Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận triết học mác lênin về con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.03 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHĨA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON
NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
Giảng viên giảng dạy: Hoàng Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Sinh viên lớp Dệt may 01, K65
Vũ Thị Lan Anh

20207250

Phạm Thị Thu Loan 20207341
Tạ Thị Ngọc Dung 20207270
Trần Thị Kim Liên 20207326

HÀ NỘI 6 – 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1............................................................................................................................. 3
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI......................................3
1.1: Khái niệm con người theo chủ nghĩa Mác- Lênin...............................................................3
1.2: Điều kiện hình thành và bản chất của con người.................................................................4
1.3: Vị thế, vai trò của con người trong lịch sử...........................................................................7
1.4: Quan hệ giữa cá nhân và xã hội...........................................................................................8
1.5: Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử..................................................................9
CHƯƠNG 2............................................................................................................................. 11


VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..............................11
2.1: Vai trò của con người hiện nay...........................................................................................11
2.2: Thực trạng về con người Việt Nam hiện nay.......................................................................12
2.3: Quan điểm của Đảng về con người và phát triển nhân lực...................................................14
CHƯƠNG 3............................................................................................................................. 15
MƠ HÌNH XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHÁ TRIỂN CON NGƯỜI.......................15
3.1: Mơ hình xây dựng con người Việt Nam..............................................................................15
3.2: Một số giải pháp về vấn đề phát triển con người.................................................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 20


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Xã hội loài người tồn tại và phát triển dứa vào hai nguồn tài nguyên là: thiên nhiên và con
người. Cái quý giá nhất trong nguồn tài nguyên con người là trí tuệ. Theo quan niệm cổ điển,
mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt. Song, sự hiểu
biết của con người đã, đang và sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn tài ngun trí tuệ
khơng có giới hạn.
Bên cạnh đó, nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng hơn cả cũng chính là
con người – nguồn tiềm năng sức lao động. Con người đã làm nên lịch sử của chính mình bằng
lao động được định hướng bởi trí tuệ đó. Bộ óc điều khiển đơi bàn tay, nghĩa là bằng trí tuệ (bộ
óc) và lao động (đơi bàn tay), con người đã tiến hành hoạt động biến đổi tự nhiên làm nên lịch sử
xã hội, đồng thời trong q trình đó đã biến đổi cả bản thân mình. Cho đến khi lực lượng sản
xuất phát triển, đánh dấu bở những phát minh khoa học, những công nghệ hiện đại thì trí tuệ con
người vẫn có sức áp đảo. Những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo... dù rộng lớn đến đâu, dù dưới
hình thức hồn hảo nhất cũng chỉ là một mảng cực nhỏ, một sự phản ánh rất tinh tế thế giới nội
tại của con người, chỉ là kết quả của quá trình phát triển khoa học kinh tế, của hoạt động trí tuệ
của con người. Mọi máy móc dù hồn thiện, dù thơng minh đến đâu cũng chỉ là kẻ trung gian
cho hoạt động cua con người.

Chính vì những lí do về mặt lí luận và thực tiễn trên, trong khuôn khổ bài báo cáo này chúng
em sẽ đề cập đến khía cạnh, đó là: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn
đề phát triển nguồn nhân lực của nước ta hiện nay.”
Dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức còn hạn chế nên tiểu luận khơng tránh khỏi có
thiếu sót, do đó em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cơ giáo. Em xin chân
thành cảm ơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
- Mục đích:
+ Đối với cá nhân thực hiện đề tài:
⚫Củng cố những kiến thức Triết học và nâng cao khả năng phân tích, vận dụng Triết học
vào thực tiễn.
1




Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học và trình bày kết quả nghên cứu.

+ Đối với nội dung đề tài:


Khái quát những quan điểm về con người theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

⚫ Làm rõ, phân tích những vấn đề và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
hiện nay.
- Để thực hiện được những mục đích trên, chúng ta cần thực hiện 3 nhiệm vụ, đó là:
+Thứ nhất: Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về con người.
+Thứ hai :Vấn đề phát triển nhân lực ở nước ta hiện nay
+Thứ ba : Mơ hình xây dựng và giải pháp trong phát triển con người.
3. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp luận đề
- Phương pháp tư duy biện chứng.
4. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương, 10 tiết.

2


CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI

Vấn đề con người, theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ nội dung nghiên cứu các khoa học xã
hội và nhân văn. Đây là vấn đề chung nhất, cơ bản nhất mà các học thuyết triết học từ cổ đại đến
nay đã đặt ra và giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Chủ nghĩa Mác Lê nin thực chất là học
thuyết về giải phóng con người và vấn đề con người là nội dung cơ bản của triết học Mác Lênin.
Với chủ nghĩa Mác Lenin, nhiều khía cạnh của vấn đề con người đã được giải quyết.
Trong bài viết này, học thuyết Mác về con người được luận giải trên cơ sở làm rõ quan niệm
của ông về “cơ sở hiện thực”cho sự tồn tại của con người với tư cách thực thể sinh học – xã hội,
về lao động với tư cách điều kiện quyết định của sự hình thành con người, về sự thống nhất biện
chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người, về mối liên hệ giữa cá nhân và xã
hội và về sự giải phóng con người, giải phóng xã hội.

1.1: Khái niệm con người:
Trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau về con người, bản chất con người.
Tư tưởng triết học Cổ đại chủ yếu coi con người là một bộ phận của vũ trụ, là một thứ tiểu vũ trụ
nào đó ln phục tùng một khởi nguyên tối cao là số phận. Kitô giáo, ngay từ đầu, đã coi con
người là một thực thể có hai bản nguyên gắn liền và mâu thuẫn nhau là tinh thần và thể xác.
Trong thời Cận đại, triết học duy tâm (tiếp theo Kitô giáo) đã nhìn nhận con người trước hết ở

bản chất tinh thần của nó, nghiên cứu bản tính con người theo chủ nghĩa tự nhiên và thừa nhận
quyền tự trị của lý tính con người trong việc nhận thức bản chất của mình. Triết học duy tâm thế
kỷ XIX đã tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần trong con người, quy bản chất con người về cơ sở lý
tính. Quan điểm này được thể hiện rõ nét trong triết học Hêghen.
Khác với Hêghen - đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm khách quan, C.Mác cho rằng,
“cơ sở hiện thực” của con người là “tổng số những lực lượng sản xuất, những tư bản và những
hình thức xã hội của sự giao tiếp mà mỗi cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có”. Do vậy, theo ơng,
muốn nhận thức con người phải hiểu “những cá nhân con người sống”, phương thức sinh sống
của họ với tư cách hoạt động và hành vi hoạt động đầu tiên của họ là sản xuất vật chất – phương
diện cơ bản của đời sống xã hội. Và, chỉ bằng cách ấy, những cá nhân con người mới trở thành
3


con người hiện thực. Tính hiện thực của con người thể hiện ở sự tồn tại khách quan trong hoạt
động thực tiễn của nó. “Con người khơng phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngồi
thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội”. Xuất phát từ cơ sở hiện
thực của con người, C.Mác đã tạo nên bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người, về
bản chất con người, về con người với tư cách một thực thể sinh học – xã hội, với tư cách nhân
cách và về vị trí, vai trị của con người trong tiến trình phát triển của nhân loại. Có thể nói: Con
người trong triết học bao gồm những quan điểm triết học về bản chất con người, vị trí, vai trị
của con người đối với thế giới, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người và
hướng tới mục đích vì con người, giải phóng con người xã hội.
1.2: Điều kiện hình thành và bản chất của con người:
1.2.1: Điều kiện hình thành con người:
- Điều kiện quyết định của sự hình thành con người, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là
lao động. “ Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái thuần túy
là lồi vật”. Lao động xuất hiện đánh dấu sự chuyển biến từ tổ tiên động vật thành con người.
Trong lao động, con người thường xuyên biến đổi những điều kiện tồn tại của mình, cải tạo
chúng cho phù hợp với những nhu cầu thường xuyên phát triển của mình, xây dựng nên thế giới
văn hố vật chất và tinh thần của mình. Nền văn hoá do con người sáng tạo ra như thế nào thì

nền văn hố ấy lại tạo ra con người như vậy. Hoạt động lao động phát triển làm biến đổi toàn bộ
bản chất tự nhiên của tổ tiên con người. Về mặt xã hội, lao động đưa đến sự hình thành những
chất mới - chất xã hội của con người, như ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp, quan niệm, định hướng
giá trị, thế giới quan… Không chỉ thế, lao động còn đưa đến sự cải tạo bản năng con người trên
hai bình diện là bắt bản năng phục tùng sự kiểm sốt của lý trí và cải tạo bản năng thành trạng
thái mới về chất của hoạt động nhận thức. Như vậy, khác với con vật, con người chỉ có thể tồn
tại và phát triển trong xã hội lồi người, tính xã hội của con người chỉ có trong “ xã hội loài
người”.
1.2.2: Bản chất con người:
1.2.2.1: Con người là thực thể sinh học – xã hội:

4


- Trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về
con người với tư cách thực thể sinh học – xã hội. Thông qua cấu trúc này, C.Mác đã làm sáng tỏ
mối quan hệ con người – tự nhiên – xã hội.
C.Mác không phủ nhận mặt sinh học khi xem xét con người với tư cách “những cá nhân
sống”. Ông cho rằng, “điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân
ấy” và mọi khoa học “đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy”. Về phương diện sinh học,
con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật của xã hội.
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người
khơng bao giờ hồn tồn thốt ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Điều đó có nghĩa
rằng con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “ đấu tranh
sinh tồn” để ăn uống, sinh con đẻ cái, tồn tại và phát triển. Con người cũng phải phục tùng các
quy luật giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các q trình
sinh học của giới tự nhiên.
Nhưng khơng phải đặc tính sinh học, bản năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất
tạo nên bản chất con người, mà con người còn là một thực thể xã hội. Về mặt xã hội, con người
chỉ tồn tại với tính cách là con người khi được sống trong môi trường xã hội; chịu sự tác động

của các quy luật xã hội, các quy luật tâm lý. Bản chất xã hội của con người được hình thành và
thể hiện tập trung ở hoạt động lao động sản xuất. Mặt xã hội là phương thức, là điều kiện cho
con người thoả mãn nhu cầu sinh vật. Con người muốn thoả mãn nhu cầu sinh vật phải dựa vào
lao động sản xuất và yếu tố xã hội góp phần tăng thêm hoặc làm giảm đi sức mạnh của yếu tố
sinh vật. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng
thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
- Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người
luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Hệ
thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự
trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa... quy định phương phương diện sinh học của con
người. Hệ thống các quy luật tâm lý, ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của
con người như hình thành tình cảm, khát vong, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội
giữa người với người. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động tạo nên thể thống nhất trong đời
sống con người bao gồm cả mặt sinh học và xã hội.

5


Với phương pháp duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học với mặt
xã hội cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh
học là cơ sở tất yếu của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người
với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được nhân hóa để mang giá trị văn minh con người, và đến
lượt nó, nhu cầu xã hội khơng thể thốt ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống
nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để tạo thành CON NGƯỜI tự nhiên – xã hội.
1.2.2.2: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội:
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài
vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với
chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó
quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác
và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.

Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên một mệnh đề nổi
tiếng trong “ Luận cương về Phoiơbắc” : “ Bản chất con người không phải một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng thể các mối
quan hệ xã hội”. Bản chất con người không phải là vốn có mà được hình thành, biến đổi trong
môi trường xã hội. Con người được xem xét với tư cách một con người hiện thực trên một nền
tảng sinh học vốn có và trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản
chất của con người nhưng không phải sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau
mà là sự tổng hịa chúng.
Các mối quan hệ có vị trí, vai trị khác nhau, có tác động qua lại, khơng thể tách rời nhau.
Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ
tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan
hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế,... Tất cả các mối quan hệ đó đều góp phần hình thành nên bản
chất của con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hay nhiều, sớm hay muộn, bản chất con
người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các mối quan hệ xã hội cụ thể, xác định: con người mới có
thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình và cũng trong những quan hệ xẫ hội đó thì bản chất
của con người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trị chi phối
và quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người khơng cịn

6


thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội. Con người “bẩm sinh là sinh vật có tính xã
hội”. Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.
1.3: Vị thế và vai trò của con người trong lịch sử:
Cùng với việc xem xét con người với tư cách một thực thể sinh học – xã hội, con người với
tư cách nhân cách, C.Mác còn làm sáng tỏ vị thế và vai trò của con người trong lịch sử. Theo
C.Mác, khuynh hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi lực lượng sản
xuất xã hội; trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là thước đo năng lực thực tiễn của con
người và xã hội. Sự vận động và phát triển của lịch sử là sự vận động chuyển giao lực lượng sản
xuất giữa các thế hệ con người. Mỗi thế hệ con người luôn nhận được những lực lượng sản xuất

do thế hệ trước tạo ra và sử dụng chúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mới. Nhờ sự
chuyển giao ấy mà con người “hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử lồi người, hình thành
lịch sử loài người”. Lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất càng phát triển thì lịch sử càng trở
thành lịch sử loài người. Với quan niệm ấy, C.Mác khẳng định: “Lịch sử xã hội của con người
luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người”. Thông qua hoạt động thực
tiễn, con người đã để lại những dấu ấn sáng tạo của bản thân mình vào giới tự nhiên, vào xã hội
và qua đó, phát triển bản thân mình. Khả năng và năng lực sáng tạo tiềm tàng của con người
thông qua hoạt động thực tiễn đã làm nên các cuộc cách mạng trong những thời đại văn minh
của nó, từ nền văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp đến nền văn minh tin học hiện nay.
Với khả năng và năng lực đó, con người chính là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, là
chủ thể sáng tạo nên những nền văn minh trong lịch sử nhân loại. Như vậy, có thể nói, trong quan
niệm của C.Mác, con người không chỉ là chủ thể của lao động sản xuất, mà còn là chủ thể của
hoạt động lịch sử, là kẻ sáng tạo ra lịch sử. Trong tác phẩm “ Biện chứng của tự nhiên”,
Ph.Ăngghen cũng từng cho rằng: “ Thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho
tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy khôg phải do chúng làm ra và trong chừng
mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì diều đó diễn ra mà chúng không hề biết và
cũng không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật hiểu theo
nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu, thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách
có ý thức bấy nhiêu”.

7


1.4: Quan hệ giữa cá nhân và xã hội:
Aristotle cho rằng con người là một sinh vật xã hội vì nó sống trong những nhóm khác nhau.
Cá nhân cần sống trong cộng đồng để có một cuộc sống con người hoàn thiện. Cá nhân là một
cá thể người với tư cách là thành viên của xã hội, là sản phẩm đồng thời là chủ thể của mọi quan
hệ xã hội và do những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định. Cá nhân là cá thể
người, song không phải mọi cá thể người đều là cá nhân. Để có đủ tư cách cá nhân, mỗi cá thể
người sau khi được sinh ra phải sống trong xã hội và trải qua một giai đoạn nhất định để có sự

trưởng thành về mọi mặt, có thể thực hiện vai trò làm chủ trong các hoạt động cùa mình. Bởi
vậy, có thể nói, “con người sinh ra, cịn cá nhân được hình thành”. Cá nhân đặc trưng cho con
người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những đặc điểm riêng biệt của mỗi con người và
những bản chất xã hội chung của cộng đồng người (vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ
biến), là chủ thể của lao động.
⚫ Cá nhân là sản phẩm của xã hội: vì cá nhân hình thành và tồn tại trong một mơi trường xã
hội nhất định nên nó thích ứng, chấp nhận sống phù hợp với mơi trường xã hội đó. Ngay cả khi
con người phản kháng xã hội thì hành động phản kháng đó cũng tùy thuộc vào xã hội mà nó
đang sống. Chính vì vậy có thể cho rằng xã hội quy định bản chất, nhu cầu, mục đích và phương
hướng hoạt động của cá nhân. Mạnh Tử cho rằng "nhân chi sơ tính bản thiện", con người sinh ra
bản chất là tốt nhưng trong quá trình sống sẽ bị lây nhiễm thói hư tật xấu. Tuy nhiên việc xem cá
nhân là sản phẩm của xã hội cũng chỉ mang tính tương đối vì cá nhân có đời sống tinh thần riêng
của nó quyết định hành vi của nó. Khơng phải trong cùng một hồn cảnh xã hội mọi cá nhân đều
có tâm lý, tư duy, lựa chọn và hành vi giống nhau.
⚫ Cá nhân là chủ thể của xã hội: lựa chọn sự tác động của xã hội một cách chủ động, tự giác;
đồng thời có thể tác động trở lại hoàn cảnh xã hội, cải biến và có thể sáng tạo ra hồn cảnh mới.
Sự tác động của cá nhân tới xã hội có thể theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.
⚫ Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau: Cơ sở
của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là lợi ích. Lợi ích là cái để thỏa mãn nhu cầu của xã hội
và của cá nhân, do đó, nó là nhân tố bên trong, là động lực sâu xa tạo nên sự phát triển của xã hội
và của mỗi cá nhân, nó cũng là địn bẩy kích thích mạnh mẽ tính sáng tạo của mỗi cá nhân.
Thông qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân mới tập hợp, liên kết lại với nhau, có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau tạo thành xã hội. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội chỉ có thể
8


được thực hiện đầy đủ và tốt đẹp khi quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được giải quyết một
cách hài hịa, thống nhất. Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế và tính chất của chế độ xã
hội mà mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được xem xét và giải quyết một cách khác
nhau, trên cơ sở đó mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội cũng sẽ thể hiện khác nhau ở mỗi giai

đoạn khác nhau của lịch sử xã hội.
1.5: Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử:
Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử được thể hiện ở ba nội dung:
- Thứ nhất:
+ Quần chúng là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất,
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ
có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng lao
động.
+ Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trị đặc biệt đối với sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Song vai trị của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của
quần chúng lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và tri thức. Điều đó khẳng định, hoạt
động sản xuất của quần chúng là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã
hội.
- Thứ hai;
+ Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của cuộc cách mạng xã hội.
+ Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thành kinh tế- xã hội này sang
hình thái kinh tế - xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo.
+ Nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Thứ ba:
+ Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị vă hóa tinh thần.
+ Quần chúng đóng vai trị to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, khoa học,
y học, quân sự, kinh tế , chính trị, đạo đức đầy sự phát triển nền văn hóa tinh thần dân tộc trong
mọi thời đại.

9


Tóm lại xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt dộng và vật chất hoạt động tinh thần, quần chúng
ln đóng vai trị quyết định trong lịch sử.


10


CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM

Từ quan điểm đổi mới về cơng nghiêp hóa hiện đại hoá của đại hội Đảng lần thứ VII rút ra từ
thực tiễn cơng nghiệp hóa trên thế giới và ở nước ta, có thể đưa ra định nghĩa: Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và quản lý phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghiệp tạo ra năng
xuất lao động cao.
2.1: Vai trò của con người hiện nay:
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật
chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Nhấn mạnh vai trị của con người trong
q trình sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở
là nhờ lao động của con người”.
Đối với đất nước ta, khi chiến lược phát triển được xác định là “đẩy đại hóa hiện đại hóa đất
nước” theo định hướng mạnh cơng nghiệp hóa hiện xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu “dân giàu
nước mạnh xã hội công minh”, thì vấn đề xác định đúng và huy động có hiệu quả những nguồn
lực vốn có và có thể tạo ra trong tiến trình phát triển càng trở nên quan trọng.
Khi xác định chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã chỉ rõ
những nguồn lực làm cơ sở cho việc thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là: nguồn lực con người Việt Nam, nguồn lực tự nhiên, cơ sở vật chất, tiềm lực
khoa học – kĩ thuật vốn có, các nguồn lực ngồi nước và kinh nghiệm quản lý.
Lịch sử phát triển chân chính của xã hội loài người là lịch sử phát triển của con người, do con
người, vì con người. Con người làm ra lịch sử của chính mình và là động lực của lịch sử đó. Khi
khẳng định chân lý vĩnh hằng đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đồng thời chỉ ra rõ,
xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng
sản xuất do con người và những công cụ sản xuất, bao gồm con người và những công cụ sản xuất

con người tạo ra.

11


Sự phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ phát triển của xã hội qua việc con
người khai thác và sử dụng nguồn nhân lực tự nhiên để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật
cho con người và quyết định quan hệ của con người với con người trong sản xuất.
Vai trò tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với phát triển và tăng trưởng ngày càng được
khẳng định, trong tất cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam ở nước ta, nguồn nhân
lực còn được nhấn mạnh là yếu tố nội lực này bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó
giáo dục đào tạo đóng vai trị quyết định hàng đầu.
2.2: Thực trạng tình hình con người nước ta hiện nay:
2.2.1: Điểm mạnh:
Nguồn nhân lực Việt Nam ngày nay ngày càng có vai trị quan trọng, đặc biệt trong thế kỉ
XXI , thế kỉ của cơng nghệ 4.0 khi các máy móc đang dần thay thế con người.
- Hiện nay, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động
trẻ. Theo Tổng cục thống kê, năm 2018 Việt Nam có khoảng 94 triệu lao động , trong đó, lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệu người,. Tỷ lệ lao động người đang
làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 38,6%), khu vực công nghiệp và xây
dựng 14,4 triệu người ( chiếm 26,7%), khu vực dịch vụ 18,7 triệu người ( chiếm 34,7%).
Nguồn nhân lực của đất nước được tăng cường cả về quy mô và chất lượng. Lực lượng lao
động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020(2). Nhân lực chất lượng cao cũng
tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, cơng
nghệ, xây dựng.
- Đồng thời, năng xuất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo
hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực
ASEAN. Theo Tổng cục thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm
2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm

2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/ năm, cao hơn mức tăng 4,35%/ năm của giai
đoạn 2011-2015.

12


- Song song với đó, chất lượng lao động Việt Nam trong những năm qua cũng đã từng bước
được nâng lên, lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị
trường lao động.
- Ngồi ra, khơng thể khơng kể đến những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam
như: tính cần cù, sáng tạo, tính cộng đồng, lịng nhân ái, lịng khoan dung vị tha, tinh thần hiếu
học tôn sư trọng đạo... cũng như những giá trị truyền thống như tinh thần yêu nước, ý thức độc
lập, tự lập tự cường, vẫn được giữ gìn qua nhiều năm. Trong cơng cuộc đổi mới, mơ hình gia
đình truyền thống đang có những biến đổi lớn, phức tạp do sự tác động của kinh tế hàng hoá, cơ
chế thị trường, do những biến đổi của xã hội đang quá độ lên CHXH... Tuy vậy, những giá trị
tinh thần, đạo lý của gia đình truyền thơng vẫn được giữ vững, có ảnh hưởng tích cực trong đời
sống gia đình Việt Nam, vẫn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững
của xã hội.
2.2.2: Điểm yếu:
- Theo đánh giá của các chuyên gia, xu thế hội nhập sản xuất kéo theo tính cạnh tranh trong
thị trường nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
còn chậm. Cạnh tranh giữa nước ta với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao
động chất lượng cao ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải
thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn mực của khu vực và thế giới nhằm tăng cường
khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.
- Đồng thời, sự chuyển dịch mơ hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động
thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế dụng lao động
của doanh nghiệp.
- Không những thế, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực
lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Trong khi đó “... theo dự báo của Tổng cục Thống

kê, thời kỳ dân số vàng sẽ kéo dài trong khoảng 34 năm và kết thúc vào năm 2041. Như vậy,
chúng ta đã trải qua hơn 10 năm trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhưng thực tế cho thấy giá trị
thặng dư, hiệu suất kinh tế chưa tương xứng với số lượng lao động hiện có của cả nước. Điều
này thể hiện rõ ở việc so sánh năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều so với một số
nước trong khu vực Đông Nam Á: chỉ bằng 7% của Singapore, bằng 17,6% Malaysia; 36,5% của
Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và 87,4% so với Lào...”
13


- Một vấn đề khác là nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu
khiến một số ngành suy giảm mạnh về lợi thế cạnh tranh.
- Khảo sát cho thấy, khả năng hòa nhập của học sinh, sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp
trong mơi trường lao động mới, khả năng thích ứng và thay đổi kỹ năng thực hành và ý thức, tác
phong làm việc cũng là những thách thức không nhỏ đối với lao động Việt Nam. Con người Việt
Nam làm việc thường theo cảm tính khơng theo một quy cũ nào, khơng nhất qn trong cơng
việc, tính độc lập tác chiến cao tuy nhiên tính làm việc nhóm tổ khơng tốt.
- Một vấn đề khá quan ngại, đó là vấn đề quan hệ con người trong nền kinh tế thị trường, là ý
thức về trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với những người thân trong gia đình,
đối với cộng đồng và tồn xã hội. Nếu khơng đặt vấn đề giáo dục truyền thống, nếu không chú
trọng giáo dục đạo đức, lối sống... một cách đúng mức cả trong gia đình, nhà trường lẫn xã hội
thì tình trạng suy thối đạo đức chẳng những khơng sớm được ngăn chặn, mà còn đứng trước
nguy cơ tiếp tục gia tăng. Ý thức pháp luật của con người còn kém, hiện tượng biết sai vẫn lách
luật, chống luật, phá luật, mù luật vẫn còn diễn ra.
2.3: Quan điểm của Đảng về con người và phát triển nhân lực:
Việc phát huy vai trò con người ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay đã được Đảng ta chú
trọng nhấn mạnh trong các kỳ Đại Hội Đảng, trong các văn kiện của Ban chấp hành Trung ương,
trong các chủ trương, chính sách quản lý điều hành sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Một
mặt, Đảng ta nhấn mạnh việc đấu tranh khơng khoan nhượng chống thối hóa, biến chất suy
thối về chính trị tư tưởng đạo đức chống lại những thói hư tật xấu những đặc tính tiêu cực của
con người Việt Nam đang cản trở sự phát triển của chính con người và xã hội. Mặt khác, Đảng

Cộng sản trở sự phát triển của chính con người VN đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước hiện nay
với đức tính
“ Lao động chăm chỉ vưới lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo năng suất cao vì
lợi ích của bản thân, gia đình , tập thể và xã hội’’.

14


CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHÁT TRIỂN
CON NGƯỜI
3.1: Mơ hình xây dựng con người Việt Nam hiện nay:
- Trong thời kỳ hiện nay, vận mệnh đất nước đã đổi mới thời kỳ đất nước hội nhập vào nền
kinh tế thế giới, thời kỳ khoa học thế giới phát triển mạnh mẽ với những thành tựu lớn trong
khoa học, thì con người Việt Nam cũng phải có những phẩm chất nhất định để bắt kịp thời cuộc,
theo kịp sự phát triển của thế giới và khu vực. Điều này, làm cho con người Việt Nam phải thay
đổi để có thể đáp ứng được các yêu cầu hội nhập thế giới và thời đại. Để đảm bảo cho sự phát
triển này cần phải có mơ hình xây dựng con người Việt Nam phù hợp với thời đại đáp ứng được
nhu cầu của nên văn hóa mới, khoa học mới trên cơ sở xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết
cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước bền
vững thì vấn đề xây dựng con người tồn diện lại càng cần phải coi trọng. Để làm được điều
đó, mơ hình xây dựng con người cần đáp ứng được một số điều kiện:
+ Một là, “bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách”.
Đây là tư tưởng xuyên suốt trong chăm lo xây dựng con người. Lấy tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc là giá trị cơ bản, cốt lõi đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhân cách làm thước đo đánh
giá con người trong quan hệ ứng xử với tự nhiên, xã hội, hướng tới giá trị nhân văn.
+ Hai là, “xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ”. Sống
trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng quốc tế, đang diễn ra cuộc cách
mạng 4.0, đòi hỏi mỗi con người Việt Nam phải có thế giới quan khoa học trong nhìn nhận, đánh

giá sự vật, hiện tượng và xử lý các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Vấn đề cốt lõi của thế giới
quan khoa học là tư tưởng. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, trang bị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức và cải tạo thế giới. Muốn có thế
giới quan khoa học, Đảng yêu cầu: “Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của
kinh tế tri thức và xã hội học tập”.

15


+ Ba là, “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đây là nhiệm vụ có tính cấp thiết và thời sự đảm bảo cho
đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đảng đòi hỏi các nhà quản lý, giới khoa học nghiên cứu
toàn diện, sâu sắc con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay, đúc rút nêu ra một hệ giá trị
chuẩn của con người Việt Nam, làm cơ sở pháp lý trong tổ chức thực hiện và hướng đích xây
dựng con người phát triển tồn diện.
+ Bốn là, “Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật, bảo vệ môi trường”. Đây là lối sống thể hiện bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thể
hiện mối quan hệ “cái chung” và “cái riêng”, đặt “cái ta” lên trên “cái tôi”, đề cao trách nhiệm cá
nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, Đảng khẳng định trong xây dựng con người
phải: “Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao
đẹp, nhân văn”.
+ Sáu là, xây dựng con người phát triển toàn diện, quy lại trong bốn giá trị cốt lõi là Trí Đức - Thể - Mỹ. Thực tiễn cho thấy thể lực, tầm vóc, sức dẻo dai của con người Việt Nam cịn
hạn chế. Do vậy, Đảng chủ trương: “Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo
dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”.
+ Bảy là, xây đi đôi với chống. Xây dựng phẩm chất tốt đẹp, nhân cách nhân ái, cao thượng,
bao dung, thân thiện của người Việt Nam đồng thời với đấu tranh với mọi biểu hiện cản trở, làm
tha hóa nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người. Đảng đề ra nhiệm vụ: “Đấu tranh phê phán,

đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh
hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp khắc phục những mặt
hạn chế của con người Việt Nam”.
.....
3.3: Một số giải pháp về vấn đề phát triển con người:
Để thực hiện và xây dựng mơ hình con người Việt Nam hiện nay, xã hội và đất nước cần có
những chính sách và biện pháp như:

16


+ Đầu tiên, đó là phải tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống, đảm bảo an ninh
an tồn cơng dân trong một mơi trường ổn định, lành mạnh với các chuẩn mực về kỷ luật, trật tự,
kỷ cương, luật pháp. Theo tư tưởng của C.Mác, đây là tiền đề cho sự tồn tại hiện thực của con
người. Trong suốt chặng đường của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta ln chăm lo
cho dân có ăn, có mặc, có học hành, được chăm sóc sức khoẻ, được tự do, được hưởng các quyền
của dân một nước tự do, độc lập. Sau nhiều năm đổi mới, đời sống nhân dân đã được cải thiện
một bước, song số người thất nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo, tình trạng suy dinh dưỡng của
trẻ em, căn bệnh AIDS, tệ nạn mại dâm, ma tuý… phát triển đã và đang làm cho xã hội khơng
bình n. Đảng phải có biện pháp đồng bộ, đủ mạnh mới tạo được tiền đề để xây dựng con người
Việt Nam.
+ Nhu cầu phổ biến của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ và giới trí thức Việt Nam hiện nay, là
thực hiện công bằng xã hội trong sự phát triển của con người và xã hội, thực hiện và phát huy
dân chủ, đặc biệt là dân chủ cơ sở để tạo môi trường xã hội tích cực nhằm đào tạo, giáo dục con
người. Gắn liền với thực hiện nhu cầu trên là cuộc đấu tranh nhằm đẩy lùi tệ quan liêu, tham
nhũng đang gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất, tinh thần cho xã hội, làm suy yếu chế độ ta.
+ Khâu cơ bản nhất để thực hiện quan điểm của Đảng ta về giáo dục - đào tạo với tư cách
“quốc sách hàng đầu” là xúc tiến cải cách giáo dục trong nền giáo dục quốc dân, từ giáo dục
mầm non, phổ thông, đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đồng thời với giải pháp
này, đạo lý trong gia đình, nhà trường, xã hội mới lập lại được.

+ Một vấn đề quan trọng, đặt cơ sở bền vững cho việc xây dựng các thế hệ con người Việt
Nam trong quá trình hình thành nhân cách con người là cần phải coi trọng xây dựng đời sống
mới, mà nền tảng là đời sống gia đình, giáo dục văn hố gia đình. Đời sống gia đình ở nước ta,
cho đến nay, chưa được coi trọng đúng mức, là trở ngại cho quá trình hình thành cách và phát
triển xã hội.
+ Con người không chỉ là chủ thể của lao động sản xuất, mà còn là chủ thể của lịch sử, là kẻ
sáng tạo ra lịch sử. Lịch sử dân tộc Việt Nam chứa đựng nhiều truyền thống quý báu. Vì thế giáo
dục truyền thống đạo đức, văn hố, cách mạng của dân tộc, của Đảng cho thế hệ trẻ là rất quan
trọng. Đây là vấn đề cốt yếu để xây dựng con người, bởi sự vận động và phát triển của lịch sử là
sự chuyển giao mọi lĩnh vực giữa các thế hệ con người. Xem nhẹ, phủ nhận truyền thống của dân
tộc thì khơng thể đạt tới sự hiện đại đích thực.
....
17


Như vậy, xây dựng con người Việt Nam là xây dựng nhân cách của con người Việt Nam với
một nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực trí tuệ với phương pháp tư
duy khoa học sáng tạo, không ngừng nâng cao học vấn và văn hoá trên cơ sở nâng cao cả mặt
bằng lẫn đỉnh cao dân trí của xã hội đến trình độ tư tưởng, thế giới quan, đạo đức cách mạng,
biểu hiện rõ ở lao động và lối sống, kế thừa được những tinh hoa của truyền thống dân tộc, đáp
ứng được những yêu cầu của con người mới trong xã hội công nghiệp, văn minh hiện đại.

18


KẾT LUẬN
Ngày nay, với cuộc cách mạng 4.0, với kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã dần đi đến khẳng
định sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Trong sự phát triển con
người, ta cần đặc biệt nhấn mạnh vai trị của trí tuệ và đi liền với nó là vai trị của giáo dục đào
tạo nguồn nhân lực. Đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ta phải coi nhân

tố con người là nhân tố quyết định, từ đó nâng cao dân trí cũng như chuẩn bị tốt nguồn nhân lực
có đủ trí tuệ và nghị lực, tay nghề và công nghệ, ý thức và tâm hồn thấm đượm sâu bản sắc dân
tộc, khoa học và ý chí, để thực hiện sự chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp thành xã hội
công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cuộc đại thắng của dân tộc đã đi vào lịch sử
suy cho cùng đều là thắng lợi của con người Việt Nam. Bài học đó còn nguyên giá trị cho tới
ngày nay. Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của Đảng, với trí tuệ và phẩm
chất của con người Việt Nam, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước trong một ngày khơng xa.
Với kiến thức và sự cố gắng, nhóm chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận về “ Quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực của nước ta”, song
khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được lời nhận xét và đánh giá của các
thầy, cô để nhóm chúng em rút kinh nghiệm cho những bài sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Đình Cúc, tạp chí triết học, số 8 (207), tháng 8-2008
2. Lê Doãn Sơn, Xây dựng và phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận Chính
trị, số 8/2018.
3. Văn Đình Tuấn, 2011, Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta, Trang thơng
tin điện tử Trường Chính trị Nghệ An, 8/2014
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, trang 146
5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, trang 673
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, trang 476
7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, trang 11
8. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 200
9. vi.wikipedia.org
10. xemtailieu.net

11. tuyengiao.vn
12. studocu.com
13. 123docz.net

20



×