Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.71 KB, 16 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG THÔN
1. Các khái niệm.
1.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và
thời gian , trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Nó thể hiện cả về mặt
định tính và định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được
xác định của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế không có tính chất cố định mà luôn vận
động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ
phát triển, nhằm tăng trưởng kinh tế nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Cơ cấu kinh tế muốn phát huy được tác dụng cần có một quá trình, một thời
gian nhất định, quá trình ấy dài hay ngắn phụ thuộc từng hình thức chuyển dịch và
các chính sách kinh tế vĩ mô về ngành của Nhà nước...
Vì vậy cơ cấu kinh tế không mang tính ổn định lâu dài, mà từng thời kỳ phải
có một chính sách về cơ cấu kinh tế tương ứng thích hợp với sự biến động của điều
kiện tự nhiên ,kinh tế , xã hội.
Sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng cơ cấu kinh tế mà không
dựa vào những biến đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều gây nên những
hại về kinh tế.
Vì vậy có nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không ? chuyển dịch nhanh
hay chậm không phải là sự mong muốn chủ quan, mà phải dựa vào mục tiêu, các
quy luật kinh tế để làm cơ sở cho quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nơi,
mỗi vùng và trong doanh nghiệp .
1.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn:
Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của kinh tế
quốc dân: khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị. Khu vực kinh tế
nông thôn có vị trí quan trọng, trước hết là khu vực sản xuất cung cấp lương thực,
thực phẩm cho toàn xã hội tồn tại và phát triển. Nó còn cung cấp ngày càng nhiều
các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn lao động phong phú
cho khu vực thành thị đó là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp


bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu của công
nghiệp hoá, do có lợi thế tuyệt đối và tương đối có thể khai thác nguồn nông - lâm
- thuỷ sản để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thêm nguồn tích luỹ của đất nước,
góp phần phát triển khu vực nông thôn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân, đặc biệt là khu vực thành thị, tỷ trọng sản phẩm thuộc khu vực kinh tế nông
thôn giảm xuống, chủ yếu là sản phẩm nông - lâm- ngư nghiệp. Nhưng không vì
thế mà vị trí của nó giảm, xuống mà khu vực này vẫn giữ vị trí là nơi sản xuất và
cung cấp những sản phẩm chủ yếu không thể thay thế được. Vì thế cơ cấu kinh tế
nông thôn đóng vai trò to lớn nó tồn tại, phát triển gắn liền với tổng thể các quan
hệ kinh tế nhất định. Cơ cấu kinh tế nông thôn luôn vận động và thích ứng với sự
phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội ở từng giai đoạn.
Như vậy cơ cấu kinh tế nông thôn được hiểu một cách đầy đủ là một tổng
thể các mối quan hệ kinh tế trong vùng nông thôn, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ
với nhau theo tỉ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất, chúng tác
động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với
những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định tạo một hệ thống kinh tế nông thôn, một
bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống kinh tế quốc dân.
Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông thôn phản ánh trình độ phát triển
sự phân công lao động trong lãnh thổ, khi sự phân công đạt đến trình độ cao, thì cơ
cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đó là quá trình làm thay đổi cấu trúc
và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông thôn theo một tỷ lệ và mục tiêu nhất
định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế nông thôn đến trạng thái phát triển tối ưu, đạt
được hiệu quả cao. Thông qua các tác động điều khiển có ý thức của con người,
trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.
2. Các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn
2.1. Cơ cấu ngành:
Trong quá tình phát triển loài người đã trải qua 3 lần phân công lao động xã
hội: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; dịch vụ

lưu thông tách khỏi sản xuất.
Như vậy sự phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu
ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng chặt chẽ thì sự phân
chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất
và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp hiện đại,
cơ cấu kinh tế nông thôn được cải tiến nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hoá.
Cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm 3 nhóm: nông nghiệp (nông - lâm - ngư
nghiệp), công nghiệp nông thôn (bao gồm công nghiệp khai thác, chế biến, tiểu thủ
công nghiệp và công nghiệp truyền thống) và dịch vụ nông thôn (bao gồm dịch vụ
sản xuất và đời sống). Trong từng nhóm ngành được phân theo nhỏ hơn chẳng hạn
như trong nông nghiệp (theo nghiã hẹp) được phân theo như trồng trọt, chăn nuôi.
Trong ngành trồng trọt được chia tiếp thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây
rau đậu, cây ăn quả, cây dược liệu ...
Phân công lao động thực hiện càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân
chia càng tỉ mỉ và đa dạng.Tiền đề của sự phân công lao động là năng suất lao động
nông nghiệp, chủ yếu là năng suất lao động của khu vực sản xuất lương thực, phải
đạt ở mức nhất định, đảm bảo số lượng và chất lượng lương thực cho xã hội mới
tạo nên sự phân công lao động giữa người sản xuất lương thực với người sản xuất
nguyên liệu cho công nghiệp, chăn nuôi... tạo nên sự phân công lao động giữa
những người làm nông nghiệp và những người làm ở các ngành khác... Có những
quốc gia không thể làm giàu bằng nông nghiệp mà phải làm giàu bằng công nghiệp
và dịch vụ. Nhưng muốn làm giàu bằng công nghiệp và dịch vụ có hiệu quả thì
trước hết phải coi trọng nông nghiệp, Nghĩa là nông nghiệp phải đảm bảo phát
triển đến mức độ nhất định tạo tiền đề và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển
công nghiệp và dịch vụ với nhịp độ cao và ổn định.
2.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ. Đó
là 2 mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Sự phân công lao động theo
ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định.Nghĩa là cơ cấu vùng lãnh

thổ là nơi bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai
thác mọi ưu thế tiềm năng sẵn có. Xu thế chuyển dịch của cơ cấu vùng lãnh thổ
theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình
thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung có hiệu quả cao, mở rộng các
mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn với cơ cấu kinh tế của từng
khu vực với cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ cần coi trọng chuyên môn hoá kết
hợp với phát triển tổng hợp và đa dạng. Theo kinh nghiệm lịch sử ,để hình thành
cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý trước hết cần hướng vào các khu vực có lợi thế so
sánh. Đó là những khu vực có điều kiện đất đai khí hậu tốt, vị trí địa lý, giao thông
thuận lợi đó là những vùng gắn với các trục đường giao thông cửa sông, cửa biển,
gần các thành phố, khu công nghiệp lớn sôi động có điều kiện phát triển và mở
rộng giao lưu kinh tế với các vùng bên trong và bên ngoài, có khả năng tiếp cận và
hoà nhập nhanh chóng vào thị trường hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên so với cơ cấu
ngành thì cơ cầu vùng lãnh thổ có sức ỳ hơn. Vì vậy cần đánh giá và xem xét để
quy hoạch sao cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Cơ cấu kinh tế nông thôn của mỗi vùng thường có những đặc trưng rất khác
nhau và phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính:
- Thứ nhất: yêu cầu của thị trường tác động đến cơ cấu vùng.
- Thứ hai: Khả năng điều kiện riêng của từng vùng nhằm tìm kiếm những
lợi thế trong sản xuất kinh doanh để thoả mãn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định chuyển nền kinh tế nước ta từ nền
kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và rất coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế.
Từ đó đến nay sự tham gia của các thành phần kinh tế vào nền kinh tế quốc dân
ngày càng đông, trong đó hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh là lực lưọng
chủ yếu trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản cho toàn xã hội.
Trong kinh tế hộ đã từng bước giảm số hộ thuần nông tăng tỷ lệ số hộ kiêm và

các hộ chuyên làm thủ công nghiệp, dịch vụ. Để có sản xuất nông nghiệp hàng
hoá lớn chúng ta không dừng lại ở kinh tế hộ mà phát triển lên xây dựng kinh tế
nông trại rồi qui mô liên hộ. Tỷ trọng khu vực quốc doanh trong nông nghiệp
nông thôn có xu thế giảm dần, vì vậy cần rã soát lại sắp xếp lại và củng cố để
các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp nông thôn phát triển có hiệu
quả.
Đối với khu vực kinh tế hợp tác chúng ta cần đổi mới các hợp tác xã kiểu cũ,
khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác xã kiểu mới và trình độ
khác nhau, hợp tác xã và hộ nông dân cùng tồn tại, phát triển trên cơ sở tự nguyện
của các hộ thành viên và đảm bảo lợi ích thiết thực.
2.4. Cơ cấu kỹ thuật:
Cơ cấu kỹ thuật là quan hệ tỉ lệ về lượng giữa các yếu tố của quá tình sản
xuất, theo thời gian và điều kiện môi trường nhất định.
Cũng như cơ cấu thành phần kinh tế, trong thời gian dài cơ cấu kỹ thuật trong
nông thôn nước ta mang nặng tình cổ truyền và nông nghiệp truyền thống lạc hậu
phân tán, manh mún, và bảo thủ. Về kỹ thuật chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm qua
các thế hệ của từng hộ nông dân. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện tự nhiên.
Ngày nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự
phát triển mạnh mẽ của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã làm phá
vỡ các hình thức, các phương thức sản xuất cổ truyển. Điều này đã làm cho cơ cấu
kỹ thuật ở nông thôn nước ta trong những năm qua có những chuyển biến chưa
từng có.
3. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn
* Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính khách quan và được hình thành do sự
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội chi phối, ở một
trình độ phát triển nhất định sẽ có một cơ cấu kinh tế cụ thể tương ứng trong nông
thôn. ĐIều này khẳng định rằng việc xác lập cơ cấu kinh tế nông thôn phải tôn

×