Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lý thuyết chu kỳ và việc hỗ trợ sinh viên Gen Z trong học tập giữa bối cảnh chuyển đổi số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380 KB, 10 trang )

LÝ THUYẾT CHU KỲ VÀ VIỆC HỖ TRỢ SINH VIÊN GEN Z
TRONG HỌC TẬP GIỮA BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Võ Minh Tuấn
Học viện Ngân hàng
Tóm tắt: Chỉ trong vài năm gần đây, yêu cầu chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực đã nhanh
chóng trở nên cấp thiết và quan trọng ở các trường đại học Việt Nam. Nhưng trong quá trình
thay đổi để đáp ứng u cầu đó, sinh viên Gen Z đã ít nhiều gặp phải một số vấn đề nhất định.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát, lịch sử và logic, so sánh, bài viết sẽ giới
thiệu khái quát về lý thuyết chu kỳ và ứng dụng lý thuyết này vào việc hỗ trợ họ trong quá trình
học tập giữa bối cảnh chuyển đổi số, nhằm phát huy ưu thế của đặc điểm thế hệ giữa thời đại
cơng nghệ thơng tin hiện nay.
Từ khóa: chuyển đổi số, Lý thuyết chu kỳ, sinh viên Gen Z, trường đại học.
1. Mở đầu
Quan niệm phổ biến cho rằng thời gian có tính một chiều, tuyến tính. Song, trên thực
tế, thời gian có tính chu kỳ, như những vịng tròn nối tiếp nhau và dường như lặp lại nhưng đã
có sự khác biệt. Một hệ lý thuyết mới đã và đang được hình thành - Lý thuyết chu kỳ. Lý thuyết
này gồm ba bộ phận cơ bản, đó là: tính chu kỳ của thời gian, tính chu kỳ của thế hệ, và tính chu
kỳ của vịng đời người.
Theo đó, ở chu kỳ thời gian hiện nay có bốn thế hệ: Baby Boomers (Thế hệ Bùng nổ,
sinh ra trong khoảng thời gian 1940 - 1959), Gen X (Thế hệ X, sinh ra trong khoảng thời gian
1960 - 1979), Gen Y (Thế hệ Y, sinh ra trong khoảng thời gian 1980 - 1999), Gen Z (Thế hệ
Z, sinh ra trong khoảng thời gian 2000 - 2019). Gen Z là thế hệ giao thời giữa hai chu kỳ thời
gian: hiện tại và tương lai. Thuộc giai đoạn thứ tư - giai đoạn cuối của chu kỳ thời gian hiện tại
- Gen Z vừa kế thừa thế hệ trước, vừa đặt nền móng cho một thế hệ mới (hiện chưa được đặt
tên). Đây là đối tượng đa số đang ngồi trên ghế nhà trường, trong đó có trường đại học, tức sinh
viên Gen Z. Vì vậy, việc sử dụng Lý thuyết chu kỳ để tìm hiểu đặc điểm của sinh viên Gen Z,
từ đó ứng dụng vào việc hỗ trợ họ trong quá trình học tập giữa bối cảnh chuyển đổi số, là một
nhiệm vụ đáng quan tâm.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng kết hợp ba phương pháp nghiên cứu dưới đây.
Thứ nhất là phương pháp khảo sát, nhằm giới thiệu sơ lược về Lý thuyết chu kỳ đã được


hình thành và phát triển ra sao, cùng một số nội dung cơ bản của nó, tạo cơ sở cho việc ứng
dụng thực tế.
Thứ hai là phương pháp lịch sử và logic, dõi theo dòng lịch sử thời gian của các thế hệ
gần nhất để tìm hiểu về Gen Z nói chung và sinh viên Gen Z nói riêng, từ đó rút ra logic phát
triển nội tại của nó.

21


Thứ ba là phương pháp so sánh, nhằm so sánh Gen Z với các Gen khác, làm rõ sự kế
thừa và phát triển thế hệ, tìm kiếm các đặc điểm của sinh viên Gen Z, và đưa ra khuyến nghị
về việc hỗ trợ sinh viên Gen Z trong học tập giữa bối cảnh chuyển đổi số.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khái quát về Lý thuyết chu kỳ
Quan niệm của Triết học, quan niệm của các khoa học cụ thể, và quan niệm đời thường,
ln cho rằng tính chất của thời gian là một chiều, đi từ quá khứ, đến hiện tại và tương lai,
như đường thẳng, tuyến tính, một đi không trở lại.
Song, khi khảo sát truyền thuyết của một số dân tộc, cũng như giáo lý của các tôn giáo
trên thế giới, chúng ta lại thấy chung một quan niệm rằng thời gian có tính chu kỳ thay vì
tuyến tính, như những vịng trịn nối tiếp nhau thay vì một đường thẳng. Ở thời kỳ cổ đại,
người Etrusca gọi một chu kỳ thời gian là một saeculum, được đánh dấu bởi các biến cố lớn
tạo nên bước ngoặt lịch sử, theo vòng tròn thời gian gồm bốn giai đoạn (ra đời, trưởng thành,
đỉnh cao, chuyển giao). Có thể thấy trong các truyền thuyết của các dân tộc từ Đông sang Tây
ý tưởng về nhịp điệu mùa của thời gian, hoặc theo chu kỳ của Mặt trời, Mặt trăng, hoặc theo
chu kỳ của một triều đại. Một số tôn giáo truyền thống như Phật giáo, Hindu giáo cũng nói
về kiếp như những vòng tròn thời gian.
Các nghiên cứu khoa học gần đây, trên cơ sở khảo sát những khoảng thời gian lịch sử
và nhiều thế hệ, cũng đi đến kết luận tương tự, và khái quát thành Lý thuyết chu kỳ, bao gồm:
chu kỳ thời gian, chu kỳ thế hệ, và chu kỳ vòng đời người.
Về chu kỳ thời gian, lý thuyết này cho rằng lịch sử xã hội có tính chu kỳ, mỗi chu kỳ

tồn tại trong khoảng từ 80 đến 100 năm, tức là tương ứng với một đời người. Toynbee (1954,
p.319) viết, “thước đo thời gian sẵn có của nhân loại là độ dài trung bình của cuộc sống có ý
thức của một cá nhân con người”.
Mỗi chu kỳ thời gian đều mang hai thuộc tính: thứ nhất, mỗi chu kỳ thời gian thường
có tính tuần hồn; thứ hai, mỗi chu kỳ thời gian đều được chia thành các giai đoạn gần bằng
nhau, thường là bốn, đôi khi là hai (Strauss & Howe, 1997; Vandegrift, 2015).
Từ Lý thuyết chu kỳ thời gian, tiếp tục được phát triển thành Lý thuyết chu kỳ thế hệ.
Esler (1982, p. 152) nhận xét, “cách tiếp cận thế hệ có thể là một trong các cách tiếp cận lịch
sử toàn diện”.
Mannheim (1928) là người đầu tiên đề cập đến Lý thuyết thế hệ, với tư cách “xã hội
học về thế hệ”; ông coi thế hệ là một “hiện tượng xã hội”, rằng đặc điểm của một thế hệ được
tạo thành trong một thời gian và không gian cụ thể, được gọi là “vị trí thế hệ”, chịu ảnh hưởng
bởi bối cảnh xã hội, đặc biệt khi còn trẻ.
Thế hệ là “tập hợp của tất cả những người sinh ra trong cùng khoảng thời gian của
một giai đoạn cuộc đời, có cùng một vị trí chung trong lịch sử, và do đó có một tính cách tập
thể chung” (Strauss & Howe, 1997, p. 16). Mỗi thế hệ có ba thuộc tính cơ bản: (1) vị thế

22


chung của một thế hệ trong lịch sử; (2) niềm tin và hành vi chung; (3) tư cách thành viên được
cảm nhận trong cùng một thế hệ.
Một chu kỳ thời gian tương ứng với bốn thế hệ, mỗi thế hệ trên dưới 20 năm. Theo đó,
ở chu kỳ thời gian hiện nay, cũng có bốn thế hệ, thường được đặt tên lần lượt là Baby Boomers,
Gen X, Gen Y, và Gen Z (Strauss & Howe, 1997; Vandegrift, 2015).
Như một sự tiếp nối, Lý thuyết chu kỳ thế hệ được phát triển thành Lý thuyết chu kỳ
vòng đời người. Một chu kỳ vòng đời người lần lượt trải qua bốn giai đoạn: sinh ra, lớn lên,
trưởng thành, và già đi. Jung (1933) gọi mỗi giai đoạn này là mùa, và mỗi mùa là một phần hữu
cơ của vòng đời người.
Các tác giả Levinson (1978), Strauss and Howe (1997), Yang (2016) phân chia mỗi giai

đoạn trong đời người thành khoảng 20 năm, bao gồm: (1) Thời niên thiếu (0-20 tuổi); (2) Thời
thanh niên (21-41 tuổi); (3) Thời trung niên (42-60 tuổi); (4) Thời lão niên (61 trở đi). Ngồi
ra, cịn có thời lão niên kéo dài, hay thời lão niên muộn, từ tuổi 81, khi tuổi thọ đang tăng lên,
song nó vẫn thuộc về thời lão niên.
3.2. Đặc điểm của sinh viên Gen Z
Mỗi thế hệ có các đặc điểm của mình, chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh mà thế hệ ấy sinh
ra và lớn lên, nhất là vào thời tuổi trẻ. Hiện nay, sinh viên Gen Z đang ở cuối giai đoạn niên
thiếu và đầu giai đoạn thanh niên, với những biến đổi về tâm sinh lý và những yêu cầu về học
tập mà sẽ quyết định quá trình trưởng thành và tạo nên đặc điểm thế hệ của họ.
Từ góc độ Lý thuyết chu kỳ, chúng ta có thể đi đến nhận định rằng, sinh viên Gen Z có
hai đặc điểm nổi bật nhất: thứ nhất, họ là công dân kỹ thuật số; thứ hai, họ có tính cách đa dạng.
Cụ thể như dưới đây.
Thứ nhất, sinh viên Gen Z là công dân kỹ thuật số.
Không phải ngẫu nhiên mà McCrindle (2011) gọi các Gen X, Y, và Z là “những thế hệ
toàn cầu”, Tapscott (1998) gọi Gen Z là Thế hệ Net, Stansbury (2017) gọi Gen Z là “phigital”
(hàm ý họ sống trong cả thế giới vật lý và thế giới phi vật lý), ngồi ra Gen Z cịn được gọi là
Thế hệ Internet, Thế hệ Kỹ thuật số, Người bản địa kỹ thuật số (digital natives). Lý do là vì thế
hệ này sinh ra và lớn lên trong thời đại Internet, cơng nghệ thơng tin, tồn cầu hóa. Dưới góc
nhìn của Mowforth (2018), nếu Gen Y được coi là người tiên phong kỹ thuật số, thì Gen Z là
cơng dân kỹ thuật số thực thụ, vì họ sinh ra và lớn lên trong thời đại kỹ thuật số, coi “digital is
king” (kỹ thuật số là vua).
Sinh viên Gen Z lớn lên trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông đại
chúng, ngay từ bé họ đã được làm quen với các thiết bị công nghệ được kết nối Internet, với
các ứng dụng phần mềm đa dạng. Họ tỏ ra thân thiện với các ứng dụng và hiểu biết về Internet
trong hầu hết mọi hoạt động hằng ngày, họ có thói quen sử dụng mạng xã hội để thể hiện mình
(Ayuni, 2019).
Trong hoạt động học tập, sinh viên Gen Z thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin
để tìm kiếm thơng tin, tương tác, hỗ trợ. Tennakoon, Tennakoon, and Lasanthika (2018) cho

23



biết, Gen Z thích tìm kiếm trên Internet vì bốn lý do chính là bảo mật, phản hồi, chất lượng, và
tiện lợi. Rashid and Othman (2019) gọi đó là “hành vi công nghệ”, được 79% sinh viên thực
hiện. Việc này thể hiện tính hai mặt: một mặt, nó giúp họ dễ dàng tìm được thơng tin và tiếp
cận bài học; mặt khác, nó tạo điều kiện để họ sao chép tài liệu, và nhiều khi khiến họ trở nên
thụ động và ít sáng tạo.
Thứ hai, sinh viên Gen Z có tính cách đa dạng.
Crampton and Hodge (2007) nhận xét, các thế hệ gần đây ngày càng tỏ ra có tính cách
khá đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện ở chỗ, Gen Z là thế hệ vừa muốn được tự chủ, vừa muốn
mở rộng không gian cho các hoạt động của mình (Wilson, Veigas, & George, 2017).
Trong sự đa dạng hóa tính cách, nổi bật là sự cá nhân hóa, được bắt đầu từ Gen Y, đến
Gen Z rõ nét hơn. Gen Z đang đẩy nó lên một cấp độ cao hơn, đơi khi cực đoan, họ thích được
thể hiện mình chủ yếu qua các hành vi hướng ngoại, ít chú ý đến nhận xét của người khác, và
tự coi mình là trung tâm. Trong các mối quan hệ xã hội, sinh viên Gen Z thường coi trọng cảm
xúc của riêng mình. Orchard (2020) nhận thấy, họ có xu hướng từ chối sự cam kết bền vững
trong các mối quan hệ. Bởi nhờ công nghệ thông tin, họ dễ dàng kết nối và tương tác, sẵn sàng
từ bỏ để rồi tiếp tục xác lập các mối quan hệ mới.
Bên cạnh đó, sinh viên Gen Z có tính thực tế hơn các thế hệ trước, khi mà thước đo của
họ là lợi ích cá nhân và tính thực tế trong suy nghĩ và hành vi, họ quan tâm đến những gì hiện
có thay vì những gì có thể có. Gen Z coi trọng công việc và tiền bạc, họ muốn được trả lương
cao, sẵn sàng đi đến các nơi khác để có việc làm tốt hơn (Dwidienawati & Gandasari, 2018).
Họ có xu hướng chú trọng đến các nhu cầu hiện tại, và khơng quan tâm đến việc tích lũy và dự
phịng cho tương lai. Wilson, Veigas, and George (2017) nhận xét, nhu cầu hài lịng tức thì của
Gen Z là khá cao.
Trong học tập, sinh viên Gen Z cũng bộc lộ rất rõ tính đa dạng này. Ngay từ khi chọn
trường, chọn ngành, họ đã có xu hướng ưu tiên những trường những ngành dễ tìm việc khi tốt
nghiệp và có thu nhập tốt. Trong quá trình học tập, họ cũng chú trọng các nội dung có tính ứng
dụng thực tế, quan tâm đến điểm số cạnh tranh, và cá nhân hóa cách tiếp cận bài học.
4. Đề xuất và khuyến nghị

Tính đến hết năm 2019, Gen Z chiếm tới 40% số người trên thế giới, và điều này báo
hiệu việc cần phải đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho một thế hệ mới (Rashid & Othman,
2019). Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2019), tính đến ngày 1/4/2019, dân số Việt Nam
có hơn 96,2 triệu người, trong đó Gen Z chiếm trên 25%, mà đa số còn trong quá trình học tập
và trưởng thành, bắt đầu bộc lộ đặc trưng thế hệ của mình.
Để nhận thức về sinh viên Gen Z và hỗ trợ họ trong hoạt động học tập hiện nay, cần
phải xác lập các nguyên tắc cơ bản. Cơ sở để xác lập các nguyên tắc đó chính là Lý thuyết
chu kỳ và ứng dụng nó vào việc tìm hiểu đặc điểm của sinh viên Gen Z. Theo đó, có ba nguyên
tắc cơ bản dưới đây.

24


Thứ nhất, theo chu kỳ thời gian, thì chu kỳ hiện nay bao gồm bốn thế hệ như đã thảo
luận ở trên, trong đó Gen Z là thế hệ thuộc về giai đoạn cuối của chu kỳ này; do đó, khi xem
xét sinh viên Gen Z, chúng ta cần phải đặt họ vào chu kỳ thời gian của chính họ.
Thứ hai, theo chu kỳ thế hệ, thì Gen Z là thế hệ đóng một vai trị đặc biệt, vì họ là thế
hệ chuẩn bị kết thúc chu kỳ hiện nay và chuyển sang chu kỳ tiếp theo, mang đặc điểm giao thời
giữa hai chu kỳ; vì thế, chúng ta cần nhìn nhận sinh viên Gen Z từ cả hai chu kỳ.
Thứ ba, theo chu kỳ vòng đời, Gen Z đang ở giai đoạn đầu (niên thiếu) và giai đoạn hai
(thanh niên) của chu kỳ này, nên các đặc điểm của sinh viên Gen Z như cơng dân kỹ thuật số,
có tính cách đa dạng là những gì cần được quan tâm.
Từ ba nguyên tắc trên, để có thể hỗ trợ sinh viên Gen Z trong quá trình học tập hiện nay,
các trường cần quan tâm đến các nhiệm vụ chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, cần xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp.
Theo Hodges (2019), Lý thuyết thế hệ giúp chúng ta hiểu được sinh viên và từ đó xây
dựng một kế hoạch giáo dục hợp lý. Nhà giáo dục cần căn cứ vào các đặc điểm của Gen Z để
định hướng và triển khai công tác giáo dục đúng đối tượng, đúng phương pháp. Cần xây dựng
kế hoạch giáo dục hướng đến mục tiêu không chỉ cung cấp tri thức và kỹ năng chun mơn cho
sinh viên, mà cịn góp phần đào tạo ra một thế hệ mới vừa có trí tuệ và trình độ, vừa tự do về

tư tưởng và sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo dục khơng chỉ định hướng vào chun mơn hẹp, mà
cịn cần mang tính đa ngành, liên ngành, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thích
ứng và chuyển đổi việc làm.
Căn cứ đặc điểm vòng đời người, do giai đoạn thứ nhất (niên thiếu) và giai đoạn thứ hai
(thanh niên) là hai giai đoạn mà con người đang tích cực học tập để trưởng thành, nên nhà giáo
dục khi xây dựng kế hoạch giáo dục cần tập trung vào cuối giai đoạn thứ nhất và đầu giai đoạn
thứ hai, vì hầu hết sinh viên Gen Z đều đang ở hai giai đoạn này.
Bản thân sinh viên Gen Z cũng cần biết thiết lập kế hoạch tự đào tạo, biết kế thừa và đổi
mới như một sự nối tiếp thế hệ để phát triển: kế thừa thế hệ trước, phát huy sức mạnh của thế
hệ mình; đồng thời tích cực học tập, rèn luyện, và đổi mới.
Cũng cần có sự kết hợp giữa kế hoạch giáo dục của nhà giáo dục và kế hoạch tự đào tạo
của sinh viên Gen Z để đạt được hiệu quả cao nhất, vì sản phẩm giáo dục là kết quả của sự
tương tác hai chiều.
Thứ hai, chú trọng công nghệ thông tin trong phương pháp giáo dục.
Vì Gen Z là cơng dân kỹ thuật số, nên giáo dục đại học giờ đây cũng cần phải thay
đổi cho phù hợp (Stansbury, 2017). Sinh viên Gen Z thích sử dụng các phương tiện truyền
thơng xã hội và ứng dụng di động trong giao tiếp (Denizalp & Ozdamli, 2019), trung bình
mỗi ngày họ dành khoảng 10-12 giờ trên mạng (Nandhakumar, 2019). Do đó, cơng nghệ kỹ
thuật số đang trở thành tiêu chuẩn trong trải nghiệm dạy và học (Thomas, 2019), đòi hỏi
các trường đại học phải điều chỉnh theo xu hướng đa dạng hơn, phù hợp với một quy mô
trải rộng hơn.

25


Sử dụng lý thuyết thống nhất để tìm hiểu hành vi học tập kỹ thuật số ở Gen Z, Persada,
Miraja, and Nadlifatin (2019) cho biết, hầu hết các biến đo được đều có sự tương quan, tức là
hành vi học tập của Gen Z có quan hệ chặt chẽ và thân thiện với kỹ thuật số. Việc sử dụng công
nghệ cùng với thiết bị kỹ thuật số giúp họ truy cập lớp học và tài nguyên học liệu số mọi lúc
mọi nơi. Sự phát triển của các công nghệ mới cho phép tiến trình học tập hiệu quả, linh hoạt và

thoải mái hơn (Murad & cộng sự, 2019). Vì thế, các trường cần quan tâm đến mơ hình giáo dục
thơng minh, quan tâm đến việc học tập có sự tương tác giữa người học với môi trường công
nghệ số, phù hợp với sinh viên Gen Z.
Tiếp đến, cần khai thác hiệu quả tính năng của các thiết bị di động và các ứng
dụng phần mềm sẵn có. Jenkins (2019) đề nghị, công nghệ cần được sử dụng phổ biến
trong các bài tập trên lớp, cũng như cho việc tìm kiếm thơng tin, tìm giải pháp cho vấn
đề, trải nghiệm thực tế ảo. Có thể dùng các ứng dụng phần mềm như WhatsApp,
Instagram, và Twitter cho việc học tập. Fath and Sugianto (2018) cho biết, nhiều sinh
viên Gen Z sử dụng Instagram làm môi trường học tập. Nhiều trường đại học sử dụng
các ứng dụng học tập di động như: Google Classroom, Google Suite, Google Meet,
Zoom, Microsoft Teams,... Oducado (2019) nhận thấy, sinh viên Gen Z sử dụng
Facebook cho giao tiếp, chia sẻ tài liệu học tập.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Gen Z vẫn
chứa đựng những thách thức: bị phụ thuộc vào kỹ thuật, chưa làm chủ được công nghệ, dễ bị
mất tập trung chú ý, suy giảm cảm xúc học tập, tính bảo mật khơng cao,... Vì thế, khi sử dụng
cơng nghệ thơng tin, các trường cần có sự kết hợp với hình thức học tập truyền thống, tạo nên
mơ hình học tập kết hợp, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba, hướng tới tính thực tế trong nội dung giáo dục.
Đặc điểm của sinh viên Gen Z là đề cao tính thực tế, tính ứng dụng, nên nội dung giáo
dục đại học cần đáp ứng được ở một góc độ nhất định các yêu cầu này. Cook (2019) cho biết,
sinh viên Gen Z mong muốn có được sự độc lập và cảm xúc trong học tập, thực dụng trong
cách tiếp cận học tập và cuộc sống. Do vậy, các trường cần cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng,
và phương pháp làm việc có tính thực tế, vì đây là những gì họ cần khi theo học đại học để
chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường việc làm.
Những thay đổi về mặt công nghệ, cùng với sự quan tâm của sinh viên Gen Z đối
với việc học tập có tính ứng dụng, địi hỏi giảng viên phải đưa ra các chủ đề thực tế khi tiến
hành dạy học. Nghiên cứu về sinh viên Gen Z tại Tuskegee University, nhận thấy họ khơng
hài lịng với phương pháp truyền thống mà đòi hỏi một trải nghiệm học tập nhập vai,
Dastider (2019) đã đề nghị sử dụng công nghệ thực tế ảo để dạy cho họ, và theo đó, họ được
học hỏi từ môi trường thông minh 3D. Roseberry-McKibbin (2017) đề xuất, nên sử dụng

các video YouTube có liên quan, kết hợp các hoạt động thực hành, ln nói về cách áp dụng
trong thế giới thực.

26


Thứ tư, phát huy tính chủ động tự giác ở sinh viên.
Mục đích thực sự của giáo dục đại học hiện đại là sự trưởng thành của sinh viên thay vì
chuyển giao kiến thức (Klafter, 2020). Và để trưởng thành, sinh viên Gen Z cần có khả năng
học tập độc lập; đặc biệt là khi áp dụng công nghệ học tập di động và kỹ thuật số trong học tập
kết hợp, càng địi hỏi ở họ tính chủ động, tự giác, biết cách tự quản lý việc học tập của mình.
The and Yoon (2018) đề xuất hình thức học tập hợp tác, vì đó là một cách tiếp cận hiệu
quả, có thể tận dụng được các sinh viên Gen Z có kinh nghiệm học tập, từ đó làm phong phú
trải nghiệm học tập. Huser và cộng sự (2019), Coppola and Pontrello (2020) cho rằng, nên
khuyến khích sinh viên tự tạo ra tài nguyên học tập dành cho sinh viên, chẳng hạn như thuyết
trình, video, câu hỏi, tóm tắt. Kakodkar (2018) đề xuất phương pháp “tạo điều kiện và xây
dựng” khi làm việc với sinh viên Gen Z, cho phép họ tự tìm kiếm thơng tin trên cơ sở dữ liệu
điện tử, từ đó phát triển khả năng tự học và tinh thần độc lập, chuyển từ vị thế tiếp nhận thụ
động sang chủ động. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, sinh viên thường được giảng
viên khuyến khích góp phần xây dựng bài học, phát triển khả năng học tập độc lập thông qua
việc thực hiện các bài thuyết trình, video clip, tiểu luận,...
5. Kết luận
Sinh viên vừa là đối tượng, vừa là một trong các chủ thể của nhà trường. Theo Maini
(2019), việc định vị rõ ràng tiếng nói của sinh viên thể hiện tính dân chủ của trường đại học.
Cịn Gorski (2018) thì đề xuất, cần có chiến lược xóa bỏ khoảng cách về cơ hội, cung cấp kiến
thức cơng bằng cho mọi sinh viên.
Nhìn chung, sinh viên Gen Z tỏ ra có khả năng sáng tạo, và thực tế, bên cạnh những hạn
chế nhất định trong học tập. Trong bối cảnh chuyển đổi số, họ xuất hiện như một thế hệ ln
cố gắng tìm kiếm giải pháp thay vì lý thuyết cho mọi vấn đề. Họ tìm kiếm những người thầy,
người hướng dẫn biết cách sử dụng công nghệ để cùng chia sẻ với họ trách nhiệm học tập như

một sự cộng tác thay vì chỉ huy từ trên xuống.
Do đó, các đề xuất và khuyến nghị ở trên sẽ góp phần hỗ trợ sinh viên Gen Z trong quá
trình học tập giữa bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, tạo nên một giao diện mới và một phương
thức giao tiếp mới trong trường đại học.
Tài liệu tham khảo
1. Ayuni, Risca Fitri (2019), The online shopping habits and e-loyalty of Gen Z as
natives in the digital era. Journal of Indonesian Economy and Business. Vol 34, 168-184.
2. Cook, Vickie S. (2019), Rethinking Learning Engagement with Gen Z Students. Ementor. No 3 (80).
3. Coppola, Brian P., & Pontrello, Jason K. (2020), Student-Generated Instructional
Materials. In book: Active Learning in College Science. New York: Springer, 385-407.
4. Crampton, S. M., & Hodge, J. W. (2007), Generations in the workplace:
Understanding age diversity. The Business Review. 9 (1), 16-23.

27


5. Dastider, Swarnali Ghosh (2019), Effectiveness of Virtual Reality Technology to
teach Gen Z students about Construction Safety: A Pilot Study. International Journal of
Scientific Research and Management. Vol 7, No 02, p No: CS-2019-01-09.
6. Denizalp, Hasan, & Ozdamli, Fezile (2019), Determination of Student Opinions on
Usage of Social Media and Mobile Tools in Student-Teacher, Student-Student Communication.
International Journal of Emerging Technologies in Learning. Vol 14, No 22, 19-28.
7. Dwidienawati, Diena, & Gandasari, Dyah (2018), Understanding Indonesia’s
generation Z. International Journal of Engineering & Technology. 7 (3.25), 245-252.
8. Esler, Anthony (1982), Generations in History: An Introduction to the Concept. New
York: A. Esler.
9. Fath, Muhammad Sandy Al, & Sugianto, Aris (2018), Investigating Gen Z students’
perceptions on the use of Instagram to improve vocabulary. Conference: The 2nd INACELT
(International Conference on English Language Teaching), IAIN Palangka Raya, Indonesia.
10. Gorski, P. C. (2018), Reaching and teaching students in poverty: Strategies for

erasing the opportunity gap (2nd ed.). New York: Teachers College Press.
11. Hodges, Dawn Z. (2019), Use generational theory as a guide to understanding
college students. Dean & Provost. Vol 21, Issue 3, 1-12.
12. Huser, Camille, Marks, Leah, Linn, Aileen, & Meek, Sarah (2019), Student-Created
Online Teaching Resources for Students. In book: Biomedical Visualisation. Vol 4, 37-46.
13. Jenkins, Ryan (2019), How Generation Z Uses Technology and Social Media.
truy cập
16:28, 21/7/2022.
14. Jung, Carl Gustav (1933), The Stages of Life. Translated by W. S. Dell and C. F.
Baynes. In C. G. Jung, Modern man in search of a soul. New York: Harcourt, 19-114.
15. Kakodkar, Pradnya (2018), Switching from “Teach and Learn” Approach to
“Facilitate
and
Construct”
for
dental
students
of
gen
Z.
/>proach_to_Facilitate_and_Construct_for_dental_students_of_gen_Z/link/5af97b720f7e9b026
bf7383e/download truy cập 8:05, 2/7/2022.
16. Klafter, Craig (2020), Undergraduate Education and the Maturation of Students.
New York: Springer.
17. Maini, Monika (2019), Locating Student Voice in University: The Three Ideas of
the University and Education for Democaracy. In book: Cognizance the New Vistas of
Education and Psychology. Vol I. Kolkata: Paiolck, 99-108.
18. Mannheim, Karl (1928), The Problem of Generations. In book: Essays on the
Sociology of Knowledge: Collected Works. Paul Kecskemeti (ed.), 1952. Vol 5. New York:
Routledge, 276-322.

19. McCrindle, M. (2011), The ABC of XYZ: Understanding the global generations (2nd
ed.). Australia: Bella Vista, McCrindle Publication.

28


20. Mowforth, Steven (2018), “The world is your oyster”: Exploring the career
conceptions of Gen-Z students. Journal of the National Institute for Career Education and
Counselling. Issue 41, 26-32.
21. Murad, Roslinda, Hussin, Supyan, Yusof, Rizal, Miserom, Siti Faizah, & Yaacob, Md
Hanafizah. (2019), A Conceptual Foundation for Smart Education Driven by Gen Z. International
Journal of Academic Research in Business and Social Sciences. Vol 9, No 5, 1022-1029.
22. Nandhakumar, R. (2019), A study on the Learning Pattern of Generation-Z (Gen-Z)
& their perception on Curriculum, Course Deliverance and Infrastructure. International Journal
of Management and Social Sciences. Vol 9, 625-634.
23. Oducado, Ryan Michael Flores (2019), Facebook for Educational Purposes among Gen
Z Nursing Students: A Positive or Negative Disruptive Innovation? Conference: International
Conference of Nurses 2019. West Visayas State University, Cebu City, Philippines.
24. Orchard, Treena. (2020), Valentine’s Day: Gen Z avoids committed relationships,
prefers casual hookups. truy cập 11:03, 3/7/2022.
25. Persada, Satria Fadil, Miraja, Bobby Ardiansyah, & Nadlifatin, Reny (2019),
Understanding the Generation Z Behavior on D-Learning: A Unified Theory of Acceptance and
Use of Technology (UTAUT) Approach. iJET. Vol 14, No 5, 20-33.
26. Rashid, Mas Anom Abdul, & Othman, Azman (2019), Technology Intimacy: The
Extend of Malaysian Generation Z Dependency on Technology. Conference: Issues and
Challenges in Business and Accounting. Kuala Lumpur, Malaysia.
27. Roseberry-McKibbin, Celeste (2017), Generation Z Rising: A professor offers some
hints on engaging members of Gen Z, who are taking college campuses by storm. The Asha
Leader. Vol 22, Issue 12, 36-38.
28. Stansbury, Meris (2017), The Rising “Phigital” Student. edCircuit.

truy cập 6:51, 15/7/2022.
29. Strauss, William, & Howe, Neil (1997), The Fourth Turning: An American
Prophecy. New York: Broadway Books.
30. Tapscott, D. (1998), Growing Up Digital. The Rise of the Net Generation. New
York: McGraw-Hill.
31. Tennakoon, Lakni C., Tennakoon, Niranjala, & Lasanthika, Janani M. (2018), An
Assessment of the Role of the Internet as a Tool for Searching a Job by Generation Z.
Conference: International Conference on Management Research. Sri Lanka.
32. The, Ya Yee, & Yoon, Moy Tow (2018), Evaluation of Cooperative Learning: Does
it Enhance Learning Among the Gen Learners? Conference: International Conference on
Education. Vol 4, 28-38.
33. Thomas, Clare E. (2019), Teacher and student experiences in learning. Pacific
Journal of Technology Enhanced Learning. Vol 2, No 1.

29


34. Toynbee, Arnold Joseph (1934-1961), A Study of History. Vol 8, 1954: Heroic Ages;
Contacts between Civilizations in Space (Encounters between Contemporaries). UK: Oxford
University Press.
35. Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2019. truy
cập 9:31, 6/7/2022.
36. Vandegrift, Darcie. (2015), “We don’t have any limits”: Russian young adult life
narratives through a social generations lens. Journal of Youth Studies (2), 1-16.
37. Wilson, Mariaet, Veigas, Angeline Maria, & George, Ann Susan (2017), Prospective
trends in HRM of generation Z. Conference: Synthesis by Christ university BGR campus.
Bangalore.
38. Yang, Guobin (2016), The Red Guard Generation and Political Activism in China.
New York: Columbia University Press.


30



×