HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHU HỒNG NGA
CHỌN TẠO HAI DÒNG VỊT BIỂN
TRÊN CƠ SỞ GIỐNG VỊT BIỂN 15 - ĐẠI XUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHU HỒNG NGA
CHỌN TẠO HAI DÒNG VỊT BIỂN
TRÊN CƠ SỞ GIỐNG VỊT BIỂN 15 - ĐẠI XUYÊN
Ngành:
Chăn nuôi
Mã số:
9.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thanh Sơn
2. GS.TS. Đặng Vũ Bình
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất
kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ....tháng. năm 2021
Tác giả luận án
Chu Hoàng Nga
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
đến các thầy hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Sơn, GS.TS. Đặng Vũ Bình đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian để hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình học tập, thực hiện đề tài và viết luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của Trung tâm
Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cùng các thành viên tham gia Đề tài khoa học cấp Bộ:
“Nghiên cứu chọn tạo 4 dịng vịt Biển phục vụ chăn ni vùng xâm ngập mặn” đã tạo
mọi điều kiện để tơi hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Quân nhu, Bộ môn Sản xuất, các cán
bộ, nhà giáo của Học viện Hậu cần. Ban Lãnh đạo, Phòng Quản lý học viên và các cán
bộ Đoàn 871 - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phịng, đã tạo mọi điều kiện, thời gian để
tôi được tham gia học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi
gia cầm, đã tạo mọi điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu để hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn cổ vũ, giúp đỡ tôi về
mọi mặt, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2021
Nghiên cứu sinh
Chu Hoàng Nga
MỤC LỤC
Lời cam đoan..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................ix
Trích yếu luận án.............................................................................................................. x
Thesis abstract................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
1.2.
Mục tiêu của đề tài................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.4.
Những đóng góp mới của đề tài............................................................................3
1.5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................. 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................4
2.1.
Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.................................................................4
2.1.1. Tính trạng số lượng...............................................................................................4
2.1.2. Các tham số di truyền........................................................................................... 5
2.1.3. Giá trị giống..........................................................................................................7
2.1.4. Hiệu quả chọn lọc...............................................................................................10
2.1.5. Các tính trạng ở vịt và các yếu tố ảnh hưởng.....................................................10
2.2.
Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.........................................................22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước.......................................................................22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................27
2.3.
Đánh giá các nghiên cứu về vịt biển...................................................................35
Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................36
3.1.
Nội dung nghiên cứu...........................................................................................36
3.2.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................................36
3.2.1. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................36
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37
3.2.3. Xử lý thống kê.................................................................................................... 47
Phần 4. Kết quả và thảo luận..........................................................................................48
4.1.
Chọn tạo dòng trống HY1...................................................................................48
4.1.1. Một số đặc điểm ngoại hình................................................................................48
4.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố cố định và các tham số di truyền về khối lượng
cơ thể...................................................................................................................49
4.1.3. Khối lượng cơ thể HY1 qua các thế hệ ở 7 tuần tuổi..........................................52
4.1.4. Khảo sát sinh trưởng bằng hàm tốn học............................................................55
4.1.5. Kích thước các chiều đo cơ thể HY1..................................................................61
4.1.6. Khả năng cho thịt của HY1 qua 3 thế hệ............................................................ 63
4.1.7. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng HY1 qua các thế hệ..................................68
4.1.8. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ của vịt HY1 qua 3 thế hệ.............71
4.1.9. Chất lượng trứng vịt HY1 qua 3 thế hệ...............................................................72
4.1.10. Một số chỉ tiêu ấp nở vịt HY1 qua các thế hệ.....................................................75
4.2.
Kết quả chọn tạo dòng mái HY2.........................................................................77
4.2.1. Một số đặc điểm ngoại hình dịng HY2..............................................................77
4.2.2. Ảnh hưởng một số yếu tố đến cố định và tham số di truyền khối lượng cơ
thể vịt lúc 8 tuần tuổi và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ.................................78
4.2.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ của vịt HY2 qua các thế hệ
chọn lọc...............................................................................................................81
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn trong 20 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ................................ 85
4.2.5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng vịt HY2 trong 52 tuần đẻ........................................87
4.2.6. Chất lượng trứng vịt HY2 qua 3 thế hệ...............................................................95
4.2.7. Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt HY2............................................................ 99
4.2.8. Khối lượng cơ thể vịt HY2 qua các tuần tuổi...................................................101
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................104
5.1.
Kết luận.............................................................................................................104
5.2.
Kiến nghị...........................................................................................................105
Danh mục các cơng trình đã cơng bố liên quan đến luận án.........................................106
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 107
Phụ lục...........................................................................................................................119
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BLUP
Dự đoán tuyến tính khơng thiên vị tốt nhất
ĐBSCL
Đồng bằng sơng Cửu Long
Cs
Cộng sự
DT
Dài thân
HY1
Dòng trống vịt Biển 15 - Đại Xuyên
HY2
Dòng mái vịt Biển 15 - Đại Xuyên
EBV
Giá trị giống ước tính
NT
Ngày tuổi
NST
Năng suất trứng
R2
SD
Hệ số xác định
TB
Trung bình
THXP
Thế hệ xuất phát
TL
Tỷ lệ
TTTĂ
Tiêu tốn thức ăn
VN
Vòng ngực
Độ lệch chuẩn
DANH MỤC BẢNG
TT
3.1.
Tên bảng
Trang
Giá trị dinh dưỡng và mức cho ăn vịt HY1 và HY2 theo các giai đoạn nuôi.....38
4.1.
Một số đặc điểm ngoại hình vịt HY1..................................................................48
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể HY1..............................................49
4.3.
Phương sai và hiệp phương sai di truyền và kiểu hình của khối lượng cơ thể
HY1 ở thế hệ 1....................................................................................................50
4.4.
Hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiểu hình của khối
lượng cơ thể HY1 ở thế hệ 1...............................................................................50
4.5.
Phương sai và hiệp phương sai di truyền và kiểu hình của khối lượng cơ thể
HY1 ở thế hệ 2....................................................................................................50
4.6.
Hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiếu hình của khối
lượng cơ thể HY1 ở thế hệ 2...............................................................................51
4.7.
Khối lượng vịt mái HY1 qua các thế hệ.............................................................52
4.8.
Khối lượng vịt trống HY1 qua các thế hệ...........................................................54
4.9.
Hàm Gompertz đối với vịt mái và trống HY1 ở các thế hệ................................55
4.10.
Hàm Richards đối với vịt mái và trống HY1 ở các thế hệ..................................55
4.11.
Khối lượng cơ thể tiệm cận, tuổi và khối lượng cơ thể HY1 tại điểm uốn ở
các thế hệ theo hàm Gompertz............................................................................58
4.12.
Khối lượng cơ thể tiệm cận, tuổi và khối lượng cơ thể HY1 tại điểm uốn ở
các thế hệ theo hàm Richards..............................................................................59
4.13.
Khối lượng và các chiều đo cơ thể lúc 7 tuần tuổi của vịt mái HY1 qua 3
thế hệ...................................................................................................................61
4.14.
Khối lượng và các chiều đo cơ thể lúc 7 tuần tuổi của vịt trống HY1 qua 3
thế hệ...................................................................................................................62
4.15.
Năng suất thịt xẻ lúc 7 tuần tuổi của vịt mái HY1 qua 3 thế hệ.........................63
4.16.
Năng suất thịt xẻ lúc 7 tuần tuổi của vịt trống HY1 qua 3 thế hệ.......................64
4.17.
Năng suất thịt xẻ lúc 8 tuần tuổi của vịt mái HY1 qua 3 thế hệ.........................64
4.18.
Năng suất thịt xẻ lúc 8 tuần tuổi của vịt trống HY1 qua 3 thế hệ.......................65
4.19.
Năng suất thịt xẻ lúc 9 tuần tuổi của vịt mái HY1 qua 3 thế hệ.........................65
4.20.
Năng suất thịt xẻ lúc 9 tuần tuổi của vịt trống HY1 qua 3 thế hệ.......................66
4.21.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của HY1 qua 3 thế hệ...............................68
4.22.
Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng HY1 qua các thế hệ....................................................71
4.23.
Chất lượng trứng của HY1 qua 3 thế hệ.............................................................73
4.24.
Kết quả ấp nở của HY1 qua các thế hệ...............................................................75
4.25.
Một số đặc điểm ngoại hình vịt HY2..................................................................77
4.26.
Các yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi và năng suất
trứng/20 tuần đẻ của HY2...................................................................................78
4.27.
Phương sai, hiệp phương sai di truyền và kiểu hình về khối lượng cơ thể lúc
8 tuần tuổi và năng suất trứng/20 tuần đẻ của HY2 thế hệ 1..............................79
4.28.
Các tham số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi và năng suất
trứng/20 tuần đẻ của HY2 thế hệ 1.....................................................................79
4.29.
Phương sai, hiệp phương sai di truyền và kiểu hình về khối lượng cơ thể lúc
8 tuần tuổi và năng suất trứng/20 tuần đẻ của HY2 thế hệ 2..............................79
4.30.
Các tham số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi và năng suất
trứng/20 tuần đẻ của HY2 thế hệ 2.....................................................................79
4.31.
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng/20 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ........................81
4.32.
So sánh tỷ lệ đẻ, năng suất trứng/20 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ...............82
4.33.
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trong 20 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ...........85
4.34.
Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng từ 21 đến 52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ............88
4.35.
So sánh tỷ lệ đẻ và năng suất trứng 21 - 52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ....90
4.36.
So sánh tỷ lệ đẻ và năng suất trứng/52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ............93
4.37.
Chất lượng trứng của HY2 qua các thế hệ..........................................................95
4.38.
Kết quả ấp nở của HY2 qua các thế hệ...............................................................99
4.39.
Khối lượng cơ thể vịt mái HY2 qua các thế hệ.................................................101
4.40.
Khối lượng cơ thể vịt trống HY2 qua các thế hệ..............................................101
DANH MỤC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
3.1.
Sơ đồ và số lượng cá thể chọn lọc qua các thế hệ đối với dòng HY1.................37
3.2.
Sơ đồ và số lượng cá thể chọn lọc qua các thế hệ đối với dòng HY2.................37
4.1.
Đồ thị hàm Gompertz đối với các thế hệ và tính biệt của HY1..........................56
4.2.
Đồ thị hàm Richards đối với các thế hệ và tính biệt của HY1............................57
4.3.
Tỷ lệ đẻ trong 20 tuần đẻ của HY2 thế hệ xuất phát...........................................83
4.4.
Tỷ lệ đẻ trong 20 tuần đẻ của HY2 thế hệ 1........................................................84
4.5.
Tỷ lệ đẻ trong 20 tuần đẻ của HY2 thế hệ 2........................................................84
4.6.
Tỷ lệ đẻ/20 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ đẻ..................................................84
4.7.
Năng suất trứng/20 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ...........................................84
4.8.
Tỷ lệ đẻ từ 1 đến 52 tuần đẻ của HY2 thế hệ xuất phát.......................................89
4.9.
Tỷ lệ đẻ từ 1 đến 52 tuần đẻ của HY2 thế hệ 1...................................................89
4.10.
Tỷ lệ đẻ từ 1 đến 52 tuần đẻ của HY2 thế hệ 2...................................................90
4.11.
Tỷ lệ đẻ trung bình từ 21 đến 52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ......................91
4.12.
Năng suất trứng từ 21 đến 52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ...........................91
4.13.
Tỷ lệ đẻ trong 52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ..............................................91
4.14.
Tỷ lệ đẻ trung bình trong 52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ............................92
4.15.
Năng suất trứng trong 52 tuần đẻ của HY2 qua các thế hệ.................................92
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Chu Hồng Nga
Tên Luận án: Chọn tạo hai dòng vịt Biển trên cơ sở giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 9.62.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nhằm chọn tạo hai dịng vịt Biển: dịng trống ký hiệu HY1 có khả năng sinh
trưởng nhanh, năng suất trứng ổn định và dòng mái ký hiệu HY2 có năng suất trứng cao
và khối lượng cơ thể ổn định, góp phần phát triển chăn ni vịt ở các vùng ven biển và
hải đảo nước ta.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định một số tham số di truyền các tính trạng khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi đối
với dòng HY1, 8 tuần tuổi đối với dòng mái HY2 và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ
của hai dòng vịt này.
- Tạo được dòng vịt trống HY1 có khả năng sinh trưởng nhanh và dịng vịt mái HY2 có
khả năng sinh sản cao.
- Đánh giá kết quả chọn lọc qua các thế hệ theo các chỉ tiêu khối lượng cơ thể lúc 7 tuần
tuổi và sản lượng trứng trong 20 tuần đẻ đối với dòng HY1, năng suất trứng trong 20
tuần đẻ và khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi của dòng HY2.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Ước tính các tham số di truyền, dự đốn giá trị giống bằng phần mềm VCE6 và PEST.
Giữ lại làm giống các cá thể có giá trị giống cao nhất về khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi
đối với dòng HY1 và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ đối với dòng HY2;
- Nhân giống qua các thế hệ bằng cách tạo 50 gia đình, mỗi gia đình gồm 1 vịt trống và 6
vịt mái;
- Đánh giá kết quả chọn giống qua các thế hệ theo các chỉ tiêu chủ yếu đối với dòng HY1
và HY2 bằng cách sử dụng các hàm toán học với phần mềm Statgraphics Centerion XV
để phân tích sinh trưởng và phương pháp thống kê sinh học với phần mềm Excel 2010
và Minitab 16.
Kết quả chính và kết luận
1) Hệ số di truyền các tính trạng có xu hướng giảm dần theo tuần tuổi và qua các thế hệ
chọn lọc. Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể của dòng HY1 lúc 1 ngày tuổi, 4,
7 tuần tuổi ở thế hệ 1 và 2 tương ứng là: 0,41 và 0,36; 0,20 và 0,19; và 0,26 và 0,16. Hệ
số di truyền về năng suất trứng/20 tuần đẻ của dòng HY2 ở thế hệ 1 và 2 tương ứng là
0,37 và 0,27.
2) Tạo được dòng trống HY1 với các đặc điểm chủ yếu sau:
Lúc trưởng thành, vịt mái có màu lơng cánh sẻ đậm khá đồng nhất, con trống ở
đầu, cổ và cánh có lơng màu xanh đen, đi có lơng móc cong, mỏ và chân có màu
vàng, có khoang xám.
Khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi ở thế hệ 2 cả vịt mái và vịt trống cao hơn so
với thế hệ xuất phát: 185 và 172 g/con, tương đương với 7,8 và 7,1%. Tiêu tốn thức ăn
từ 1 ngày tuổi đến 7 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát là 2,54 giảm xuống 2,49 kg thức ăn/kg
tăng khối lượng ở thế hệ 2.
Tại các thời điểm mổ khảo sát 7, 8 và 9 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 68,88 70,47% đối với con trống và 68,69 - 70,02% đối với con mái. Tỷ lệ thịt ức tăng và tỷ lệ
thịt đùi giảm theo tuổi giết thịt. Các chỉ tiêu sinh sản ổn định qua các thế hệ.
3) Tạo được dòng mái HY2 với các đặc điểm chủ yếu sau:
Lúc trưởng thành, vịt mái có màu lơng cánh sẻ nhạt khá đồng nhất, con trống ở
đầu, cổ và cánh có lơng màu xanh đen, đi có lơng móc cong, mỏ và chân có màu
vàng, có khoang nâu nhạt.
Năng suất trứng/20 tuần đẻ là 110,11 quả/mái ở thế hệ 2 cao hơn thế hệ xuất
phát 6 quả/mái (5,93 %). Năng suất trứng/52 tuần đẻ ở thế hệ 2 là 259,18 quả/mái, cao
hơn thế hệ xuất phát 3,56% (8,91 quả/mái).
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trong 20 tuần đẻ trung bình giảm từ 3,55 kg ở thế
hệ xuất phát xuống 2,99 kg ở thế hệ 2.
Khối lượng trứng qua các thế hệ chọn lọc dao động trong khoảng 82,30 - 83,70
g/quả, chỉ số hình dạng 1,42 - 1,48; chỉ số lòng đỏ 0,45 - 0,46; chỉ số lòng trắng 0,10 0,12; đơn vị Haugh đạt 92,51 - 93,83, khơng có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng trứng
qua các thế hệ chọn lọc.
Tỷ lệ trứng có phơi, tỷ lệ ấp nở/tổng số trứng ấp, tỷ lệ vịt loại 1/tổng số trứng ấp
qua các thế hệ chọn lọc lần lượt đạt: 92,28 - 93,28%; 82,28 - 83,48% và 78,64 -80,48%,
khơng có sự khác biệt rõ rệt về kết quả ấp nở qua các thế hệ chọn lọc.
Sau 2 thế hệ chọn lọc, dòng vịt này ổn định về khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi.
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Chu Hoang Nga
Thesis title: Selection creating towards two lines of sea ducks on the basis of Dai Xuyen
- 15 Sea Duck breed
Major: Animal Science
Code: 9.62.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Main objectives:
To select and create two lines of sea ducks: fast growth rate and stable egg yield
for HY1 male line, high egg production and stable body weight for HY2 female line,
contribute to the development of duck production in coastal areas and islands of
Vietnam.
Specific objectives:
- To determine some of genetic parameters on the body weights at 7 weeks of age for
HY1 line, at 8 weeks of age for HY2 line and egg yield in 20 laying weeks of these
lines;
- To select and create HY1 line with fast growth rate and stable egg yield and HY2 line
with high egg production and stable body weight;
- To evaluate the selective results across generations according to body weight at 7
weeks of age and egg yield in 20 weeks of laying for HY1, egg yield in 20 laying weeks
and body weight at 8 week of age for HY2.
Materials and Methods
- Estimate genetic parameters, predict EBV by using VCE6 and PEST softwares. Select
breeding ducks with the highest EBV in body weight at 7 weeks of age for HY1 and
highest egg yield in laying 20 weeks for HY2;
- Two lines of sea ducks were breed and selected through two generations by creating 50
families, one male and 6 females included in each family;
- Evaluate the breeding and selective results over generations according to the main
criteria for the HY1 and HY2 lines by using mathematical functions with the software
Statgraphics Centerion XV to analyze growth and biological statistic methods with
Excel 2010 and Minitab 16 softwares.
Main findings and conclusions
1) Genetic coefficients of body weights of the HY1 line at 1 day, 4 and 7 weeks of age: 41
- 0,36; 0,20 - 0,19 and 0,26 - 0,16, respectively. Genetic coefficients in egg yield/ laying
20 weeks of the HY2 line were 0.37 - 0.27.
2) For HY1 line:
In adulthood, the male hads a fairly uniform color of feathers, the female had dark
sparrow feathers. The male had dark green hairs in head, neck and wing, the tail had
curved hook hairs, the beak and legs were yellow with gray cavity.
The body weights at 7 weeks of female and male in generation 2 reached 2553.37
and 2609.72g, respectively, which were higher than that of the starting generation of
185 and 172g, respectively, equivalent to 7,8 and 7,1%. The FCR from 1 day to 7 weeks
of age for the starting generation was 2.54, reduced to 2,49 kg gain in generation 2.
With R2=97.57 - 98.40% when surveyed growth by the Richards and Gompertz
functions, the transition time from slow to fast phases of females and males was earliest
in 2nd generation and latest in starting generation, the body weights at this time were
also biggest in the 2nd generation and smallest in starting generation.
At 7, 8 and 9 weeks of age, carcass ratio reached: 68.88 - 70.47% for males and
68.69 - 70.02% for females. Proportion of breast meat and leg meat rate fluctuations by
age slaughtered. The breast meat percentage increased 13.02 - 14.45% for males and
12.58 - 14.53% for females. In contrast, the percentage of thigh meat decreased 14.33 13.67% for males and 14.11 - 13.45% for females.
In general, after selecting through 2 genrations, the egg production, laying rate,
egg quality and incubation parameters were stable.
3) For HY2 line:
In adulthood the male had a fairly uniform feather color, the female had pale
sparrow feathers. The head, neck and wing of males had dark green color, the tail had
arched hook feathers, the beak and legs were yellow, with a brown cavity pale.
The egg yield/20 weeks of 2nd genetation was 110,1 eggs/female, higher than the
staring generation 6 eggs/female equivalent 5.93%. The egg yield/52 weeks was 259.18
eggs/female higher than the starting generation, 8,91 eggs/female, equivalent to 3.56%.
The FCR per 10 eggs in 20 laying weeks decreased from 3.55 in the starting generation
to 2.99 kg in the 2nd generation.
Egg weight through selective generations fluctuated in the range 82.30 - 83.70
g/egg, shape index was 1.42 - 1.48; the yolk index 0.45 - 0.46; the whiteness index 0.10
- 0.12; Haugh units reached 92.51 - 93.83, there was no clear difference in egg quality
over selective generations. The percentage of embryos, hatching rate/total hatched eggs,
type 1 duck/total hatched eggs through selective generations reached: 92.28 - 93.28%;
82.28 - 83.48% and 78.64 - 80.48%, respectively. There was no clear difference in
hatching results through selective generations.
After selectiing to 2 generations, the body weight at 8 weeks of this duck line was
stable.
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni vịt có một vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của
Việt Nam, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm, an sinh xã hội và có
thể làm giàu cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp. Nước ta có bờ biển dài, hệ
thống canh tác lúa – vịt truyền thống là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành
hàng vịt. Với lợi thế đó, chăn ni vịt ở nước ta đã phát triển mạnh trong 25 năm
qua và Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng đầu con, sản lượng thịt, trứng vịt
đứng thứ 2 thế giới.
Có được kết quả trên là nhờ những tiến bộ về công tác giống, kỹ thuật thức
ăn, quản lý. Đặc biệt, công tác chọn lọc, lai tạo đã tạo được nhiều giống có năng
suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái và phương thức chăn
nuôi khác nhau, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, thị hiếu ngày càng cao của người
tiêu dùng.
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi trong nhiều năm
qua đã chọn tạo và phát triển thành cơng nhiều giống, dịng vịt theo các hướng
sản xuất khác nhau, trong đó vịt Biển được nghiên cứu và khảo nghiệm từ
năm 2012. Năm 2014 giống vịt Biển - 15 Đại Xuyên được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn công nhận là một giống vật nuôi và được phép sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam theo Thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng
06 năm 2014.
Vịt biển 15 - Đại Xuyên phù hợp nuôi trong điều kiện nước mặn, nước lợ
và nước ngọt, có tỷ lệ ni sống đạt cao, năng suất trứng 227 quả/mái/52 tuần đẻ,
trứng vịt biển 15 - Đại Xuyên có chất lượng tốt, tỷ lệ ấp nở cao (Nguyễn Văn
Duy & cs., 2016). Vương Thị Lan Anh & cs. (2019a) đã đánh giá khả năng nuôi
vịt Biển thương phẩm 15 – Đại Xuyên trong môi trường nước ngọt và nước mặn.
Trong một vài năm gần đây, vịt biển đã phát triển khá rộng rãi ở một số vùng
duyên hải và hải đảo của nước ta như: Quảng Ninh, Hải Phịng, Ninh Bình, Nghệ
An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên
Giang,… Khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của mơ hình chăn ni vịt Biển
15 – Đại Xun cũng đã được đánh giá (Lê Thị Mai Hoa & cs., 2018).
Phát triển chăn nuôi vịt biển là một nhu cầu quan trọng không chỉ với kinh
tế - xã hội nước ta nói chung, một nước thuộc vùng nhạy cảm đối với biến đổi
khí hậu đặc biệt là xâm nhập mặn ở các vùng đồng bằng ven biển, mà còn có ý
16
nghĩa quốc phịng bởi vịt biển sẽ đóng góp thêm nguồn thực phẩm cho nhân dân
và các chiến sĩ ngoài hải đảo.
17
Mặc dù vịt biển đã được chăn nuôi và phát triển tại một số địa phương. Tuy
nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên chỉ mới thực hiện chọn lọc theo
kiểu hình và nhân đàn theo quần thể, chưa tiến hành chọn lọc, chia tách vịt Biển
15 - Đại Xuyên thành các dòng chuyên biệt, nguy cơ xảy ra cận huyết rất cao,
khiến năng suất của chúng dễ bị giảm sút. Để duy trì được một bộ giống ổn định
về năng suất, cần thiết phải chọn lọc nâng cao một số tính trạng số lượng, tạo ra
được các dịng trống và dòng mái chuyên biệt để tạo ưu thế lai trên đàn vịt
thương phẩm.
Để góp phần phát triển bền vững giống vịt Biển 15 – Đại Xuyên, việc chọn
tạo ra các dòng khác nhau theo giá trị kiểu gen, phương pháp dự đoán giá trị
giống bằng BLUP (Best Linear Unbiased Prediction) và mơ hình vật giống
(Animal Model) là một phương pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trong công
tác chọn giống gia cầm hiện nay. Việc ứng dụng phương pháp chọn giống gia
cầm tiên tiến là yêu cầu cần thiết cho các nghiên cứu chọn tạo các dòng vịt
chuyên biệt và trở thành một nhu cầu cấp bách cho cơng tác nghiên cứu tạo dịng
đối với giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên.
Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần phát triển bền vững, nâng cao tiềm
năng về năng suất đối với giống vịt biển, trên cơ sở đàn vịt biển đã được nhân
đàn và chọn lọc theo quần thể, đề tài luận án thực hiện việc nghiên cứu chọn tạo
2 dịng vịt biển: dịng trống HY1 có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất trứng
ổn định và dịng mái HY2 có năng suất trứng cao và khối lượng cơ thể ổn định.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm chọn tạo hai dòng vịt biển: dòng trống ký hiệu HY1 có khả năng sinh
trưởng nhanh, năng suất trứng ổn định và dòng mái ký hiệu HY2 có năng suất
trứng cao và khối lượng cơ thể ổn định, góp phần phát triển chăn ni vịt ở các
vùng ven biển và hải đảo nước ta.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định một số tham số di truyền các tính trạng khối lượng cơ thể lúc 7 tuần
tuổi đối với dòng HY1, 8 tuần tuổi đối với dòng mái HY2 và năng suất trứng
trong 20 tuần đẻ của hai dịng vịt này.
- Tạo được dịng vịt trống HY1 có khả năng sinh trưởng nhanh, ổn định về năng
suất trứng và dịng vịt mái HY2 có khả năng sinh sản cao và ổn định về khối
lượng cơ thể.
- Đánh giá kết quả chọn lọc qua các thế hệ theo các chỉ tiêu khối lượng cơ
thể lúc 7 tuần tuổi và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ đối với dòng HY1, năng
suất trứng trong 20 tuần đẻ và khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi của dòng HY2.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đàn vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi tại
Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 tới năm 2019.
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội và Bộ môn Di truyền Giống, Khoa Chăn ni - Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đã xác định một số tham số di truyền đối với tính trạng khối lượng cơ thể dòng
vịt HY1 và năng suất trứng của dòng vịt HY2.
- Trên cơ sở giá trị giống ước tính được đối với khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi
và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ, sau 2 thế hệ chọn lọc và nhân giống theo gia
đình đã chọn tạo được dòng vịt HY1 với khả năng sinh trưởng cao và dịng vịt
HY2 có khả năng sinh sản tốt.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được một số tham số di truyền về khối lượng cơ thể và năng suất trứng
của giống vịt Biển 15 – Đại Xuyên.
- Sau hai thế hệ chọn lọc đã chọn tạo được dòng vịt HY1 với khả năng sinh trưởng
cao và dòng HY2 có khả năng sinh sản tốt.
- Nghiên cứu có hệ thống về các chỉ tiêu để kết quả của đề tài là nguồn tài liệu
tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở khoa học
và đào tạo ở trong nước.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chọn tạo được dịng vịt trống HY1 có khả năng sinh trưởng nhanh và dịng vịt
mái HY2 có năng suất trứng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi vịt ở các
địa phương, đặc biệt là vùng ven biển và hải đảo nước ta.
- Làm phong phú thêm nguồn gen giống thủy cầm của nước ta.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tính trạng số lƣợng
Tính trạng số lượng là các tính trạng có thể đo lường được và biểu thị bằng
giá trị của các phép đo. Hầu hết các tính trạng có giá trị kinh tế đều là các tính
trạng số lượng.
Giá trị là một đặc tính của tính trạng số lượng. Giá trị kiểu hình của một cá
thể là giá trị thu được của các phép đo khi đánh giá một tính trạng. Giá trị kiểu
hình (P) chịu tác động của giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E).
P=G+E
Giá trị kiểu gen chịu tác động của rất nhiều gen, chúng gây ra các hiệu
ứng: cộng gộp (Addition), trội (Dominance) và át chế hoặc tương tác
(Interaction). Tác động cộng gộp hay giá trị giống (A) là sự tác động có tính
độc lập và tích luỹ lại của tất cả các gen. Tác động trội (D) được thực hiện bởi
tương tác giữa các allen trong cùng một locus. Tác động tương tác (I) được
thực hiện bởi tương tác giữa các allen khác locus. Như vậy, giá trị kiểu gen
được xác định thông qua mô hình:
G=A+D+I
Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mơi trường. Sai lệch mơi
trường có thể phân chia thành hai phần: 1) Sai lệch môi trường chung
(General Environment, Eg) hoặc sai lệch môi trường thường xuyên
(Permanent Environment, Ep) tác động tới tất cả các cá thể trong cùng một
quần thể và 2) Sai lệch môi trường riêng (Special Environment, Es) hoặc sai
lệch môi trường tạm thời (Temporary Environment, Et) tác động tới một số cá
thể nhất định trong quần thể. Mơ hình về sai lệch mơi trường như sau:
E = Eg + Es = Ep + Et
Do vậy:
P = A + D + I + Eg + Es
Để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần tác động
bao gồm:
- Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi chọn và
nhân giống:
+ Chọn giống là biện pháp tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) và sẽ có
hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc cao.
Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm là những tính trạng có
hệ số di truyền trung bình hoặc cao.
+ Lai giống là biện pháp tác động vào hiệu ứng trội (D) và tương tác gen (I)
và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những
tính trạng về khả năng sinh sản đều có hệ số di truyền thấp.
- Tác động lên yếu tố môi trường: được thực hiện bằng cách cải tiến điều kiện
chăn nuôi (dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh phòng
bệnh, kỹ thuật chuồng trại…).
2.1.2. Các tham số di truyền
2.1.2.1. Hệ số di truyền
Để đánh giá mối liên quan giữa giá trị của kiểu gen và giá trị kiểu hình,
người ta sử dụng khái niệm hệ số di truyền.
* Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (Heritability in the Broad Sense) là hồi quy
tuyến tính của giá trị kiểu gen theo giá trị kiểu hình.
2
hG =
σ
2
G
2
σP
* Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
Trái ngược với hệ số di truyền theo nghĩa rộng, hệ số di truyền theo
nghĩa hẹp (Heritability in the Narrow Sense) được sử dụng rộng rãi trong chọn
và nhân giống vật nuôi.
2
hA =
σ
2
A
2
σP
* Phương pháp xác định hệ số di truyền
Phân tích hồi quy con theo bố (mẹ), con theo trung bình bố (mẹ); phân tích
phương sai anh chị em nửa ruột thịt, anh chị em ruột được sử dụng để ước tính hệ
số di truyền. Trong đó, phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt được sử
dụng phổ biến trong các phần mềm chuyên dụng ước tính hệ số di truyền.
* Giá trị của hệ số di truyền
Hệ số di truyền được biểu thị thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 hoặc tỷ lệ
phần trăm từ 0% đến 100%. Hệ số di truyền được chia thành 3 mức độ (3 nhóm)
khác nhau:
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0,0 đến 0,2): bao gồm các tính trạng
như tỷ lệ trứng có phơi, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ ni sống…
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 đến 0,4): bao gồm các tính
trạng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng, sản lượng trứng…
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 đến 1) bao gồm: khối lượng trứng,
các chỉ tiêu về chất lượng trứng…
2.1.2.2. Hệ số tương quan di truyền
Trong thực tế sản xuất, các nhà chọn giống thường quan tâm chọn lọc đồng
thời một số tính trạng. Về mặt di truyền, các tính trạng này thường có tương quan
với nhau do tính đa hiệu của gen và sự liên kết gen trong quá trình di truyền
(Lasley, 1972).
Hệ số tương quan di truyền (rA), tương quan môi trường bao gồm cả tác
động cộng gộp và tương tác (rE) và tương quan kiểu hình (rP) giữa 2 tính trạng X
và Y được tính theo các cơng thức sau:
- Hệ số tương quan di truyền:
- Hệ số tương quan môi
trường:
rA =
rE =
rP =
- Hệ số tương quan kiểu
σAxy
σAx2 . σAy2
σE xy
σExEy
2 .σ2
σPxy
σPxPy
2 .σ2
hình: Trong đó:
rA rE rP
, , : các hệ số tương quan di truyền, môi trường và kiểu hình
σAxy σExy σPxy
,
,
: các hiệp phương sai di truyền, mơi trường và kiểu hình
σ 2 σ2 σ2 2 2 2
σ σPx σPy
Ax ; Ay ,
Ex , Ey ,
,
: phương sai di truyền, mơi trường và kiểu hình
Hiện nay, việc ước tính các tham số di truyền thường sử dụng một tập hợp
lớn các số liệu, các mơ hình hỗn hợp bao gồm cả yếu tố cố định và yếu tố ngẫu
nhiên được sử dụng và một số phần mềm chuyên dụng như Harvey (1990),
MTDF-REML (Boldman & cs., 1995), VCE (Groeneveld & cs., 2008) đáp ứng
được yêu cầu này.
2.1.3. Giá trị giống
Mục tiêu của chọn lọc giống là lựa chọn những con vật có giá trị di truyền
cộng gộp cao nhất để giữ lại làm giống cho thế hệ sau. Bởi vì, chỉ có giá trị di
truyền cộng gộp là giá trị duy nhất di truyền cho thế hệ sau. Từ thế hệ bố mẹ sang
thế hệ con, do sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái mà sai lệch trội, sai lệch
tương tác ở thế hệ bố mẹ sẽ bị thay đổi, hình thành nên sai lệch trội và sai lệch
tương tác mới hoàn toàn khác với sai lệch trội và sai lệch tương tác ở thế hệ bố
mẹ.
Do giá trị di truyền cộng gộp của thế hệ trước có mối quan hệ chặt chẽ với
giá trị di truyền cộng gộp thế hệ sau mà người ta gọi nó là giá trị giống. Giá trị
giống (Breeding Value), ký hiệu là BV, là giá trị di truyền cộng gộp, được truyền
từ thế hệ trước sang thế hệ sau theo nguyên tắc con nhận được một nửa giá trị
giống của bố hoặc mẹ.
Do có rất nhiều gen quy định tính trạng số lượng và mỗi gen chỉ có một
hiệu ứng nhỏ, nên khơng thể xác định chính xác được giá trị giống mà chỉ có thể
ước tính giá trị giống (EBV- Estimasted Breeding Value).
Giá trị giống ước tính được sử dụng rộng rãi trong đánh giá chọn lọc vật
giống. Ước tính giá trị giống một tính trạng của vật ni phải dựa vào giá trị kiểu
hình của tính trạng này. Các giá trị kiểu hình được sử dụng để ước tính giá trị
giống được gọi là các nguồn thông tin, bao gồm:
- Nguồn thông tin của bản thân: các giá trị kiểu hình xác định được trên chính bản
thân con vật;
- Nguồn thơng tin của tổ tiên: các giá trị kiểu hình xác định được ở các con vật là
bố, mẹ, ông bà, cụ kỵ,... của con vật;
- Nguồn thông tin của anh chị em: các giá trị kiểu hình xác định được ở các con
vật là anh chị em ruột hoặc nửa ruột thịt của con vật;
- Nguồn thông tin của đời con: các giá trị kiểu hình xác định được ở đời con của
con vật.
Giá trị giống ước tính được từ các phương pháp khác nhau sẽ có độ chính
xác khác nhau. Độ chính xác của EBV được định nghĩa là hệ số tương quan giữa
giá trị giống thực và giá trị giống ước tính. Độ chính xác của EBV có giá trị từ 0
đến 1, hoặc từ 0 đến 100%. Phương pháp ước tính giá trị giống nào càng sử dụng
được nguồn thơng tin từ các con vật có họ hàng gần và càng nhiều thông tin từ
các con vật trong hệ phổ, cũng như loại trừ được các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị
kiểu hình của các con vật trong hệ phổ sẽ càng mang lại EBV có độ chính xác
cao hơn. Độ chính xác EBV là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gia tăng di
truyền của một chương trình chọn giống. Gia tăng di truyền trong một chương
trình chọn giống tỷ lệ thuận với độ chính xác của EBV.
* Dự đoán giá trị giống bằng phương pháp BLUP
Trên cơ sở ước tính giá trị giống bằng phương pháp chỉ số chọn lọc
(Selection Index) kinh điển, phương pháp BLUP được Henderson xây dựng và
phát triển.
BLUP là phương pháp dự đoán hồi quy không thiên vị tốt nhất được sử
dụng rộng rãi trong việc dự đoán giá trị giống của con vật (BLUP). Bản chất của
BLUP là sử dụng giá trị kiểu hình của các con vật họ hàng thơng qua mơ hình
hỗn hợp để dự đốn giá trị giống cho vật giống. Phương pháp BLUP có những ưu
điểm như sau:
- Sử dụng được tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các con vật có
họ hàng với con vật cần đánh giá, nên dự đoán được giá trị giống một cách chính
xác nhất, nhờ đó hiệu quả chọn lọc theo BLUP cũng cao hơn.
- Loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố cố định như đàn vật nuôi, năm, mùa vụ,
… do nguồn thông tin của các con vật họ hàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
này;
- Đánh giá được khuynh hướng di truyền của các đàn vật giống do xử lý các nguồn
thông tin thu được trong một khoảng thời gian nhất định;
- Sử dụng được các nguồn thông tin dưới dạng số liệu giữa các nhóm khơng cân
bằng.
Mơ hình hỗn hợp được sử dụng trong phương pháp BLUP như sau:
Y = Xb̂ + Zû + e
Trong đó:
Y: véc tơ giá trị của tính trạng nghiên cứu
b̂ : véc tơ giá trị ước tính của các yếu tố cố định
û : véc tơ giá trị giống dự đoán của các con vật trong hệ phổ
e: véc tơ sai số ngẫu nhiên
X: ma trận ảnh hưởng của các yếu tố cố định
Z: ma trận ảnh hưởng của các con vật trong hệ phổ.
Henderson đã sử dụng phương trình sau để tính các vec tơ b̂ và û :
b̂
X' X
X' Z
[ ]=[
-1
[X''Y ]
û
Z' X
Z' Z+A-1 �
ZY
]
Trong đó:
- X’ và Z’: các ma trận chuyển vị của X và Z
- A: ma trận quan hệ di truyền cộng gộp của các con vật trong hệ phổ, còn gọi là
NRM (Numerator Relationship Matrix)
- α = (1-h )/h
2
2
hoặc
�
2
(h2: hệ số di truyền,
2
��
�
và : phương sai di
�
�
truyền cộng gộp và phương sai sai lệch mơi
trường)
Một số mơ hình BLUP được sử dụng để dự đốn giá trị giống của vật ni:
- Mơ hình đực giống (Sire Model): Sử dụng các giá trị kiểu hình của đời con để
dự đốn khác biệt mong đợi ở đời con (Expected Progeny Differences, EPD),
EBV của đực giống = EPD x 2;
- Mơ hình vật giống (Animal Model): Sử dụng giá trị kiểu hình của các con vật họ
hàng trong hệ phổ để dự đoán giá trị giống của bản thân con vật;
- Mơ hình lặp lại (Repeatability Model): Dùng để dự đoán giá trị giống khi giá trị
kiểu hình của một tính trạng được xác định lặp lại với một số lần. Mơ hình này
cịn được gọi là mơ hình với các ảnh hưởng ngoại cảnh ngẫu nhiên (Models with
Random Environmental Effects);
- Mơ hình nhiều tính trạng (Mutivariate Animal Model): Dùng để dự đoán giá trị
giống với hai hay nhiều tính trạng dựa trên mối quan hệ kiểu hình và mối quan hệ
di truyền giữa các tính trạng này.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu liên quan đế dự đốn giá trị
giống bằng các mơ hình khác nhau thường sử dụng phần mềm MTDF-REML
(Boldman & cs., 1995) hoặc PEST (Groeneveld & cs., 2002).