Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo " Xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.38 KB, 8 trang )

VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008 11






Ph¹m NguyÔn Linh *
1. Quan niệm về hợp đồng vô hiệu
"Hợp đồng vô hiệu", "hợp đồng kinh tế
vô hiệu" là những khái niệm đã được tiếp
nhận và sử dụng khá phổ biến trong pháp
luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt
Nam. Thực tiễn khoa học pháp lí vẫn tồn tại
một số quan điểm khác nhau về hợp đồng vô
hiệu và xử lí hợp đồng vô hiệu. Theo nguyên
lí hợp đồng là sự thoả thuận làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các bên thì hệ quả của
sự thoả thuận không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ không hình thành hợp đồng chứ
không phải hình thành nên hợp đồng vô
hiệu. Bộ luật dân sự năm 2005 đã thận trọng
hơn khi sử dụng thuật ngữ "giao dịch dân sự
vô hiệu" song lại định nghĩa "Giao dịch dân
sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn
phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 121 Bộ
luật dân sự). Nếu xác định sự thoả thuận
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của


các bên không phải là hợp đồng (chưa hình
thành hợp đồng) thì hậu quả pháp lí của sự
kiện này chỉ là các bên không phải thực hiện
các quyền và nghĩa vụ theo cam kết. Còn
nếu xác định "sự thoả thuận không làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ" là hợp đồng vô hiệu
thì thể hiện được "tính trái pháp luật", bởi vì
thực tế sự thoả thuận của các bên chỉ không
được thừa nhận khi vi phạm quy định của
pháp luật. Điều này lí giải sự tiếp tục tồn tại
của khái niệm "hợp đồng vô hiệu" trong thực
tiễn pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật và
trong khoa học pháp lí Việt Nam. Theo cách
hiểu phổ biến và thông dụng, hợp đồng vô
hiệu là hợp đồng được kí kết trái với những
quy định của pháp luật hiện hành.
Hợp đồng được thiết lập có thể trái pháp
luật về nội dung và hình thức giao kết. Trong
quan hệ thương mại, sự thoả thuận trái pháp
luật của các bên thường phổ biến với những
trường hợp như sau:
+ Hợp đồng vô hiệu do nội dung thoả
thuận (các điều khoản) trái pháp luật. Vi
phạm pháp luật trong trường hợp này có thể
dẫn đến vô hiệu toàn bộ hoặc một phần hợp
đồng, tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của
điều khoản vô hiệu trong hợp đồng. Ví dụ:
Khi các bên thoả thuận mua bán phế liệu
thuộc diện cấm nhập khẩu thì không chỉ điều
khoản đối tượng của hợp đồng vô hiệu mà

toàn bộ hợp đồng vô hiệu. Khi các bên thoả
thuận mức phạt vi phạm hợp đồng vượt quá
mức tối đa mà luật quy định thì chỉ điều
khoản về mức phạt vô hiệu.
+ Hợp đồng vô hiệu do không đảm bảo
tư cách chủ thể khi giao kết hợp đồng. Tư
cách chủ thể được xác định theo thẩm quyền
của chủ thể đó. Một thương nhân có đăng kí
* Công ti luật Ngo, Miguérès & Associés
Hà Nội
VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

12 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008

kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề
đã đăng kí được coi là đủ tư cách chủ thể để
kí hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh. Một
cá nhân đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự được coi là đủ tư cách chủ thể
giao kết và thực hiện hợp đồng.
+ Hợp đồng vô hiệu do người đàm phán,
kí kết hợp đồng không phải là đại diện hợp
pháp của chủ thể, cụ thể là không phải là đại
diện theo pháp luật, cũng không phải là đại
diện theo uỷ quyền của chủ thể hợp đồng.
+ Hợp đồng vô hiệu do hình thức hợp
đồng vi phạm quy định pháp luật.
2. Xử lí hợp đồng vô hiệu trong lĩnh
vực thương mại trước năm 2005
Việc xử lí hợp đồng thương mại vô hiệu

trước khi Nhà nước ban hành Bộ luật dân sự
năm 2005 và Luật thương mại năm 2005
được thực hiện theo Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế ngày 25/9/1989. Theo văn bản này,
những hợp đồng kinh tế sau đây bị coi là vô
hiệu toàn bộ:
a) Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm
điều cấm của pháp luật;
b) Một trong các bên kí kết hợp đồng
kinh tế không có đăng kí kinh doanh theo
quy định của pháp luật để thực hiện công
việc đã thoả thuận trong hợp đồng;
c) Người kí hợp đồng kinh tế không
đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng
phần khi nội dung của phần đó vi phạm điều
cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng
đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng.
Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn hoạt động
thương mại, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao đã hướng dẫn áp dụng quy định
này tại Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP
ngày 27/5/2003) như sau:
Thứ nhất: Hợp đồng kinh tế bị coi là vô
hiệu toàn bộ khi "một trong các bên kí kết
hợp đồng kinh tế không có đăng kí kinh
doanh theo quy định của pháp luật để thực
hiện công việc đã thoả thuận trong hợp
đồng". Khi áp dụng quy định này cần phân
biệt như sau:

- Nếu khi kí kết hợp đồng kinh tế một
trong các bên chưa có đăng kí kinh doanh
mà trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh
tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và
đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp,
bên chưa có đăng kí kinh doanh khi kí kết
hợp đồng kinh tế vẫn chưa có đăng kí kinh
doanh để thực hiện công việc được các bên
thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh
tế này thuộc trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
và bị coi là vô hiệu toàn bộ.
- Nếu khi kí kết hợp đồng kinh tế một
trong các bên chưa có đăng kí kinh doanh
nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng
kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp
và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp,
bên chưa có đăng kí kinh doanh khi kí kết
hợp đồng đã có đăng kí kinh doanh để thực
hiện công việc được các bên thoả thuận
trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế này
không thuộc trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
và do đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ.
Thứ hai: Theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì
VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008 13


hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ
khi: "Người kí hợp đồng kinh tế không đúng
thẩm quyền ".
Để phù hợp với tinh thần quy định tại
Điều 154 Bộ luật dân sự năm 1995 thì hợp
đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ
nếu người kí kết hợp đồng kinh tế không
đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực
hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy
định của pháp luật có thẩm quyền kí kết hợp
đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt là người có
thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người
có thẩm quyền chấp thuận nếu người đó đã
biết hợp đồng kinh tế đã được kí kết mà
không phản đối.
Việc xử lí hợp đồng kinh tế bị coi là vô
hiệu toàn bộ được quy định như sau:
a) Nếu nội dung công việc trong hợp
đồng chưa được thực hiện thì các bên không
được phép thực hiện;
b) Nếu nội dung công việc trong hợp
đồng đã được thực hiện một phần thì các bên
phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị
xử lí về tài sản;
c) Nếu nội dung công việc trong hợp
đồng đã được thực hiện xong thì các bên bị
xử lí tài sản.
Việc xử lí tài sản tiến hành theo các
nguyên tắc: Các bên có nghĩa vụ hoàn trả
cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc

thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp
không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì
phải trả bằng tiền, nếu tài sản đó không bị
tịch thu theo quy định của pháp luật; thu
nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách
nhà nước; thiệt hại phát sinh các bên phải
chịu. Trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là
vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi
các điều khoản trái pháp luật, khôi phục các
quyền và lợi ích ban đầu và bị xử lí theo các
quy định khác của pháp luật.
Nghiên cứu vấn đề xử lí hợp đồng vô
hiệu trong lĩnh vực thương mại (giai đoạn
trước 2005) cho thấy một số điểm nổi bật
như sau:
- Cở sở pháp lí để xử lí hợp đồng vô hiệu
là văn bản áp dụng riêng cho quan hệ hợp
đồng trong lĩnh vực thương mại, đó là Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế (văn bản này đã hết
hiệu lực từ ngày 1/1/1006);
- Căn cứ pháp lí để xác định hợp đồng vô
hiệu có tính đến đặc thù của quan hệ thương
mại nên đặc biệt chú trọng các yếu tố liên
quan đến quan hệ thương mại như: 1) Phạm
vi thẩm quyền của thương nhân - với tư cách
là chủ thể của hợp đồng thương mại; 2) Đại
diện hợp pháp của thương nhân; 3) Nội dung
sự thoả thuận. Ngoài ra, yếu tố tự do, tự
nguyện trong đàm phán có được đề cập
nhưng chưa rõ nét.

3. Quy định hiện hành về giao dịch
dân sự vô hiệu và một số vướng mắc khi
áp dụng để giải quyết hợp đồng thương
mại vô hiệu
Sau khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết
hiệu lực, Luật thương mại năm 2005 quy
định về hành vi thương mại nhưng không
quy định về hợp đồng, các quy định về giao
dịch dân sự vô hiệu được áp dụng chung cho
mọi quan hệ hợp đồng mà không phân biệt
hợp đồng đó hình thành trong quan hệ kinh
doanh hay quan hệ tiêu dùng.
VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

14 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định giao
dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực
hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch
không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn
tự nguyện.
Về hình thức, hình thức giao dịch dân sự
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định.
Các trường hợp giao dịch dân sự không

có một trong các điều kiện được quy định
trên đây thì vô hiệu. Cụ thể bao gồm:
1) Giao dịch dân sự có mục đích và nội
dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội thì vô hiệu.
2) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
3) Giao dịch dân sự vô hiệu do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện.
4) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.
5) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa
dối, đe dọa.
6) Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác
lập không nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình.
7) Giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức. Trong
trường hợp pháp luật quy định hình thức
giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch mà các bên không tuân theo
thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, toà
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
quyết định buộc các bên thực hiện quy định
về hình thức của giao dịch trong một thời
hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì
giao dịch vô hiệu.
So với quy định về hợp đồng kinh tế vô
hiệu trước đây, việc quy định về giao dịch
dân sự vô hiệu (áp dụng chung cho mọi quan

hệ thương mại, tiêu dùng) có một số điểm
khác biệt, vừa thể hiện tính tích cực, vừa thể
hiện sự hạn chế của các quy định chung này,
trong đó mặt tích cực thể hiện ở các điểm:
Thứ nhất: Bộ luật dân sự quy định rõ
điều kiện có hiệu lực của giao dịch và các
trường hợp giao dịch vô hiệu. Điều này thể
tiện tính toàn diện trong điều chỉnh pháp luật
về vấn đề này.
Thứ hai: Bảy trường hợp giao dịch dân
sự bị coi là vô hiệu là quy định đầy đủ các
trường hợp trái pháp luật về chủ thể, hình
thức, nội dung và bản chất tự do ý chí của
các bên.
Thứ ba: Việc xác định hợp đồng vô hiệu
do không tuân thủ quy định về đại diện kí
kết hợp đồng áp dụng theo quy định về đại
diện và phạm vi đại diện (Điều 144, 145,
146 Bộ luật dân sự năm 2005). Điều này phù
hợp và thuận lợi cho việc xử lí hậu quả pháp
lí đối với giao dịch dân sự do người không
có quyền đại diện hoặc vượt quá thẩm quyền
đại diện xác lập, thực hiện, theo đó, người
không có quyền đại diện hoặc người vượt
quá phạm vi đại diện có thể vẫn phải thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ (hoặc phần vượt quá)
đối với người đã giao dịch với mình.
Thứ tư: Về xử lí hậu quả pháp lí của giao
VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i


t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008 15

dịch dân sự vô hiệu, Bộ luật dân sự quy định
nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại của bên có
lỗi, quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Quy định này đảm bảo lợi ích chính đáng
của các bên hoặc người có liên quan đến
giao dịch vô hiệu.
Bên cạnh các điểm tích cực này, do quan
hệ hợp đồng thương mại có những đặc thù về
chủ thể và nội dung giao kết, việc áp dụng
quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong
quan hệ hợp đồng thương mại có một số
vướng mắc, thể hiện ở những khía cạnh sau:
Một là: Quy định về năng lực chủ thể
của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân
sự sẽ rất khó xác định trong các quan hệ
thương mại.
Điều 122 Bộ luật dân sự quy định một
trong những điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng là "người tham gia giao dịch có năng
lực hành vi dân sự". Năng lực hành vi dân sự
được hiểu là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ luật dân sự).
Đối với pháp nhân, pháp luật chỉ quy định về
năng lực pháp luật của pháp nhân. Năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng
của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự

phù hợp với mục đích hoạt động của mình
(Điều 86 Bộ luật dân sự). Năng lực pháp luật
dân sự của mọi cá nhân thì như nhau còn
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
được quy định bởi mục đích hoạt động của
pháp nhân đó. Đối với pháp nhân là thương
nhân, mục đích hoạt động của thương nhân
là mục đích kinh doanh, do đó năng lực pháp
luật dân sự của thương nhân là khả năng của
thương nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự
phù hợp với mục đích kinh doanh.
Vấn đề đặt ra là nếu một trong các bên
của hợp đồng không có đăng kí kinh doanh
hoặc kinh doanh không đúng ngành nghề đã
đăng kí thì hợp đồng có bị coi là vô hiệu hay
không? Bộ luật dân sự hiện hành khi quy
định thương nhân có khả năng có các quyền
và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích
kinh doanh đã không giới hạn năng lực chủ
thể giao kết hợp đồng thương mại trong
phạm vi đăng kí kinh doanh. Như vậy, xét từ
năng lực chủ thể của hợp đồng, có thể thấy
phạm vi giao kết hợp đồng của thương nhân
không bị hạn chế song điều này lại mâu
thuẫn với Luật doanh nghiệp năm 2005 vì
Điều 9 của Luật này quy định doanh nghiệp
có nghĩa vụ "hoạt động kinh doanh theo
đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh". Tuy nhiên, hiệu
lực của hợp đồng trong trường hợp này còn

phụ thuộc vào việc có thể coi đây là giao
dịch dân sự có nội dung vi phạm điều cấm
của pháp luật hay không. Theo tác giả, có
thể hiểu Điều 9 Luật doanh nghiệp theo ý
nghĩa là pháp luật doanh nghiệp không cho
phép (cấm) doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh vượt ra ngoài phạm vi ngành nghề đã
đăng kí và hợp đồng thương mại kí kết trong
trường hợp này sẽ bị coi là vô hiệu.
Hai là: Việc xác định hợp đồng thương
mại vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức
của hợp đồng có ý kiến khác nhau do thiếu sự
thống nhất giữa quy định của Bộ luật dân sự
và quy định của Luật thương mại.
VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

16 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008

Bộ luật dân sự quy định: trường hợp
pháp luật quy định hình thức của hợp đồng
là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nếu
các bên vi phạm thì hợp đồng bị coi là vô
hiệu. Luật thương mại quy định hợp đồng
đại lí, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng môi giới
và một số hợp đồng khác "phải được kí kết
bằng văn bản" mà không ghi rõ hình thức
văn bản là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng. Sự không thống nhất này tất yếu sẽ
dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật
khác nhau. Theo tác giả, có thể hiểu khi

pháp luật buộc các bên sử dụng hình thức
văn bản trong giao kết hợp đồng cũng có
nghĩa là cấm các bên sử dụng hình thức
thoả thuận bằng lời nói. Nếu như các bên
không khắc phục khiếm khuyết này thì hợp
đồng bị coi là vô hiệu.
Ba là: Về xử lí hậu quả pháp lí của hợp
đồng vô hiệu quy định người không có
quyền đại diện hoặc người vượt quá phạm vi
đại diện phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
(hoặc phần vượt quá) đối với người đã giao
dịch với mình (Điều 145, 146 Bộ luật dân
sự) là phù hợp với các giao dịch dân sự
thông thường nhưng rất khó áp dụng đối với
quan hệ thương mại. Hợp đồng thương mại
được kí kết sẽ làm hình thành nghĩa vụ giao
hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân và
chỉ thương nhân mới có đủ khả năng để thực
hiện nghĩa vụ đó. Nếu buộc cá nhân người
đại diện sai thẩm quyền phải thực hiện nghĩa
vụ này thì rõ ràng là không khả thi.
4. Vấn đề thẩm quyền xử lí hợp đồng
thương mại vô hiệu
* Giai đoạn trước 1/7/1994
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định
việc kết luận hợp đồng kinh tế là vô hiệu
toàn bộ hoặc từng phần thuộc thẩm quyền
của trọng tài kinh tế nhà nước. Với tính chất
và cơ quan quản lí, trọng tài kinh tế nhà
nước thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra

việc kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, xử
lí vi phạm và giải quyết tranh chấp về hợp
đồng kinh tế. Chức năng "xử lí vi phạm pháp
luật về hợp đồng" cho phép trọng tài kinh tế
nhà nước quyền chủ động tuyên bố và xử lí
hợp đồng vô hiệu khi phát hiện có sự vi
phạm pháp luật mà không cần đợi sự khiếu
nại của một hoặc các bên.
* Giai đoạn từ 1/7/1994 đến nay
Từ ngày 1/7/1994, hệ thống cơ quan
trọng tài kinh tế nhà nước chấm dứt hoạt
động đồng thời theo quy định của Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994),
các quy định pháp luật về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp và xử lí vi phạm pháp luật
hợp đồng kinh tế của trọng tài kinh tế không
còn có hiệu lực thi hành và toà án nhân dân
là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, toà án là
cơ quan xét xử không có chức năng quản lí
nhà nước nên không thể tự mình kiểm tra,
phát hiện và tuyên bố hợp đồng vô hiệu như
trọng tài kinh tế trước đây. Theo nội dung
hướng dẫn tại điểm b mục 2 Công văn của
Toà án nhân dân tối cao số 11/KHXX ngày
23/1/1996 thì các hợp đồng kinh tế bị coi là
vô hiệu khi xảy ra tranh chấp toà án nhân
dân thụ lí giải quyết theo thủ tục giải quyết
các vụ án kinh tế và áp dụng quy định về xử
lí hợp đồng kinh tế vô hiệu tại Điều 39 Pháp

lệnh hợp đồng kinh tế để giải quyết. Như
VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008 17

vậy, toà án nhân dân xử lí hợp đồng kinh tế
vô hiệu khi nào xảy ra tranh chấp mà các bên
khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết.
* Về thẩm quyền của trọng tài thương
mại trong việc giải quyết tranh chấp về hợp
đồng vô hiệu
Trọng tài thương mại
(1)
với tính chất là
phương thức giải quyết tranh chấp do các
bên lựa chọn, không nhân danh quyền lực
nhà nước trong quá trình tố tụng và là loại
dịch vụ pháp lí hình thành và phát triển trong
nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ đặc điểm
này của trọng tài thương mại đồng thời coi
việc xử lí hợp đồng thương mại vô hiệu là
hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, có
ý kiến cho rằng: Thẩm quyền xử lí hợp đồng
thương mại vô hiệu chỉ thuộc về toà án.
Để có cách hiểu đúng về vấn đề này, cần
làm rõ một số nội dung sau:
- Các khái niệm quen dùng trước đây
như "xử lí hợp đồng vô hiệu" hay "tuyên bố
hợp đồng vô hiệu" không còn phù hợp mà
nên sử dụng khái niệm "giải quyết tranh

chấp liên quan đến hợp đồng vô hiệu".
Các khái niệm này có nội hàm khác nhau,
theo đó, "tuyên bố hợp đồng vô hiệu" thể hiện
rõ tính quyền lực nhà nước đối với các hợp
đồng trái pháp luật. Trong pháp luật Việt
Nam, trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan
duy nhất có thẩm quyền này và cơ chế
"tuyên bố hợp đồng vô hiệu" được sử dụng
phù hợp trong nền kinh tế kế hoạch khi mà
việc kí kết hợp đồng không hoàn toàn do ý
chí tự nguyện của các bên quyết định. Khái
niệm "xử lí hợp đồng vô hiệu" cũng hàm
chứa tính quyền lực nhà nước và thể hiện
thái độ của nhà nước đối với hành vi vi
phạm pháp luật.
Khi quyền tự do hợp đồng được ghi nhận
và khi trọng tài kinh tế nhà nước chấm dứt
hoạt động, hợp đồng thương mại vô hiệu
được giải quyết với sự tách biệt rõ hai quan
hệ pháp luật: Một là, xử lí hành chính hoặc
hình sự đối với tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm pháp luật; hai là, giải quyết tranh
chấp về tài sản liên quan đến hợp đồng
thương mại vô hiệu. Như vậy, về bản chất, ở
góc độ quan hệ tài sản không đặt ra vấn đề
xử lí hay tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Chính
vì vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp thương mại (kể cả toà án) không
chủ động tuyên bố hay xử lí hợp đồng vô
hiệu mà chỉ giải quyết tranh chấp về hợp

đồng vô hiệu khi có đơn yêu cầu giải quyết
tranh chấp của một hoặc các bên.
- Pháp luật quy định như thế nào về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến
hợp đồng thương mại vô hiệu? Pháp luật
hiện hành chỉ quy định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của
toà án và thẩm quyền giải quyết tranh chấp
thương mại của trọng tài thương mại, không
có quy định riêng về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu.
Điều đó có nghĩa là khi có tranh chấp liên
quan đến việc kí kết, thực hiện hợp đồng,
các bên có quyền khởi kiện tại các cơ quan
này mà không cần phân biệt hợp đồng đó có
hiệu lực hay vô hiệu. Tranh chấp về hợp
đồng thương mại vô hiệu cũng là loại tranh
chấp thương mại mà các bên có thể khởi
kiện tại toà án hoặc trọng tài thương mại.
VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

18 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008

Mặt khác, các cơ quan này (kể cả toà án)
chỉ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại vô hiệu theo đơn khởi kiện của một bên
hoặc các bên mà không tự ý đưa vụ việc ra
để giải quyết.
- Quy định về tính độc lập của điều
khoản trọng tài: Nội dung của điều khoản

trọng tài có giá trị xác định hội đồng trọng
tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
xảy ra giữa các bên. Điều 11 Pháp lệnh
trọng tài thương mại năm 2003 quy định:
"Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với
hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ
hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không
ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản
trọng tài". Như vậy có thể hiểu hợp đồng
có thể vô hiệu nhưng điều khoản trọng tài
vẫn có thể có hiệu lực pháp luật và nguyên
đơn có quyền sử dụng hiệu lực của điều
khoản trọng tài đó để khởi kiện tại hội
đồng trọng tài đã được các bên thoả thuận
lựa chọn. Quy định này cho thấy Pháp lệnh
trọng tài thương mại không hạn chế thẩm
quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng
thương mại vô hiệu của trọng tài thương
mại. Nội dung tranh chấp về hợp đồng
thương mại vô hiệu chỉ là giải quyết hậu
quả về tài sản, bao gồm cả lợi ích hợp pháp
của các bên hoặc bên thứ ba ngay tình, do
vậy, không nhất thiết phải nhân danh
quyền lực nhà nước để giải quyết đối với
mọi trường hợp./.

(1). Hiện tại, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm
2003 là văn bản điều chỉnh hoạt động của trọng tài
thương mại.
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP

LUẬT VỀ (tiếp theo trang 10)
của các nhà kinh doanh. Chính vì vậy, các
quy định về hợp đồng thương mại có nhiều
khác biệt so với các quy định về hợp đồng
nói chung liên quan đến thủ tục giao kết hợp
đồng, thời hạn khiếu nại đối với vi phạm hợp
đồng, trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp
đồng, thời hiệu và cơ quan có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thứ tư, trong những năm gần đây, pháp
luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng trong
hoạt động thương mại nói riêng của Việt Nam
có nhiều thay đổi lớn, cả về quan niệm lẫn nội
dung điều chỉnh. Cùng với sự ra đời của
BLDS năm 2005, Việt Nam đã không còn
duy trì khái niệm hợp đồng kinh tế; mọi hợp
đồng đều gọi chung là hợp đồng dân sự và
chịu sự điều chỉnh chung của BLDS. Các
hợp đồng được kí kết và thực hiện trong
những lĩnh vực kinh tế riêng biệt thì ưu tiên
áp dụng các quy định trong các văn bản pháp
luật chuyên ngành tương ứng; nếu các văn
bản pháp luật này không quy định thì áp
dụng các quy định chung trong BLDS.
Cuối cùng, tuy xu hướng chung trên thế
giới và ở Việt Nam là không phân biệt rạch
ròi hợp đồng thương mại với hợp đồng dân
sự trong các văn bản pháp luật nhưng trên
thực tế ngày càng nhiều các nhà luật học đã
và đang bắt đầu có những nghiên cứu chuyên

biệt về loại hợp đồng này nhằm đáp ứng nhu
cầu thực tiễn của toàn xã hội nói chung và
của các nhà kinh doanh nói riêng. Điều đó
càng khẳng định vai trò không thể phủ nhận
của hợp đồng thương mại đối với đời sống
kinh tế trên phạm vi toàn cầu./.

×