Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chí khí anh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.05 KB, 4 trang )

Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng chói đóng góp cho dịng chảy văn học nước nhà
những bước chuyển mình vàng son . Ơng khơng những là một trong những là một nhân cách lớn mà
đồng thời còn là một nhà thơ , nhà văn vĩ đại . Những sáng tác của Nguyễn Du bao gồm cả sáng tác bằng
chữ Hán và chữ Nôm nhưng tiêu biểu nhất là Đoạn trường tân thanh hay còn được biết nhiều hơn với
tên Truyện Kiều . Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích tiêu biểu, Nguyễn Du đã
miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải. Đọc vào đoạn
thơ em thấy được phẩm chất anh hùng của Từ Hải trong được khắc họa cụ thể và sâu sắc . Đoạn thơ như
sau:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
......................................................
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Truyện Kiều được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều
truyện . Tuy nhiên , Nguyễn Du đã sáng tác nên một tác phẩm mới theo cách riêng . Bài thơ được viết
bằng chữ Nôm , theo thể thơ lục bát . Đoạn trích chí khí anh hùng được trích tù câu 2213 đến câu 2230
trong Truyện Kiều . Nội dung nói về lúc Từ Hải đã cứu Kiều thốt khỏi cảnh lầu xanh , hai người sống
hạnh phúc được nửa năm ,Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn.
Tìm hiểu vào đoạn thơ em thấy được phẩm chất anh hù-ng của Từ Hải thể hiện qua khát vọng lên đường
của Từ Hải , chàng là người có chí khí , quyết tâm vì nghiệp lớn , có hồi bão phi thường , tâm lý , tự tin
và đầy bản lĩnh và thể hiện qua quyết tâm ra đi của Từ hải.
Trước hết, phẩm chất anh hùng của Từ Hải thể hiện qua khát vọng lên đường của chàng.
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.
Trơng vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong ”
Câu thơ thể hiện được ý chí mạnh mẽ, tấm lịng quyết tâm phải làm nên nghiệp lớn của người anh hùng.
Từ “thoắt” thể hiện thái độ dứt khốt, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, sự chuyển đổi nhanh chóng trong tâm
lý của Từ Hải từ việc rời bỏ cảnh sống êm đềm, chuyển sang những ngày tháng bôn ba vất vả trong tương
lai vì sự nghiệp. Nguyễn Du cũng rất tinh tế khi diễn tả tráng chí của Từ hải bằng cụm “động lịng bốn
phương” thể hiện tầm vóc lớn lao trong ý chí của nhân vật, cũng như ước mơ khao khát làm nên nghiệp
lớn, làm chủ một phương của Từ Hải. Hai từ “trượng phu” càng thể hiện tấm lòng trân trọng, yêu
thương, bộc lộ lí tưởng của Nguyễn Du về dáng vóc của một người anh hùng thời đại quy tụ những


phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tráng chí ở bốn phương, tâm sự nghiệp mạnh mẽ, có tấm lịng bao dung,
thấu hiểu nhân tình thế thái, sống ngay thẳng là người nâng lên cán cân công lý trong xã hội,… “ Trời bể
mênh mang” khơng chỉ là hình ảnh ước lệ thể hiện sự rộng lớn trời đất, nơi người anh hùng thỏa sức
tung hồnh ngang dọc mà cịn gợi ra tầm vóc lớn lao, phi thường của người anh hùng kết hợp với hình
ảnh gươm ngựa “lên đường thẳng rong” góp phần làm nổi bật lên phong thái ung dung, tư thế đĩnh đạc,
hiên ngang của Từ Hải. Qua đó thể hiện tư thế ra đi thể hiện Từ Hải là con người khát vọng và công danh
phi thường.


Tiếp theo, phẩm chất anh hùng của Từ Hải cho thấy chàng là con người có chí khí , quyết tâm vì nghiệp
lớn .
“Nàng rằng: Phận gái chữ tịng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”
“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình
Trong lúc "hương lửa đương nồng" nàng không muốn cách xa Từ Hải- người chồng đồng thời là ân nhân
cứu mạng thoát khỏi chốn lầu xanh. Thúy Kiều một lòng một dạ muốn theo chồng mình "Phận gái chữ
tịng", nhắc đến chữ tịng trong lễ giáo phong kiến, có chồng thì phải theo chồng để được đi theo. Nàng
muốn đi theo chồng để nâng khăn sửa túi, có người bầu bạn, cùng chia sẻ những khó khăn cuộc đời mà
chồng phải chịu. Dù biết là rất gian nan và khó khăn nhưng vẫn một lịng xin theo. Đó là mong muốn
chính đáng, hợp lí, thuận tình. Lời thuyết phúc của Từ Hải “tâm phúc tương tri” thể hiện sự tôn trọng
Kiều, mong muốn nàng hiểu mình và khéo léo từ chối khơng để nàng phải chịu khổ bên mình . Hai người
đã hiểu rõ lòng dạ của nhau đến mức sâu sắc vậy tại sao Kiều vẫn "chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình".
Lời trách cứ Thúy Kiều của Từ Hải tuy là tri âm tri kỉ mà tại sao lại không thấu hiểu cho hành động của Từ
Hải. Đồng thời đó cũng là lời động viên, khuyên nhủ Thúy Kiều vượt qua những trắc trở trước mắt để
hướng về tương lai tốt đẹp sau này và mong muốn nàng đừng quá lo lắng cho mình, vượt lên thứ tình
cảm thơng thường để làm vợ một người anh hùng, vượt qua những bất trắc trước mắt để hướng về một
tương lai tốt đẹp hơn.Qua lời đáp của Từ hải đã thể hiện là một người có chí khí , quyết tâm ra đi vì sự
nghiệp lớn.
Bên cạnh đó , phẩm chất anh hùng của Từ Hải có thể thấy được chàng là con người có hồi bão phi

thường , tâm lý và đầy bản lĩnh .
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng binh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng ngay bốn bể là nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”
Bộc lộ rõ quyết tâm và tráng chí làm nên nghiệp lớn của Từ Hải, sở hữu trong tay đội quân hùng mạnh
“mười vạn tinh binh”, mang sức mạnh phi thường, hùng hậu “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp
đường”, nổi danh một phương, bá chủ một vùng, thì lúc ấy Từ Hải mới quay trở về, để đáng mặt người
nam nhân trong trời đất. Đồng thời Từ Hải cũng để lại lời hứa hẹn với Kiều rằng “Bấy giờ ta sẽ rước nàng


nghi gia”, để Kiều được vẻ vang làm vợ chàng, sống cuộc sống vinh hoa phú quý, hạnh phúc, không phải
lo nghĩ gì. Có thể nói rằng ngồi việc Từ Hải ra đi để trả món nợ cơng danh, thì một mục đích khác cũng là
Từ Hải muốn cuộc sống của Kiều được sống hạnh phúc, khơng cịn phải chịu cảnh chèn ép, tủi nhục. Cho
thấy Từ Hải là con người có khát vọng lớn lao và hồi bão phi thường .. Từ Hải cịn thể hiện chí khí, quyết
tâm sắt đá của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ “càng thêm bận” nhưng sâu thẳm bên trong là
sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu cực khổ, nay đây mai đó “bốn bể không nhà”. Câu hỏi tu từ
“Theo càng thêm bận biết là đi đâu?” với hàm ý: đối với Từ Hải sự nghiệp anh hùng là ý nghĩa của sự
sống. Chàng muốn toàn tâm toàn ý ra đi thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình. Có lẽ vì những lí do trên
mà Từ Hải khuyên Kiều "đành lòng" chờ đợi ngày chàng thành công trở về. Việc gây dựng sự nghiệp,
công danh không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó cịn là chuyện của cả đời người nhưng Từ Hải
lại hứa với Thúy Kiều sẽ đạt được công danh sau một năm nữa. Phải là người có quyết tâm cao độ, tin
vào khả năng của bản thân thì mới có lời hứa như vậy..Qua đó thấy được Từ Hải là người rất tâm lý , tư
tin và đầy bản lĩnh .
Cuối cùng , phẩm chất anh hùng của Từ Hải còn thể hiện qua quyết tâm ra đi của Từ Hải .
"Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi".
Người xưa có câu anh hùng khó qua ải mĩ nhân nhưng với khát vọng lớn lao của con người đầu đội trời
chân đạp đất thì ải mĩ nhân khơng làm khó được Từ Hải. Hành động "dứt áo ra đi" của chàng thể hiện
thái độ dứt khốt, khơng chút tơ vương, vướng bận chuyện cá nhân. Theo truyện ngụ ngôn trong sách
Trang Tử, "chim bằng là giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay
lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có
bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn". Tư thế ra đi của Từ Hải được thể hiện qua hình
ảnh ẩn dụ chim bằng thật oai phong và có sức mạnh phi thường. Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng
mạn của một nhà thơ trung đại . Có thể thấy được Từ Hải là người anh hùng có tài năng , bản lĩnh và chí
khí hơn người .
Hành động dứt khốt, mạnh mẽ, khơng do dự của người anh hùng đã được thể hiện rõ qua những động
từ “quyết”, “dứt áo”, “ra đi”. Bằng cảm hứng ngợi ca, khẳng định và lí tưởng hóa, tác giả đã tái hiện viễn
cảnh khơng gian ra đi mang tầm vóc vĩ mơ của người anh hùng. Giữa khơng gian “gió mây”, “dặm khơi”
kì vĩ, rộng lớn, con người hiện lên với tư thế sánh ngang tầm vũ trụ. Hình ảnh “chim bằng” sải cánh trên
bầu trời cao rộng, trong bao la “dặm khơi” cùng gió, cùng mây đã làm nổi bật tư thế của người anh hùng
có bản lĩnh phi thường, quyết tâm ra đi vì nghiệp lớn. Đó là khát vọng vùng vẫy bốn bể trong khung trời
tự do và thốt khỏi mọi khn khổ, bế tắc để làm nên sự nghiệp lẫy lừng.
Qua đoạn thơ ta có thể thấy được phẩm chất anh hùng của Từ Hải được diẽn tả thành công nhờ các biện
pháp nghệ thuật như, sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng,lời đối thoại bộc lộ tính cách , nghệ
thuật xây dựng hình tượng người anh hùng qua dáng vẻ hành động
Với đoạn trích “Chí khí anh hùng” đại thi hào Nguyễn Du đã xây dựng được hình tượng một người anh
hùng với lý tưởng hoàn toàn mới bằng tài năng nghệ thuật độc đáo và tư tưởng sâu sắc của mình. Hình
ảnh Từ Hải hiện lên khơng chỉ với khát vọng, chí khí to lớn, với hồi bão vũ trụ mà cịn có trái tim nhân
hậu, yêu thương, luôn nghĩ cho người tri kỉ của mình.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×