ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VŨ THỊ THỦY
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG
DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VŨ THỊ THỦY
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG
DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRƢƠNG HOÀNG
Hà Nội - 2014
LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành được luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm
Trương Hồng đã hướng dẫn tơi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vơ cùng có ích trong những năm học
vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội, Ban Chủ
nhiệm khoa Du lịch - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện
cho tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
ln bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Vũ Thị Thủy
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ du lịch: “Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa
trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch ” là do chính tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Trương Hoàng
Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tơi sử dụng trong đề tài là đã có thực
và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép khơng hợp
lệ nào.
Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
6. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ..............................................................................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................8
1.2. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch...............................................................11
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................11
1.2.2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến .......................................13
1.2.3. Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của
điểm đến..............................................................................................................20
1.2.4. Những vấn đề đặt ra mỗi giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch ...........23
1.2.5. Các chiến lược phát triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống
của điểm đến .......................................................................................................24
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................28
CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
HÀ GIANG ..............................................................................................................29
2.1. Khái quát chung du lịch Hà Giang .............................................................29
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên ..............................................................................29
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................32
2.1.3. Tài nguyên du lịch ....................................................................................32
2.1.4. Các yếu tố cấu thành điểm đến Hà Giang ...............................................42
2.2. Phân tích chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang .............................51
2.2.1. Số lượt khách ............................................................................................52
2.2.2. Thu nhập từ du lịch, dịch vụ .....................................................................55
2.2.3. Cơ sở lưu trú.............................................................................................56
2.2.4. Công ty lữ hành ........................................................................................58
2.2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm ..............................................................................59
2.3. Phân tích chu kỳ sống điểm đến du lịch các vùng của tỉnh Hà Giang .............61
2.3.1. Vùng cao phía bắc ....................................................................................63
2.3.2. Vùng cao phía tây .....................................................................................65
2.3.3. Vùng núi thấp ...........................................................................................66
2.4. Phân tích chu kỳ sống của một số điểm du lịch .........................................68
2.4.1. Bản Thiên Hương .....................................................................................69
2.4.2. Bản Tha ....................................................................................................69
2.4.3. Bản Nậm Đăm ..........................................................................................70
2.4.4. Bản Hạ Thành ..........................................................................................71
2.4.5. Thị trấn Đồng Văn ....................................................................................72
2.5. Những vấn đề đặt ra phát triển du lịch Hà Giang .....................................75
Tiểu kết chương 2...................................................................................................77
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG
PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN .......................................................78
3.1 . Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh ..........................................78
3.2. Các nhóm giải pháp phát triển du lịch Hà Giang phù hợp với giai đoạn
phát triển. .............................................................................................................83
3.2.1. Nhóm giải pháp quy hoạch, đầu tư ..........................................................83
3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch .............................................................83
3.2.1.2. Giải pháp về đầu tư du lịch ...................................................................85
3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch ......................................88
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch ....................................................................................................................95
3.3. Một số nhóm giải pháp khác ........................................................................97
3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, phát triển
thương hiệu du lịch .............................................................................................97
3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch ...........99
3.3.3. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương về du lịch.................101
3.4. Các nhóm giải pháp trọng tâm cho từng vùng phát triển du lịch ..........102
3.5. Các giải pháp trọng tâm cho một số điểm du lịch ở các thời kỳ khác nhau
của một giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến ........................................106
3.6. Các kiến nghị ...............................................................................................107
3.6.1. Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương .......................................107
3.6.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang ................................................................107
3.6.3. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...............................................108
3.6.4. Đối với người dân Hà Giang ..................................................................108
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................109
KẾT LUẬN ............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113
PHỤ LỤC ...............................................................................................................116
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
ĐBBB
Đồng bằng Bắc Bộ
2
UBND
Uỷ ban nhân dân
3
HTX
Hợp tác xã
4
SVHTT
Sở văn hoá thể thao
5
KH
Khoa học
6
DL
Du lịch
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc điểm các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến ........................19
Bảng 1.2 Đặc điểm nổi bật củacác giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến ................20
Bảng 1.3: Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của
điểm đến ....................................................................................................................21
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động du lịch Hà Giang từ năm 2007- 2011 .........................52
Bảng 2.2 Thu nhập từ du lịch, dịch vụ từ năm 2007 đến 2012 ...............................55
Bảng 2.3 Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2011 ...................56
Bảng 2.4 Cơ cấu tổng sản phẩm của Hà Giang từ năm 2007- 2012 ........................59
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp phân tích kết quả của năm nhân tố cho chu kỳ sống của
điểm đến Hà giang ....................................................................................................60
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp kết quả phân tích chu kỳ sống của các vùng du lịch Hà Giang .........67
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kết quả phân tích chu kỳ sống của một số điểm du lịch.................73
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các giải pháp trọng tâm cho từng vùng phát triển du lịch .............102
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các giải pháp trọng tâm phù hợp cho từng thời kỳ trong
giai đoạn phát triển thâm nhập của điểm đến..........................................................106
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các dạng chủ yếu chu kỳ sống của sản phẩm ...........................................12
Hình 1.2 Mơ hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler .........................................14
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang ..............................................................29
Hình 2.2: Khuynh hướng số lượt khách du lịch đến Hà Giang ...............................54
Hình 2.3: Khuynh hướng tăng trưởng về doanh thu du lịch dịch vụ của Hà Giang ...............56
Hình 2.4. Khuynh hướng tăng trưởng về số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang................58
Hình 2.5 Khuynh hướng phát triển tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Hà
Giang từ 2007- 2012 .................................................................................................60
Hình 2.6 Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang................................................62
Hình 2.7. Chu kỳ sống của một số điểm du lịch Hà Giang .......................................74
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những "Ngành cơng nghiệp khơng
khói" mà nhiều quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào để phát triển. Phát triển du lịch
mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, đó là tạo cơng ăn việc làm tại chỗ ở khách sạn,
nhà hàng, đại lý lữ hành, công ty vận chuyển… đồng thời thúc đẩy các Ngành cơng
nghiệp khác phát triển và chun mơn hóa bởi vì du lịch là ngành tổng hòa nhiều
ngành khác. Bên cạnh đó, du lịch tạo nguồn thu chính cho nhà nước thông qua các
loại thuế. Cuối cùng, du lịch thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ sản phẩm địa phương. [29,
tr. 727, 728]
Giống như một vịng đời của con người có sinh thành, tuổi ấu thơ, tuổi thiếu
niên, trưởng thành và lúc già, điểm đến du lịch cũng có chu kỳ của nó. Tuy nhiên,
q trình phát triển này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên nó có thể phát triển ngắn
hơn hoặc dài hơn chu kỳ sống của con người. Vì vậy, nếu khơng có kế hoạch và
kiểm sốt tốt, chất lượng của điểm đến có xu hướng giảm theo thời gian [30, tr.45].
Lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của tác giả Butler là lý thuyết
tiêu biểu mô tả chu kỳ sống của điểm đến được nhiều học giả trên thế giới biết đến.
Thuật ngữ chu kỳ sống của điểm đến xuất phát từ thuật ngữ chu kỳ sống hay vòng
đời của sản phẩm trong kinh tế học. Theo Butler, chu kỳ sống của điểm đến trải qua
sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập (involvement), phát triển
(development), củng cố (consolidation), trì trệ (stagnation), suy thối (decline) hoặc
phục hồi (rejuvenation) [16].
Kể từ khi Butler đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến đến nay đã có rất
nhiều tranh cãi, nhiều người đồng ý áp dụng nó như một cơng cụ trong phân tích sự
phát triển của điểm đến. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý thuyết của Butler còn
nhiều hạn chế, Haywood (1986) [23, tr. 154] cho rằng mơ hình của Butler dần dần
khơng cịn thích hợp cho việc dự đốn và lập kế hoạch bởi vì chịu nhiều chi phối và
kiểm sốt chủ quan của các nhà lập kế hoạch, cùng với những tác động kinh tế, xã
hội. Choy (1992) [17, tr. 26] cũng cho rằng khả năng dự đốn của mơ hình rất hạn
chế trong khi áp dụng ở các điểm du lịch ở Thái Bình Dương. Haywood (1986) [23,
1
tr.167 ]chỉ ra rằng hầu hết nghiên cứu của Buter đều tập trung vào kiểm tra mức độ
của toàn bộ thị trường, hay đánh giá chu kỳ của điểm đến bằng các loại thị trường
du lịch (nội địa hay quốc tế), phương pháp phân bổ (qua công ty lữ hành hay tự đặt
dịch vụ) hay những đoạn thị trường (gia đình hay đồn thể). Hầu hết các nghiên cứu
chu kỳ sống điểm đến du lịch đều xác định giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch
thông qua sử dụng phân tích các nhân tố về số lượng và đặc điểm của du khách,
bằng việc so sánh đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong mơ hình chu kỳ sống
điểm đến của Butler với các đặc điểm thực tế của điểm đến. Theo đó, nghiên cứu sử
dụng lý thuyết của Butler trong việc xác định giai đoạn trong chu kỳ sống của du
lịch Hà giang bằng việc phân tích nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai
đoạn của chu kỳ: số lượt khách du lịch; doanh thu du lịch, dịch vụ; cơ sở lưu trú;
công ty lữ hành; cơ cấu tổng sản phẩm, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu
quả nhất để phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và định hướng phát
triển ở những giai đoạn tiếp theo.
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc cách thủ đơ Hà Nội 320km
về phía bắc theo quốc lộ 2, nơi có những ngọn núi cao lưng trời (có dãy Tây Côn
Lĩnh cao 2419m), nhiều sông suối và động thực vật quý hiếm. Hà Giang có cao
nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, những ruộng bậc thang nên thơ, mảnh đất địa đầu của
Tổ quốc không chỉ thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục mà còn
hấp dẫn bởi truyền thống văn hóa lâu đời của hơn hai mươi dân tộc cùng sinh sống.
Với những tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch vì vậy luận văn chọn
điểm đến Hà Giang là khu vực nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, được sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, đề tài chọn hướng nghiên cứu, tìm hiểu:
“Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Giang dựa theo lý thuyết chu kỳ sống của điểm
đến du lịch”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn không đi sâu vào đánh giá lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến
cũng khơng nhằm mục đích đưa ra lý thuyết hồn tồn mới. Mục đích của nghiên
cứu là:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
2
- Xác định giai đoạn của điểm đến Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến
bằng việc phân tích đa dạng các nhân tố như số lượng và đặc điểm tâm lý của khách
du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, cơ cấu tổng sản phẩm.
- Đưa ra các chiến lược, giải pháp phù hợp, hiệu quả với giai đoạn hiện thời
trong chu kỳ sống của điểm đến Hà Giang và những giai đoạn tiếp theo nhằm nâng
cao đời sống của địa phương, thu hút nhiều du khách, tối đa hóa sự hài lòng của du
khách, tối đa lợi nhận của doanh nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, đảm bảo cân
bằng bền vững giữa lợi ích kinh tế và văn hóa xã hội và môi trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài cũng
định ra các nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện đó là:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của điểm đến du lịch
- Bằng các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển các giai đoạn khác nhau xác
định giai đoạn phát triển của du lịch Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch.
- Nhiệm vụ đề xuất những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất với giai đoạn
phát triển du lịch nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và
định hướng phát triển những giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên cơ sở
lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch.
Phạm vi không gian nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu đề tài là tồn bộ tỉnh
Hà Giang. Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch,
trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa bàn
nghiên cứu với các tỉnh lân cận.
Giới hạn thời gian: Nghiên cứu tập trung vào các số liệu từ 2007-2012, giải
pháp phát triển đến năm 2020.
Giới hạn nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu mơ hình chu kỳ sống
của điểm đến của tác giả Butler và áp dụng lý thuyết này để đánh giá điểm đến Hà Giang
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Để giải thích về sự phát triển du lịch của điểm đến, người ta đã đưa ra lý
thuyết về chu kỳ sống của điểm đến du lịch. Cho đến nay, đã có rất nhiều lý thuyết
3
về quá trình phát triển của điểm đến du lịch thơng qua mơ hình chu kỳ sống điểm
đến. Gilbert là người đầu tiên đưa ra khái niệm về điểm đến du lịch trên tạp chí
Scottish, mơ tả q trình phát triển của điểm đến du lịch qua ba giai đoạn: khám phá
(discovery), phát triển (growth) và suy thoái (decline) [22].
Walter Christaller [19, tr. 95-105] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống điểm đến du
lịch năm 1963 nhận được nhiều sự quan tâm. Ơng mơ tả những người họa sĩ là
những người đầu tiên đặt chân đến những nơi hoang sơ cho những đề tài và nguồn
cảm hứng của họ. Sau đó, những nơi này trở thành nơi lui tới thường xuyên của giới
văn nghệ sĩ để khơi nguồn sáng tạo của họ, rất nhiều bài thơ, bộ phim nói về những
nơi này. Kết quả là những nơi này trở thành xu hướng đi du lịch của một số bộ phận
du khách, những khách sạn và một số dịch vụ cơ bản được xây dựng lên để phục vụ
họ. Khi điểm đến được nhiều người biết đến thì cũng một bộ phận lớn cư dân địa
phương tham gia phục vụ du lịch. Những hãng lữ hành bắt đầu xúc tiến điểm đến để
phát triển du lịch tại đây, sau một thời gian điểm đến khơng cịn hấp dẫn họ lại
hướng du khách đến những nơi hoang sơ mới và chu kỳ lặp lại.
Cohen (1972) [20, tr 164-182] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến
trong quá trình phát triển của điểm đến du lịch dựa vào việc phân loại du khách
thành bốn loại theo đặc điểm du khách. Ông cho rằng ở mỗi giai đoạn trong quá
trình phát triển điểm đến thu những loại khách khác nhau. Có bốn loại du khách:
những người du ngoạn (drifters), những người ưa khám phá (explorer), cá nhân
(individual mass), đoàn thể tổ chức (organized mass). Những người du ngoạn và
những người ưa khám phá ln tìm cho mình những điểm đến mới mà không quan
tâm nhiều đến những dịch vụ như lưu trú tiện nghi. Mặt khác, hai nhóm khách cịn
lại là cá nhân và tổ chức đồn thể thích ở những nơi có cơ sở vật chất tiện nghi,
hồn thiện và khơng đắt đỏ.
Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng Hoa Kỳ Stanley Plog cho rằng các
giai đoạn trong chu kỳ phát triển của điểm đến có mối tương quan khá chặt chẽ với
đặc điểm tâm lý của du khách. Năm 1973 Plog [30] đã chia nguồn khách du lịch
thành năm nhóm tâm lý ứng với mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến: là
hiếu kỳ (allocentric), khá hiếu kỳ (near-allocentric) nhóm trung gian (mid-centric),
4
nhóm có tâm lý tự kỷ (psychocentric), khá tự kỷ (near- psychocentric). Mỗi nhóm
tâm lý của khách được đánh giá với mức thu nhập từ cao đến thấp. Theo ông, nhóm
tự kỷ, khá tự kỷ bao gồm những người chủ yếu quan tâm đến những vấn đề xảy ra
quanh họ, có quan hệ trực tiếp với họ. Nhóm hiếu kỳ, khá hiếu kỳ là những người
rất quan tâm đến những gì xung quanh, ln tỏ ra thích sự tân kỳ, sẵn sàng mạo
hiểm để khám phá. Nhóm du khách có tâm lý hiếu kỳ ở mức độ khác nhau ưa
những điểm mới phát hiện, hoang sơ, họ sẵn sàng chấp nhận cả những nơi chưa có
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tiện nghi. Họ ln muốn tìm thấy những khung cảnh
mới, hoang sơ, khác lạ và những mối quan hệ mới và đại đa số nhóm người này
chấp nhận trả tiền cho các chuyến du lịch mới. Khi điểm đến thu hút đa số những
nhóm người có tâm lý hiếu kỳ và khá hiếu kỳ, nhiều cơ sở vật chất du lịch phục vụ
cho nhóm trung gian được xây dựng. Bởi vì, nhóm trung gian thể hiện sự pha trộn
về đặc điểm tâm lý giữa hai nhóm chính trên. Họ cũng muốn được hưởng những gì
mới lạ song lại muốn có một sự đảm bảo chắc chắn về các điều kiện thn lợi, an tồn.
Họ muốn nhìn thấy sự đổi thay nào đó trong hình ảnh du lịch mà họ đã có
được trong những chuyến đi trước. Điểm đến ở giai đoạn có nhiều người nhóm
trung gian đến du lịch, thì sẽ cố gắng tận dụng mọi tiềm năng thu hút tối đa các
nhóm khách khác nhau có thể, đó là những nhóm khách có tâm lý tự kỷ và khá tự
kỷ, những nhóm người này có thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu ít, đặc biệt họ sẽ chọn
những điểm đến tương tự nếu có thể hay chọn những điểm du lịch quen thuộc, đi
cùng những người quen. Họ cảm thấy an tâm, vui mừng khi đến một điểm du lịch
mà họ đã từng đến trước đó, gặp lại những người phục vụ cũ đã để lại cho họ nhiều
cảm tình. Nhưng khi điểm đến bị thương mại hóa nhiều, khơng cịn nhiều hấp dẫn,
số lượng du khách cũng giảm theo, dần dần du khách chuyển hướng đến những
điểm đến mới khác. Khi phần lớn du khách đến đây đều là những nhóm du khách tự
kỷ, khá tự kỷ thì điểm đến đã ở giai đoạn suy thoái.
5
Mơ hình chu kỳ sống của điểm đến theo Stanley Plog
Nguồn: Stanley c. Polg, Leisure travel: A marketing handbook, pearson
Prentice Hall, 2004
Lý thuyết của Butler năm 1980 được nhiều người biết đến nhất và sử dụng
nhiều nhất trong việc phân tích q trình phát triển của điểm đến du lịch, đó là chu
kỳ sống của điểm đến trải qua sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập
(involvement), phát triển (development), củng cố (consolidation), trì trệ
(stagnation), suy thối (decline) hoặc phục hồi (rejuvenation).
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều học giả nghiên cứu về chu kỳ sống của
sản phẩm, nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về chu
kỳ sống của điểm đến, cũng như chưa có nghiên cứu nào áp dụng lý thuyết này để
đánh giá điểm đến du lịch, và tác giả chọn điểm đến du lịch Hà Giang . Trong luận
văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu lý thuyết chu kỳ sống điểm đến, không chỉ khai
thác khái niệm chu kỳ sống của điểm đến du lịch mà còn nghiên cứu tìm hiểu các
đặc điểm trong các giai đoạn, các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai
đoạn chu kỳ sống của điểm đến du lịch từ đó xác định vấn đề đặt ra xuất hiện ở mỗi
giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch, dựa vào đó đưa ra các chiến lược phát
triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang.
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng
trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục
vụ cho quá trình nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho
việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
Ngồi ra cịn có các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp quan
sát, phương pháp điền dã thực tế.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình ảnh, các bảng
biểu, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong ba chương:
Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
Chƣơng 2: Áp dụng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch xác định
giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch Hà Giang
Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang phù hợp với
giai đoạn phát triển
7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Điểm đến du lịch là một khái niệm mà có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Khái niệm điểm đến du lịch xuất phát từ khái niệm điểm tham quan, điểm hấp dẫn
du lịch và điểm du lịch. Điểm tham quan du lịch là những điểm có tài nguyên du
lịch hấp dẫn, song khơng có khách lưu trú qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du
lịch. Và điểm hấp dẫn du lịch (Attractive site) là những điểm có tài nguyền du lịch
nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách. Còn theo luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi
có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [9].
Như vậy điểm đến du lịch phải là nơi có tài ngun du lịch, có sức hấp dẫn thu hút
khách thì mới “là nơi mà con người thực hiện những kỳ nghỉ của họ”. Steven Pike
định nghĩa về điểm đến đến du lịch: “Một điểm đến du lịch là một vùng khơng gian
địa lý ở đó có một cụm các tài ngun du lịch tương đồng mà khơng bị bó hẹp bởi
một ranh giới chính trị.” Tuy nhiên, khái niệm này cũng chưa phân định được ranh
giới chính trị, địa giới quản lý hành chính của một điểm đến cụ thể hay tỉnh thành
phố. Do đó chưa xác định được chủ thể cũng như thành phẩn tham gia quản lý điểm đến.
Tổ chức du lịch thế giới định nghĩa về điểm đến du lịch khá đầy đủ với các
yếu tố cấu thành điểm đến du lịch phù hợp với quan điểm phát triển du lịch bền
vững: “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một
đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và
tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý
giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm
đến du lịch trong địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng
đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn
hơn.” [6]
Như vậy, ta có thể hiểu là một điểm đến du lịch về phía cầu thì du khách ở
lại ít nhất một đêm, về phía cung là phải có các sản phẩm du lịch như dịch vụ hỗ
trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày, về mặt quản lý thì
8
có sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Vì vậy, nếu đáp ứng được
những điều kiện trên thì đó là điểm đến du lịch, nên có điểm đến du lịch địa
phương, và nhiều điểm đến du lịch địa phương kết nối lại với nhau để tạo thành một
điểm đến du lịch lớn hơn. Tiếp cận dưới góc nhìn này, có thể kết luận Hà Giang là
một điểm đến du lịch.
Dựa vào phạm vi người ta phân loại điểm đến thành 4 loại :
- Điểm đến cấp quốc tế: Khu vực bao gồm nhiều hoặc một số quốc gia (Asean,
Đông Dương
- Điểm đến là quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc…
- Điểm đến cấp vùng: Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ…
- Điểm đến cấp địa phương hoặc đơn vị hành chính cá biệt: Hà Nội, Hạ Long
Ngoài ra ET, 2000, điểm đến độc lập: chuỗi các điểm đến trong tour, hành
trình cruise.
Để cấu thành điểm đến du lịch cần có những yếu tố quan trọng trong đó kể đến:
Điểm hấp dẫn du lịch: các điểm hấp dẫn của một nơi đến dù mang đặc điểm
nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho
sự viếng thăm cảu du khách. Các điểm hấp dẫn thường là lĩnh vực bị lãng quên của
ngànhh du lịch bởi tính đa dạng và hình thức sở hữu phân tán của chúng.
Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến): Sự phát trì triển và duy trì
giao thơng có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản
cho sự thành công của điểm đến du lịch
Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung
cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà cịn tạo cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng
nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về món ăn hoặc đặc sản địa phương.
Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ
Du khách đòi hỏi một loạt tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại nơi
đến du lịch. Khả năng cung cấp tiện nghi và dich vụ hỗ trợ biểu lộ bản chất đa
ngành của yếu tố cung trong du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh
doanh trong ngành du lịch.
9
Các nơi đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho cả khách hàng và
ngành du lịch thông qua các tổ chức du lịch địa phương, Những dịch vụ này bao
gồm: quảng bá cho nơi đến: lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát sự phát triển của nơi
đến, tư vấn và phối hợp các doanh nghiệp khác ở đại phương, cung cấp một số tiện
nghi nhất định.
Các hoạt động bổ sung
Các hoạt động bổ sung được tạo ra để giúp du khách sẽ có “một cái gì đó để
làm khi chẳng thể làm gì”
Các điểm hấp dẫn, giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ,
các hoạt động bổ sung là những tiêu chuẩn cho sự tồn tại của một nơi đến du lịch.
Tùy thuộc vào các cá nhân, các yếu tố này có thể có rất nhiều cách kết hợp khác
nhau ở mức độ khác nhau. Sự quyến rũ của điểm đến du lịch mang lại tính chất chủ
quan của nguời viếng thăm. Những gì khiến du khách thích thú có thể không là mối
quan tâm của du khách khác. Tuy nhiên, tất cả các điểm đến du lịch nói chung có
năm yếu tố cấu thành trên.
Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm đến du lịch theo Metin
Kozak có các nhân tố bao gồm:
+ Đặc điểm của điểm đến: cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, dịch vụ,
thái độ của dân địa phương, khả năng tiếp cận, chất lượng mơi trường, an tồn và an ninh.
+ Đặc điểm của du khách: Sự thỏa mãn, hình ảnh, đặc điểm cá nhân, kinh
nghiệm đã trải qua, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng về tài chính.
+ Hành vi của các cơng ty lữ hành: Uy tín, hoạt động marketing, mức độ ứng
dụng cơng nghệ thơng tin
+ Các nhân tố bên ngồi: Tỷ giá hối đối, sự can thiệp của chính phủ, những
nhân tố khơng thể kiểm sốt được. [6]
Bên cạnh đó, ta cũng cần nghiên cứu khái niệm sản phẩm du lịch dưới góc
nhìn marketing, một số học giả đã khẳng định “sản phẩm du lịch là một tổng thể rất
phức tạp gồm các thành phần không đồng nhất” và sản phẩm du lịch được tạo gia
bởi các nhóm thành tố gồm [35]:
10
+ Các tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, cơng nghệ có khả năng thu hút
khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ.
+ Hàng hóa dịch vụ, ăn uống lưu trú, vui chơi thể thao
+ Dịch vụ du lịch
Tóm lại, sản phẩm du lịch là tồn bộ chương trình du lịch, các dịch vụ du
lịch cùng với tài nguyên du lịch được khai thác cho hoạt động du lịch. Thành phần
của sản phẩm du lịch: sản phẩm lữ hành, sản phẩm dịch vụ du lịch được cụ thể hóa
trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau: dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung, các dịch vụ
cụ thể khi trực tiếp phục vụ khách du lịch: đồ lưu niệm, đồ uống, món ăn.
1.2. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch
1.2.1. Khái niệm
Trước hết ta có khái niệm chu kỳ trong khoa học và đời sống nói chung, chu
kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để
kết thúc một vịng quay, một chu trình.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về chu kỳ sống của điểm đến
du lịch. Tuy nhiên, hầu như các quan điểm đó đều dựa trên cơ sở lý thuyết của chu
kỳ sống của sản phẩm. Vì vậy, trước hết cần nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm
là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về chu kỳ sống của sản phẩm, nhưng theo Gs.Ts.
Trần Minh Đại [4, Tr.257]:
Chu kỳ sống của sản phẩm còn gọi là "vòng đời sản phẩm", gồm có các giai
đoạn sau [4, tr.258 ]:
Giai đoạn tung ra thị truờng ( giai đoạn giới thiệu): là thời kỳ mức tiêu thụ tăng
trưởng chậm theo mức độ tung hàng ra thị trường;
Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng
và lợi nhuận tăng lên đáng kể;
Giai đoạn bão hịa (chín muồi) : là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm dần
lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm;
Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi xuống và lợi
nhuận giảm.
11
Khơng phải tất cả các sản phẩm đều có chu kỳ sống hình sin. Các nhà nghiên
cứu sản phẩm đã phát hiện ra hàng chục dạng chu kỳ sống khác nhau. Có ba dạng
phổ biến được trình bày trong hình:
Dạng “phát triển - giảm đột ngột -bảo hịa” (hình a) đặc trưng cho những sản
phẩm có doanh số tăng nhanh khi mới tung ra thị trường rồi sau đó sụt giảm rất
nhanh chóng do những người sớm chấp nhận sản phẩm này thay thế chúng, sau đó
doanh số chững lại do những người chấp nhận muộn bắt đầu mua sản phẩm.
Dạng “chu kỳ - chu kỳ lặp lại” (hình b) biểu thị chu kỳ sống của những sản
phẩm (ví dụ như dược phẩm mới) mà thời gian đầu nhờ quảng cáo mạnh mẽ nên
doanh số tăng nhanh, điều này đã tạo ra chu kỳ thứ nhất. Sau đó doanh số bắt đầu
giảm và doanh nghiệp lại tiếp tục mở một đợt quảng cáo sản phẩm đó một lần nữa
làm xuất hiện chu kỳ thứ hai thường có qui mơ nhỏ hơn và thời gian ngắn hơn.
Dạng PLC hình sóng (hình c) tiêu biểu cho những sản phẩm mà doanh số của
chúng trải qua một chuỗi chu kỳ sống do phát hiện ra những đặc tính mới của sản
phẩm, những cơng dụng mới hay những người sử dụng mới. Ví dụ nilon có chu
sống dạng hình sóng, vì nó có thêm nhiều cơng dụng mới như làm dù, bít tất, đồ lót,
áo sơ mi, thảm... được phát hiện dần qua thời gian.
Hình 1.1 Các dạng chủ yếu chu kỳ sống của sản phẩm
Nguồn: Philip Kotler, Marketing Management, 11th edition, Prentice Hall, 2003, trang 32
Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm, nhiều nhà nghiên
cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau. Tác giả thu thập, phân tích trên các quan
điểm đó cho rằng chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Tourism area life cycle – Viết
tắt là TALC) hay còn gọi là vòng đời của điểm đến là một khái niệm mơ tả q trình
phát triển du lịch của điểm đến qua các giai đoạn của chu kỳ sống bằng những nhân
tố nhận biết dịch chuyển.
12
Tương tự chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của điểm đến du lịch của
tác giả Butler mô tả khi mới khai phá, chỉ có một số du khách hiếu kỳ biết đến điểm
đến, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như nhận thức của cộng đồng địa phương
về du lịch còn hạn chế. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng lên, thì nhận thức về
du lịch cũng tăng lên, vì vậy số lượng khách du lịch phát triển hơn. Bằng việc đầu
tư quảng bá điểm đến và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, điểm đến nhanh
chóng trở thành điểm đến du lịch. Nhưng khi số lượng khách du lịch đạt mức cao
nhất thì điểm đến đã có dấu hiệu suy thoái. Nhiều yếu tố được xác định là mơi
trường (thiếu đất, nước, chất lượng khơng khí), cơ sở vật chất (đường xá, cơ sở lưu
trú), hay nhân tố xã hội (đơng đúc, cảm giác khó chịu đối với du khách). Số lượng
du khách thực tế sẽ giảm khi sự hấp dẫn của điểm đến giảm đi.
Việc xác định giai đoạn của chu kỳ sống rất có ý nghĩa không chỉ với việc
giúp các nhà chiến lược, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nắm được diễn
biến phát triển của điểm đến thông qua các đặc điểm nổi bật của các giai đoạn trong
chu kỳ sống và xây dựng chiến lược phù hợp, hiệu quả phát triển du lịch của nhằm
duy trì số lượng du khách và doanh thu du lịch, xác định được thái độ của cư dân
địa phương đối với du khách thay đổi qua các giai đoạn của chu kỳ sống của điểm
đến chủ yếu được giải thích bằng sự tiếp xúc của du khách với cư dân địa phương
hay chỉ tính thơng qua số lượng du khách.
1.2.2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến
Mơ hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler đề cập tới sáu giai đoạn: Khai
phá (Exploration), Thâm nhập (Involvement), Phát triển (Development), Củng cố
(Consolidation), Trì trệ (Stagnation), Suy thoái (Decline) hoặc Phục hồi
(Rejuvenation) [16, tr. 5-12].
13
Hình 1.2 Mơ hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler
Nguồn: R.W. Butler, the concept of a tourist area cycle of evolution: Imlications
formanagemant of resourse, Canadian Geographer, 1980.
Giai đoạn khai phá (Exploration): được đặc trưng bởi số lượng du khách,
điểm đến mới chỉ thu hút được một số khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ, ưa khám phá
họ bị hấp dẫn bởi những nét độc đáo hay sự khác biệt về tự nhiên hay văn hóa của
điểm đến. Sự tiếp xúc giữa du khách và cư dân bản địa khá cao, hầu hết các dịch vụ
ăn ngủ đều ở tại nhà người dân. Chính điều này hấp dẫn với nhiều du khách. Du lịch
không tác động nhiều đến kinh tế, mơi trường, văn hóa xã hội của địa phương.
Giai đoạn thâm nhập (Involvement): số lượng khách tăng đều, cư dân địa
phương cung ứng những dịch vụ cơ bản (cơ sở lưu trú, nhà hàng…), sự tiếp xúc
giữa khách du lịch và dân cư bản địa vẫn ở mức cao. Điều kiện kinh tế, xã hội của
một bộ phận dân cư tham gia hoạt động du lịch đã dần thay đổi. Việc quảng bá điểm
đến bắt đầu dần được thực hiện.
Giai đoạn phát triển (Development): giai đoạn này thu hút được đầu tư bên
ngoài và xác định rõ được thị trường mục tiêu. Việc tiếp cận điểm đến (giao thông,
thông tin), xúc tiến điểm đến ngày càng được nâng cao hơn. Những dịch vụ du lịch
được cung cấp bởi cư dân địa phương thay thế bởi những cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch tiện nghi, sang trọng của các đơn vị tư nhân bên ngoài. Giai đoạn này cũng có
nhiều sự can thiệp của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong việc lập kế
hoạch và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Vì vậy, đặc trưng của
14
giai đoạn này là số lượng khách đến du lịch có thể tăng hơn cả dân số của điểm đến.
Nhiều dịch vụ bổ sung bên cạnh những dịch vụ cơ bản như giải trí, thẩm mỹ, làm
đẹp, thể thao phát triển và lao động phục vụ ngành du lịch tăng nhanh đáp ứng sự
phát triển nhanh chóng của du lịch. Tuy nhiên, giai đoạn này việc tham gia của cư
dân địa phương vào hoạt động du lịch là giảm đi nhiều.
Giai đoạn củng cố (Consolidation): khi bước vào giai đoạn củng cố, số
lượng khách vẫn tăng nhưng tốc độ giảm sút. Một phần kinh tế của điểm đến lệ
thuộc với du lịch. Nỗ lực của các bên tham gia vào quảng bá điểm đến nhằm kéo
dài mùa vụ du lịch và thị trường du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sở
hữu chủ yếu bởi công ty, tập đồn lớn, hay được nhượng quyền thương hiệu. Vì
vậy, sự đối đầu của một bộ phận dân cư không tham gia hoạt động du lịch ngày
càng tăng.
Giai đoạn trì trệ (Stagnation): sức chứa du lịch hạn chế đã dẫn đến nhiều
vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa- xã hội và mơi trường. Hình ảnh của điểm đến
vẫn khá tốt nhưng khơng cịn là điểm đến được ưa chuộng. Du khách khơng cịn lưu
lại dài, nhưng khu vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung khác hấp dẫn du khách hơn sự
hấp dẫn của tự nhiên hay văn hóa. Giai đoạn này đặc trưng bởi sức chứa du lịch hạn chế.
Giai đoạn suy thoái (Decline): Trong giai đoạn suy thối điểm đến sẽ khơng
thể cạnh tranh nổi với những điểm đến mới, vì vậy sẽ phải đối mặt với suy giảm thị
trường về cả phạm vi và số lượng. Điểm đến chỉ còn là nơi lui lại của du khách
những ngày cuối tuần, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ phục vụ cho mục đích khác;
một số ngành khác như khách sạn sẽ trở thành khu phục hồi chức năng, nhà dưỡng
lão…Vì vậy duy trì, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một vấn đề. Chính
điều này làm mất dần đi tính hấp dẫn của điểm đến. Ở giai đoạn này, một lần nữa có
nhiều sự can thiệp của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhằm cứu vãn
tình thế. Trong nhiều trường hợp, khu vực này trở thành những nơi hoang phế, hay
mất hẳn đi chức năng du lịch.
Giai đoạn phục hồi (Rejuvenation): giai đoạn này có thể sẽ xảy ra, tuy
nhiên trong một vài trường hợp, giai đoạn này sẽ khơng xảy ra nếu khơng có sự
15