Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đẩy mạnh sản xuất điện mặt trời tại Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.31 KB, 2 trang )

Đẩy mạnh sản xuất điện mặt
trời tại Việt Nam
Thông tin từ hội thảo Điện mặt trời công nghiệp ( TP.HCM, 26 và 27-9-
2008 ) cho thấy, nhiều dự án ứng dụng pin điện mặt trời đang được triển
khai và nhà máy pin năng lượng mặt trời đầu tiên ở Việt Nam vừa khởi
công nhằm thay thế dần nguồn năng lượng điện truyền thống.
Về việc triển khai các dự án ứng dụng pin điện mặt trời, GS.TS Châu Văn
Minh - Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết đã giao
Viện Vật lý TP.HCM triển khai hiệu quả các dự án này theo Nghị định thư
Việt Nam - CHLB Đức, Việt Nam - Tây Ban Nha và sắp tới là Việt Nam -
Cu Ba. Trong nước, đã triển khai tại Phú Quốc, Buôn Chăn (Đắk Lắk), Sóc
Bom Bo (Bình Phước), quần đảo Trường Sa, đảo Cồn Cỏ.
Tại tỉnh Long An tháng 3/2008, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM
phối hợp với Công ty CP Năng lượng Mặt trời đỏ đã khởi công xây dựng
nhà máy pin năng lượng mặt trời đầu tiên ở Việt Nam. Nhà máy được thiết
kế theo tư vấn kỹ thuật của Tập đoàn Sunwatt (Pháp); sản phẩm chính là
các tấm pin ( module panel ) 25Wp-175Wp, và có thể kết nối thành các
trạm phát điện công suất lớn; dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11/2008.
Còn tại TP.HCM, theo trình bày của PGS.TS Phan Minh Tân - Giám đốc
Sở Tài nguyên môi trường, đã triển khai các chương trình khoa học kỹ
thuật về năng lượng như: tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và nhiên
liệu sinh học, hy vọng sẽ tạo ra bước phát triển về công nghệ năng lượng
bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Đề cập đến việc sản xuất và khai thác nguồn điện mặt trời công nghiệp, ông
Đỗ Hữu Hào - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, việc phát triển điện
mặt trời ở Việt Nam sẽ góp phần vào sự thành công của Chương trình
điệnkhí hóa nông thôn ( đến 2020, 100% hộ dân nông thôn có điện ), cung
cấp điện cho vùng xa, miền núi, hải đảo - nơi điện lưới quốc gia không tới
được. Đồng thời, việc phát triển sử dụng năng lượng mặt trời, phát triển
ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời ở Việt Nam sẽ góp phần thay thế
các nguồn năng lượng hóa thạch và giảm phát khí thải nhà kính.


Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cũng cho rằng, việc phát triển ngành công nghiệp
sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc sử dụng loại điện này,
hạ giá thành sản phẩm và đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, góp
phần đảm bảo an ninh năng lượng và môi trường.
Hội thảo Điện mặt trời công nghiệp là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý
và doanh nghiệp trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao
công nghệ, phát triển các dự án đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển nền công
nghiệp điện mặt trời tại Việt Nam.
Hội nghị Năng lượng mới toàn cầu tại Born - CHLB Đức năm 2004 đã
khẳng định quyết tâm của thế giới thay thế 20% năng lượng điện truyền
thống bằng nguồn năng lượng mới ( trong đó có điện mặt trời ) vào năm
2020.
Trên thực tế, năng lượng mặt trời đã từng bước phục vụ hữu hiệu cho sự
phát triển vũ bão của hành tinh. Yếu tố “sạch” là tiêu chí hàng đầu cho mọi
công nghệ muốn tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21. Do đó, công nghiệp
năng lượng mặt trời ngày càng khẳng định ưu thế và vị trí quan trọng của
nó trong tương lai. Năm 2010 tổng sản lượng điện mặt trời thế giới sẽ đạt
14.000 GW; nhắm tới mốc 140.000 GW vào năm 2030.
Mai Loan




×