"Đọa lạc thiên sứ" (Fallen Angels) là một bộ phim của đạo diễn Vương Gia Vệ công chiếu
lần đầu tại Hồng Kông năm 1995.
Bộ phim là câu chuyện về sự cô đơn và những con người cô độc lạc lối trong việc tìm kiếm
hạnh phúc. Trong phim có hai tuyến chuyện đi song song nhau đó là tuyến chuyện về nam sát thủ
Ming và tuyến chuyện thứ hai là anh chàng câm Hà Chí Vũ. Chúng tưởng như xa rời, tách biệt
và khơng có gì liên quan đến nhau nhưng đến cuối cùng cô Triệu Lý sát thủ và chàng trai câm
gặp nhau cũng là lúc hai câu chuyện được hịa vào làm một.
Bộ phim được kể bằng ngơi thứ nhất nhưng bởi nhiều người khác nhau. Đối với nhân vật
Ming, cách kể chuyện rất chậm rãi, hiếm khi cao trào cho dù Ming là một sát thủ tàn bạo. Mọi
hành động thật nhanh nhẹn, gấp gáp. Nó khiến người xem khơng thể đốn được những gì sẽ xảy
ra với nhân vật, nhưng nó giúp người xem cảm nhận được ẩn sâu bên trong vẻ ngoài lạnh lùng và
tàn bạo ấy là một tâm hồn chịu nhiều thương tổn, luôn mong muốn được yêu thương nhưng lại
chẳng dám cho bản thân một cơ hội nào. Câu chuyện tiếp theo được kể bởi Hà Chí Vũ. Tuy bị
câm nhưng anh vẫn giao tiếp với người xem bởi những suy nghĩ của mình. Mọi hành động và ý
nghĩ của anh khó để khán giả nắm bắt. Tuy nói rằng có hai câu chuyện nhưng ngồi ra trong đó
cịn có những câu chuyện khác, đó là câu chuyện cơ trợ lý của Ming và cơ gái tóc vàng. Hai nhân
vật nữ này cũng có những lời kể của riêng mình. Tuy khơng chiếm nhiều dung lượng như hai
nhân vật kia, nhưng điều đó cũng cho thấy mỗi người đều có một câu chuyện của riêng mình.
Các câu chuyện ở “Fallen Angels – Đọa lạc thiên sứ” được diễn ra song song. Việc để gần
như tất cả các nhân vật lần lượt nói lên câu chuyện của mình khiến cho người xem cảm nhận
được rõ ràng sự cô đơn của họ. Mỗi người đều có một câu chuyện, một nỗi niềm tâm sự của
riêng mình nhưng khơng thể chia sẻ với ai. Những lời kể mà người xem được nghe đều là độc
thoại của nhân vật. Đối thoại giữa các nhân vật cũng rất ít, những con người cô độc chẳng thể
tâm sự với ai ngồi chính mình.
Nhân vật Ming
Đối tác của Ming u thầm anh, Tuy biết tình cảm đó nhưng anh khơng dám đón nhận.
Ming tình cờ có một mối quan hệ với cơ gái tóc vàng. Biết được tóc vàng cũng rất u mình,
nhưng tự ti về chính cuộc đời mình, sống cuộc đời kẻ giết thuê, vì thế Ming cũng khơng thể đền
đáp tình cảm đó. Hai người phụ nữ xuất hiện và dành tình cảm cho anh rồi cũng lần lượt rời đi,
khơng phải tình cảm chưa đủ mà là vì thân phận Ming là tay sát thủ của “đọa lạc thiên sứ” không
cho phép họ ở lại. Anh từ chối một mối quan hệ với bản thân, sống hài lịng từ sự sắp đặt từ đối
tác để khơng phải đưa ra quyết định cho đời mình.
Nhân vật Hà Chí Vũ
Cách hành động của Hà Chí Vũ cũng chính là cách anh dùng để có thể liên lạc với xã hội mà
anh khơng thể nói chuyện. Anh chỉ muốn tìm mọi cách để kết nối với con người. Đơi khi khiến
người ta khó chịu, bắt người khác làm theo ý muốn của mình. Vì khơng thể giao tiếp nên mọi
hành động đều là đe doạ. Vì muốn có tiền, anh tự ý đòi giặt quần áo cho người khác, hay anh bắt
buộc một người đàn ông phải ăn số kem có trên chiếc xe tải, và thậm chí sau đó là cả gia đình
1
anh ta nữa. Những hành động của Hà Chí Vũ đều rất điên rồ, nhưng đối với anh ta nghĩ, đây đều
là những điều tốt và có ích cho người khác.
Khi gặp được Charlie như một sự thay đổi trong nhận thức của Hà Chí Vũ. Đó là lần đầu
tiên anh biết yêu. Mặc dù đem lòng yêu nhưng rồi cuối cùng lại khơng được đáp trả. Cảnh Hà
Chí Vũ lăn lộn trước mắt Charlie chỉ để mong ở cô sự đón nhận cũng thật đáng thương. Charlie
thất tình gần như phát điên, nhưng đó chỉ cái điên nhất thời và khơng bao giờ cơ có thể hiểu được
tình cảm của Hà Chí Vũ. Biết đâu sự ngốc nghếch lại là may mắn, sẽ giúp anh mau quên sự tan
vỡ của tình cảm vốn dĩ chẳng có khởi đầu. Nhưng cuối cùng, khi bố của anh mất, có lẽ là tình
phụ tử cũng làm anh hiểu rõ hơn là đến lúc anh cần trưởng thành hơn. Một kẻ có thể hát thì
đương nhiên vẫn sẽ có thể tìm thấy hạnh phúc của mình.
Điểm nhìn nhân vật Ming
Ở phần đầu bộ phim, chuyện chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật Ming. Khơng khó
để xác định điểm nhìn này thông qua các yếu tố quay phim. Ở cảnh quay nhìn tập trung, hay cịn
gọi là gây shock. Trong căn phòng riêng, máy quay để Ming ở trọng tâm khung hình. Sau khi
hồn thành cơng việc, Ming trở về phịng nghỉ ngơi, phì phèo điếu thuốc rồi thiếp đi trên chiếc
giường rộng khi tiếng tivi còn mở và tiếng tàu đêm ồn ào bên ngồi. Điểm nhìn của nhân vật đã
hé mở cuộc sống cô đơn, bất cần của Ming. Giữa thành phố ồn ã, đông đúc, kẻ sát nhân không
người thân, không nguồn cội càng trở nên lạc lõng, cơ lập vì bị số phận bỏ rơi. Trong một cảnh
quay nhìn tương hợp, cảnh được chuyển trọng tâm liên tục từ nhân vật Ming ra những con bạc bị
hạ gục trước mũi súng của anh. Ánh mắt của Ming sắc lạnh thể hiện rõ sự vô cảm, bất cần, tàn
bạo. Sau đó, Ming bất ngờ gặp lại người bạn đi học trên xe buýt, Ming chỉ cười chủ trước những
lời hỏi thăm và rao bán bảo hiểm. Nét mặt kết hợp với dòng suy nghĩ của Ming khiến ta hiểu
rằng anh ta đang cảm thấy phiền nhiễu. Ming cảm thấy buồn cười vì một tên sát thủ như anh
cũng có người hỏi thăm. Khơng phải anh khơng muốn là một phần của thế giới ngồi kia. “Tơi
ln muốn đi dự đám cưới, nhưng những cảnh đó khơng phải dành cho tôi” - thông qua lời thoại
và cũng là điểm nhìn của nhân vật khiến cho người xem nhận ra rằng khơng phải cuộc đời Ming
chỉ có dao, súng và máu người mà sâu bên trong anh là một tâm hồn tự ti bị tổn thương. Có lẽ
anh khơng muốn liên hệ với bất kỳ ai và sợ sự quan tâm, tình cảm của người khác và cũng khơng
muốn u thương chính bản thân mình.
Điểm nhìn nhân vật Hà Chí Vũ
Hà Chí Vũ lên một thanh niên câm có tính tình lập dị, xuất hiện lần đầu tiên trong một cảnh
gây shock khi nhân vật này trốn cảnh sát trong một tủ để đồ hẹp. Cách quay tập trung này một
lần nữa lại xuất hiện ngay sau đó, trong lời giới thiệu chính thức của nhân vật về bản thân mình:
“Tơi là một người hạnh phúc”. Đây đều là những cảnh quay tập trung. Nhưng nếu như lần đầu
tiên xuất hiện của Hà Chí Vũ là trong tủ đồ chật hẹp, với khói thuốc dày đặc, khiến cho nhân vật
dù chiếm tồn bộ khung hình nhưng vẫn như đang thu mình bằng cách che giấu bản thân ra khỏi
xã hội, ám chỉ tình trạng khó hịa nhập của một người câm có tính cách kỳ quặc, thì ở cảnh gây
shock thứ hai, với khơng gian được rộng mở, thống đãng hơn, và chỉ có một mình Hà Chí Vũ,
đã đem lại sự thoải mái, tự do cởi mở để nhân vật giới thiệu cuộc sống của mình, thể hiện hình
ảnh một Hà Chí Vũ lập dị hạnh phúc trong thế giới của riêng mình.
2
Khi Hà Chí Vũ rơi vào lưới tình của Charlie Yeung, một cơ gái lụy tình, ln bị ám ảnh của
sự phản bội của người yêu cũ, câu chuyện tình đầu của nhân vật hầu như luôn được kể bằng
những cảnh quay tập trung có sự xuất hiện của cả Chaily. Ngay từ lần đầu tiên gặp nhau, khi Hà
Chí Vũ nhận ra tình cảm của bản thân cho đến khi anh biết Charlie vẫn luôn nhớ về người yêu
cũ, hai người vẫn luôn được quay tập trung như thuộc về cùng một thế giới, chia sẻ cùng một nỗi
lòng. Thế nhưng, đến khi Hà Chí Vũ gặp lại cơ khi làm ở tiệm Midnight Express, hai người lại
xuất hiện trong một cảnh quay tương hợp. Chính điểm nhìn này đã đẩy Hà Chí Vũ ra khỏi thế
giới của Chaily, khi cơ đã có người u mới và khơng cịn nhớ Hà Chí Vũ, trong khi anh vẫn
ln ơm trong mình mối tình đầu đơn phương. Cuối cùng chỉ cịn lại Hà Chí Vũ trong một cảnh
quay shock khi nhìn lên bầu trời trong nỗi cô độc của một mùa đông tới sớm đến không ngờ.
“Fallen Angel – Đọa lạc thiện sứ” – Bộ phim này xuất hiện những cuộc tình rất ngang trái,
bi ai. Người muốn u nhưng khơng được đáp lại, và người không muốn người khác yêu mình.
Các nhân vật trên đều là những con người mang nặng tâm tư, tình cảm khó nói. Họ tuy đều là
những nhân vật biểu trưng cho hạnh người xấu xa, đểu cáng, họ là sát thủ, cướp bóc nhưng đó
chỉ là vỏ bọc bên ngoài mà đạo diễn, biên kịch muốn gán cho họ. Ý nghĩa của việc lồng vỏ bọc
không lấy đẹp đẽ cho các nhân vật rất thú vị, bởi nó cho thấy dù là ai đi chăng nữa, thì trong trái
tim họ ln khao khát u và được yêu như bao người bình thường khác. Kết thúc bộ phim là
cảnh hai con người cơ đơn tìm thấy nhau. Không ai biết được kết cục của họ sẽ ra sao, nhưng
trước mắt, họ đã tìm thấy chỗ để dựa vào.
Hình ảnh và ánh sáng
Christopher Doyle, là một nhà quay phim xuất sắc, người đã thực hiện những cảnh quay
trong bộ phim “Fallen angels”. Bộ phim này được quay chủ yếu vào ban đêm đã từng gây phấn
khích từ khán giả nhờ sự chuyển động rất nhanh của các máy quay, trên khung cảnh tối tăm của
thành phố Hồng Kông vào những năm 1990. Với cuộc sống về đêm dưới ống kính của
Christopher Doyle, thành phố dường như có một cá tính riêng biệt của nó riêng.
Vị trí của các cảnh quay được thực hiện trong phim chủ yếu ở khu nhà ở của người lao động,
tối tăm, ẩm thấp nhưng lại là những địa điểm của những cảnh quay đầy sự lãng mạn và cũng
nhiều cảnh nhiễu nhương. Nhà làm phim đã sử dụng hiệu quả và lặp đi lặp lại các cung đường,
tàu điện ngầm, ánh sáng từ đèn neon, và các yếu tố khác của đường phố để đặt bối cảnh đô thị
náo nhiệt vào khung cảnh chậm chạp để làm nổi bật lên sự cô đơn, ham muốn, những trò tai quái
về đêm, phiêu lưu, tội ác, sự cô lập và nỗi ám ảnh của các nhân vật trong phim.
Trong phim, Vương Gia Vệ chủ yếu xoay quanh những cảnh quay ngột ngạt liên quan đến
chuyển động máy ảnh nhanh và chậm để tôn lên sự nhạy cảm, xa lạ và cô đơn trong khung cảnh
đơ thị. Phim sử dụng ống kính góc rộng và máy ảnh cầm tay, sử dụng khung hình một cách thẩm
mỹ, kết hợp với bóng tối để truyền đạt biểu ý của đạo diễn. Trong “Fallen angels”, Vương Gia
Vệ tận dụng tốt kỹ năng quay phim của Christopher Doyle để cho thấy Hồng Kông là một mê
cung điên loạn, nơi các nhân vật đầy bế tắc và bị chìm trong sự cơ lập. Bên cạnh đó, Vương Gia
Vệ cũng đã thể hiện việc tìm kiếm mối liên hệ giữa linh hồn con người với đô thị thành phố, khi
mà các nhân vật đều đã khơng cịn nhớ tới việc mình đang sống ở thành phố đểm làm gì. Ý
3
tưởng về sự mất gốc rễ và sự xa lánh bao trùm lên các nhân vật trong “Fallen Angels”. Giữa
dòng xe cộ nhộn nhịp và những con đường rợp bóng đèn, Vương Gia Vệ thể hiện xuất sắc nghệ
thuật khác biệt với cách kể chuyện truyền thống bằng cách tập trung nhiều hơn vào hình ảnh
truyền tải cảm giác hoang vắng và tuyệt vọng.
Nền nhạc của phim được đầu tư, trau chuốt, các giai điệu đầy ám ảnh, kết hợp với kỹ xảo
điện ảnh tuyệt vời làm nổi bật vẻ đẹp của sự u sầu và cô đơn, như là một nốt thăng ấn tượng cho
bộ phim.
Nguồn:
Christopher Doyle: Filming in the Neon World 杜 杜 杜 杜 杜 杜 杜 杜 | NEONSIGNS.HK 杜 杜 杜 杜 YouTube
Searching for Fallen Angels' Lost Lens - YouTube
Urban alienation through Wong Kar-wai film 'Fallen Angels' (faroutmagazine.co.uk)
4