Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.04 KB, 5 trang )

Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên
lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
Vũ Thị Thủy
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trương Hoàng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Du lịch; Phát triển Du lịch; Hà Giang
Content
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những "Ngành công nghiệp không khói" mà
nhiều quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào để phát triển. Phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích.
Trước hết, đó là tạo công ăn việc làm tại chỗ ở khách sạn, nhà hàng, đại lý lữ hành, công ty vận
chuyển… đồng thời thúc đẩy các Ngành công nghiệp khác phát triển và chuyên môn hóa bởi vì
du lịch là ngành tổng hòa nhiều ngành khác. Bên cạnh đó, du lịch tạo nguồn thu chính cho nhà
nước thông qua các loại thuế. Cuối cùng, du lịch thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ sản phẩm địa
phương. [29, tr. 727, 728]
Giống như một vòng đời của con người có sinh thành, tuổi ấu thơ, tuổi thiếu niên, trưởng
thành và lúc già, điểm đến du lịch cũng có chu kỳ của nó. Tuy nhiên, quá trình phát triển này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, nên nó có thể phát triển ngắn hơn hoặc dài hơn chu kỳ sống của con
người. Vì vậy, nếu không có kế hoạch và kiểm soát tốt, chất lượng của điểm đến có xu hướng
giảm theo thời gian [30, tr.45].
Lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của tác giả Butler là lý thuyết tiêu biểu mô tả
chu kỳ sống của điểm đến được nhiều học giả trên thế giới biết đến. Thuật ngữ chu kỳ sống của
điểm đến xuất phát từ thuật ngữ chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm trong kinh tế học. Theo
Butler, chu kỳ sống của điểm đến trải qua sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập
(involvement), phát triển (development), củng cố (consolidation), trì trệ (stagnation), suy thoái
(decline) hoặc phục hồi (rejuvenation) [16].
Kể từ khi Butler đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến đến nay đã có rất nhiều tranh
cãi, nhiều người đồng ý áp dụng nó như một công cụ trong phân tích sự phát triển của điểm đến.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý thuyết của Butler còn nhiều hạn chế, Haywood (1986) [23,


tr. 154] cho rằng mô hình của Butler dần dần không còn thích hợp cho việc dự đoán và lập kế
hoạch bởi vì chịu nhiều chi phối và kiểm soát chủ quan của các nhà lập kế hoạch, cùng với
những tác động kinh tế, xã hội. Choy (1992) [17, tr. 26] cũng cho rằng khả năng dự đoán của mô
hình rất hạn chế trong khi áp dụng ở các điểm du lịch ở Thái Bình Dương. Haywood (1986) [23,
tr.167 ]chỉ ra rằng hầu hết nghiên cứu của Buter đều tập trung vào kiểm tra mức độ của toàn bộ
thị trường, hay đánh giá chu kỳ của điểm đến bằng các loại thị trường du lịch (nội địa hay quốc
tế), phương pháp phân bổ (qua công ty lữ hành hay tự đặt dịch vụ) hay những đoạn thị trường
(gia đình hay đoàn thể). Hầu hết các nghiên cứu chu kỳ sống điểm đến du lịch đều xác định giai
đoạn phát triển của điểm đến du lịch thông qua sử dụng phân tích các nhân tố về số lượng và đặc


điểm của du khách, bằng việc so sánh đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong mô hình chu kỳ
sống điểm đến của Butler với các đặc điểm thực tế của điểm đến. Theo đó, nghiên cứu sử dụng
lý thuyết của Butler trong việc xác định giai đoạn trong chu kỳ sống của du lịch Hà giang bằng
việc phân tích nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn của chu kỳ: số lượt khách du
lịch; doanh thu du lịch, dịch vụ; cơ sở lưu trú; công ty lữ hành; cơ cấu tổng sản phẩm, nhằm đưa
ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất để phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và
định hướng phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc cách thủ đô Hà Nội 320km về phía bắc
theo quốc lộ 2, nơi có những ngọn núi cao lưng trời (có dãy Tây Côn Lĩnh cao 2419m), nhiều
sông suối và động thực vật quý hiếm. Hà Giang có cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, những
ruộng bậc thang nên thơ, mảnh đất địa đầu của Tổ quốc không chỉ thu hút du khách bởi cảnh
quan thiên nhiên ngoạn mục mà còn hấp dẫn bởi truyền thống văn hóa lâu đời của hơn hai mươi
dân tộc cùng sinh sống. Với những tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch vì vậy luận
văn chọn điểm đến Hà Giang là khu vực nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, được sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, đề tài chọn hướng nghiên cứu, tìm hiểu: “Giải pháp phát
triển du lịch tỉnh Hà Giang dựa theo lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn không đi sâu vào đánh giá lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến cũng không
nhằm mục đích đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới. Mục đích của nghiên cứu là:

- Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
- Xác định giai đoạn của điểm đến Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến bằng việc
phân tích đa dạng các nhân tố như số lượng và đặc điểm tâm lý của khách du lịch, doanh thu du
lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, cơ cấu tổng sản phẩm.
- Đưa ra các chiến lược, giải pháp phù hợp, hiệu quả với giai đoạn hiện thời trong chu kỳ
sống của điểm đến Hà Giang và những giai đoạn tiếp theo nhằm nâng cao đời sống của địa
phương, thu hút nhiều du khách, tối đa hóa sự hài lòng của du khách, tối đa lợi nhận của doanh
nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, đảm bảo cân bằng bền vững giữa lợi ích kinh tế và văn hóa xã
hội và môi trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài cũng định ra các
nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện đó là:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của điểm đến du lịch
- Bằng các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển các giai đoạn khác nhau xác định giai đoạn
phát triển của du lịch Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch.
- Nhiệm vụ đề xuất những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất với giai đoạn phát triển du
lịch nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và định hướng phát triển
những giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên cơ sở lý thuyết chu
kỳ sống của điểm đến du lịch.
Phạm vi không gian nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh Hà Giang. Bên
cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch, trung tâm du lịch có ý nghĩa
quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận.
Giới hạn thời gian: Nghiên cứu tập trung vào các số liệu từ 2007-2012, giải pháp phát
triển đến năm 2020.
Giới hạn nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu mô hình chu kỳ sống của điểm đến
của tác giả Butler và áp dụng lý thuyết này để đánh giá điểm đến Hà Giang
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Để giải thích về sự phát triển du lịch của điểm đến, người ta đã đưa ra lý thuyết về chu kỳ
sống của điểm đến du lịch. Cho đến nay, đã có rất nhiều lý thuyết về quá trình phát triển của

điểm đến du lịch thông qua mô hình chu kỳ sống điểm đến. Gilbert là người đầu tiên đưa ra khái


niệm về điểm đến du lịch trên tạp chí Scottish, mô tả quá trình phát triển của điểm đến du lịch
qua ba giai đoạn: khám phá (discovery), phát triển (growth) và suy thoái (decline) [22].
Walter Christaller [19, tr. 95-105] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống điểm đến du lịch năm
1963 nhận được nhiều sự quan tâm. Ông mô tả những người họa sĩ là những người đầu tiên đặt
chân đến những nơi hoang sơ cho những đề tài và nguồn cảm hứng của họ. Sau đó, những nơi
này trở thành nơi lui tới thường xuyên của giới văn nghệ sĩ để khơi nguồn sáng tạo của họ, rất
nhiều bài thơ, bộ phim nói về những nơi này. Kết quả là những nơi này trở thành xu hướng đi du
lịch của một số bộ phận du khách, những khách sạn và một số dịch vụ cơ bản được xây dựng lên
để phục vụ họ. Khi điểm đến được nhiều người biết đến thì cũng một bộ phận lớn cư dân địa
phương tham gia phục vụ du lịch. Những hãng lữ hành bắt đầu xúc tiến điểm đến để phát triển
du lịch tại đây, sau một thời gian điểm đến không còn hấp dẫn họ lại hướng du khách đến những
nơi hoang sơ mới và chu kỳ lặp lại.
Cohen (1972) [20, tr 164-182] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến trong quá trình
phát triển của điểm đến du lịch dựa vào việc phân loại du khách thành bốn loại theo đặc điểm du
khách. Ông cho rằng ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển điểm đến thu những loại khách
khác nhau. Có bốn loại du khách: những người du ngoạn (drifters), những người ưa khám phá
(explorer), cá nhân (individual mass), đoàn thể tổ chức (organized mass). Những người du ngoạn
và những người ưa khám phá luôn tìm cho mình những điểm đến mới mà không quan tâm nhiều
đến những dịch vụ như lưu trú tiện nghi. Mặt khác, hai nhóm khách còn lại là cá nhân và tổ chức
đoàn thể thích ở những nơi có cơ sở vật chất tiện nghi, hoàn thiện và không đắt đỏ.
Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng Hoa Kỳ Stanley Plog cho rằng các giai đoạn
trong chu kỳ phát triển của điểm đến có mối tương quan khá chặt chẽ với đặc điểm tâm lý của du
khách. Năm 1973 Plog [30] đã chia nguồn khách du lịch thành năm nhóm tâm lý ứng với mỗi
giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến: là hiếu kỳ (allocentric), khá hiếu kỳ (near-allocentric)
nhóm trung gian (mid-centric), nhóm có tâm lý tự kỷ (psychocentric), khá tự kỷ (nearpsychocentric). Mỗi nhóm tâm lý của khách được đánh giá với mức thu nhập từ cao đến thấp.
Theo ông, nhóm tự kỷ, khá tự kỷ bao gồm những người chủ yếu quan tâm đến những vấn đề xảy
ra quanh họ, có quan hệ trực tiếp với họ. Nhóm hiếu kỳ, khá hiếu kỳ là những người rất quan tâm

đến những gì xung quanh, luôn tỏ ra thích sự tân kỳ, sẵn sàng mạo hiểm để khám phá. Nhóm du
khách có tâm lý hiếu kỳ ở mức độ khác nhau ưa những điểm mới phát hiện, hoang sơ, họ sẵn
sàng chấp nhận cả những nơi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tiện nghi. Họ luôn muốn tìm
thấy những khung cảnh mới, hoang sơ, khác lạ và những mối quan hệ mới và đại đa số nhóm
người này chấp nhận trả tiền cho các chuyến du lịch mới. Khi điểm đến thu hút đa số những
nhóm người có tâm lý hiếu kỳ và khá hiếu kỳ, nhiều cơ sở vật chất du lịch phục vụ cho nhóm
trung gian được xây dựng. Bởi vì, nhóm trung gian thể hiện sự pha trộn về đặc điểm tâm lý giữa
hai nhóm chính trên. Họ cũng muốn được hưởng những gì mới lạ song lại muốn có một sự đảm bảo
chắc chắn về các điều kiện thuân lợi, an toàn.
Họ muốn nhìn thấy sự đổi thay nào đó trong hình ảnh du lịch mà họ đã có được trong
những chuyến đi trước. Điểm đến ở giai đoạn có nhiều người nhóm trung gian đến du lịch, thì sẽ
cố gắng tận dụng mọi tiềm năng thu hút tối đa các nhóm khách khác nhau có thể, đó là những
nhóm khách có tâm lý tự kỷ và khá tự kỷ, những nhóm người này có thời gian lưu trú ngắn, chi
tiêu ít, đặc biệt họ sẽ chọn những điểm đến tương tự nếu có thể hay chọn những điểm du lịch
quen thuộc, đi cùng những người quen. Họ cảm thấy an tâm, vui mừng khi đến một điểm du lịch
mà họ đã từng đến trước đó, gặp lại những người phục vụ cũ đã để lại cho họ nhiều cảm tình.
Nhưng khi điểm đến bị thương mại hóa nhiều, không còn nhiều hấp dẫn, số lượng du khách cũng
giảm theo, dần dần du khách chuyển hướng đến những điểm đến mới khác. Khi phần lớn du
khách đến đây đều là những nhóm du khách tự kỷ, khá tự kỷ thì điểm đến đã ở giai đoạn suy
thoái.
Lý thuyết của Butler năm 1980 được nhiều người biết đến nhất và sử dụng nhiều nhất
trong việc phân tích quá trình phát triển của điểm đến du lịch, đó là chu kỳ sống của điểm đến


trải qua sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập (involvement), phát triển
(development), củng cố (consolidation), trì trệ (stagnation), suy thoái (decline) hoặc phục hồi
(rejuvenation).
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều học giả nghiên cứu về chu kỳ sống của sản phẩm,
nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của điểm đến,
cũng như chưa có nghiên cứu nào áp dụng lý thuyết này để đánh giá điểm đến du lịch, và tác giả

chọn điểm đến du lịch Hà Giang . Trong luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu lý thuyết chu kỳ
sống điểm đến, không chỉ khai thác khái niệm chu kỳ sống của điểm đến du lịch mà còn nghiên
cứu tìm hiểu các đặc điểm trong các giai đoạn, các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các
giai đoạn chu kỳ sống của điểm đến du lịch từ đó xác định vấn đề đặt ra xuất hiện ở mỗi giai
đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch, dựa vào đó đưa ra các chiến lược phát triển du lịch cho
mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng trong nghiên
cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên
cứu. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác
đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp quan sát, phương
pháp điền dã thực tế.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình ảnh, các bảng biểu, các tài
liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
Chương 2: Áp dụng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch xác định giai đoạn
phát triển của điểm đến du lịch Hà Giang
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang phù hợp với giai đoạn phát
triển

References
1. Đàm Văn Bông (2011), Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang “ kỷ yếu
hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư”
2. Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2012), Niên giám thông kê năm 2010
3. Lê Huy Đại, Triệu Đức Thanh (2004), Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb Thế Giới
4. Trần Minh Đạo (2006), Giaó trình Marketing căn bản, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân
5. Vũ Mạnh Hà (2006), Cơ sở kinh tế du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
6. Trần Thị Minh Hòa, (2011) Tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch

7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiều (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
8. Mai Trọng Nhuận, Vũ Minh Khang (2011), Giaỉ pháp đột phá một số ngành- lĩnh vực vì Hà
Giang phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư vì Hà Giang phát triển, Hà Nội
9. Luật du lịch (2006), Nxb Chính trị quốc gia
10. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Giang (2009), Cẩm nang du lịch Hà Giang, Công ty in
TNHHTM HBT, Hà Giang.
11. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Giang (2010), Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng
Văn, Bản tin số 1.
12. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Giang (2011),Bản tin du lịch, số 01
13. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang(2004), Hà Giang điểm hẹn nơi cực Bắc, Nxb Thông Tấn.
14. L. Alex, 1997, Applications of Life- cycle model tourism, Analysis tourism research
15. Butler, R.W. (1985), Evolution of tourism in the Scottish highlands. Annals of tourism
research, Canadian Geographer


16. Butler, R.W. (1980). The concept of a tourism area cycle of evolution: Implication for
management of resources, Canadian Geographer
17. Choy, D. (1992), Life cycle models for pacific island destinations. Journal of travel research,
Winter 1992
18. Cooper, C.& Jackson, S.(1989), Destination life cycle: The isle of Man case study. Annals of
tourism research vol.16
19. Christaller, W.(1963), Some consideration of tourism location in Europe, Regional Science
Association Papers 12
20. Cohen, E. (1972), Towards a Sociology of International Tourism, Social Research, Vol, 39
21. Gilbert, D. (1990). Strategic marketing planning for national tourism. Tourist Review.
22. Gilbert, E.W. (1939). The growth of inland and seaside health resorts in England. Scottish
Geographical Magazine.
23. Hay wood, K.(1986), Can the tourist area life cycle be made operational, Tourism
Management
24. Knowles, T. and Curtis, S. (1999). The market viability of European mass tourist

destinations. A post-stagnation life-cycle analysis. Tourism Research.
25. Kotler, P. (2003), Marketing Management, 11th edition, Prentice Hall
26. Levitt, T (1965), Exploit the Product life cycle, Havard Business Review
27. Martin và Uysal (1990), An examination of relationship between carrying and capacity and
the Tourism life cycle: management, policy implication, Journal of Environmental
Management.
28. Moon, Y.M,(2005). The tourism area life cycle and regime switching models
29. Philip Kotler, John Bowen and Jamé C. Makens, Marketing for hospitality and tourism, 4 th
Edition, Pearson Education, 2006
30. Plog, SC. (2004), Leusure Travel: A marketing Handbookk. Pearson Prentice Hall, 2004
31. Porter, M.E. (1980). Competitive Strategies: Techniques for Analysing Industries and
Competitors. New York: Free Press.
32. Prosser,G(1995). Tourist destination life cycles: Progress, Problems and prospects. In
proceedings of National Tourism and Hospitality Conference
33. Taylor, L. & Allardyce M & Macpherson N. (1992), Determining marketing strategies for
organization targeting the European tourist to Scotland. Tourism Management, March 1992.
34. Thompson, J.L. (1997). Strategic Management: Awareness and Change. 3rd ed. London:
Thomson.
35. Robert Lanquar & Robert Hollier (2002), Marketing du lịch, NXb Thế giới
36. Tribe, J (1997). Corporate Strategy for Tourism. London: Thomson.
Trang Internet
37. Trang thông tin về Hà Giang: www.hagiang.gov.vn
38. Trang thông tin về du lịch Hà Giang: www.hagiangtrade.gov.vn
39. Trang thông tin về Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn:
www.dongvangeopark.com
40. http:// www.hagiangtravel.vn
41. http:// www.dulichvietnam.com.vn
42. http:// www.vietnamtourism.gov.vn
43. http://




×