MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THAM VẤN TÂM LÝ
HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Nguyễn Thanh Huyền
Trường Đại học Lao động - Xã hội
Tóm tắt: Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang
mang lại nhiều thay đổi tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhưng cũng
đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết, trong đó có các vấn đề của học sinh/ sinh
viên trong trường học. Lứa tuổi sinh viên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn
với những thay đổi phức tạp về tâm sinh lý. Ở giai đoạn này, các em phải đối mặt với các
vấn đề về sức khỏe tâm thần, các khó khăn trong học tập,… gây ảnh hưởng tiêu cực đến
quá trình, kết quả học tập cũng như chất lượng cuộc sống. Bài viết này khảo sát thực trạng
tham vấn tâm lý học đường của cố vấn học tập, chỉ ra một số hạn chế của hoạt động này.
Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tham vấn tâm lý
học đường trong trường đại học như: Nâng cao nhận thức của nhà trường, giảng viên, sinh
viên và toàn xã hội về vai trò của tham vấn tâm lý học đường, nâng cao năng lực cho đội
ngũ tham vấn, rèn luyện các kỹ năng tham vấn và xây dựng chiến lược đào tạo quan tâm
đến tham vấn tâm lý học đường.
Từ khóa: tâm lý học học đường, tư vấn/tham vấn học đường, chuyển đổi số
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi về văn hóa, lối sống, ngày càng xuất hiện nhiều
vụ việc nghiêm trọng liên quan đến mối quan hệ gia đình, thầy trị, bạn bè. Ở bậc đại học, mặc
dù đã có sự phát triển hồn thiện hơn về nhận thức, tâm sinh lý song nhiều sinh viên vẫn gặp
phải những rắc rối mà tự mình không thể giải quyết được, gây ra những trạng thái tâm lý, thái
độ, hành vi tiêu cực. Do đó, tham vấn tâm lý học đường là hoạt động cần được tiến hành ở tất
cả các bậc học, kể cả bậc đại học. Để đảm bảo sức khỏe và nâng cao hiệu quả học tập của sinh
viên, giáo viên, nhà trường cần nhận diện đầy đủ các vấn đề của sinh viên trong trường học, có
biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, đặc biệt cần nâng cao vai trò Tâm lý học trường học trong
trợ giúp sinh viên giải quyết các vấn đề gặp phải trong trường học. Khoảng một thập kỷ trở lại
đây, những vụ việc liên quan đến đạo đức, kỷ luật trường học, hành xử không đúng mực giữa
giáo viên và học sinh, học sinh tự tử, áp lực thi cử, những rối loạn tâm lý… xuất hiện với tần
suất ngày càng nhiều. Đó là những vấn đề về tâm lý học đường mà đã đến lúc các nhà nghiên
cứu, nhà quản lý giáo dục và các bậc cha mẹ cần quan tâm đúng mực. Đối với sinh viên, những
người đã trưởng thành hơn về nhận thức song khơng phải là khơng có những vấn đề tâm lý học
đường cần tháo gỡ. Lúc này, vai trò của gia đình, bạn bè, nhà trường và đặc biệt là cố vấn học
tập là rất quan trọng trong việc tham vấn tâm lý, hỗ trợ sinh viên kịp thời tháo gỡ khó khăn, tiếp
tục phát triển theo hướng tích cực.
352
2. Các khái niệm
2.1. Khái niệm “Tâm lý học đường”
“Tâm lý học đường (tâm lý học trường học) là một chun nghành thực hiện cơng việc
đánh giá (phịng ngừa) nhằm phát hiện những sinh viên có thể có khó khăn về nhận thức, cảm
xúc, xã hội, hay hành vi; phát triển và thực hiện các chương trình can thiệp tâm lý học cho học
sinh, cố vấn cho giáo viên, phụ huynh và các chun gia/cán bộ chun mơn có liên quan; tư
vấn cho học sinh; tham gia phát triển và lượng giá chương trình; nghiên cứu; giảng dạy; hỗ
trợ và giám sát cho những người đang học nghề” (Nguyễn Thị Thoa, 2012).
Nội dung hoạt động tư vấn học đường trong trường học cho học sinh, sinh viên như sau:
(1) Tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý, nhằm lắng nghe, khơi dậy nội lực, giúp học sinh, sinh
viên tự phát triển thể chất tinh thần, tránh những sự phát triển lệch lạc khơng đáng có; (2) Cung
cấp một số kiến thức cũng như tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên;
(3) Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động văn
hóa nghệ thuật, thể dục thể thao; (4) Cần rèn luyện cho học sinh, sinh viên khả năng thích ứng
học tập và rèn luyện bản lĩnh học tập; (5) Cần rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, lắng nghe,
biết trình bày… cho học sinh, sinh viên; (6) Thực hiện công tác hướng nghiệp, định hướng nghề
(ở các trường phổ thơng) và thích ứng nghề (ở các trường chuyên nghiệp); (7) Cung cấp các
kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể chất, sức khỏe sinh sản… cho học sinh, sinh
viên; (8) Cần có hoạt động bảo vệ, tạo điều kiện hịa nhập cho những trẻ có hồn cảnh đặc biệt;
(9) Khơng chỉ tư vấn cho học sinh, sinh viên, các nhà tư vấn học đường cần tư vấn các vấn đề
phát triển của trẻ em với những lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội có liên quan trong vấn đề
giáo dục, bảo vệ trẻ em (Nguyễn Thị Thoa, 2012).
2.2. Khái niệm “Tham vấn tâm lý học đường”
Khái niệm tham vấn: “Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân
chủ, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết
lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp thân chủ nhận thức được hoàn cảnh
vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tự tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.”
Một số tác giả có quan điểm cho cán bộ tham vấn trong trường học không phải là nhà
giáo dục, khơng có nhiệm vụ giáo dục lại học sinh, họ không phải là những nhà cố vấn, đưa ra
những lời khuyên giúp các thầy cô giáo và nhà trường có những hình thức kỷ luật sinh viên khi
các em phạm lỗi. Mà họ có mặt trong trường để nghe trẻ nói, giãi bày, giúp trẻ tự chất vấn
những khó khăn của mình theo cách mà các em tự tìm ra cách thay đổi hồn cảnh, thay đổi bản
thân, tứ đó huy động năng lực vào việc học tập, vào những hoạt động tích cực. Theo quan niệm
này, hoạt động tham vấn học đường chỉ diễn ra giữa cán bộ tham vấn và thân chủ là những sinh
viên gặp các khó khăn trong hoạt động của các em. Như vậy, tham vấn học đường chỉ là một
hoạt động hẹp của hoạt động tham vấn; do đó, tham vấn học đường sẽ rất khó đạt hiệu quả cao
nếu chỉ có sự tham gia của cán bộ tham vấn và sinh viên trong quá trình tham vấn.
Quan niệm tham vấn học đường là hoạt động dành cho sinh viên và tất cả những người
tham gia trong quá trình giáo dục. Tác giả Trần Thị Minh Đức bàn luận trong Kỷ yếu về xây dựng
mạng lười tham vấn trong trường học cho rằng: “Tham vấn học đường là tất cả các hoạt động can
353
thiệp nhằm giúp cho sinh viên phát triển tốt nhất về mặt học tập, nghề nghiệp, cá nhân và xã hội,
bao gồm cả các hoạt động tham vấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh.” (Trần Thị Minh Đức, 2006)
Trên cơ sở tiếp thu các quan điểm nêu trên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi hiểu
tham vấn học đường như sau: “Tham vấn học đường là tất cả các hoạt động trợ giúp tất cả các
sinh viên nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập,
quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp, phát hiện sớm và phát triển các chương trình phịng
ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường”.
2.3. Khái niệm “Chuyển đổi số”
Chuyển đổi Số (Digital Transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng
nổ, đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ số hay gọi
là số hóa (Digitalize) vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp hay tổ chức. Nếu đạt hiệu quả,
hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức một doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động, tăng
hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
Chuyển đổi số tạo tiềm năng khổng lồ cho các lĩnh vực: thương mại, công nghiệp và xã
hội nói chung, nó được hỗ trợ bởi một loạt các công nghệ mới liên kết lẫn nhau và được xử lý
bằng các máy tính (bao gồm khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu (Big Data) và sử dụng các cảm
biến, robot, in 3D và trí tuệ nhân tạo xuyên suốt các ngành công nghiệp. Những công nghệ này
đã giúp một số công việc nhất định trở nên nhẹ nhàng hơn, thực hiện những nhiệm vụ mà trước
đây là không thể và thiết kế tạo ra các dịch vụ và sản phẩm tốt hơn.
3. Một số khó khăn tâm lý của sinh viên trong trường đại học hiện nay
Sinh viên trong trường học có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, điển hình là các vấn
đề về sức khỏe tâm thần, vấn đề tình cảm và giới tính, tham gia vào các tệ nạn xã hội. Khó khăn
tâm lý trong học tập, rèn luyện tập trung ở một số vấn đề như sau:
3.1. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang diễn biến ngày càng phức tạp ở lứa tuổi học
sinh/sinh viên, điển hình là rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm. Theo điều tra quốc gia do Bộ
Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO, UNICEF thực hiện mới đây trên 3.000 sinh viên tại thành phố
Hà Nội và tỉnh Hải Dương, gần 19,5% sinh viên trong độ tuổi 10-16 có vấn đề về sức khỏe tâm
thần. Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương tại một số trường học, có tới 20%
sinh viên có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm trí (Loan Phương, 2019).
Một nghiên cứu khác tiến hành trên 235 học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa
bàn Hà Nội với các câu hỏi liên quan đến các dạng lo âu và mức độ ảnh hưởng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên THPT bị rối loạn lo âu lên tới 25,1%. Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ
gặp các vấn đề lo âu chiếm tỷ lệ lên tới 47,2%. Trong đó, những lo lắng thường gặp nhất ở sinh
viên là vấn đề quan hệ với giáo viên, về các tình huống kiểm tra và sợ khơng thỏa mãn mong
đợi của người khác. Những sinh viên có sự lo âu càng cao thì lịng tự trọng, động cơ và thành
tích học tập càng thấp. Lo âu ở lứa tuổi học đường có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, có liên quan tới các mối quan hệ và các dạng hoạt động trong cuộc sống học đường như:
quan hệ bạn bè, thầy cô; áp lực học tập, nhu cầu đạt được thành tích; sự tự đánh giá; áp lực đánh
giá từ người khác và nhu cầu thể hiện bản thân… (Phan Thảo, 2019).
354
Trong Tọa đàm “Trầm cảm - chuyện không của riêng ai”, được tổ chức tại Đại học Quốc
gia Hà Nội mới đây, PGS.TS Nguyễn Kim Việt, Nguyên trưởng Bộ môn Tâm thần - Đại học Y
Hà Nội cho rằng, trong 300 bệnh lý về sức khỏe tâm thần thì trầm cảm là bệnh phổ biến nhất.
Thời gian gần đây, số người mắc bệnh trầm cảm ngày càng có dấu hiệu tăng nhanh, tăng cao,
đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên. Hàng năm, ở Việt Nam, có khoảng 3 triệu trẻ em
cần được trị liệu về tâm lý do các em đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần.
3.2. Vấn đề tình yêu và giới tính
Nếu như trước đây, tình u học trị được xem là tình cảm trong sáng và ngây thơ thì hiện
nay đã có nhiều thay đổi, có xu hướng trở thành trào lưu của giới trẻ hiện nay. Cùng với sự phát
triển của mạng internet, sinh viên được tiếp xúc với những hình ảnh và thơng tin đa chiều từ mạng
xã hội, dẫn đến tình trạng đi quá giới hạn, gây ảnh hưởng đến học hành, sức khỏe cũng như đời
sống tinh thần cho các em. Thực tế cho thấy đã có nhiều sinh viên nữ phải nghỉ học vì mang thai
ngồi ý muốn hay đến những bệnh viện và trung tâm y tế để “giải quyết hậu quả”.
Bên cạnh đó, sự lo lắng, ngộ nhận về giới tính bản thân cũng là một trong những vấn đề
xảy ra ở nhiều học sinh. Một số em nghi ngờ về giới tính của bản thân, khó khăn trong chấp
nhận giới tính thật của bản thân, lo lắng trước sự kỳ thị về giới tính của bạn bè,… Đây cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh.
3.3. Tham gia vào các tệ nạn xã hội
Bên cạnh bạo lực học đường, sự tham gia của sinh viên vào các tệ nạn xã hội, như: sử
dụng ma túy, sử dụng các chất kích thích, vi phạm trật tự an tồn giao thơng, trộm cướp… cũng
đang được báo động.
Theo số liệu thống kê do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) khảo sát,
cơng bố hồi tháng 7/2017, có đến 8% người nghiện ma túy ở độ tuổi vị thành niên, học sinh.
Trong dịp nghỉ hè, nguy cơ tệ nạn trong học sinh, sinh viên có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nạn
phát sinh từ mê game, hút “bóng cười”, cờ bạc, uống rượu, bia,... (Thu Trang, 2019).
Sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, như: tâm lý muốn khẳng định bản thân; thiếu kỹ năng sống; bị lôi kéo dụ dỗ; thiếu sự
quản lý của gia đình, nhà trường. Sự tham gia của sinh viên vào các tệ nạn xã hội khơng chỉ đe
dọa tình hình an ninh trật tự xã hội và nhà trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe, tình hình học tập và sự phát triển nhân cách của học sinh. Do vậy, đây là một trong những
vấn đề cần phải được cộng đồng xã hội, nhà trường và gia đình quan tâm giải quyết.
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tham vấn tâm lý học đường trong
trường đại học
Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động tham vấn tâm lý, cụ thể như sau:
4.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của tham vấn tâm lý học đường
Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động tham vấn học đường cho giảng viên, phụ
huynh học sinh, sinh viên và các cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Hầu hết học sinh, sinh
viên trước khi bước vào ngưỡng cửa cao đẳng, đại học đều có nhiều mơ ước về ngành nghề
tương lai và viễn cảnh của mình. Tuy nhiên, khi gặp những trở ngại do thay đổi phương pháp
355
học tập, mối quan hệ mới… khiến các em không thích nghi kịp có thể dẫn tới căng thẳng tâm
lý mà nếu không giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Sự thất bại có
thể làm các em cảm thấy chán nản và mất niềm tin về tương lai, trở nên e dè, chán học, có em bị
trầm cảm, sợ đi học hoặc bỏ học, sa vào tệ nạn xã hội do bị bạn bè lôi kéo… Ở tuổi sinh viên, áp
lực học tập, áp lực cuộc sống xa nhà và những mối quan hệ phức tạp, một số trường hợp gặp vấn
đề về thể chất, giới tính nếu khơng được tham vấn kịp thời có thể dẫn đến khủng hoảng tâm lý,
có ý định tự sát và tiến hành tự sát. Thực tế trong trường đại học đã xảy ra khơng ít vụ sinh viên
tự tử do những bế tắc về tâm lý không kịp thời được giải tỏa. Do đó, tham vấn tâm lý học đường
là một việc làm cần thiết không chỉ trong các trường phổ thơng mà cịn ở trường đại học. Nhà
trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động tham vấn cụ thể theo từng năm học; đa dạng hóa các
hoạt động tham vấn học đường cho giảng viên, sinh viên và khi cần thiết cho cả phụ huynh. Đồng
thời, để hoạt động tham vấn được thực hiện hiệu quả, các trường cần đầu tư cơ sở vật chất, điều
kiện làm việc, cơ chế chính sách để tổ chức các hình thức tham vấn học đường đa dạng.
4.2. Rèn luyện các kỹ năng tham vấn tâm lý
Thực tiễn và kết quả khảo sát cho thấy để hoạt động tham vấn diễn ra hiệu quả, giúp ích
cho người được tham vấn thì người tham vấn cần nắm vững và thực hành thành thạo, linh hoạt
các kỹ nănng tham vấn cơ bản và chuyên sâu. Trong số các kỹ năng đó, một số kỹ năng thường
xuyên được sử dụng để tham vấn cho sinh viên đòi hỏi người tham vấn cần nắm vững là:
(1) Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm
tập vào việc tập trung lắng nghe, quan sát tinh tế, chú ý để hiểu được cảm xúc, suy nghĩ thực
sự của sinh viên trong những điều mà sinh viên chia sẻ. Thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe giúp
tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa sinh viên và người tham vấn, thể hiện được sự tôn trọng đối
với sinh viên, khuyến khích sinh viên chia sẻ thêm thơng tin và giúp người tham vấn nắm bắt
được đầy đủ, chính xác vấn đề sinh viên đang gặp phải. Để có kỹ năng lắng nghe, người tham
vấn cần: tập trung vào vấn đề sinh viên đang nói để có thể ghi nhớ được nhanh chóng; chú ý
vào ngơn ngữ khơng lời của sinh viên để khám phá những thông điệp ẩn sau nó; phản hồi ngắn
gọn bằng những từ đệm để sinh viên nhận thấy mình đang được chú ý lắng nghe.
(2) Kỹ năng đặt câu hỏi: Đây là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của tham
vân viên để chủ động khám phá, gợi mở vấn đề của sinh viên một cách rõ ràng, với thái độ
khích lệ, nhằm giúp sinh viên nâng cao nhận thức và tự giải quyết vấn đề của mình. Sử dụng
tốt kỹ năng đặt câu hỏi sẽ tạo ra sự tương tác, giao tiếp tích cực; thu thập thông tin về vấn đề
của sinh viên; hiểu được những suy nghĩ, quan điểm của sinh viên đồng thời giúp sinh viên
nhận thức được về bản thân và hoàn cảnh, khơi gợi điểm mạnh, tiềm năng của sinh viên trong
việc tự giải quyết vấn đề của mình. Tham vấn viên cần vận dụng linh hoạt kỹ năng đặt câu hỏi
đóng, câu hỏi mở, câu hỏi về cảm xúc, hỏi về nguyên nhân, câu hỏi giải pháp… Câu hỏi cần rõ
ràng, mạch lạc, không hỏi nhiều ý hỏi, xác định rõ mục tiêu khi hỏi và lưu ý về thời điểm, tần
suất các câu hỏi để tránh cảm giác sinh viên bị hỏi cung cũng như dành thời gian cần thiết cho
sinh viên suy nghĩ trả lời câu hỏi. Tham vấn viên cũng cần thể hiện thái độ tơn trọng, khơng
phê phán, chấp nhận sinh viên, khích lệ sinh viên phản hồi.
(3) Kỹ năng cung cấp thông tin: Đây là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong
việc truyền đạt cho sinh viên những thơng tin có chất lượng, chính xác với thái độ tơn trọng, nhằm
mục đích giúp sinh viên nâng cao nhận thức và tự giải quyết vấn đề tâm lý của mình. Mục đích kỹ
356
năng cung cấp thông tin trong hoạt động tham vấn học đường là giúp sinh viên nắm vững các quy
định của Nhà trường, của Khoa về quá trình học tập; từ đó, sinh viên có thể tự nhìn nhận lại vấn đề
của mình, lựa chọn cách giải quyết tốt nhất cho chính mình từ thơng tin được cung cấp với sự hỗ
trợ của cố vấn học tập. Điều này sẽ góp phần giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và tạo ra một trạng
thái tâm lý thoải mái hơn cho sinh viên trong thời gian học tập. Để cung cấp được thông tin tốt cho
sinh viên, người tham vấn cần chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn, nắm vững các quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Nhà trường, của Khoa, rèn luyện kỹ năng truyền đạt thông tin rõ
ràng, mạch lạc. Để tránh việc sinh viên hiểu nhầm, tham vấn viên có thể hỏi lại sinh viên để kiểm
chứng và tóm tắt lại vấn đề, có thể ghi chép khi cần thiết. Khi cung cấp thông tin cần tỏ thái độ đúng
mực, kiểm soát được cảm xúc của mình, khơng nghiêm trọng hóa hoặc đơn giản hóa vấn đề. Cuối
cùng, người quyết định vẫn là sinh viên, người tham vấn không can thiệp vào sự lựa chọn của sinh
viên mà chỉ là người cung cấp thông tin, phân tích tình huống.
(4) Kỹ năng khích lệ: Tư vấn viên thấu hiểu vấn đề của sinh viên, khuyến khích và hỗ trợ
sinh viên tự tin vào bản thân, giúp sinh viên nâng cao nhận thức và năng lực tự giải quyết vấn đề
của mình. Người tham vấn cần khích lệ, động viên sinh viên với những thay đổi tích cực của các
em, dù chỉ là bước thay đổi nhỏ, tán thành với những suy nghĩ đúng đắn của sinh viên, giúp sinh
viên cảm thấy có động lực để tiếp tục. Sự khích lệ được thể hiện thơng qua ngơn ngữ có lời và cả
khơng lời. Ngồi kỹ năng khích lệ, cố vấn học tập cịn hỗ trợ sinh viên giải quyết vấn đề bằng cách
gợi ý và phân tích cho sinh viên thấy rõ lợi ích của từng giải pháp trong trường hợp của các em,
hoặc kết nối, giới thiệu sinh viên đến những địa chỉ (Khoa, phòng, ban), hoặc kết nối sinh viên với
các cá nhân có thể hỗ trợ các em trong giải quyết vấn đề. Người cố vấn cần luôn giữ được thái độ
chân thành, nhiệt huyết trong cơng việc, có như vậy mới chủ động và tích cực vận dụng tốt các kỹ
năng trong tham vấn học đường. Trừ những trường hợp thực sự cần thiết, các thông tin mà sinh
viên chia sẻ cần được tham vấn viên đảm bảo tính bảo mật, tơn trọng riêng tư cá nhân.
4.3. Phát triển đội ngũ chuyên gia Tâm lý trường học
Các vấn đề của sinh viên trong trường học có thể xảy ra với bất kỳ sinh viên nào, ở bất
kỳ trường học, cấp học nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải trường học nào cũng có đội
ngũ chuyên gia Tâm lý trường học để trợ giúp sinh viên một cách khoa học và bài bản. Đội ngũ
này hiện mới chỉ xuất hiện ở một số trường học ở các thành phố lớn hoặc ở một số trường có
quy mơ, có điều kiện. Ở hầu hết các trường hiện nay mới chỉ thành lập các nhóm khơng chun
để trợ giúp học sinh, những thành viên của nhóm này thường khơng được đào tạo chun sâu
về các vấn đề của sinh viên như các chuyên gia Tâm lý trường học, nên hiệu quả trợ giúp còn
nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần phải phát triển đội ngũ chuyên gia Tâm lý trong
trường học để việc trợ giúp sinh viên giải quyết hiệu quả các vấn đề trong trường học.
4.4. Xây dựng chiến lược đào tạo quan tâm đến tham vấn tâm lý học đường
Các trường học nghiên cứu để đưa chương trình tham vấn học đường chính thức vào
trong những hoạt động của nhà trường, quy định về sự phối hợp và những vấn đề liên quan giữa
nhà trường - giảng viên - học sinh với nhà tham vấn. Với những trường có khoa chuyên ngành
đào tạo về Tâm lý học cần chỉ đạo nghiên cứu và soạn thảo chương trình đào tạo tham vấn học
đường, ngắn hạn và dài hạn, trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của các trường đại
học trên thế giới để đảm bảo có được một chương trình chất lượng, chun nghiệp và đầy đủ.
Tham vấn học đường cần đưa vào là một nội dung sinh hoạt cố vấn học tập.
357
5. Kết luận
Trong quá trình học tập, dưới sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, sinh
viên luôn phải đương đầu với nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Quan tâm trợ giúp sinh viên kịp
thời giải quyết hiệu quả các vấn đề gặp phải trong trường học là một trong những việc làm quan
trọng và có ý nghĩa to lớn giúp sinh viên có mơi trường học tập lành mạnh và hiệu quả. Để làm
tốt điều này, mỗi đơn vị trường học cần quan tâm, thực hiện các giải pháp phù hợp để phát huy
và nâng cao vai trò của các chuyên gia Tâm lý học trong trường học trong việc trợ giúp sinh
viên giải quyết các vấn đề gặp phải trong trường học. Hoạt động tham vấn tâm lý học đường là
hết sức cần thiết, góp phần cùng với hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng của trường đại học
để đào tạo nên những con người có đủ phẩm chất đạo đức, vững về chuyên môn, khỏe mạnh về
tinh thần phục vụ xã hội trong tương lai. Thực trạng hoạt động tham vấn học đường trong các
trường đại học hiện nay còn chưa sôi động, thiếu về cả số lượng và chất lượng nhân lực, chưa
được đầu tư tương xứng. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào
tạo các địa phương, các cơ sở đào tạo chú ý xây dựng nội dung tham vấn tâm lý học đường
trong chương trình đào tạo, coi đây là một hoạt động cần thực hiện thường xuyên, liên tục.
Đồng thời, các trườngcần có cơ chế đầu tư cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ tham vấn,
đầu tư cơ sở vật chất, giáo cụ cần thiết cho hoạt động này. Mặt khác, bản thân những người làm
tham vấn học đường cần ý thức rõ về nhiệm vụ và giá trị nghề nghiệp, ln có ý thức tự học
hỏi, tự đào tạo và sẵn sàng tham gia các hoạt động tham vấn khi cần thiết.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Minh Đức (2006), Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng và phát triển mạng lưới
tham vấn trường học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Dương Thị Diệu Hoa - Vũ Khánh Linh - Trần Văn Thức (2007), “Khó khăn tâm lý và nhu
cầu tham vấn của sinh viên trung học phổ thơng”, Tạp chí Tâm lý học, số 2 (95), tháng 2 năm 2007.
3. Bùi Thị Xuân Mai (2009), Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên sinh
viên Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: “Nhu cầu, định hướng và đào tạo
tâm lý học đường tại Việt Nam”.
4. Nguyễn Thị Thoa (2012), “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của sinh viên trong một số
trường Trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
5. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2009), Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý
học đường tại Việt Nam do một số đơn vị khoa học và đào tạo đồng tổ chức, Hà Nội - 2009.
6. Loan Phương (18/10/2019), “Vấn đề bạo lực học đường và giải pháp khắc phục”,
từ:
7. Phan Thảo (18/10/2019), “Xâm hại tình dục trong trường học ngày càng gia tăng”,
từ:
8. Thu Trang (18/10/2019), “Chung tay khắc phục tệ nạn trong học sinh, sinh viên”,
từ:
9. Tham vấn tâm lý học đường - lịch sử và phát triển, từ: />358