Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo " Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.47 KB, 4 trang )



nghiên cứu - trao đổi
26 Tạp chí luật học số tháng 3/2003



ThS. Nguyễn Thị Thu Hà *
ét xử tại phiên tòa sơ thẩm là giai đoạn tố
tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi
tại phiên tòa sơ thẩm, tòa án giải quyết tất cả
các vấn đề của vụ án, các đơng sự công khai
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trớc tòa án.
ở phiên tòa, hội đồng xét xử không chỉ dựa
vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
mà phải xác định lại chúng đồng thời làm rõ
thêm những tình tiết bằng cách nghe ý kiến
trình bày của các đơng sự, những ngời tham
gia tố tụng khác, xem xét các tài liệu, vật
chứng. Chỉ sau khi nghe ý kiến của những
ngời tham gia tố tụng và kiểm tra, đánh giá
đầy đủ các chứng cứ tại phiên tòa, hội đồng xét
xử mới nghị án để ra các quyết định về việc giải
quyết vụ án.
Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) việc
xét xử tại phiên tòa sơ thẩm tuân theo trình tự
nhất định bao gồm: Thủ tục bắt đầu phiên tòa,
xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa,
nghị án và tuyên án.


Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi
một số ý kiến về thủ tục xét hỏi và tranh luận
tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Theo quy định tại Điều 50 PLTTGQCVADS,
thủ tục xét hỏi tại phiên tòa đợc thực hiện nh
sau: 1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các
tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày
của nguyên đơn, bị đơn, ngời có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan, ngời đại diện của đơng sự,
ngời đại diện của tổ chức x hội khởi kiện vì lợi
ích chung, kiểm sát viên trong trờng hợp viện
kiểm sát khởi tố vụ án, ngời làm chứng, ngời
giám định; xem xét vật chứng;
2. Khi xét hỏi, hội đồng xét xử hỏi trớc, rồi
đến kiểm sát viên, ngời bảo vệ quyền lợi của
đơng sự. Những ngời tham gia tố tụng có
quyền đề xuất với hội đồng xét xử những vấn đề
cần đợc hỏi thêm.
Thủ tục tranh luận tại phiên tòa theo quy
định tại Điều 51 PLTTGQCVADS đợc thực
hiện nh sau: 1. Sau khi hội đồng xét xử kết
thúc việc xét hỏi, các đơng sự, ngời đại diện
của đơng sự, ngời bảo vệ quyền lợi của
đơng sự, ngời đại diện của tổ chức x hội
khởi kiện vì lợi ích chung trình bày ý kiến của
mình về đánh giá chứng cứ, đề xuất hớng giải
quyết vụ án. Ngời tham gia tranh luận có
quyền đáp lại ý kiến của ngời khác nhng chỉ
đợc phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà
mình không đồng ý. Nếu thấy cần thiết thì hội

đồng xét xử cho phát biểu thêm. Sau đó kiểm
sát viên trình bày ý kiến về hớng giải quyết
vụ án.
2. Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét
thêm chứng cứ thì hội đồng xét xử có thể quyết
định xét hỏi lại và tranh luận lại.
Nh vậy, theo quy định của các điều luật
trên đây thì thủ tục xét hỏi khác với thủ tục
tranh luận. ở thủ tục xét hỏi, hội đồng xét xử
X

* Giảng viên Khoa t pháp
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số tháng 3/2003 27

đặt câu hỏi và nghe những ngời tham gia tố
tụng trả lời, xem xét các chứng cứ, tài liệu của
vụ án. ở thủ tục tranh luận, đơng sự, những
ngời tham gia tố tụng đợc đa ra ý kiến về
chứng cứ và dựa vào các quy định của pháp luật
để phân tích, lập luận, đa ra các lí lẽ để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông
qua việc xét hỏi hội đồng xét xử thẩm tra các
chứng cứ, tài liệu của vụ án, làm rõ thêm các
tình tiết của vụ án. Thông qua việc tranh luận,
hội đồng xét xử nhận thức đợc một cách toàn
diện các vấn đề của vụ án từ các yêu cầu của

đơng sự, quan hệ pháp luật dân sự giữa các
đơng sự cần giải quyết, chứng cứ, tài liệu
đợc sử dụng để giải quyết vụ án, pháp luật áp
dụng cần giải quyết vụ án, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên đơng sự trong vụ án theo quy
định của pháp luật.
Với những quy định về thủ tục xét hỏi và
tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm chúng ta có thể
thấy đây là kiểu: Tố tụng xét hỏi trong đó đề
cao vai trò của thẩm phán và coi nhẹ vai trò
của các bên đơng sự.
(1)
Trong quá trình xét
xử tại phiên tòa thẩm phán giữ vai trò chủ động,
tích cực. Thẩm phán là ngời điều khiển phiên
tòa, bảo đảm phiên tòa đợc tiến hành theo
trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Vai
trò tích cực và chủ động của thẩm phán còn
đợc thể hiện ở việc tham gia vào quá trình xét
xử tại phiên tòa nh yêu cầu các bên đơng sự
cung cấp thêm chứng cứ, xét hỏi các đơng sự,
ngời đại diện của đơng sự, ngời bảo vệ
quyền lợi của đơng sự, ngời làm chứng, xem
xét các chứng cứ, tài liệu của vụ án còn các
đơng sự không có quyền xét hỏi mà chỉ có
quyền đề xuất với hội đồng xét xử những vấn
đề cần đợc hỏi thêm, đợc trình bày ý kiến
của mình về đánh giá chứng cứ và dựa vào các
quy định của pháp luật để phân tích, lập luận,
đa ra các lí lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình.
Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi thấy
việc quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại
phiên tòa nh trên là cha phù hợp, cha bảo
đảm tính dân chủ và bảo vệ các quyền con
ngời trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên
tòa, làm đơng sự ỷ lại, phụ thuộc vào tòa án,
hạn chế tính tích cực, chủ động của đơng sự
trong tố tụng,
(2)
vai trò của luật s tại phiên tòa
bị mờ nhạt, toàn bộ trách nhiệm chứng minh
đợc đặt lên vai hội đồng xét xử đặc biệt là chủ
tọa phiên tòa còn các bên đơng sự, ngời đại
diện của đơng sự, ngời bảo vệ quyền lợi của
đơng sự, những ngời tham gia tố tụng khác
chỉ tham gia vào quá trình chứng minh ở mức
độ hạn chế. Khi phải đảm nhiệm toàn bộ trách
nhiệm chứng minh ở phiên tòa thì hội đồng xét
xử không có điều kiện tập trung xem xét, đánh
giá các chứng cứ, hớng quá trình tranh tụng
giữa các bên đơng sự vào việc làm sáng tỏ các
yêu cầu, các căn cứ thực tiễn và pháp lí của các
yêu cầu đó cũng nh các tình tiết khác nhau về
quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh
tranh chấp giữa các đơng sự. Mặt khác, nếu
tòa án chủ động thu thập chứng cứ thì không
bảo đảm tính khách quan, vô t và công minh
trong việc phân xử vụ án, không tôn trọng
quyền tự định đoạt của đơng sự.

Ngoài ra, trên thực tế hiện nay, thủ tục
tranh luận ở nhiều phiên tòa không đợc tiến
hành hoặc đợc tiến hành rất đại khái, có nhiều
trờng hợp Chủ tọa phiên tòa để cho đơng sự
tranh luận trong quá trình thẩm vấn;
(3)
tòa
xét hỏi trớc khi xét xử, thẩm phán báo cáo
án, việc xét xử có chủ định, bàn bạc từ trớc. Vì
vậy, phiên tòa không khách quan, không có việc
tranh tụng thực tế mà việc đó diễn ra một cách
hình thức
(4)
và một số thẩm phán - chủ tọa
phiên tòa coi phiên tòa chỉ là một hình thức để
hợp pháp hoá một bản án đ quyết định trớc


nghiên cứu - trao đổi
28 Tạp chí luật học số tháng 3/2003

rồi, quyết định của tập thể thẩm phán sở tại,
của cấp uỷ hoặc của tòa án cấp trên.
(5)
Bên
cạnh đó, tòa án cha thực sự tôn trọng, cha
tạo điều kiện thuận lợi để luật s đọc hồ sơ vụ
kiện; việc triệu tập phiên tòa quá gấp làm luật
s không kịp bố trí thời gian để thực hiện các
quyền và nghi vụ của mình trớc khi mở phiên

tòa hoặc tại phiên tòa và cũng không ít trờng
hợp Hội đồng xét xử cha tôn trọng, lắng nghe
ý kiến của luật s, cá biệt còn t tởng coi
thờng vai trò của luật s tại phiên tòa, làm
phiên tòa thiếu dân chủ.
(6)

Do đó, đ đến lúc trình tự, thủ tục tiến hành
phiên tòa đợc quy định lại theo hớng bảo
đảm tòa án thực hiện đúng chức năng của mình
trong tố tụng dân sự. Để đạt đợc mục đích của
tố tụng dân sự là xác định sự thật khách quan
của vụ án thì tòa án không phải tự đi thu
thập chứng cứ mà chỉ xem xét, đánh giá chứng
cứ do các đơng sự cung cấp. Điều này có
nghĩa là nếu đơng sự (hoặc tự mình hoặc có
luật s giúp đỡ) không xuất trình đợc chứng cứ
cho tòa án thì yêu cầu của họ sẽ bị bác bỏ.
(7)

Vì vậy, để thực hiện đúng định hớng nh
Nghị quyết số 08/NQ-TƯ của Bộ chính trị ngày
2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công
tác t pháp trong thời gian tới đ đề ra: Việc
phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào
kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem
xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của
kiểm sát viên nguyên đơn, bị đơn và những
ngời có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những
bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức

thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy
định
(8)
nên bỏ thủ tục xét hỏi. Khi xét xử các
bên đơng sự thực hiện trách nhiệm chứng
minh còn tòa án chỉ thẩm tra t cách các đơng
sự và những ngời tham gia tố tụng khác để bảo
đảm tính hợp pháp của quá trình tranh tụng tại
phiên tòa. Tòa án có quyền tham gia vào quá
trình đó bất cứ thời điểm nào khi thấy cần
thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết, chứng cứ
nào đó về vụ án cha đợc các bên làm rõ.
Do đó, thủ tục tiến hành phiên tòa cần đợc
quy định nh sau:
- Sau thủ tục bắt đầu phiên tòa, tòa án cho
đơng sự trình bày yêu cầu, xuất trình chứng cứ
và tranh luận.
- Dới sự hớng dẫn của hội đồng xét xử,
nguyên đơn, ngời đại diện của nguyên đơn
hoặc luật s của nguyên đơn trình bày công
khai tại phiên tòa nội dung đơn khởi kiện và
các yêu cầu của mình. Tiếp đó, các đơng sự,
những ngời tham gia tố tụng khác (ngời đại
diện hoặc luật s của họ) trình bày các yêu cầu
cụ thể của mình.
- Để chứng minh cho các yêu cầu của mình,
nguyên đơn, ngời đại diện của nguyên đơn
hoặc luật s của nguyên đơn trình bày trớc tòa
án ý kiến của họ và xuất trình, chứng minh sự
việc bằng các chứng cứ (giấy tờ, tài liệu, vật

chứng, ngời làm chứng), lí lẽ, viện dẫn các
quy định của pháp luật (trong trờng hợp vụ án
do viện kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức x hội
khởi kiện vì lợi ích chung thì đại diện viện kiểm
sát, tổ chức x hội trình bày quan điểm cùng
các chứng cứ, lí lẽ, căn cứ pháp lí).
- Bị đơn, ngời đại diện của bị đơn hoặc
luật s của bị đơn cũng đa ra các quan điểm
cùng các chứng cứ (giấy tờ, tài liệu, vật chứng,
ngời làm chứng), các căn cứ pháp lí trên cơ
sở đó đa ra lập luận, lí lẽ để bảo vệ quan điểm
của mình, phản bác lại quan điểm, lập luận của
phía nguyên đơn.
- Ngời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,
ngời đại diện hoặc luật s của họ cũng dựa
vào chứng cứ, căn cứ pháp lí, đa ra các lí lẽ để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đối với những ngời làm chứng khi khai


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số tháng 3/2003 29

báo tại tòa có thể bị chất vấn bởi đơng sự,
ngời đại diện của đơng sự hoặc luật s của
đơng sự phía bên kia.
Trong quá trình tranh luận giữa những
ngời tham gia tố tụng, nếu có điểm nào cha
rõ thì hội đồng xét xử có quyền hỏi thêm. Cuối
cùng kiểm sát viên phát biểu ý kiến về vụ án

và đề xuất hớng giải quyết vụ án. Trong
trờng hợp các đơng sự không đồng ý với ý
kiến của đại diện viện kiểm sát thì họ có
quyền đối đáp lại.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về
các quy định của PLTTGQCVADS về thủ tục
xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ
thẩm. Mong rằng các ý kiến này đợc các cơ
quan có thẩm quyền nghiên cứu và tham
khảo trong quá trình xây dựng Bộ luật tố
tụng dân sự./.

(1).Xem: Nhà pháp luật Việt - Pháp (29, 30/10/2001),
tài liệu hội thảo pháp luật TTDS, tr.3, 6.
(2).Xem: Nguyễn Công Bình, Nguyên tắc bảo đảm
quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đơng sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học năm 1998, tr.83.
(3).Xem: Lơng Duy, Thực tiễn tiến hành phiên tòa
dân sự và một số kiến nghị, Tạp chí dân chủ pháp luật
số 7/1998, tr.10.
(4).Xem: Lạc Thảo, án tại hồ sơ - Quan niệm không
còn phù hợp, Báo pháp luật ngày 12/3/2002, tr.3.
(5).Xem: Nguyễn Thành Vĩnh, Luật s với việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Nxb.
Pháp lí năm 1990, tr. 81.
(6).Xem: Nguyễn Quang Lộc (2002), Luật s dới
góc nhìn của thẩm phán, Tạp chí dân chủ và pháp luật
số 2/2002, tr. 27.
(7).Xem: Thu Tâm, Để luật s có vai trò đích thực,

Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/4/2002.
tr.7.
(8).Xem: Nghị quyết số 08/NQ - TƯ của Bộ chính trị
ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác
t pháp trong thời gian tới.

Vài nét ảnh hởng (Tiếp theo trang 17)
Ông vừa đề cao t tởng Nho gia vừa chú trọng
vai trò của pháp luật trong đạo trị nớc. Việc sử
dụng pháp luật của ông có nét giống nh cách
làm của Hàn Phi: Phạt nặng, hình phạt không
tránh ai, dùng hình phạt để bớt hình phạt
Đờng lối trị nớc này tạm thời có tác dụng
tích cực đối với lúc bấy giờ. Triều đại Minh
Mệnh là triều đại ổn định và vững vàng nhất
của thời đại Nguyễn. Nhng xu thế phục hồi
Nho giáo vẫn là xu thế bao trùm nên chẳng bao
lâu, sau khi Minh Mệnh mất, các vua kế tiếp là
Thiệu Trị, Tự Đức lại chỉ tôn thờ Nho giáo mà
quên mất t tởng pháp trị.
Chế độ x hội nớc ta ngày nay đ khác với
chế độ trong thời kì phong kiến nhng những
giá trị của các đờng lối quản lí đất nớc trớc
đây của phơng Đông nh Đức trị, Pháp trị
vẫn đợc Nhà nớc Việt Nam hiện tại xem xét
và trân trọng. Thực tiễn lịch sử cho thấy, quản lí
x hội bằng pháp luật là một tiến bộ x hội
đồng thời là xu thế tất yếu của lịch sử. Trong xu
thế đó, Nhà nớc ta coi trọng và đề cao vai trò
của pháp luật, chủ trơng xây dựng nhà nớc

pháp quyền x hội chủ nghĩa, đúc kết nhiều
kinh nghiệm dân tộc và thế giới, của quá khứ và
hiện tại. Vì vậy, có thể nói, quan điểm pháp trị
của Hàn Phi nh Trị nớc bằng pháp luật,
Dạy pháp luật cho dân, Pháp luật không hùa
theo ngời quyền quý, Hình phạt không tránh
đại thần, thởng thiện không bỏ xót ngời
dân vẫn còn là thách thức với con ngời
ngày nay. Nếu những t tởng đó đợc kế thừa,
cải tạo và phát huy thì sẽ góp phần khắc phục
những hiện tợng phạm pháp, coi thờng pháp
luật của x hội hiện đại./.

×