HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN IIIB
ĐẠT ĐƯỢC ĐÁP ỨNG HOÀN TOÀN SAU HÓA XẠ TRỊ
VÀ ĐIỀU TRỊ CỦNG CỐ VỚI DURVALUMAB
Bùi Lê Phước Thu Thảo1, Lê Tấn Đạt1,
Fernando Martinez2, Tô Kim Sang1, Đồn Thái Cang1
TĨM TẮT
17
Bài viết này chúng tơi xin chia sẻ ca lâm
sàng bệnh nhân nam 51 tuổi ung thư phổi giai
đoạn IIIB không mổ được, đã được điều trị bằng
hóa xạ trị đồng thời và điều trị củng cố với nhóm
thuốc ức chế PD-L1 durvalumab. Trong q trình
điều trị bệnh nhân dung nạp điều trị tốt, các độc
tính điều trị chỉ ở độ 1 và 2. Sau khi kết thúc liệu
trình điều trị bệnh nhân được đánh giá lại bằng
PET CT scan và ghi nhận đạt được đáp ứng hoàn
toàn. Số bệnh nhân đạt được đáp ứng hoàn tồn
sau điều trị ung thư phổi giai đoạn rất ít gặp theo
các mô tả từ các nghiên cứu của các tác giả trước
đây. Chúng tôi cũng xem lại y văn về điều trị
hiện hành dành cho ung thư phổi không tế bào
nhỏ giai đoạn III không mổ được.
SUMMARY
DURVALUMAB AFTER
CHEMORADIOTHERAPY IN STAGE
III NON-SMALL-CELL LUNG
CANCER:
Bác sĩ điều trị Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện
Đa khoa Quốc Tế Vinmec Central Park
2
Giám đốc Y khoa Trung tâm Ung Bướu Bệnh
viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec Central Park
Chịu trách nhiệm chính: Bùi Lê Phước Thu Thảo
Email:
Ngày nhận bài: 25/9/2022
Ngày phản biện: 30/9/2022
Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2022
1
116
A CASE REPORT WITH COMPLETE
RESPOND AFTER TREATMENT
Here, we present the case of a 51-year-old
man with unresectable non-small-cell lung cancer
stage
IIIB
who
recieved
concurrent
chemoradiotherapy
and
PD-L1
inhibitor
durvalumab. The patient had tolerated the
treatment well with grade 1 - 2 treatment
toxicities were seen. Post-treatment evaluation
was done by PET-CT scan confirmed that the
patient had got the complete respond. There was
few patient who had complete respond after
treatment was described in previous trials. We
also reviewed medical literature and updated the
current standard treatment for unresectable nonsmall-cell lung cancer stage III.
I. GIỚI THIỆU
Ung thư phổi là ung thư thường gặp hàng
đầu và cũng là loại ung thư gây tử vong hàng
đầu. 50 - 60% ung thư phổi mới chẩn đoán ở
giai đoạn tiến triển tại chỗ - tại vùng hoặc di
căn xa. Trong đó ung thư phổi không tế bào
nhỏ chiếm đa số, phần còn lại là ung thư phổi
tế bào nhỏ. Trong bài viết này chúng tơi xin
phép chỉ trình bày về ung thư phổi không tế
bào nhỏ.
Điều trị phẫu thuật kết hợp với hóa và xạ
trị là điều trị có thể trị khỏi dành cho ung thư
phổi. Đáng tiếc là chỉ khoảng 15 - 20% bệnh
nhân ung thư phổi mới chẩn đoán có thể
phẫu thuật được. Do đó vai trị của kết hợp
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022
điều trị toàn thân và xạ trị càng trở nên rõ rệt
đối với điều trị ung thư phổi.
Đối với ung thư phổi giai đoạn III không
thể phẫu thuật được. Các nghiên cứu đã cho
thấy kết hợp hóa xạ trị cho kết quả tốt hơn xạ
trị đơn thuần. Trong đó hóa xạ trị đồng thời
được xem là điều trị tiêu chuẩn đối với ung
thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III
không mổ được. Thế nhưng kết quả khi phối
hợp hóa xạ trị đến thời điểm này cũng không
thực sự khả quan. Chỉ khoảng 15% bệnh
nhân đạt được sống còn 5 năm.
II. CA LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam, 51 tuổi, tiền căn hút
thuốc 1 gói/ ngày trong 15 năm. Bệnh nhân
có triệu chứng ho kéo dài trong 1 tháng, điều
trị nội khoa không cải thiện. Bệnh nhân được
chỉ định chụp CT scan và phát hiện khối u tại
phổi. PET CT scan ghi nhận khối tổn thương
ác tính thùy trên phổi phải, bờ đa cung, tua
gai, tiếp xúc với mang phổi trung thất, kích
thước 50 * 55mm, SUV max 53,4. Nhiều
hạch cạnh khí quản, hạch cửa sổ phế chủ,
hạch dưới carina, và hạch rốn phổi trái kích
thước dmax 25mm, SUV max 39,5. Bệnh
nhân được làm sinh thiết xuyên thành sang
thương phổi. Giải phẫu bệnh là carcinôm
tuyến biệt hóa vừa grad 2 khơng có đột biến
EGFR, bệnh nhân không làm khảo sát PDL1. Đánh giá chức năng hô hấp ghi nhận
bệnh nhân có chức năng hơ hấp bình thường.
Hình 1. Tổn thương bướu và hạch ghi nhận trên CT scan và PET scan trước điều trị.
Bệnh nhân được đánh giá giai đoạn IIIB
Hình 2. Kế hoạch xạ trị và phân bố liều của bệnh nhân
117
HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25
Bệnh nhân được chẩn đốn ung thư phổi
không tế bào nhỏ T3N2M0 (giai đoạn IIIB).
Bệnh nhân đã được điều trị với phác đồ
hóa xạ trị đồng thời với Carboplatin +
Paclitaxel mỗi tuần trong 6 tuần đồng thời
với xạ trị 60Gy/30 lần trong 6 tuần bắt đầu từ
5/2021 và kết thúc vào cuối tháng 6/2021.
Bệnh nhân đã được xạ trị bằng kĩ thuật
VMAT.
Ngay sau hóa xạ trị đồng thời bệnh nhân
được đánh giá đáp ứng 1 phần. Bệnh nhân
kết thúc xạ trị vào ngày 30/6/2021 và bắt đầu
truyền durvalumab vào ngày 4/7/2021 (5
ngày sau xạ trị).
Hình 3. Đánh giá đáp ứng một phần sau khi kết thúc phác đồ hóa xạ trị đồng thời
Bệnh nhân được điều trị duy trì với durvalumab trong 24 đợt kéo dài đến 05/8/2022 bệnh
nhân kết thúc đợt hóa trị thứ 25.
Đánh giá lại bằng PET CT ngày 30/7/2022 ghi nhận đáp ứng hoàn toàn trên PET CT như
bảng 1. Đánh giá đáp ứng hoàn toàn theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0.
Bảng 1. So sánh tổn thương trước và sau điều trị bằng PET CT scan
PET/CT ngày 15/4/2021
PET CT ngày 11/7/2022
Tổn thương
SUVmax gan = 2,50
SUL max gan = 2,58
Chỉ còn cấu trúc đặc – xơ kèm
Bướu thùy trên phổi T áp
50 × 55 × 46mm, SUL
khí phế thủng, khơng hấp thu
sát màng phổi trung thất
max = 16,56
FDG
Vài nốt mờ thùy trên phổi
8 - 16mm, tăng hấp thu
Không thay đổi cấu trúc
phải
FDG nhẹ
Khối hạch trung thất nhóm
31 × 33mm, SULmax
Mất cấu trúc chỉ cịn vài dải xơ,
IV trái - V
12,45
khơng tăng hấp thu FDG
Hạch trung thất nhóm IV
18mm, SUL max 9,66
8mm, khơng tăng hấp thu FDG
phải
118
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022
Hình 4. Bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn sau khi kết thúc điều trị
đánh giá trên CT và PET CT
III. BÀN LUẬN
3.1. Lựa chọn điều trị
Vai trị của hội đồng chun mơn ung thư
đa chuyên khoa rất quan trọng trong việc
chọn lựa điều trị phù hợp đối với ung thư
phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III.
Vai trò của hội đồng này đã được chứng
minh trong một số nghiên cứu khi cho thấy
nhóm bệnh nhân được thảo luận kế hoạch
điều trị trong MDT có sống cịn cải thiện hơn
nhóm bệnh nhân khơng được trình ở MDT.
Điều này đúng cho cả bệnh nhân ung thư
phổi mổ được và ung thư phổi không mổ
được[1,2,3].
Riêng đối với ung thư phổi không tế bào
nhỏ giai đoạn III không mổ được, tỉ lệ bệnh
nhân nhận được điều trị đa mô thức cũng cao
hơn so với không hội chẩn, tỉ lệ bệnh nhân
được hóa và xạ trị cao hơn đáng kể ở nhóm
được hội chẩn MDT. Vai trị của hội chẩn
MDT khơng chỉ giúp cải thiện thời gian sống
cịn, cải thiện chất lượng sống, một số tiêu
119
HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25
chí phụ khác cũng cải thiện như: thời gian
chờ, sự hài lòng với chất lượng điều trị, việc
sử dụng các nguồn lực điều trị hợp lý và kinh
tế hơn[1].
Trường hợp ca lâm sàng này đã được
thảo luận trong hội đồng chuyên môn ung
thư tại BV Vinmec bao gồm bác sĩ chẩn đốn
hình ảnh, bác sĩ chẩn đốn hình ảnh can
thiệp, bác sĩ giải phẫu bệnh và các bác sĩ
chuyên khoa ung bướu. Bệnh nhân được
đánh giá giải phẫu bệnh và tình trạng đột
biến gene, đánh giá giai đoạn bằng hình ảnh
học đầy đủ trước khi có quyết định điều trị.
Đã có sự đồng thuận của hội đồng về kế
hoạch điều trị cho bệnh nhân.
3.2. Các vũ khí điều trị dành cho ung
thư phổi giai đoạn III khơng mổ được
3.2.1. Phối hợp hóa xạ trị
Phối hợp hóa và xạ trị được coi là điều trị
tiêu chuẩn cho ung thư phổi giai đoạn III
không mổ được (unresectable or inoperable).
Xạ trị giúp kiểm soát tại chỗ tại vùng, hóa trị
giúp giảm hoặc ngăn ngừa những di căn vi
thể và cịn đóng vai trị tăng nhạy xạ để tăng
hiệu quả của xạ trị. Hóa trị đóng vai trị rất
quan trọng trọng điều trị ung thư phổi giai
đoạn này, khi kết hợp hóa trị với xạ trị giúp
tăng sống cịn so với bệnh nhân chăm sóc
giảm nhẹ hoặc bệnh nhân chỉ xạ trị đơn
thuần.
Hóa trị tuần tự hay hóa xạ trị đồng thời
Hóa xạ trị đồng thời đã được chứng minh
là hiệu quả hơn hóa xạ trị tuần tự đối với ung
thư phổi giai đoạn này và đang là điều trị tiêu
chuẩn cho ung thư phổi giai đoạn III. Nghiên
cứu RTOG 9410[3] năm 2011 là nghiên cứu
then chốt chứng minh vai trị của hóa xạ
đồng thời so với hóa xạ trị tuần tự. Trong đó,
120
nhóm bệnh nhân được hóa xạ trị đồng thời
với phân liều tiêu chuẩn cho kết quả sống
cịn tồn bộ 5 năm cao hơn nhóm bệnh nhân
hóa xạ trị tuần tự với cisplatin/ vinblastine
(16% so với 10%). Nhóm bệnh nhân hóa xạ
đồng thời cũng cho tỉ lệ đáp ứng cao hơn (đạt
được 70%). Về độc tính, độc tính cấp độ 3 và
các độc tính ngồi huyết học cao hơn so với
hóa xạ tuần tự (đặc biệt viêm thực quản cấp)
nhưng độc tính muộn khơng khác biệt giữa 2
nhóm.
Từ nghiên cứu này, hiệu quả của hóa xạ
đồng thời sau đó cịn được khẳng định trong
nhiều thử nghiệm sau đó, và trong cả phân
tích hậu kiểm gồm 7 thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên[4]. Tóm lại, hóa xạ đồng thời làm
tăng tỉ lệ sống cịn tồn bộ sau 5 năm thêm
4,5%, giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ tại vùng.
Mặc dù tỉ lệ sống còn cải thiện nhưng
vẫn chưa như kì vọng, hóa xạ đồng thời chưa
làm giảm tỉ lệ di căn xa so với hóa xạ tuần
tự. Và thực tế cho thấy điều trị ung thư phổi
giai đoạn III vẫn còn là một thách thức. Một
số thử nghiệm nhằm cải thiện sống còn cho
điều trị ung thư phổi giai đoạn này như hóa
trị dẫn đầu sau đó hóa xạ đồng thời hay hóa
trị củng cố sau hóa xạ đồng thời[5,6] nhưng
kết quả khơng như mong đợi, sống cịn tồn
bộ lẫn sống cịn trung bình khơng cải thiện.
Tóm lại, hóa xạ đồng thời hiện tại vẫn là
điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư
phổi giai đoạn III, tuy nhiên cần chọn lựa
những bệnh nhân ít bệnh lý đi kèm, thể trạng
khá. Đối với những bệnh nhân có khả năng
khơng dung nạp được hóa xạ đồng thời, hóa
xạ trị tuần tự vẫn được ưu tiên lựa chọn vì lợi
thế của nó so với xạ trị đơn thuần (sống cịn
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022
toàn bộ 5 năm đạt 10% so với 5% của xạ trị
đơn thuần).
Ca bệnh báo cáo ở trên đã được điều trị
với phác đồ hóa xạ trị đồng thời, được đánh
giá là phác đồ lựa chọn ưu tiên ở nhóm bệnh
nhân thể trạng khá. Trước khi điều trị bệnh
nhân được đánh giá chức năng hô hấp, chức
năng tim mạch, chức năng gan và thận đầy
đủ.
3.2.2. Vai trị của xạ trị trong phác đồ
hóa xạ trị
Xạ trị có vai trị trong kiểm sốt bướu tại
chỗ tại vùng, tuy nhiên tỉ lệ này đạt được vẫn
còn rất thấp. Tăng liều xạ so với liều tiêu
chuẩn (60Gy - 63Gy) đã được thử nghiệm
cho thấy không cải thiện sống cịn mà cịn
làm tăng độc tính xạ trị. Nghiên cứu RTOG
0617[7] đã cho thấy khi tăng liều xạ lên
74Gy, sống cịn trung bình đạt 20.3 tháng so
với nhóm xạ trị liều tiêu chuẩn 28.7 tháng
kèm theo đó là tỉ lệ độc tính viêm thực quản
nặng tăng lên 21% so với 7%. Liều xạ lên
tim cao hơn ở nhóm xạ liều cao và đây là
một trong những nguyên nhân quan trọng
ảnh hưởng đến sống cịn ở nhóm nhận liều xạ
cao.
Các kĩ thuật xạ trị hiện đại
Xạ trị điều biến cường độ chùm tia
(IMRT/VMAT) hiện được áp dụng rộng rãi
trong điều trị ung thư phổi. Một số lo ngại đã
đặt ra khi bắt đầu áp dụng kĩ thuật này, trong
đó đáng kể là lo ngại vùng liều thấp khi thực
hiện kĩ thuật này tăng lên, thể tích phổi lành
nhận liều xạ (dù là liều thấp) sẽ tăng lên và
nguy cơ viêm phổi do xạ sẽ cao hơn. Tuy
nhiên, các dữ liệu sau đó đã chứng minh cho
thấy xạ trị điều biến cường độ chùm tia cải
thiện phân bố liều đáng kể, từ đó cải thiện
độc tính điều trị. Xạ trị điều biến cường độ
chùm tia cũng góp phần cải thiện sống còn
và chất lượng sống.
Tuy nhiên, xạ trị ung thư phổi là một
thách thức với các bác sĩ xạ trị vì tính di
động theo nhịp thở của khối u phổi. Trước
đây, để đảm bảo việc phát tia xạ chính xác
vào khối u, trường chiếu xạ trị phải mở rộng
để đảm bảo xạ trị trúng khối u đang di động.
Điều này làm tăng thể tích mơ phổi lành bị
xạ vào và tăng độc tính của điều trị. Với các
phương tiện hiện đại, có thể theo dõi được sự
di động lồng ngực và của khối u khi xạ, giúp
việc phát tia chính xác, tránh phát tia vào mô
lành kế cận.
Kĩ thuật điều trị áp dụng cho ca lâm sàng
này là xạ trị cung trịn điều biến thể tích VMAT kết hợp kiểm sốt nhịp thở. Bệnh
nhân được hướng dẫn hít thở sâu và giữ nhịp
thở trong thời gian khoảng 20s, các thể tích
xạ được xác định với hình ảnh mơ phỏng khi
bệnh nhân đang hít sâu nín thở. Khi xạ trị
bệnh nhân cũng được theo dõi nhịp thở, và
tia xạ phát ra khi bệnh nhân đang hít sâu và
giữ nhịp thở, hay cịn gọi là xạ trị hít sâu nín
thở (Deep Inspiration Breath Hold). Kĩ thuật
VMAT giúp giảm liều xạ lên mô phổi lành
tim và các cơ quan lân cận, cải thiện sự phân
bố liều vào khối u. Kết hợp với việc kiểm
soát nhịp thở, giúp giảm thể tích phổi lành
nằm trong thể tích đích, tăng tính chính xác
của xạ trị. Tại Vinmec chúng tơi cịn sử dụng
hệ thống kiểm sốt quang học bề mặt (OSMS
Optical Surface Monitor System) giúp theo
dõi sự di lệch trên bề mặt da bệnh nhân theo
thời gian thực trong lúc đang xạ trị, nhằm
tăng tính chính xác của chùm tia xạ giúp tăng
chất lượng và hiệu quả điều trị. Trong thời
121
HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25
gian hóa xạ trị khơng ghi nhận độc tính điều
trị độ 3 - 4, bệnh nhân có tình trạng viêm
thực quản độ 2, nuốt đau nhẹ làm ảnh hưởng
đến chế độ ăn. Bệnh nhân có triệu chứng của
viêm phổi do xạ độ 2. Bệnh nhân có giảm
bạch cầu và tiểu cầu trong q trình hóa xạ
trị độ 1.
3.2.3. Điều trị gì sau hóa xạ trị để cải
thiện sống cịn?
Có thể thấy mặc dù đã có rất nhiều cố
gắng nhưng các nhà lâm sàng vẫn chưa giúp
bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ
giai đoạn này cải thiện đáng kể sống còn. Tỉ
lệ sống còn sau 5 năm với hóa xạ trị đồng
thời chỉ đạt được khoảng 15% - 20%.
Các phương pháp hóa trị củng cố sau hóa
xạ đồng thời cũng khơng chứng minh cho
thấy cải thiện sống còn. Ở những bệnh nhân
ung thư phổi giai đoạn IIIA có thể phẫu thuật
được sau hóa xạ trị đồng thời cho thấy phẫu
thuật có cải thiện khơng đáng kể tỉ lệ sống
cịn tồn bộ, và một trong những lý do được
các tác giả đưa ra liên quan đến biến chứng
sau mổ cắt phổi (pneumonectomy) gây các
vấn đề hơ hấp cho bệnh nhân[10].
3.2.4. Vai trị của liệu pháp miễn dịch
sau hóa xạ trị ung thư phổi khơng tế bào
nhỏ giai đoạn III
Tính đến hiện tại, phác đồ điều trị chuẩn
cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn III
không phẫu thuật được có thể trạng khá là
hóa xạ trị đồng thời. Kết quả vẫn còn chưa
như mong đợi, chỉ khoảng 15 - 30% bệnh
nhân đạt được sống còn sau 5%, với trung vị
thời gian sống còn chưa khi nào vượt quá 28
tháng.
Liệu pháp điều trị ức chế thụ thể PD-1 và
PD-L1 (immune checkpoint inhibitor
122
targeting programmed death 1 và
programmed death ligand 1) cho thấy hiệu
quả trong một số loại ung thư, trong đó có cả
ung thư phổi khơng tế bào nhỏ. Durvalumab
là kháng thể đơn dịng có ái lực và tính chọn
lọc cao, gắn kết vào thụ thể PD-L1, ngăn
khơng cho PD-L1 đến gắn kết và PD-1 và
CD80, giúp lympho T sẽ nhận ra và tiêu diệt
tế bào khối u.
Một số nghiên cứu tiền lâm sàng cho
thấy q trình hóa xạ trị có thể điều hịa tăng
biểu hiện PD-L1 trên bề mặt khối u và việc
khóa thụ thể này bằng thuốc có thể duy trì
phản ứng miễn dịch kéo dài của cơ thể với tế
bào khối u.
Nghiên cứu PACIFIC[11] là thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên phase 3 đánh giá vai trị
của nhóm thuốc ức chế PD-L1 durvalumab
trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào
nhỏ giai đoạn III, không mổ được, bệnh
khơng tiến triển sau hóa xạ trị đồng thời.
Nghiên cứu này thực hiện trên những bệnh
nhân ung thư phổi khơng tế bào nhỏ giai
đoạn III khơng mổ được có thể trạng khá,
ECOG 0-1. Bệnh nhân sau khi kết thúc hóa
xạ trị đơng thời với liều xạ 60 - 66Gy, nếu
khơng tiến triển sẽ được phân nhóm ngẫu
nhiên thành 2 nhóm, nhóm điều trị duy trì
với durvalumab và nhóm chứng điều trị với
giả dược, việc truyền thuốc sẽ được thực
hiện trong vòng 42 ngày sau khi kết thúc xạ
trị và kéo dài trong 12 tháng sau đó.
Theo kết quả mới nhất được công bố vào
tháng 4/2022 sau thời gian theo dõi 5 năm,
sống cịn tồn bộ sau 5 năm đạt được 42,9%
ở nhóm dùng durvalumab so với 33,4% ở
nhóm giả dược, trong đó sống cịn khơng
bênh tiến triển đạt 33% so với 19%[12].
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022
Nghiên cứu này đã trở thành nghiên cứu
then chốt và có thể giúp thay đổi điều trị tiêu
chuẩn cho ung thư phổi không tế bào nhỏ
giai đoạn III khơng mổ được.
Khi phân tích dưới nhóm ghi nhận
durvalumab có lợi cho bệnh nhân về sống
cịn tồn bộ OS cho tất cả các nhóm bất kể
tình trạng bộc lộ thụ thể PD-L1 ngoại trừ
nhóm bệnh nhân có PD-L1 < 1%. Tuy nhiên
durvalumab vẫn mang lại lợi ích về sống cịn
khơng bệnh tiến triển cho nhóm bệnh nhân
này.
Về độc tính của phác đồ điều trị với
durvalumab, độc tính độ 3 - 4 gặp ở 29%
bệnh nhân. Trong đó độc tính độ 3 - 4
thường gặp nhất là viêm phổi (gặp ở 4,4%
bệnh nhân điều trị với durvalumab và 3,8%
bệnh nhân điều trị giả dược). Tiêu chảy cũng
là một độc tính thường gặp tuy nhiên đa số ở
grad 1 - 2.
Quay trở lại ca lâm sàng đã mô tả phía
trên. Sau khi kết thúc liệu trình hóa xạ trị
bệnh nhân được bắt đầu ngay với phác đồ
điều trị hỗ trợ với thuốc kháng PD-L1
durvalumab. Trong thời gian điều trị bệnh
nhân khơng ghi nhận độc tính nào độ 3 - 4.
Bệnh nhân có tình trạng viêm phổi độ 2,
chán ăn độ 1. Sau khi chấm dứt điều trị hỗ
trợ với durvalumab, bệnh nhân được đánh
giá đáp ứng bằng PET CT scan, so sánh kết
quả với phim PET trước điều trị bệnh nhân
được đánh giá đáp ứng hoàn toàn. Tỉ lệ đạt
được đáp ứng hoàn toàn trong các nghiên
cứu điều trị durvalumab sau hóa xạ trị đồng
thời cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn III
khá thấp. Trong nghiên cứu PACIFIC đáp
ứng hoàn toàn sau phác đồ điều trị chỉ gặp ở
9/473 bệnh nhân. Do đó trường hợp đáp ứng
hồn tồn này của chúng tơi được xem là ít
gặp.
IV. KẾT LUẬN
Điều trị ung thư phổi giai đoạn tiến triển
tại chỗ tại vùng thực sự là một thách thức
cho các bác sĩ ung thư học, cả bác sĩ xạ trị và
bác sĩ hóa trị ung thư. Việc kết hợp hóa xạ trị
là tiêu chuẩn điều trị cho những trường hợp
ung thư phổi giai đoạn III không mổ được.
Việc điều trị hỗ trợ sau khi kết thúc hóa xạ trị
bằng nhóm thuốc kháng PD-L1 mở ra một cơ
hội mới cho bệnh nhân, khi phác đồ này cho
thấy cải thiện sống cịn tồn bộ và sống cịn
khơng bệnh tiến triển. Ca lâm sàng được mô
tả ở trên cho thấy bệnh nhân đạt đáp ứng
hoàn toàn sau điều trị, dung nạp điều trị tốt.
Tỉ lệ bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn sau
điều trị khơng nhiều ở các nghiên cứu, do đó
ở trường hợp này hi vọng đây là tín hiệu tiên
lượng thuận lợi cho bệnh nhân về mặt sống
còn dù thời gian theo dõi chưa đủ lâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bydder S. The impact of case discussion at a
multidisciplinary team meeting on the
treatment and survival of patients with
inoperable non-small cell lung cancer.
Internal Medicine Journal 39(2009) 838–848.
2. Boxer, M.M., Vinod, S.K., Shafiq, J. and
Duggan, K.J. (2011), Do multidisciplinary
team meetings make a difference in the
management of lung cancer?. Cancer, 117:
5112-5120.
3. Curran WJ, Paulus R, et al. Sequential vs.
concurrent chemoradiation for stage III nonsmall cell lung cancer: randomized phase III
trial RTOG 9410. J Natl Cancer Inst.
2011;103:1452–1460.
123
HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25
4. Aupérin A, Le Péchoux C, et al. Metaanalysis of concomitant versus sequential
radiochemotherapy in locally advanced nonsmall-cell lung cancer. J Clin Oncol.
2010;28:2181–2190.
5. Vokes EE, Herndon JE, Kelley MJ, et al.
Induction chemotherapy followed by
chemoradiotherapy
compared
with
chemoradiotherapy alone for regionally
advanced unresectable stage III Non-smallcell lung cancer: Cancer and Leukemia
Group B. J Clin Oncol. 2007;25:1698–1704.
6. Belani CP, Choy H, et al. Combined
chemoradiotherapy regimens of paclitaxel
and carboplatin for locally advanced nonsmall-cell lung cancer: a randomized phase II
locally advanced multi-modality protocol. J
Clin Oncol. 2005;23:5883–5891
7. Bradley JD, Paulus R, et al. Standard-dose
versus high-dose conformal radiotherapy
with
concurrent
and
consolidation
carboplatin plus paclitaxel with or without
cetuximab for patients with stage IIIA or IIIB
non-small-cell lung cancer (RTOG 0617): a
randomised, two-by-two factorial phase 3
study. Lancet Oncol. 2015;16:187–199.
124
8. Mauguen A, Le Péchoux C, et al.
Hyperfractionated
or
accelerated
radiotherapy in lung cancer: an individual
patient
data
meta-analysis.
J
Clin
Oncol. 2012;30:2788–2797.
9. Jegadeesh N, Liu Y, et al. Evaluating
Intensity-Modulated Radiation Therapy in
Locally Advanced Non-Small-Cell Lung
Cancer: Results From the National Cancer
Data Base. Clin Lung Cancer. 2016;17:398–
405.
10. Albain KS et al. Radiotherapy plus
chemotherapy with or without surgical
resection for stage III non-small-cell lung
cancer: a phase III randomised controlled
trial. Lancet 2009; 374: 379–86.
11. Scott J. Antonia, M.D., Ph.D., Augusto
Villegas, M.D et al. Durvalumab after
Chemoradiotherapy in Stage III Non–SmallCell Lung Cancer. N Engl J Med 2017;
377:1919-1929.
12. David R Spigel, Corinne Faivre – Finn et
al. Five-Year Survival Outcomes From the
PACIFIC
Trial:
Durvalumab
After
Chemoradiotherapy in Stage III Non-SmallCell Lung Cancer. Clin Oncol. 2022 Apr
20;40(12):1301-1311.