bình ngành, các tỷ lệ khoản phải
thu trên doanh số và hàng tồn kho trên doanh số cao hơn đáng kể so với các đối
thủ cạnh tranh của nó. Đầu tư vào hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty là
quá cao, dẫn đến thu nhập trên tài sản, vốn chủ sở hữu, và vốn đầu tư được trình
bày ở phần dưới của bảng là quá thấp. Vì vậy, MicroDrive nên thực hiện các thay
đổi về hoạt động được thiết kế để giảm tài sản ngắn hạn của nó.
Phần “các thông số” của Bảng 9-4 cung cấp thêm nhiều chi tiết về những điểm yếu
của công ty. Các thông số quản lý tài sản của MicroDrive là thấp hơn nhiều so với
mức trung bình ngành. Ví dụ, tỷ lệ vòng quay tổng tài sản là 1,5 so với trung bình
ngành là 1,8. Các tỷ số quản lý tài sản của công ty thấp kéo thu nhập trên vốn đầu
tư xuống (9,5% của MicroDrive so với 11,4% mức trung bình ngành). Hơn nữa,
MicroDrive phải vay nhiều hơn số nợ trung bình để hỗ trợ cho các tài sản dư thừa
của nó, và chi phí lãi vay tăng thêm làm giảm lợi nhuận biên của nó xuống 3,9%
so với 5,0 phần trăm của ngành. Nhiều khoản nợ là nợ ngắn hạn, và kết quả là tỷ lệ
thanh toán hiện hành là 2,5 so với 4,2 mức trung bình của ngành. Những vấn đề
này sẽ còn tồn tại trừ khi ban quản lý hành động để cải thiện nhiều thứ.
Sau khi xem xét dự báo sơ bộ của công ty, ban quản lý quyết định thực hiện ba
bước để cải thiện tình hình tài chính: (1) Công ty quyết định sa thải một số nhân
viên và chấm dứt một số hoạt động nhất định. Nó dự báo rằng những bước này sẽ
làm cho chi phí hoạt động (không bao gồm khấu hao) thấp hơn từ mức hiện tại là
87,2 xuống 86 % doanh số như trình bày trong cột 3 của Bảng 9-4. (2) Bằng cách
sàng lọc khách hàng tín dụng chặt chẽ hơn và tích cực hơn trong việc thu nợ các
khoản nợ quá hạn, công ty tin rằng nó có thể làm giảm tỷ lệ khoản phải thu trên
doanh số từ 12,5 xuống 11,8%.
Bảng 9 – 4: Các đầu vào mô hình, AFN, và Các chỉ số tài chính chính (đơn vị:
triệu USD)
Thực tế

2006
(1)
Dự báo
sơ bộ
2007
(2)
Dự báo sửa
đổi cho
2007
(3)
Trung
bình
ngành
2006
(4)
Các đầu vào mô hình
- Chi phí (không bao gồm
khấu hao) theo tỷ lệ phần trăm
doanh số
- Các khoản phải thu theo tỷ
lệ phần trăm doanh số bán
hàng
- Hàng tồn kho là tỷ lệ phần
trăm doanh số
Các đầu ra mô hình
- NOPAT (Lợi nhuận thuần
sau thuế từ hoạt động kinh
doanh) (a)
- Vốn luân chuyển hoạt động
ròng (b)

- Tổng vốn hoạt động (c)
- Dòng ngân quỹ tự do (FCF)
(d)
- AFN
Các thông số
- Tỷ lệ thanh toán hiện thời
- Vòng quay hàng tồn kho
- Kỳ thu tiền
- Vòng quay tổng tài sản
- Tỷ lệ nợ
- Lợi nhuận biên
- Thu nhập trên tài sản
- Thu nhập trên vốn chủ sở
hữu
- Thu nhập trên vốn đầu tư
(NOPAT/Tổng vốn hoạt
động)
87,2%
12,5%
20,5%
170,3$
800.0$
1.800,0$
(174,7$)
3,2x
4,9x
45,6x
1,5x
53,2%
3,8%

5,7%
12,7%
9,5%
87,2%
12,5%
20,5%
187,4$
880,0$
1.980,0$
7,4$
114,7$
2,5x
4,9x
45,6x
1,5x
54,5%
3,9%
5,8%
13,3%
9,5%
86,0%
11,8%
16,7%
211,2$
731,5$
1.831,5$
179,7$
(57,5$)
3,1x
6,0x

43,1x
1,6x
51,4%
4,6%
7,2%
15,4%
11,5%
87,1%
10,0
11,1
4,2x
9,0x
36,0x
1,8x
40,0%
5,0%
9,0%
15,0%
11,4%
a. NOPAT = EBIT(1 - T) từ Bảng 9-2.
b. Vốn luân chuyển hoạt động ròng = Tiền mặt + Khoản phải thu + Hàng tồn kho
– Khoản phải trả = Chi phí trích trước từ Bảng 9-3.
c. Tổng vốn hoạt động = Vốn luân chuyển hoạt động ròng + Giá trị máy móc và
thiết bị ròng từ Bảng 9-3.
d. Dòng ngân quỹ tự do = NOPAT - Đầu tư vào tổng vốn hoạt động.
(3) Cuối cùng, ban quản lý nghĩ rằng họ có thể giảm tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh
số từ 20,5 xuống 16,7% thông qua việc sử dụng sự kiểm soát tồn kho chặt chẽ
hơn.
Những thay đổi về hoạt động dự kiến sau đó được sử dụng để tạo ra một bộ các
báo cáo dự toán được sửa đổi cho năm 2007. Chúng tôi không đưa ra các báo cáo

tài chính mới, nhưng các thông số sửa đổi được trình bày trong cột thứ ba của
Bảng 9-4. Bạn có thể xem chi tiết trong mô hình bảng tính của chương, IFM9
Ch09 Tool Kit.xls. Dưới đây là những điểm nổi bật của dự báo sửa đổi:
1. Việc giảm chi phí hoạt động cải thiện NOPAT năm 2007, hoặc lợi nhuận ròng
sau thuế xuống 23,8 triệu USD. Thậm chí còn ấn tượng hơn, những cải thiện trong
chính sách thu nợ và quản lý hàng tồn kho làm giảm các khoản phải thu và hàng
tồn kho xuống 148,5 triệu USD. Kết quả của sự gia tăng NOPAT và giảm tài sản
hoạt động ngắn hạn là một sự gia tăng rất lớn của dòng ngân quỹ tự do trong năm
2007, từ một tính toán trước đây 7,4 triệu đến 179,7 triệu USD.
2. Lợi nhuận biên được cải thiện lên 4,6%. Tuy nhiên, lợi nhuận biên của công ty
vẫn tụt lại so với mức trung bình của ngành vì tỷ lệ nợ cao hơn dẫn đến các khoản
thanh toán lãi cao hơn mức trung bình.
3. Sự gia tăng lợi nhuận biên dẫn đến sự gia tăng của thu nhập giữ lại dự kiến.
Quan trọng hơn là, bằng cách thắt chặt sự kiểm soát hàng tồn kho và giảm kỳ thu
tiền, MicroDrive dự kiến giảm hàng tồn kho và khoản phải thu. Cùng với đó,
những hành động này dẫn đến AFN âm 57,5 triệu USD, có nghĩa là MicroDrive
thực sự tạo ra 57,5 triệu từ các hoạt động bên trong và kế hoạch tài chính của mình
hơn là các nhu cầu cho các tài sản mới. Theo chính sách tài chính hiện tại của
công ty, MicroDrive có 110 triệu thương phiếu phải trả (số tiền được mang qua từ
năm trước) và 57,5 triệu USD khoản đầu tư ngắn hạn (Lưu ý: các nhà quản lý của
MicroDrive đã xem xét sử dụng 57,5 triệu để trả tiền mặt cho một số khoản nợ
nhưng thay vì đó họ đã quyết định giữ nó như là một tài sản thanh khoản, cung cấp
cho họ sự linh hoạt để nhanh chóng cấp vốn cho bất kỳ dự án mới nào từ bộ phận
R&D của họ. Ảnh hưởng thực là tỷ lệ nợ của MicroDrive giảm đáng kể, mặc dù
nó vẫn trên mức trung bình ngành.
4. Những hành động này cũng sẽ làm tăng tỷ lệ thu nhập trên tài sản từ 5,8 đến
7,2%, và chúng sẽ thúc đẩy thu nhập trên vốn chủ sở hữu từ 13,3 đến 15,4%, thậm
chí còn cao hơn mức trung bình ngành.
Mặc dù các nhà quản lý của MicroDrive tin rằng dự báo sửa đổi là có thể thực
hiện được, họ không chắc chắn về điều này. Theo đó, họ muốn biết các biến/sự

thay đổi trong doanh số sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự báo. Vì vậy, họ cho chạy
một mô hình bảng tính bằng cách sử dụng nhiều tỷ lệ tăng trưởng doanh số khác
nhau, và phân tích các kết quả cho thấy các tỷ lệ sẽ thay đổi như thế nào theo các
trường hợp phát triển khác nhau. Để minh họa, nếu tỷ lệ tăng trưởng doanh số tăng
từ 10 đến 20%, AFN sẽ thay đổi đột ngột, từ dư thừa 57,5 triệu USD đến thiếu hụt
89,8 triệu USD vì nhiều tài sản sẽ được cần đến để tài trợ cho doanh số tăng thêm.
Các mô hình bảng tính cũng được sử dụng để đánh giá chính sách cổ tức. Nếu
MicroDrive quyết định giảm tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của nó, thì quỹ bổ sung sẽ
được tạo ra, và các quỹ này có thể dùng để đầu tư máy móc, trang thiết bị, và hàng
tồn kho, được sử dụng để giảm nợ, hoặc được sử dụng để mua cổ phiếu.
Sau đó, chúng tôi thấy rằng, dự báo là một quy trình lặp đi lặp lại. Đối với các
mục đích lập kế hoạch, nhân viên tài chính phát triển một dự báo sơ bộ dựa trên sự
tiếp nối các chính sách và xu hướng trong quá khứ. Điều này cung cấp một điểm
khởi đầu, hoặc, dự báo đường cơ sở. Tiếp theo, các dự báo được sửa đổi để xem
những ảnh hưởng có thể có của các kế hoạch điều hành thay thế lên thu nhập và
tình hình tài chính của công ty. Điều này dẫn đến một dự báo sửa đổi. Sau đó, các
kế hoạch điều hành thay thế được kiểm tra theo các trường hợp tăng trưởng doanh
số bán hàng khác nhau, và mô hình được sử dụng để đánh giá cả chính sách cổ tức
và các quyết định về cơ cấu vốn.
Cuối cùng, báo cáo dự kiến có thể được sử dụng để ước tính ảnh hưởng của kế
hoạch khác nhau lên giá cổ phiếu của MicroDrive. Điều này được gọi là sự quản
lý dựa trên giá trị, và được bao hàm trong Chương 11.
Câu hỏi tự kiểm tra
AFN là gì, phương pháp phần trăm doanh số được sử dụng để ước tính AFN như
thế nào?
Tại sao khoản phải trả và chi phí trích trước cung cấp quỹ tự phát cho một công ty
đang tăng trưởng?
Công thức AFN
Hầu hết các công ty dự báo các nhu cầu về vốn của họ bằng cách xây dựng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự thảo như theo mô tả

ở trên. Tuy nhiên, nếu các tỷ lệ dự kiến không thay đổi, thì công thức sau đây có
thể được sử dụng để dự báo các nhu cầu tài chính. Ở đây chúng ta áp dụng công
thức này cho Microdrive dựa trên dữ liệu năm 2006, không phải là dữ liệu sửa đổi,
dữ liệu sửa đổi không cho rằng các tỷ lệ là không đổi.
Vốn bổ sung cần thiết = Tăng tài sản cần thiết - Tăng nợ tự phát - Tăng lợi nhuận
giữ lại
AFN = (A*/S
0
)S – (L*S
0
)S – MS
1
(RR)
Các ký hiệu trong Phương trình 9-1 được xác định như sau:
AFN = vốn bổ sung cần thiết
A
*
= các tài sản gắn trực tiếp với doanh số, do đó phải tăng nếu doanh số tăng lên.
Lưu ý rằng A xác định tổng tài sản và A
*
xác định những tài sản phải tăng nếu
doanh số tăng lên. Khi công ty đang hoạt động hết công suất, như là trường hợp ở
đây, A
*
= A. Mặc dù, thường là, A
*
và A không bằng nhau, và một trong hai
phương trình phải được thay đổi hoặc chúng ta phải sử dụng phương pháp báo cáo
tài chính dự báo.
S

0
= doanh số bán hàng trong năm qua.
A
*
/S
0
= phần trăm tài sản cần thiết trên doanh số, nó cũng cho thấy tăng bao nhiêu
đồng đô la cần thiết tăng lên của tài sản trên mỗi 1$ tăng lên của doanh số. A
*
/S
0
=
2.000$/3000 $ = 0,6667 cho MicroDrive. Như vậy, đối với mỗi 1$ doanh số tăng
lên, tài sản phải tăng khoảng 67 cent.
L
*
= nợ phải trả tăng tự phát. L
*
thường thấp hơn nhiều so tổng nợ (L). Nợ phải trả
tự phát bao gồm các khoản phải trả và chi phí trích trước, nhưng không phải nợ
vay ngân hàng và trái phiếu.
L
*
/S
0
= nợ tăng tự phát như là một tỷ lệ phần trăm của doanh số, hoặc tài trợ được
tạo ra tự phát cho mỗi 1$ doanh số tăng lên. Vì vậy, mỗi 1$ doanh số tăng lên tạo
ra khoảng 7 cent tài trợ tự phát.
S
1

= tổng doanh số dự kiến cho năm tới. Lưu ý rằng S
0
xác định doanh số của năm
trước, và S
1
= 3.300 triệu USD cho MicroDrive.
S = thay đổi trong doanh số bán hàng = S
1
– S
0
= 3.300 triệu $ - 3.000 triệu $ =
300 triệu $ cho MicroDrive.
M = lợi nhuận biên hoặc lợi nhuận cho mỗi 1$ doanh số. M = 114$/3.000$ =
0,0380 cho MicroDrive. Vì vậy, MicroDrive kiếm được 3,8 cent trên mỗi đồng đô
la doanh số.
RR = tỷ lệ giữ lại, đó là tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng được giữ lại. Đối với
MicroDrive, RR = 56 $/114$ = 0,491. RR cũng bằng 1 - tỷ lệ trả cổ tức, vì tỷ lệ
giữ lại và tỷ lệ trả cổ tức có tổng là 1,0 = 100%.
Lồng các giá trị cho MicroDrive vào Phương trình 9-1, chúng tôi tìm được vốn bổ
sung cần thiết là 118 triệu $:
AFN = Tăng tài sản cần thiết - Tăng nợ tự phát - Tăng lợi nhuận giữ lại
= 0.667(S) - 0.067(S) - 0.038(S
1
)(0.491)
= 0.667($300 million) - 0.067($300 million) - 0.038($3,300 million)(0.491)
= $200 million - $20 million - $62 million
= $118 million
Để tăng doanh số bán hàng lên 300 triệu, công thức cho thấy rằng MicroDrive
phải tăng tài sản lên 200 triệu USD. 200 triệu giá trị tài sản mới phải được tài trợ
theo một số cách. Trong tổng số, 20 triệu USD sẽ đến từ một sự gia tăng tự phát

của nợ phải trả, trong khi 62 triệu USD khác sẽ được lấy từ lợi nhuận giữ lại. 118
triệu USD còn lại phải được huy động từ các nguồn bên ngoài. Giá trị này là một
số xấp xỉ, nhưng nó chỉ là hơi khác với con số AFN (114.7 triệu USD) chúng tôi
trình bày trong Bảng 9-3.
Phương trình AFN cho thấy rằng các yêu cầu tài trợ từ bên ngoài phụ thuộc vào 5
yếu tố quan trọng:
- Tốc độ tăng trưởng doanh số (S). Các công ty đang phát triển nhanh đòi
hỏi sự gia tăng lớn trong tài sản, và tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn, những thứ
khác không đổi.
- Cường độ vốn (A
*
/S
0
). Lượng tài sản cần thiết trên mỗi đồng đô la doanh số,
A
*
/S
0
trong Phương trình 9-1, được gọi là tỷ lệ cường độ vốn. Tỷ lệ này có một
ảnh hưởng lớn lên các yêu cầu về vốn. Các công ty có các tỷ lệ tài sản trên
doanh số cao yêu cầu nhiều tài sản hơn cho mỗi sự tăng lên cho sẵn của doanh
số, do đó một nhu cầu về tài trợ bên ngoài lớn hơn.
- Tỷ lệ nợ phải trả tự phát trên doanh số (L
*
/S
0
). Các công ty mà tạo ra một
cách tự phát một lượng lớn các khoản nợ từ các khoản phải trả và chi phí trích
trước có một nhu cầu về tài trợ bên ngoài tương đối thấp.
- Lợi nhuận biên (M). Lợi nhuận biên cao hơn, thu nhập ròng có sẵn lớn hơn

để hỗ trợ tăng tài sản, do đó nhu cầu về tài trợ bên ngoài thấp hơn.
Lưu ý rằng Phương trình 9-1 cung cấp một dự báo chính xác chỉ cho các công
ty có tất cả thông số dự kiến không đổi. Nó rất hữu ích để có được “mặt sau cái
phong bì” một cách nhanh chóng ước tính các yêu cầu tài trợ từ bên ngoài cho
các công ty có tỷ lệ không thay đổi, nhưng trong quá trình lập kế hoạch, người
ta phải tính toán lượng vốn bổ sung thực tế cần thiết bằng phương pháp báo cáo
tài chính dự báo.
Câu hỏi tự kiểm tra:
Nếu tất cả các thông số dự kiến không đổi, một công thức có thể được sử dụng
để dự báo AFN. Đưa ra công thức và giải thích nó ngắn gọn.
Các yếu tố sau đây ảnh hưởng như thế nào đến các nhu cầu về vốn từ bên
ngoài: (1) tỷ lệ giữ lại, (2) cường độ vốn, (3) lợi nhuận biên?
DỰ BÁO CÁC NHU CẦU TÀI CHÍNH KHI CÁC THÔNG SỐ TRÊN
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÓ THỂ THAY ĐỔI
Cả công thức AFN và phương pháp báo cáo tài chính dự kiến như chúng tôi sử
dụng ban đầu giả định rằng các tỷ lệ tài sản và nợ phải trả trên doanh số (A
*
/S
0
và L
*
/S
0
) không thay đổi theo thời gian. Điều này, lần lượt, đòi hỏi giả định
rằng mỗi khoản mục tài sản và nợ phải trả “tự phát” tăng ở mức tỷ lệ như nhau
đối với doanh số. Ở dạng đồ thị, điều này bao hàm loại quan hệ được trình bày
trong Hình 9-2, một mối quan hệ mà (1) tuyến tính và (2) đi qua gốc tọa độ.
Trong những điều kiện đó, nếu doanh số của công ty tăng từ 200 triệu đến 400
triệu USD, hoặc 100%, hàng tồn kho cũng sẽ tăng 100%, từ 100 triệu$ lên 200
triệu $.

Giả định về các tỷ lệ không thay đổi và các tỷ lệ tăng trưởng như nhau là thích
hợp tại nhiều thời điểm, nhưng có nhiều thời điểm thì nó không đúng. Ba điều
kiện như vậy sẽ được mô tả trong các phần tiếp theo.
Tính kinh tế theo quy mô
Có tính kinh tế theo quy mô trong việc sử dụng nhiều loại tài sản, và khi tính
kinh tế xuất hiện, các thông số có thể thay đổi theo thời gian khi quy mô của
công ty tăng lên. Ví dụ, các nhà bán lẻ thường cần duy trì nguồn dự trữ cơ sở
cho các mặt hàng tồn kho khác nhau, ngay cả khi doanh số hiện tại là khá thấp.
Khi doanh số mở rộng, sau đó hàng tồn kho có thể tăng trưởng ít nhanh hơn so
với doanh số, do đó tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số (I/S) giảm. Tình trạng này
được mô tả trong Bảng b Hình 9-2. Ở đây chúng ta thấy rằng tỷ lệ hàng tồn
kho/doanh số là 1,5, hoặc 150%, khi doanh số bán hàng là 200 triệu USD,
nhưng tỷ lệ này giảm đến 1,0 khi doanh số lên đến 400 triệu USD.
Mối quan hệ trong Bảng b là tuyến tính, nhưng các mối quan hệ phi tuyến tính
thường tồn tại. Thật vậy, nếu công ty sử dụng một mô hình phổ biến cho việc
thiết lập các mức hàng tồn kho (mô hình EOQ), hàng tồn kho của nó sẽ tăng lên
theo căn bậc hai của doanh số bán hàng. Tình trạng này được thể hiện trong
Bảng c Hình 9-2, nó cho thấy một đường cong có độ dốc giảm tại các mức
doanh thu cao hơn. Trong tình huống này, sự gia tăng rất lớn trong doanh số
bán hàng sẽ đòi hỏi rất ít hàng tồn kho tăng thêm.
Xem trang web Extension của chương này để biết thêm về dự báo khi các biến
số không tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng.
Tài sản sần
Trong nhiều ngành công nghiệp, việc xem xét công nghệ ra điều kiện rằng nếu
một công ty trở nên có sức cạnh tranh, nó phải thêm lượng lớn tài sản cố định,
theo các đơn vị riêng biệt, những tài sản như vậy thường được gọi là tài sản sần.
Ví dụ, trong ngành công nghiệp giấy, có tính kinh tế theo quy mô là mạnh mẽ
trong thiết bị cán giấy cơ bản, do đó, khi một công ty giấy tăng công suất, nó
phải gia tăng lớn tài sản sần. Ở đây chúng tôi giả định rằng nhà máy hiệu quả
kinh tế tối thiểu có chi phí 75 triệu USD, và một nhà máy như vậy có thể sản

xuất đủ đầu ra để đạt mức doanh số là 100 triệu USD. Nếu công ty có sức cạnh
tranh, chỉ đơn giản phải có ít nhất là 75 triệu tài sản cố định.
Do đó, tài sản sần có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tài sản cố định/doanh số (FA/S)
tại các mức doanh số và các nhu cầu về tài chính khác nhau. Tại điểm A trong
Bảng d, đại diện cho mức doanh số là $ 50 triệu USD, tài sản cố định là 75 triệu
USD, do đó tỷ lệ FA/S = $ 75/$ 50 = 1,5. Doanh số bán hàng có thể tăng từ 50
triệu đến 100 triệu, không có sự bổ sung vào tài sản cố định. Tại điểm đó, đại
diện bởi điểm B, tỷ lệ FA/S = 75$/100$ = 0,75. Tuy nhiên, vì công ty đang hoạt
động hết công suất (doanh thu $ 100 triệu USD), thậm chí một sự gia tăng nhỏ
của doanh số sẽ đòi hỏi công suất nhà máy tăng gấp đôi, do đó, doanh số dự
kiến tăng một lượng nhỏ sẽ mang lại một nhu cầu về tài chính rất lớn.
1
Điều chỉnh năng lực dư thừa
Xem xét lại các ví dụ của MicroDrive được đưa ra trong Bảng 9-2 và 9-3,
nhưng bây giờ giả định rằng công suất dư thừa tồn tại trong tài sản cố định. Cụ
thể là, giả định rằng tài sản cố định trong năm 2006 đã được sử dụng chỉ với
96% công suất. Nếu tài sản cố định đã được sử dụng hết công suất, doanh thu
năm 2006 đã có thể đạt mức cao nhất là $ 3.125 triệu USD so với 3.000 triệu
USD doanh số thực tế:
Doanh số khi công suất tối đa = Doanh số thực tế/Tỷ lệ phần trăm công
suất mà tài sản cố định vận hành (9-2)
= 3.000 triệu $/0,96 = 3.125 triệu $
Điều này cho thấy rằng tỷ lệ tài (sản cố định/doanh số) mục tiêu của
MicroDrive là 32% chứ không phải là 33,3%:
Tỷ lệ (Tài sản cố định/Doanh số) mục tiêu = Tài sản cố định thực tế/Doanh
số khi công suất tối đa (9-3)
= 1.000$/3.125$ = 0,32 = 32%
Vì vậy, nếu doanh số tăng lên 3.300 triệu USD, thì tài sản cố định sẽ tăng lên
1.056 triệu USD:
Mức tài sản cố định cần thiết = Tỷ lệ (Tài sản cố định/Doanh số) mục tiêu x

Doanh số dự kiến (9-4)
= 0,32(3.300$) = 1.056 triệu $
Trước đây, chúng tôi dự báo rằng MicroDrive cần phải tăng tài sản cố định ở
mức tỷ lệ tương đương như doanh số, hoặc bằng 10%. Điều đó có nghĩa là tăng
từ 1.000 triệu $ đến 1.100 triệu, hoặc 100 triệu $. Bây giờ chúng ta thấy rằng sự
gia tăng cần thiết thực tế chỉ là từ 1.000 triệu USD đến 1.056 triệu, hoặc 56
triệu. Như vậy, dự báo năng lực điều chỉnh là 100 triệu - 56 triệu = 44 triệu ít
hơn so với dự báo trước đó. Với một mức yêu cầu tài sản cố định nhỏ hơn, AFN
dự kiến sẽ giảm từ khoảng 118 triệu xuống 118 triệu - 44 triệu = 74 triệu.
1
Một số điểm khác cần lưu ý về Bảng d của Hình 9-2. Đầu tiên, nếu công ty đang hoạt động ở mức doanh
thu là dưới 100 triệu đồng, bất kỳ sự mở rộng nào làm doanh số gia tăng trên 100 triệu USD sẽ đòi hỏi tài
sản cố định của công ty tăng gấp đôi. Một sự gia tăng tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn sẽ làm liên lụy nếu công ty
đủ lớn để vận hành một số nhà máy. Thứ hai, các công ty thường hoạt động theo nhiều ca và thực hiện
nhiều hành động khác để giảm thiểu nhu cầu về công suất tài sản cố định mới khi họ tiếp cận điểm B. Tuy
nhiên, những nỗ lực này chỉ có thể đi xa đến như vậy, và cuối cùng là mở rộng tài sản cố định sẽ là cần
thiết. Thứ ba, các công ty thường thực hiện nhiều sự sắp đặt để chia sẻ năng lực dư thừa với các công ty
khác trong ngành công nghiệp của họ. Ví dụ, trường hợp của ngành công nghiệp điện là rất giống theo như
mô tả trong bảng d. Tuy nhiên, các công ty điện lực thường xây dựng các nhà máy đồng sở hữu, hoặc công
ty khác mà họ “lấy lượt” xây dựng các nhà máy, và sau đó họ mua điện năng hoặc bán điện năng cho các
dịch vụ khác để tránh xây dựng các nhà máy mới mà chúng sẽ được sử dụng đúng mức.
Cũng lưu ý rằng khi năng lực dư thừa tồn tại, doanh số có thể tăng trưởng đến
năng lực doanh số như được xác định ở trên mà không có sự gia tăng tài sản cố
định, nhưng doanh số vượt quá mức đó sẽ yêu cầu sự bổ sung tài sản cố định
theo như tính toán trong ví dụ của chúng tôi. Tình hình tương tự có thể xảy ra
liên quan đến hàng tồn kho, và những bổ sung cần thiết sẽ được xác định theo
cùng một cách như với tài sản cố định. Về lý thuyết, tình huống tương tự có thể
xảy ra với các loại tài sản khác, nhưng như là một vấn đề thực tế năng lực dư
thừa chỉ tồn tại đối với tài sản cố định và hàng tồn kho.
Câu hỏi tự kiểm tra

Giải thích tính kinh tế theo quy mô và tài sản sần ảnh hưởng như thế nào đến dự
báo tài chính.
Nếu năng lực dư thừa tồn tại, nó sẽ ảnh hưởng đến AFN như thế nào?
TÓM TẮT
Các khái niệm chính được liệt kê dưới đây:
Dự báo tài chính thường bắt đầu với dự báo doanh số bán hàng của công ty,
theo cả đơn vị và đô la.
• Hoặc là phương pháp báo cáo tài chính dự kiến, hoặc dự thảo hoặc phương
pháp công thức AFN có thể được sử dụng để dự báo các yêu cầu tài chính.
Phương pháp báo cáo tài chính thì đáng tin cậy hơn, và nó cũng cung cấp các
thông số có thể được sử dụng để đánh giá các kế hoạch kinh doanh thay thế.
• Một công ty có thể xác định khoản vốn bổ sung cần thiết (AFN) bằng việc ước
tính lượng tài sản mới cần thiết để hỗ trợ cho mức doanh số dự toán và sau đó
trừ đi quỹ tự phát được tạo ra từ các hoạt động từ số tiền đó. Sau đó công ty này
có thể lập kế hoạch làm thế nào để tăng AFN một cách hiệu quả nhất.
• Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của một công ty càng cao, nhu cầu của công ty về
tài trợ bổ sung càng lớn. Tương tự như vậy, tỷ lệ giữ lại của công ty càng nhỏ,
thì nhu cầu về tài trợ bổ sung càng lớn.
• Các điều chỉnh phải được thực hiện nếu tính kinh tế theo quy mô tồn tại trong
việc sử dụng tài sản, nếu năng lực dư thừa tồn tại, hoặc nếu tài sản được thêm
vào trong sự gia tăng tài sản sần.
• Hồi quy tuyến tính và các điều chỉnh năng lực dư thừa có thể được sử dụng để
dự báo những yêu cầu về tài sản trong trường hợp tài sản không dự kiến sẽ tăng
trưởng với cùng tỷ lệ như doanh số.
Các câu hỏi
9-1 Định nghĩa các khái niệm sau đây:
a. Kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, dự báo doanh số bán hàng.
b. Báo cáo tài chính dự thảo, phương pháp phần trăm doanh số.
c. Quỹ được tạo ra một cách tự phát.
d. Vốn bổ sung cần thiết (AFN); công thức AFN, tỷ lệ cường độ vốn.

e. Tài sản sần
9-2 Một số khoản mục nợ phải trả và giá trị ròng thường tăng lên một cách tự
nhiên với sự tăng lên của doanh số. Đặt một dấu (✓) cho những khoản mục
thường tăng lên một cách tự nhiên:

×