Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo " Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của tổ chức thương mại thế giới và Hoa Kì " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.49 KB, 4 trang )



Nghiên cứu trao đổi
26

Tạp chí luật học số 1/2003





1. Văn bản pháp luật đầu tiên của Hoa Kì
về chống bán phá giá là Luật chống bán phá
giá năm 1916 (The Antidumping Act of 1916
ADA 1916). ADA 1916 đặt ra việc buộc
các bên bán phá giá hàng hoá nớc ngoài tại
Hoa Kì phải bồi thờng tổn thất do họ gây ra
trên cơ sở bản án của Toà án tối cao liên
bang. Tuy vậy, các yêu cầu mà bên nguyên
đơn phải đáp ứng theo ADA 1916, đặc biệt là
yêu cầu phải chứng minh động cơ bán phá giá
của đối phơng, quả thực là quá khó thực
hiện. Điều đó đ khiến Nghị viện cân nhắc để
làm ra đạo luật mới thích hợp hơn. Năm 1921
Đạo luật mới chống bán phá giá đ đợc Nghị
viện thông qua (ADA 1921). Cho đến năm
1979, ADA 1921 là cơ sở pháp lí quan trọng
để Bộ ngân khố (The Department of the
Treasury) tiến hành điều tra về thực tiễn bán
phá giá đợc dẫn chiếu và về việc áp đặt thuế
chống bán phá giá đối với việc bán phá giá ở


Hoa Kì.
(1)

2. Trong quá trình đàm phán để thành lập
Tổ chức thơng mại quốc tế (ITO) sau Đại
chiến thế giới lần thứ II, Hoa Kì đ trình cho
các nớc đàm phán bản Dự thảo các điều
khoản về chống bán phá giá dựa trên cơ sở
ADA 1921. Dự thảo này về sau trở thành
Điều VI của GATT 1947 - điều khoản khá
phức tạp của Hiệp định chung về thơng mại
và thuế quan, đợc nhiều nớc trên thế giới
coi đó nh là luật mẫu về chống bán phá giá
để xây dựng pháp luật của nớc họ về chống
bán phá giá trong thơng mại quốc tế.
(2)

Trong quá trình đàm phán ở Vòng
Kennedy (1964 - 1967), Bộ luật về chống bán
phá giá của GATT (The GATT Antydumping
Code of 1967 (GATT/ADC 1967) đ đợc
thông qua vào năm 1967. GATT/ADC 1967 đ
tiếp thu có chọn lọc các quan điểm ở Điều VI
của GATT 1947 và bổ sung vào đó những quy
định về tố tụng nhằm điều tra việc bán phá giá
hàng hoá. GATT/ADC 1967 đặt ra yêu cầu
các nớc kí GATT 1947 điều chỉnh pháp luật
và thực tiễn nớc mình cho phù hợp với nội
dung và yêu cầu của Điều VI GATT 1947.
GATT/ADC 1967 có hiệu lực thi hành kể từ

ngày 1/7/1968.
Trong quá trình đàm phán ở Vòng Tokyo
(1973-1979), Điều VI của GATT 1947 đ
đợc sửa đổi, bổ sung và GATT/ADC 1967
do vậy cũng đợc điều chỉnh cho phù hợp.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng đ đợc soạn thảo. Hiệp định về thực
hiện Điều VI của GATT liên quan đến các
biện pháp chống bán phá giá cũng đợc thảo
luận và đ đợc thông qua, có hiệu lực kể từ
ngày 1/1/1980.
(3)

3. Là thành viên của GATT, năm 1979
Hoa Kì đ thông qua Luật về các hiệp định
thơng mại (The Trade Agreements Act of
1979-TAA 1979). TAA 1979 đ chấp nhận
GATT/ADC 1967 (sửa đổi). Tiết I của TAA
1979 ghi nhận lại toàn bộ ADA 1921 và bổ
TS. Hoàng Phớc Hiệp
*

* Vụ hợp tác quốc tế
Bộ t pháp


Nghiên cứu trao đổi
Tạp chí luật học số 1/2003
27


sung Tiết VII mới vào Luật thuế quan năm
1930 (The Tariff Act of 1930-TA 1930) nhằm
thực hiện các quy định của Hiệp định về thực
hiện Điều VI của GATT. TAA 1979 đ chứa
đựng nhiều điểm thay đổi mới về pháp luật
nội dung và pháp luật tố tụng trong lĩnh vực
thơng mại quốc tế, chuyển trách nhiệm thực
thi pháp luật về chống bán phá giá từ Bộ ngân
khố sang Bộ thơng mại.
Trong các năm tiếp theo, pháp luật về
chống bán phá giá của Hoa Kì vẫn tiếp tục
đợc sửa đổi, bổ sung thông qua việc sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan. Năm 1984, Luật thơng mại và thuế
quan (The Trade and Tariff Act of 1984-TTA
1984) đ đợc bổ sung bởi Tiết VI. Năm 1988,
Luật về tổng tắc thơng mại và cạnh tranh (The
Omnibus Trade and Competitiveness Act of
1988 - OTCA 1988) đ đợc bổ sung bởi Tiết I,
Tiểu tiết C, Phần 2. Trong số những sửa đổi, bổ
sung của pháp luật Hoa Kì về chống bán phá
giá giai đoạn này thì TTA 1984 đ sửa đổi, bổ
sung nhằm điều chỉnh các quy định liên quan
đến cách tính toán tổng hợp lợng hàng nhập
khẩu từ các nớc là đối tợng bị điều tra và
mức độ đe dọa về thiệt hại vật chất do việc
bán phá giá hàng hoá nhập khẩu từ các nớc
nói trên mang lại cho ngành hàng tơng tự
trong nớc Mĩ. OTCA 1988 bổ sung các vấn
đề liên quan đến tình tiết khủng hoảng, thiệt

hại vật chất và về sự đe dọa thiệt hại vật chất
và một số quy định khác.
4. Tại vòng đàm phán Uruguay, bên cạnh
việc thông qua Hiệp định thành lập Tổ chức
thơng mại thế giới (WTO), các nớc đ
thông qua đợc hệ thống các hiệp định đa
biên về thơng mại quốc tế. Các hiệp định
này tiếp tục hoàn thiện những quy định trớc
đây của GATT, bổ sung nhiều quy định mới
trong thơng mại quốc tế, trong đó có GATS
và TRIPS, đa vào hệ thống các hiệp định này
hiệp định về việc thực hiện Điều VI của
GATT 1994. Theo quy định của các hiệp định
của WTO, các nớc thành viên của WTO
đơng nhiên phải là thành viên của Hiệp định
về việc thực hiện Điều VI của GATT 1994
(Hiệp định về chống bán phá giá 1994).
5. Pháp luật về chống bán phá giá hiện
hành của Hoa Kì đ đợc bổ sung tiếp tục bởi
Luật về các hiệp định của vòng đàm phán
Uruguay (The Uruguay Round Agreements
Act of 1994-URAA 1994). Luật này có hiệu
lực từ ngày 01/01/1995. URAA 1994 đ sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan
đến thiệt hại vật chất, sự đe dọa thiệt hại vật
chất, các tình tiết khủng hoảng, ngành công
nghiệp khu vực, các bên liên quan, cách tính
toán tổng hợp lợng hàng nhập khẩu từ các
nớc bị điều tra, mức độ đe dọa thiệt hại vật
chất và các quy định khác. URAA 1994 cũng

bổ sung những quy định mới liên quan đến
sản xuất bị kìm hm (Captive Production),
lợng nhập khẩu không đáng kể (Negligible
Imports) và đa ra các yêu cầu về rà soát lại
để xác định kết quả của việc áp dụng các lệnh
chống bán phá giá sau thời hạn năm năm kể
từ ngày ban hành lệnh đó.
6. Thực tiễn chống bán phá giá của Hoa
Kì trong 20 năm tài chính vừa qua, từ năm
1980 đến hết năm 2000 cho thấy Hội đồng
thơng mại quốc tế Hoa Kì (US. International
Trade Commission-ITC) đ nhận đợc tổng
số 1314 đơn kiện về bán phá giá và trợ cấp
xuất khẩu theo quy định tại Tiết VII của Luật
thuế quan năm 1930 với tổng giá trị kiện hơn
43 tỉ USD hàng nhập khẩu vào Hoa Kì từ các
nớc bị yêu cầu điều tra.
(4)
Qua điều tra của
ITC và Bộ thơng mại thì chỉ có hơn 36% số
đơn kiện đợc kết luận là có bán phá giá hoặc
trợ cấp xuất khẩu và bị áp dụng thuế chống
bán phá giá hoặc thuế đối kháng theo các
lệnh áp dụng các thuế đó. Gần 40% đơn kiện


Nghiên cứu trao đổi
28

Tạp chí luật học số 1/2003


đ bị ITC kết luận ngay từ đầu là thiếu cơ
sở và khoảng 24% đơn kiện còn lại đ bị Bộ
thơng mại kết luận điều tra mà không đa
ra kết quả gì (và giải quyết vấn đề theo
hớng kí kết thoả thuận đình chỉ
(Suspension Agreement-SA) hoặc chấm dứt
điều tra và ban hành kết luận cuối cùng là bác
đơn kiện.
Riêng về phần chống bán phá giá, 20 năm
tài chính qua đ có 896 vụ kiện, năm 1996 có
số đơn kiện ít nhất (13 vụ), năm 1992 có số
đơn kiện nhiều nhất (89 vụ). Đ có 375 vụ
đợc khẳng định là có bán phá giá, chiếm
41,9% số vụ (chiếm 46,2% tổng giá trị đơn
kiện). Năm 2000 có 35 vụ kiện về bán phá giá
với tổng giá trị đơn kiện phá giá trong năm tài
chính là 0,73 tỉ USD. Qua điều tra, giải quyết
đơn kiện đ có 18 vụ (gần 50% số đơn kiện)
với tổng giá trị đơn kiện đến 0,49 tỉ USD đ
bị kết luận là có bán phá giá.
(5)
Mời nớc
đầu bảng trong các vụ kiện bán phá giá qua
20 năm đó là Nhật Bản (11,2%), Trung Quốc
(8,3%), Hàn Quốc (6,8%), CHLB Đức
(6,1%), Đài Loan (6,0%), Brazil (4,9%), Italia
(4,9%), Canađa (4,8%), Pháp (3,7%), Vơng
quốc Anh (3,7%). Các nớc khác, theo thống
kê của ITC, chiếm 39,6% số vụ việc còn lại.

(6)

Đối với Việt Nam ngày 1/7/2002 th kí
ITC đ ban hành Lệnh điều tra (sơ bộ) số
731-TA-1012 về việc cá Basa fillets đông
lạnh của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kì
theo Mục 733(a) Luật thuế quan năm 1930 để
xác định liệu có dấu hiệu có lí về việc một
ngành công nghiệp của Hoa Kì bị thiệt hại vật
chất nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại
nghiêm trọng hoặc việc thành lập một ngành
công nghiệp ở Hoa Kì sẽ bị kìm hm phát
triển một cách đáng kể vì lí do nhập khẩu cá
Basa fillets đông lạnh hiện hành từ Việt Nam
vào Hoa Kì theo m số HS.0304.20.60 của
biểu thuế HS của Hoa Kì và có bán ở Hoa Kì
ở mức thấp hơn giá cả bình thờng hay
không. Trừ khi Bộ thơng mại Hoa Kì gia hạn
thời gian điều tra theo Mục 732c (1B) của
Luật thuế quan năm 1930, việc điều tra sơ bộ
của ITC theo quy định phải đợc kết thúc
trong vòng 45 ngày hoặc chậm nhất là đến
ngày 12/8/2002. Những kết luận ban đầu của
ITC phải tập trung vào lĩnh vực thơng mại
trong vòng 05 ngày làm việc sau đó hoặc
chậm nhất là đến ngày 19/8/2002. Trên thực
tế, trớc đó, vào 9 giờ 30 phút ngày
19/7/2002, giám đốc điều hành của ITC đ tổ
chức cuộc gặp gỡ với những tổ chức, cá nhân
liên quan hoặc quan tâm đến việc điều tra sơ

bộ theo Lệnh điều tra số 731-TA-1012 tại trụ
sở ITC ở Washington, DC.
(7)
Ngày 8/8/2002,
ITC đ đa ra kết luận sơ bộ, theo đó Dựa
vào kết quả điều tra sơ bộ, ITC nhận thấy
ngành nuôi cá catfish của Mĩ có thể có nguy
cơ bị đe dọa bởi mặt hàng cá Basa fillets đông
lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
(8)
Dựa vào kết
luận sơ bộ này của ITC, Bộ thơng mại Hoa
Kì sẽ tiến hành điều tra trong thời hạn 115
ngày kể từ ngày ITC có kết luận sơ bộ (hoặc
trong vòng 160 ngày kể từ ngày thụ lí đơn
kiện), trừ trờng hợp phức tạp thì thời hạn
trên có thể đợc Bộ thơng mại kéo dài thêm
không quá 60 ngày nữa. Nh vậy, trong
trờng hợp vụ việc giản đơn thì đến ngày
5/12/2002, Bộ thơng mại sẽ có kết luận sơ
bộ về việc liệu cá Basa Fillets đông lạnh nhập
khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kì có bán phá giá
tại thị trờng Hoa Kì hay không. Nếu Bộ
thơng mại khẳng định sơ bộ là có bán phá
giá thì Bộ thơng mại sẽ tính biên độ phá giá
bình quân và sẽ ban hành lệnh để Cục hải
quan Hoa Kì tạm thu một khoản tiền bảo
chứng (bằng tiền mặt hoặc chứng khoán bảo
đảm) với ớc tính bằng mức thuế đối với số



Nghiên cứu trao đổi
Tạp chí luật học số 1/2003
29

cá Basa fillets nhập khẩu bị điều tra. Sau khi
Bộ thơng mại có kết luận sơ bộ (khẳng định
hoặc phủ định) trong thời hạn 160 ngày (hoặc
đến 210 ngày nếu vụ kiện phức tạp) kể từ
ngày thụ lí đơn kiện, Bộ thơng mại tiếp tục
điều tra để có kết luận cuối cùng xác định cá
Basa fillets đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kì
có bán thấp hơn giá công bằng hay không.
Quyết định này phải đa ra trong vòng 75
ngày kể từ ngày Bộ thơng mại có kết luận
sơ bộ khẳng định nói trên. Theo thông báo
A-552-801 ngày 20/8/2002 của Cục thơng
mại quốc tế Bộ thơng mại Hoa Kì,
(9)
do đây
là cuộc điều tra thuế chống bán phá giá đầu
tiên của Hoa Kì đối với hàng nhập khẩu từ
Việt Nam và Bộ thơng mại Hoa Kì cần phải
xác định liệu Việt Nam có đợc hởng sự đối
xử nh là nớc có nền kinh tế thị trờng hay
là nớc có nền kinh tế phi thị trờng trong
trờng hợp điều tra thuế chống bán phá giá
này nên Bộ thơng mại Hoa Kì đ xác định
đây là vụ việc phức tạp không thể đa ra kết
luận sơ bộ vào ngày 5/12/2002 nh đ nói ở

trên mà Bộ thơng mại Hoa Kì sẽ đa ra kết
luận sơ bộ chậm nhất vào ngày 24/01/2003
(tức là 190 ngày kể từ ngày thụ lí vụ kiện).
Sau đó, Bộ thơng mại sẽ đa ra kết luận cuối
cùng trong thời hạn 75 ngày nh đ nói trên,
trừ trờng hợp Việt Nam chính thức đề nghị
kí thoả thuận SA (trớc ngày 20/02/2003) và
phía Hoa Kì chấp thuận kí thoả thuận SA
(dới dạng kí tắt trớc ngày 15/5/2003). Đối
với ITC, sau khi Bộ thơng mại có kết luận
bớc đầu khẳng định có bán phá giá và nếu
các bên không dàn xếp đợc vấn đề theo thoả
thuận SA nh đ nói trên thì ITC tiến hành
điều tra xác định cuối cùng về thiệt hại do
bán phá giá gây ra. Điều tra của ITC phải kết
thúc trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Bộ
thơng mại có kết luận cuối cùng về việc bán
phá giá. Nếu việc xác định của ITC là chắc
chắn thì Bộ thơng mại sẽ ban hành Lệnh áp
đặt thuế chống bán phá giá đối với cá Basa
fillets đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam để
Cục hải quan Hoa Kì cỡng chế thi hành theo
quy định của Luật thuế quan. Quyết định của
Bộ thơng mại và ITC có thể bị Việt Nam
kháng kiện lên Toà án thơng mại quốc tế
của Hoa Kì đặt tại bang New York. Đối với
các nớc là thành viên của WTO thì quyết
định nói trên có thể trở thành đối tợng tranh
chấp theo quy định của WTO và đợc đa ra
xem xét, giải quyết theo cơ chế giải quyết

tranh chấp của WTO.
7. Nghiên cứu pháp luật chống bán phá
giá của WTO và của Hoa Kì cho chúng ta
biết thêm những thông tin pháp lí cần thiết
và thực tiễn thi hành pháp luật trong lĩnh
vực này, có thể góp phần vào việc nghiên
cứu kinh nghiệm các nớc nhằm soạn thảo
các văn bản quy phạm pháp luật của nớc ta
về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập
khẩu vào Việt Nam./.

(1).Xem: Overview and Compilation of US. Trade
Statutes. Committee on Ways and Means, US.HoR,
August 4, 1995.
(2).Xem: Bộ Thơng mại. Kết quả vòng đàm phán
Uruguay về Hệ thống thơng mại đa biên, H.2000.
(3).Xem: Bộ Thơng mại, kết quả vòng đàm phán
(Sđd) tr.189-224.
(4). Tiết VII Luật thuế quan năm 1930 có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/1980. Do vậy, khi tính toán
ngời ta tính từ thời điểm này.
(5), (6).Xem: US.ITC. Publication 3484.Antidumping
And Countervailing Duty Handbook December 2001,
E 4,7, 10,13.
(7),(8).Xem: Chi tiết theo địa chỉ:
(9).Xem: Chi tiết theo A-552-801. Bblling Code 3510-DS-P.
Ngày 8/11/2002, tại Bản ghi nhớ A 552-801 Bộ thơng
mại Hoa Kì đ đa ra kết luận cha công nhận Việt
Nam là nớc có nền kinh tế thị trờng.

×