Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.73 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài:
TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC
CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 BAN CƠ BẢN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ
Mã số : 60 14 10



Học viên thực hiện: HOÀNG VĂN LƯỢNG
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ HƯƠNG TRÀ





THÁI NGUYÊN 09-2010
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việt Nam đang bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Viễn cảnh sôi động, tươi đẹp nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏi
ngành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ
về mọi mặt. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học
và phương tiện dạy học. Theo nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một


chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,
đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”.
Định hướng trên đây đã được pháp chế trong luật giáo dục điều 24.2
“Phương pháp giáo d ục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác đ ộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh…”. (Luật giáo d ục năm 2005).
Vấn đề đặt ra đối với các trường học là cần không ngừng đổi mới về nội
dung và phương pháp dạy học (PPDH). Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu
phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại. Song nền giáo dục nước ta
trong giai đoạn vừa qua chưa đáp ứng được điều đó. Trong kiểm điểm việc thực
hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ những yếu kém và nguyên
nhân: “Hoạt động học tập trong các nhà trường ở mọi cấp học chủ yếu vẫn là
hướng vào mục đích khoa cử, chưa quan tâm làm cho người dạy ,người học,
người quản lý coi trọng thực hiện mục đích học tập đúng đắn. Phương pháp
giáo dục nặng về áp đặt thường khuyến khích tiếp thu một cách máy móc, chưa
khuy ến khích sự năng động, sáng tạo của người học ”
Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng
thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng đang từng bước triển
khai áp dụng. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi đề cập đến việc nghiên cứu và
vận dụng phương pháp dạy học dự án, hiện đang còn tương đối mới ở Việt
Nam.
Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học quan trọng để thực
hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định
hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý
thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia
tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc, năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm
việc của người học. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, với mục đích giáo

dục toàn diện cho học sinh, cũng đã có nhiều nghiên cứu vận dụng DHDA,
đặc biệt là dạy học một số kiến thức Vật lí.
Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến
thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, chúng ta không chỉ tổ chức các hoạt
động học tập trên lớp mà còn phải tổ chức học tập ngoại khóa cho học sinh.
Tổ chức học tập trên lớp và tổ chức học tập ngoại khoá là hai bộ phận hữu cơ
hợp thành thể thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm thực hiện
mục tiêu dạy học. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá như thế nào
để đảm bảo mục tiêu dạy học là rất quan trọng đối với mỗi giáo viên.
Từ đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho
phương pháp dự án (Project method) và coi đây là phương pháp dạy học quan
trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm
của dạy học truyền thống. Mục tiêu của DHDA và hoạt động ngoại khoá đều
hướng tới giáo dục toàn diện học sinh, không chỉ tập trung vào dạy học kiến
thức mà còn đặt sự quan tâm chủ yếu đến phát triển kĩ năng sống, khả năng
làm việc nhóm, khả năng tư duy sáng tạo…Mặt khác, nếu như dạy học dự án
đòi hỏi có nhiều thời gian mà chương trình chính khoá khó có thể thực hiện
thì hoạt động ngoại khoá đáp ứng đủ yêu cầu đó. Với thế mạnh của ngoại
khoá, giáo viên hoàn toàn có thể triển khai dạy học dự án khi tổ chức các hoạt
động ngoại khoá cho học sinh, đặc biệt tổ chức trong các hội thi vật lí sẽ
mang lại hiệu quả cao trong học tập, kích thích động cơ hứng thú của người
học, phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh biết vận dụng những tri thức
đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, đáp ứng yêu cầu
đào tạo nhân lực trong thế kỉ XXI, hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc tổ chức hoạt động ngoại
khoá như: “Nghiên cứu việc tổ chức một số buổi học ngoại khoá về phần
quang hình cho học sinh lớp 8 trung học cơ sở miền núi”- Đỗ Thị Minh- luận
văn thạc sĩ năm 2000 ở trường ĐHSP Hà Nội, “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt
động ngoại khoá về “động học chuyển động thẳng” ở lớp 10 THPT nhằm phát

huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh” của Nguyễn
Hương Lan- Luận văn thạc sĩ giáo dục năm 2007 hay “Nghiên cứu tổ chức
hoạt động ngoại khóa về “Tĩnh học vật rắn” ở lớp 10 theo hướng phát huy
tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh”- Ngô Thị Bình năm
2009…và cũng có một số đề tài nghiên cứu về dạy học dự án như: “Tổ chức
dạy học dự án nội dung kiến thức phần máy điện chương “Dòng điện xoay
chiều” sách giáo khoa vật lí lớp 12 nâng cao trung học phổ thông”- Vũ Văn
Dụng- Luận văn thạc sĩ năm 2009, Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức
“Dòng điện trong chất bán dẫn” sách giáo khoa vật lí lớp 11 nâng cao trung
học phổ thông”- Phạm Văn Hoạch- Luận văn cao học 2009 hay trong luận
văn cao học năm 2006 của Trần Thị Thuý Hằng và Đào Thu Thuỷ đã vận
dụng dạy học dự án vào việc việc tổ chức các hoạt động nhận thức khi dạy
học các kiến thức về bảo toàn năng lượng lớp 9 và cảm ứng điện từ lớp 11,
“Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá khi dạy học các nội dung
kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí lớp 10 ban cơ bản - Nguyễn
Thị Diệu Linh - luận văn thạc sĩ, năm 2009.
Trong chương trình vật lí trung học phổ thông, kiến thức về Từ trường có
nhiều ứng dụng trong đời sống, gắn liền với thực tiễn nên tạo được hứng thú
học tập cho học sinh, song lại tương đối trừu tượng nên đòi hỏi giáo viên phải
tổ chức giờ dạy sao cho học sinh thật thoải mái về tư tưởng nhưng cũng thật
nghiêm túc. Vì vậy, tổ chức dạy học nội kiến thức chương Từ trường vận
dụng DHDA thông qua hoạt động ngoại khóa là rất hợp lí. Tuy nhiên chưa có
nghiên cứu nào về vận dụng dạy học dự án để tổ chức các hoạt động ngoại
khoá cho học sinh khi dạy học nội dung kiến thức chương “Từ trường” Vật lí
lớp 11 ban cơ bản.
Là một học viên cao học đồng thời là một giáo viên dạy học ở trường
THPT, tôi nhận thấy việc tổ chức được các hoạt động ngoại khoá cho học
sinh là cần thiết và có thể vận dụng dạy học dự án để tổ chức hoạt động ngoại
khoá cho học sinh khi dạy học các nội dung kiến thức chương “Từ trường”
vật lí lớp 11 ban cơ bản, với hy vọng có thể giúp học sinh vận dụng được các

kiến thức vật lí vào đời sống thực tiễn, khơi dậy lòng say mê và phát triển
năng lực sáng tạo.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học dự án một số
nội dung kiến thức chương “Từ trường” Vật lí lớp 11 ban cơ bản”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức trong
chương “Từ trường”- Vật lí 11 ban cơ bản, nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao, rèn luyện cho
học sinh khả năng giải quyết các vấn đề trong bài học và trong thực tiễn cuộc
sống.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh tại một số trường trung
học phổ thông trong tỉnh Thái Nguyên, trong tiến trình dạy học một số kiến
thức chương “Từ trường”- Vật lí 11 ban cơ bản, vận dụng dạy học dự án
thông qua hoạt động ngoại khóa.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng cơ sở lí luận của dạy học dự án để tổ chức hoạt động
ngoại khoá cho học sinh khi dạy học nội dung kiến thức “Từ trường” Vật lí
lớp 11 ban cơ bản thì sẽ giúp học sinh vận dụng được các kiến thức Vật lí vào
đời sống thực tiễn, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh trong học tập.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, trong đó đặc biệt quan tâm
đến cơ sở lí luận của dạy học dự án.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, các
bước tiến hành ngoại khoá.
- Tìm hiểu tính ưu việt của việc vận dụng dạy học dự án để tổ chức buổi
ngoại khoá cho học sinh.

- Các biểu hiện của tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong
dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khoá.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Từ trường”- Sách giáo khoa
vật lí lớp 11 ban cơ bản. Từ đó, vận dụng lí luận của dạy học dự án để tổ chức
buổi hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
- Tìm hiểu thực tế dạy và học môn vật lí đặc biệt là chương “Từ trường”
Vật lí lớp 11 ban cơ bản.
- Xây dựng nội dung hội thi vật lí của buổi ngoại khoá.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình đã soạn
thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá sự vận dụng các
kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh, tính tích cực, chủ động, tính sáng
tạo và hợp tác của học sinh trong học tập. Từ đó, nhận xét, rút kinh nghiệm,
sửa đổi, bổ sung để có thể xây dựng các buổi ngoại khoá khác trên cơ sở vận
dụng lí luận của dạy học dự án cho các nội dung kiến thức khác trong chương
trình vật lí trung học phổ thông.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi dử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lí luận của dạy học dự án, của hoạt
động ngoại khoá trong dạy học vật lí để làm cơ sở định hướng cho việc thực
hiện mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và
các tài liệu tham khảo để xác định mức độ nội dung kiến thức Vật lí ở chương
“Từ trường” mà học sinh cần tiếp thu được.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu việc dạy (thông qua
phỏng vấn, trao đổi với giáo viên) và việc học (thông qua trao đổi với học
sinh, phiếu điều tra cơ bản) nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học chương
“Từ trường” Vật lí lớp 11 ban cơ bản.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế

hoạch. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối
chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Làm rõ cơ sở lí luận về dạy học dự án, về tổ chức hoạt động ngoại
khoá trong dạy học vật lí.
- Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học dự án để tổ chức hoạt động ngoại
khoá khi dạy học các nội dung kiến thức chương “Từ trường” Vật lí lớp 11
ban cơ bản, có thể làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy và học.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá khi dạy
học các kiến thức chương “Từ trường” Vật lí lớp 11 ban cơ bản.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sơ lí luận:
1.1. Quan điểm hiện đại về dạy học
1.1.1. Bản chất của hoạt động dạy
1.1.2. Bản chất của hoạt động học
1.1.3. Mối quan hệ giữa dạy và học

1.1.4. Các hình thức tổ chức dạy học ở trường THPT
1.1.5. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
1.1.6. Vai trò của kiểm tra- đánh giá trong quá trình dạy học
1.2. Dạy học dự án
1.2.1. Khái niệm dạy học dự án
1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án
1.2.3. Phân loại dự án
1.2.4. Yêu cầu của bài học theo dự án
1.2.5. Các bước học theo dự án
1.2.6. Vai trò của GV và HS trong dạy học dự án.
1.2.7. Tác dụng, ý nghĩa của dạy học dự án
1.3. Hoạt động ngoại khoá và vai trò trong dạy học Vật lí ở THPT.
1.3.1. Khái niệm và vị trí của hoạt động ngoại khoá ở THPT.
1.3.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khoá ở THPT.
1.3.3. Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá ở THPT.
1.3.4. Các bước tiến hành hội thi vật lí.
1.3.5. Tác dụng, ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá.
1.4. Tổ chức dạy học dự án trong hoạt động ngoại khoá.
1.4.1. Những thuận lợi khi tổ chức dạy học dự án trong hoạt động ngoại
khoá
1.4.2. Các biểu hiện của tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh
trong hoạt động ngoại khoá thông qua dạy học dự án.
Kết luận chương 1.
Chương 2: Tổ chức hoạt động ngoại khoá chương “Từ trường”
2.1. Nội dung kiến thức chương “Từ trường”.
2.1.1. Phân tích nội dung kiến thức SGK chương “Từ trường” lớp 11
THPT.
2.1.2. Mục tiêu dạy học chương “Từ trường”.
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Từ trường”.
2.1.4. Tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy và tổ chức hoạt động ngoại

khoá kiến thức chương “Từ trường” ở phổ thông
2.2. Thiết kế một số dự án khi vận dụng kiến thức chương “Từ trường”.
2.2.1. Dự án 1: (Chế tạo đồ chơi vật lí)
2.2.1.1. Mục tiêu của dự án
2.2.1.2. Xác định bộ câu hỏi định hướng
2.2.1.3. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện
dự án.
2.2.2. Dự án 2: Sưu tầm các video, phân tích và chỉ rõ ứng dụng của từ
trường trong các đoạn video đó.
2.2.2.1. Mục tiêu của dự án
2.2.2.2. Xác định bộ câu hỏi định hướng
2.2.2.3. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện
dự án.
2.2.3. Kế hoạch triển khai dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá.
2.2.4. Các tài liệu hỗ trợ thực hiện dự án
2.3. Tiến trình tổ chức hội thi vật lí trong buổi hoạt động ngoại khoá chương
“Từ trường”.
2.3.1. Các công việc chuẩn bị để tổ chức hội thi.
2.3.2. Nội dung của hội thi.
2.3.3. Các tiêu chí đánh giá các đội tham gia hội thi.
Kết luận chương 2.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
3.1. Mục đích thực nghiệm.
3.2. Đối tượng thực nghiệm.
3.3. Thời điểm thực nghiệm.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm và
cách khắc phục.
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Kết luận chương 3.
KẾT LUẬN CHUNG




KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN
1 Hoàn thiện và bảo vệ đề cương luận văn Tháng 8 - 9 / 2010
2 Nghiên cứu tài liệu và hoàn thành chương 1, 2 Tháng 9 - 12/ 2010
3 Thực nghiệm sư phạm Tháng 12/ 2010 – 3/2011
4 Hoàn thiện và nộp luận văn Tháng 3 - 8/2011



DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt nam: “Nghị quyết TW 2 khóa VIII”.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Luật Giáo dục”. NXB Tư pháp, 2005.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông
môn Vật lí”. NXB Giáo dục, 2007.
4. Thái Duy Tuyên: “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới”. NXB Giáo dục,2007
5. Phạm Hữu Tòng (2005), Lý luận dạy học Vật lý, NXB ĐHSP Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế: “Phương pháp dạy học Vật
lí ở trường phổ thông”. NXB Đại học sư phạm, 2002.
7. Một số website:





×