Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.9 KB, 8 trang )

Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Cơ Sở Lý Luận Về Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch
1. Khái Niệm Du Lịch
Du lịch không phải là một khái niệm mới lạ. Tuy nhiên, dưới mỗi góc độ nghiên cứu và
tiếp cận khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau về du lịch. Điều này thật đúng với
nhận định của GS.TS. Berneker - một trong những chuyên gia hàng đầu về du lịch thế
giới - rằng: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định
nghĩa”
Dưới góc độ địa lý du lịch, IIPirogionic (1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng hoạt động
của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động
của một cá nhân đi đến và lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong
thời gian khơng dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, cơng vụ và mục đích khác”
Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được định nghĩa tại Điều 4 của Luật Du lịch (2005) như
sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngồi nơi cư trú
thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch, đứng trên mỗi góc độ, mỗi lĩnh
vực hay ở một phương diện nào đó thì quan niệm về tài nguyên du lịch lại được hiểu theo
một nghĩa khác nhau. Mỗi quan niệm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Để có
được quan niệm đúng đắn về tài nguyên du lịch trước hết phải có những quan niệm chung
về tài nguyên.
Theo PGS - TS Nguyễn Trung Lương: “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả
nguồn ngun liệu, năng lượng và thơng tin có Trên trái đất và trong không gian vũ trụ
liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và phát triển của mình”.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com




Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Sự phát triển của du
lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch. Vì vậy việc khai thác tài nguyên du
lịch và phát triển các hoạt động du lịch luôn là sự tác động qua lại khăng khít.
Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất,
năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội lồi người. Đó
là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những cơng trình, những sản phẩm do
bàn tay khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người…Được sử dụng
phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng”.
Tuy nhiên có thể hiểu tài nguyên theo một quan niệm đơn giản là: “Tất cả những gì thuộc
về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có thể được con người sử dụng
vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường trong
q trình lịch sử phát triển của lồi người”.
Tài nguyên du lịch có thể hiểu là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Tài nguyên
du lịch gắn liền với sự phát triển của ngành du lịch.
Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử và những
thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần
của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện
tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dung để trực tiếp
và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.
Hay cũng gần giống như định nghĩa của PGS Nguyễn Minh Tuệ (1997): “Tài nguyên du
lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khơi
phục, phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ,
những tài nguyên này đợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất
dịch vụ du lịch”.
Còn các nhà khoa học du lịch của Trung Quốc lại định nghĩa: “Tất cả giới tự nhiên và xã
hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành Du lịch, có thể sản
sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”.

Theo Pháp lệnh Việt Nam, 1999 định nghĩa tài nguyên du lịch như sau: “ Tài nguyên du
lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du
lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn
du lịch”.
Hay trong khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2007 quy định: “Tài
nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hố, cơng
trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch”.
Như vậy, tài nguyên du lịch luôn được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Trên thực tế
đã cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn
và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
3. Đặc điểm vai trò của tài nguyên du lịch
Theo tác giả Phạm Trung Lương, 2000, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. Tài
ngun du lịch đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển hoạt động du lịch.
Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch.
Mỗi sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng trên hết là yếu tố tài nguyên
du lịch. Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêng cho mỗi địa phương, mỗi
quốc gia. Cũng như để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách, các sản phẩm du lịch
không thể nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn không mang bản sắc riêng mà cần phải đa
dạng, phong phú và mới lạ. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc bao nhiêu thì giá
trị của các sản phẩm du lịch càng cao và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Chính sự đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú trong loại hình sản
phẩm du lịch. Như vậy có thể khẳng định chất lượng của tài nguyên du lịch là yếu tố cơ

bản quyết định tới quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch cũng như hiệu quả hoạt
động du lịch.
Thứ hai, tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Trong quá trình phát triển du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch cũng như
không ngừng đáp ứng nhu cầu nhằm làm thoả mãn mục đích du lịch của du khách, các
loại hình du lịch mới liên tục xuất hiện và phát triển.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Tất cả các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Ví dụ như
loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khống phải được phát triển ở những vùng có nguồn
suối khống; du lịch mạo hiểm được tổ chức ở những nơi có địa hình hiểm trở, rừng
ngun sinh hay hang động…; du lịch nghỉ dưỡng thường được tổ chức ở những nơi có
khí hậu mát mẻ, bãi biển đẹp… Và cũng chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã
làm cho nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch.
Thứ ba, tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện
thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi.
Yếu tố khách du lịch rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động du lịch và hiệu quả
kinh doanh. Khách du lịch nói chung hay khách du lịch thuần t thì ngồi những dịch vụ
lưu trú, ăn uống, đi lại …mục đích chuyến đi của họ còn là để khám phá giá trị của tài
nguyên du lịch, thưởng thức và cảm nhận nó. Vì vậy cơng tác bảo tồn, tơn tạo và phát
triển tài nguyên du lịch cũng như công tác xúc tiến quảng bá là vô cùng quan trọng đối
với mỗi địa phương, quốc gia.
Thứ tư, tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du
lịch.
Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh một tổ chức
không gian du lịch nhất định. Tổ chức không gian du lịch được tạo nên bởi các yếu tố
như: khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,

đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành, quản lý du lịch. Và hệ thống
lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian giữa các yếu tố đó.
Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau từ các điểm du lịch cho tới các
vùng du lịch, dù ở phân vị nào thì tài ngun du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch cũng là yếu tố cơ bản để
hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch cũng như tạo
điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả.
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm phân bố của tài ngun du
lịch, từ đó hình thành nên các điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch và các tuyến

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả trong việc khai thác
tài nguyên du lịch nói riêng cũng như hoạt động du lịch nói chung.
Như vậy có thể thấy tài ngun du lịch đóng vai trị đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng
trực tiếp tới sự phát triển du lich.
4. Các dạng tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được hình thành dựa trên nhiều yếu tố và được xét theo nhiều góc độ
khác nhau. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của
cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả
mãn nhu cầu của du khách về nghỉ ngơi, tham quan, chữa bệnh…
Về cơ bản tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá - lịch sử.
Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch có thể phân làm hai bộ phận hợp thành là: tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn. Luật Du lịch Việt Nam 2005.
 Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh
chúng ta. Trong đó tự nhiên chỉ tham gia với những đặc điểm của mình mà có thể quan
sát bằng mắt thường.

Theo khoản 1 (Điều 13, Chương 2) Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định như sau: “Tài
nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, hệ sinh thái,
cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch”.
Như vậy có thể thấy các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa
hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên động thực vật.
- Địa hình
Địa hình của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài, mọi hoạt động
sống của con người trên một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình tuỳ theo mục đích hoạt
động cụ thể. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái của địa
hình - là các dấu hiệu bên ngồi địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn
khai thác du lịch. Hình thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng, vùng đồi núi là
nơi được du khách lựa chọn hơn cả bởi phong cảnh đẹp và đa dạng, khơng gian thống

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
đãng bao la, có nhiều đồi núi. Cịn địa hình vùng đồng bằng tẻ nhạt, đơn điệu khơng gây
cảm xúc cho tham quan du lịch.
Ngồi ra cịn có loại địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch là kiểu địa
hình Karst (Đá vơi) và kiều địa hình bờ bãi biển.
- Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nó
thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Trong đó hai chỉ
tiêu đánh giá tiềm năng tài ngun khí hậu là nhiệt độ khơng khí và độ ẩm khơng khí.
Ngồi ra cịn các chỉ tiêu như ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nhìn
chung, những nơi có khí hậu ơn hồ thường được khách du lịch ưa thích.
- Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt

có ý nghĩa rất lớn, bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác nước….Tuỳ theo thành
phần hoá lý của nước người ta phân ra nước ngọt và nước mặn. Để đáp ứng nhu cầu du
lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá nhân, độ tuổi và nhu vầu quốc gia. Nguồn tài
nguyên nước là thành phần quan trọng hình thành nên các loại hình du lịch thể thao nước,
du lịch biển…Ngồi ra phải kể đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài nguyên có
giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
- Hệ động thực vật
Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức du
lịch truyền thống đã xuất hiện một hình thức du lịch mới, hấp dẫn du khách đó là du lịch
các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các động thực vật. Loại hình du lịch tham
quan thế giới động thực vật sống động làm cho con người thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống. Tuy nhiên, không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng du lịch, tham
quan mà điều đó phụ thuộc vào mục đích du lịch khác nhau với các chỉ tiêu khác nhau.
Như vậy, tài nguyên động thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du
lịch.
 Tài nguyên nhân văn

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra, được khai thác tạo ra hiệu quả
kinh tế và môi trường. Tài nguyên du lịch nhân văn được cấu thành bởi các giá trị văn
hoá tiêu biểu gồm: các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hố, lễ hội, đối
tượng du lịch gắn với dân tộc học, đối tượng văn hoá, thể thao.
- Di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hố
Các di sản văn hố thế giới và di tích lịch sử - văn hoá là nguồn lực để phát triển và mở
rộng hoạt động du lịch và gắn liền với môi trường xung quanh. Di sản văn hoá thế giới là
những kỳ quan do bàn tay con người tạo ra nằm tập trung ở những nơi của nền văn minh
nhân loại. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút khách du lịch và khả năng phát triển

du lịch của quốc gia.
Di tích lịch sử - văn hố là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng về đặc điểm của nền văn hoá của mỗi
nước, chúng chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá
trị văn hố nghệ thuật của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có những quy định riêng về di tích
lịch sử - văn hố nhằm khai thác, bảo tồn và phát triển những giá trị của chúng.
- Lễ hội
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá tổng hợp đa dạng, phong phú của nhân dân sau thời
gian lao động mệt nhọc và là dịp để con người hướng về những truyền thống tổ tiên lâu
đời, giải quyết những lo âu, khao khát ước mơ mà cuộc sống thực tại khơng có được.
Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội để hành hương về với cội rễ, nguồn
gốc của con người.
- Dân cư và dân tộc
Những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất
mang sắc thái riêng biệt của mỗi dân tộc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du
lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về
cư trú, về tổ chức xã hội cũng như thói quen sinh hoạt. Việt Nam có một nền kiến trúc có
giá trị và được bố cục thèo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc
tôn giáo độc đáo là những giá trị to lớn thu hút khách du lịch.
- Đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động khác

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu,
thường tập trung ở Thủ đô, các thành phố lớn. Chúng không chỉ thu hút du khách với
mục đích tham quan, nghiên cứu mà cịn với nhiều mục đích, lĩnh vực khác.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com




×