MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘI NGŨ VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CHO CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG, HỖ TRỢ SINH VIÊN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Trần Ngọc Diễm Minh
Trường Đại học Kinh tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Với quy mô sinh viên ngày càng tăng, đội ngũ làm chuyên trách công tác sinh
viên hạn chế về số lượng thì bên cạnh việc nâng cao hiệu quả công tác bằng ứng dụng công
nghệ thông tin, việc mở rộng nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập trong trường đại học cũng
là một giải pháp cần được xem xét để tăng cường lực lượng nhằm triển khai hiệu quả công tác
định hướng và hỗ trợ sinh viên trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở khảo sát quy định về đội
ngũ cố vấn học tập tại một số trường đại học của Việt Nam cũng như quy định về cố vấn học
tập của Bộ Giáo dục Trung Quốc, bài viết đề xuất một số giải pháp liên quan đến đội ngũ cố
vấn học tập trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Từ khóa: cố vấn học tập, công tác sinh viên, giáo dục đại học
1. Đặt vấn đề
Bối cảnh hiện nay đặt ra cho lĩnh vực công tác sinh viên một số nhiệm vụ mới bên cạnh
những nhiệm vụ mang tính chất truyền thống, cụ thể như: vấn đề số hóa để tối ưu hóa công tác
quản lý, tổ chức hoạt động và đánh giá rèn luyện của sinh viên, công tác định hướng và quản lý
sinh viên trên khơng gian mạng, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên… Trong các trường
đại học, nhiệm vụ đó chủ yếu do Phịng Cơng tác sinh viên, tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên đảm nhiệm. Với quy mô sinh viên ngày càng tăng, số lượng đội
ngũ chuyên trách công tác hạn chế, thì cùng với việc nâng cao hiệu quả công tác bằng ứng dụng
công nghệ thông tin, việc mở rộng nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập trong trường đại học
cũng là một giải pháp để tăng cường lực lượng nhằm triển khai hiệu quả công tác định hướng
và hỗ trợ sinh viên trong bối cảnh hiện nay.
Trên thế giới, nhiều trường đại học xem đội ngũ cố vấn học tập là một thành phần trong
hệ thống công tác sinh viên của nhà trường. Ở Việt Nam, đội ngũ cố vấn học tập cũng được quy
định là nguồn nhân lực phụ trách một số nhiệm vụ của lĩnh vực công tác sinh viên trong trường
đại học. Tuy nhiên, tiêu chuẩn, nhiệm vụ của đội ngũ này trong lĩnh vực công tác sinh viên vẫn
chưa được thể hiện rõ nét và thống nhất. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhiệm vụ của công tác sinh
viên trong trường đại học, chất lượng của đội ngũ những người làm công tác sinh viên cũng cần
phải được đảm bảo. Điều này cần phải có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn, định mức
về số lượng để làm căn cứ cho các trường đại học xây dựng đội ngũ làm công tác sinh viên đáp
ứng nhiệm vụ và chất lượng công tác.
2. Quy định về cố vấn học tập
Trong Quy chế cơng tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy
(Thơng tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5/4/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), nội dung liên
147
quan đến cố vấn học tập được quy định tại điểm 3, Điều 19. Trong Quy chế nêu rõ: Căn cứ điều
kiện cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc Trưởng khoa phân công giảng viên kiêm
nhiệm công tác cố vấn học tập cho sinh viên để tư vấn, hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt quy
chế, quy định về đào tạo. Cơ sở giáo dục đại học có thể phân cơng một giảng viên kiêm nhiệm
cơng tác cố vấn học tập và chủ nhiệm lớp sinh viên.
Trên cơ sở đó, thời gian qua, các trường đại học đều ban hành quy định về cố vấn học
tập của đơn vị. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, so sánh, đối chiếu quy định về cố vấn học tập
của 50 trường đại học tại Việt Nam. Từ góc độ nhiệm vụ của cố vấn học tập, kết quả khảo sát
cho thấy có 3 nhóm quy định chủ yếu như sau:
• Nhóm 1: quy định thuần túy nhiệm vụ của cố vấn học tập là hỗ trợ sinh viên trong
học tập, với nhiệm vụ như: hỗ trợ tư vấn cho sinh viên về: phương pháp học tập, xây dựng kế
hoạch học tập và nghiên cứu khoa học.
• Nhóm 2: bên cạnh hỗ trợ sinh viên trong học tập, cố vấn học tập đảm nhiệm một số
nhiệm vụ của công tác sinh viên như: nắm bắt tình hình chính trị tư tưởng của sinh viên, hỗ trợ
thông tin về học bổng, việc làm.
• Nhóm 3: gồm nhiệm vụ của nhóm 1, nhóm 2 và thực hiện ln nhiệm vụ của chủ
nhiệm lớp gồm: quản lý lớp sinh viên, hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động rèn luyện,
tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên. Nhóm này chiếm đa số tại các trường đại
học hiện nay.
Nhiều trường đại học ở Việt Nam quy định nhiệm vụ của cố vấn học tập gồm: nhiệm
vụ hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, thông tin định hướng, hỗ trợ
sinh viên và nhiệm vụ của chủ nhiệm lớp. Nhìn chung, đội ngũ cố vấn học tập ở các trường là
giảng viên trẻ, trợ giảng do lãnh đạo các khoa chun mơn phân cơng.
Nhìn ra bên ngoài, năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành Quy chế về xây dựng
đội ngũ cố vấn trong các cơ sở giáo dục đại học. Quy chế về xây dựng đội ngũ cố vấn trong các
cơ sở giáo dục đại học có 6 chương và 22 điều.
Quy chế về xây dựng đội ngũ cố vấn trong các cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục
Trung Quốc xác định nguồn nhân sự thực hiện công tác cố vấn cho sinh viên gồm hai nhóm:
nhóm tồn thời gian và nhóm bán thời gian. Nhóm tồn thời gian chủ yếu là những nhân sự làm
cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng - sinh viên, cơng tác Đồn Thanh niên. Và nhóm bán thời
gian là các giảng viên, quản trị viên và sinh viên sau đại học xuất sắc. Điểm này cũng tương tự
với một số trường đại học ở Việt Nam khi chia nhóm cố vấn học tập sinh viên thành nhóm cố
vấn chuyên trách và cố vấn kiêm nhiệm.
Có thể thấy, quy chế này của Bộ Giáo dục Trung Quốc quan niệm cố vấn về công tác
sinh viên rộng hơn khái niệm cố vấn học tập. Chúng ta có thể khái quát những nhiệm vụ của cố
vấn theo quy chế như sau:
• Giáo dục chính trị tư tưởng, nắm bắt tình hình chính trị tư tưởng của sinh viên;
• Hỗ trợ cơng tác đảng và phát triển đảng của sinh viên;
148
•
•
•
•
•
•
Hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học;
Quản lý sinh viên và hướng dẫn hỗ trợ sinh viên về tài chính;
Tư vấn và giáo dục sức khỏe tâm thần;
Giáo dục chính trị tư tưởng trên internet;
Ứng phó với các sự kiện khủng hoảng trong khn viên trường liên quan đến sinh viên;
Hướng dẫn sinh viên trong khởi nghiệp, việc làm.
Về tiêu chuẩn của đội ngũ cố vấn, quy chế này quy định rõ ba phương diện: phẩm chất
chính trị, bằng cấp chun mơn, tiêu chuẩn về kỹ năng và đạo đức. Quy chế cũng quy định
số lượng cố vấn hỗ trợ sinh viên trong trường đại học là 1:200 sinh viên; đồng thời quy
định giảng viên trẻ để được thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phải có ít nhất một
năm kinh nghiệm làm cố vấn, khuyến khích giáo viên mới được tuyển dụng tham gia vào
cơng việc cố vấn. Bên cạnh đó, Quy chế cũng quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ cố vấn.
Trước đó, vào năm 2014, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành Quy định về tiêu chuẩn
năng lực nghề cho cố vấn ở các trường cao đẳng và đại học, xác định nhiệm vụ, nội dung yêu
cầu và kiến thức cần được trang bị cho các vị trí thực hành cơng tác sinh viên trong trường đại
học, cao đẳng tại Trung Quốc. Quy định cố vấn trong trường đại học, cao đẳng phân nhiệm vụ,
nội dung yêu cầu và kiến thức cần trang bị thành ba cấp: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Mỗi cấp
đều phải trải qua thời gian đào tạo.
Chẳng hạn, ở mức độ sơ cấp về giáo dục sức khỏe tâm thần, nhiệm vụ của người cố vấn
gồm: hỗ trợ các cơ sở giáo dục sức khỏe tâm thần học đường thực hiện sàng lọc tâm lý, điều
tra sơ bộ và tư vấn tâm lý cho học sinh và tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục sức
khỏe tâm thần. Yêu cầu năng lực đặt ra với họ là: (i) có thể hỗ trợ giáo dục sức khỏe tâm
thần, hoàn thiện việc tổ chức và thực hiện sàng lọc tâm lý, hiểu các đặc điểm tâm lý của
sinh viên đại học, làm quen với các vấn đề tâm lý phát triển chung của sinh viên đại học,
thành thạo các kỹ năng giao tiếp như lắng nghe, đồng cảm và tôn trọng; (ii) có thể tổ chức
và thực hiện nhiều hình thức giáo dục sức khỏe tâm thần và các hoạt động công khai như tổ
chức các buổi diễn thuyết, thiết kế bảng triển lãm cơng cộng,...; (iii) có thể tổ chức cho sinh
viên tham gia các hoạt động văn hóa và thể thao ngoại khóa để trau dồi tình cảm và rèn
luyện ý chí, tiến bộ mức độ sức khỏe tâm thần của sinh viên. Về yêu cầu kiến thức, người
cố vấn phải được trang bị các kiến thức bao gồm: phương pháp và kỹ thuật tư vấn tâm lý,
tiêu chí và nguyên tắc đánh giá các bất thường tâm lý.
Ở mức độ trung cấp thì quy định yêu cầu nhiệm vụ của cố vấn là: xác định mức độ
nghiêm trọng của các vấn đề tâm lý và chuyển tuyến đối với các trường hợp nghiêm trọng;
thực hiện kiểm tra tâm lý; thực hiện có hiệu quả cơng tác tư vấn tâm lý cho sinh viên; bước
đầu thực hiện xác định và can thiệp khủng hoảng tâm lý; tổ chức và thực hiện các hoạt động
giáo dục sức khỏe tâm thần một cách tương đối có hệ thống. Về yêu cầu năng lực, người cố
vấn phải có bằng cấp tư vấn tâm lý cấp ba hoặc bằng thạc sĩ về giáo dục sức khỏe tâm thần;
có khả năng xác định ban đầu các vấn đề tâm lý chung, rối loạn tâm thần và bệnh tâm thần,
149
hiểu các điều kiện áp dụng và các thủ tục liên quan để chuyển đến trung tâm tư vấn hoặc
bệnh viện sức khỏe tâm thần. Về yêu cầu kiến thức, mức độ này đòi hỏi người cố vấn phải
được trang bị kiến thức về vấn đề tâm thần, rối loạn thần kinh, kiến thức nhận biết bệnh tâm
thần, chức năng và phạm vi sử dụng của các thử nghiệm khác nhau, kiến thức cơ bản của tâm
lý giáo dục.
Đến mức độ cao cấp, nhiệm vụ của người cố vấn về sức khỏe tâm thần cho sinh viên là
đúc kết thực tế, nghiên cứu chuyên sâu và nắm bắt các quy luật về giáo dục sức khỏe tâm thần,
trở thành chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe tâm thần. Yêu cầu năng lực gồm đủ tiêu
chuẩn làm cố vấn tâm lý cấp hai; có khả năng thực hiện đánh giá khủng hoảng, thực hiện can
thiệp, tiên lượng đúng và theo dõi; có khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cho học sinh;
đã xuất bản hơn 5 bài báo học thuật trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe tâm thần với tư cách là
tác giả đầu tiên trên các tạp chí học thuật có ảnh hưởng; vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết và
kinh nghiệm thực tế để hướng dẫn cán bộ tư vấn thực hiện công tác giáo dục sức khỏe tâm
thần; có thể cung cấp đào tạo giáo dục sức khỏe tâm thần hiệu quả cho các cố vấn đại học; có
thể dạy các khóa học tự chọn trong giáo dục sức khỏe tâm. Về yêu cầu trang bị kiến thức,
mức độ này yêu cầu người làm công tác cố vấn được trang bị: các lý thuyết liên quan đến tâm
lý học; các lý thuyết liên quan đến tâm lý học ứng dụng; các lý thuyết liên quan đến tâm lý
giáo dục chính trị tư tưởng.
Quay trở lại với đội ngũ cố vấn học tập của Việt Nam, thời gian qua, nhiều cơ sở giáo
dục đại học đã đi đúng xu thế khi quy định và phân công nhiệm vụ công tác sinh viên cho lực
lượng cố vấn học tập.
Việc trình bày khái quát quy định về cố vấn học tập của một số cơ sở giáo dục đại học
Việt Nam và mở rộng sang các quy chế, quy định liên quan đến đội ngũ cố vấn trong các trường
đại học, cao đẳng của Trung Quốc để thấy rằng hiện nay chúng ta cũng nên có quy định thống
nhất về đội ngũ cố vấn học tập trong các cơ sở giáo dục đại học và rộng hơn là đối với đội ngũ
làm công tác sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Thực tế, những người làm công tác
sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng của ta không nhiều người được đào tạo bài bản về
lĩnh vực công tác sinh viên mà chủ yếu do tự học tập, tự tích lũy kinh nghiệm để thực hành
cơng tác. Bên cạnh đó, hiện nay, ở nước ta cũng chưa có một quy định nào quy định về tỷ lệ
cán bộ làm công tác sinh viên trên tổng số sinh viên để từ đó cho thấy mức độ đáp ứng của chất
lượng công tác sinh viên ở góc độ đội ngũ.
3. Một số đề xuất
Thực tiễn lĩnh vực công tác sinh viên trong các trường đại học đang đặt ra những nhiệm
vụ mới mà chưa hẳn đã có giải pháp hiệu quả để giải quyết. Trong đó, theo chúng tơi, có ba
nhiệm vụ cần chú trọng để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cố vấn học tập đó là:
• Một là, định hướng chính trị tư tưởng và ứng xử trên khơng gian mạng cho sinh viên.
• Hai là, nắm bắt thơng tin và hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên khó khăn về tài chính trong
bối cảnh tự chủ đại học hiện nay.
• Ba là, nắm bắt thông tin để kịp thời hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên.
150
Điểm chung trong việc triển khai ba nhiệm vụ trên là đòi hỏi đội ngũ cố vấn học tập
phải nắm chắc thông tin cá nhân sinh viên (khác với các nhiệm vụ triển khai về hoạt động, yêu
cầu nắm bắt nhu cầu của số đông sinh viên). Và để nắm chắc thơng tin thì địi hỏi phải là lực
lượng tiếp xúc thường xuyên, gần gũi với sinh viên, tạo được niềm tin để sinh viên chia sẻ. Ở
điểm này, cố vấn học tập và giáo viên chủ nhiệm là những người thuận lợi và phù hợp hơn các
đơn vị, bộ phận chuyên trách.
Để phát huy vai trò của lực lượng cố vấn học tập nhằm tăng cường đội ngũ và hiệu quả
cho công tác định hướng và hỗ trợ sinh viên, trong khuôn khổ của tham luận này, chúng tôi có
một số đề xuất như sau:
• Về mặt thể chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét, nghiên cứu để quy định thống
nhất về chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, cơ chế tuyển chọn, chính sách đối với lực lượng cố
vấn học tập trong các trường đại học hiện nay.
• Để lực lượng cố vấn học tập trong các trường đại học đáp ứng được nhiệm vụ, lực
lượng này cần thường xuyên tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng, nhất là kiến
thức, trình độ lý luận về chính trị, kiến thức và kỹ năng nắm bắt về tâm lý người học.
• Ngồi ra, các trường cần hồn thiện cơ chế thơng tin, phối hợp giữa các bộ phận, đơn
vị chuyên môn với lực lượng cố vấn học tập, tạo thành một hệ thống định hướng và hỗ trợ sinh
viên; bên cạnh đó, có chế độ để hỗ trợ và tạo điều kiện để lực lượng cố vấn học tập thực hiện
tốt nhiệm vụ trong lĩnh vực cơng tác sinh viên.
• Cuối cùng, ở góc độ đội ngũ chuyên trách trong lĩnh vực công tác sinh viên, chúng
tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta cần quy định một cách thống nhất và có độ mở với thực tiễn
từng trường về tiêu chuẩn liên quan đến số lượng cán bộ chuyên trách công tác sinh viên trong
một trường đại học tính tỷ lệ trên sinh viên cũng như quy định về nhiệm vụ, yêu cầu và tiêu
chuẩn về năng lực, bằng cấp để đáp ứng yêu cầu của các nhiệm vụ công tác sinh viên trong bối
cảnh hiện nay.
4. Kết luận
Tóm lại, bối cảnh hiện nay đặt ra cho công tác sinh viên trong trường đại học những
nhiệm vụ mới, địi hỏi phải tìm ra giải pháp để triển khai hiệu quả công tác, bên cạnh các giải
pháp về mặt cơng nghệ thì tăng cường nguồn nhân lực cũng là một trong những giải pháp hàng
đầu cần tính tốn. Trong điều kiện số lượng nguồn nhân lực chuyên trách công tác sinh viên
trong các trường đại học hạn chế, chưa có quy định chung về số lượng nhân sự chuyên trách thì
việc xem xét phát huy vai trò của lực lượng cố vấn học tập là cần thiết. Để tăng cường và phát
huy vai trò của đội ngũ cố vấn học tập, trước hết cần có quy định thống nhất trong hệ thống
giáo dục đại học về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, chính sách và những vấn đề
liên quan đến đội ngũ này và rộng hơn là đội ngũ làm công tác sinh viên trong các trường đại
học để đáp ứng nhiệm vụ cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục lĩnh vực công tác sinh viên
trong các trường đại học.
151
Tài liệu tham khảo
Tiếng Anh
1. UNESCO (1998), World Declaration on Higher Education for the Twenty-first
Century: Vision and Action,
Tiếng Trung Quốc
2. Zhonghua renmin gongheguo jiaoyu bu, [中华人民共和国教育部] (2017). 普通高
等学校辅导员队伍建设规定,
/>3. Zhonghua renmin gongheguo jiaoyu bu, [中华人民共和国教育部] (2014). 高等学
校辅导员职业能力标准,
/>Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào
tạo đại học hệ chính quy.
152