A : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tài nguyên
thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, đất đai còn là
tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó có vai trò quan trọng trong sự tồn
tại và phát triển của đất nước. Ở Việt nam những vấn đề về đất đai và quản lý đất đai
đã được đưa vào Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Ngành Địa chính có chức năng chủ
yếu là quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ, trong đo đạc để thành lập bản đồ
thì có hai loại là đo đạc địa chính và đo đạc địa hình.
Trong thời đại ngày nay việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản
xuất là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động
của con người và góp phần tự động hoá quá trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ điện
tử đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói
chung và trong lĩnh vực nghành trắc địa nói riêng. Trong Trắc Địa các ứng dụng của
công nghệ điện tử cũng đang được sử dụng rộng rãi trong cả công tác ngoại nghiệp lẫn
nội nghiệp bằng cách thay thế dần các công cụ đo vẽ cũ bằng các thiết bị mới với
công nghệ tiên tiến như: các máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao, máy vi tính và các
phần mềm tiện ích, công nghệ GPS .v.v. Các máy móc và phần mềm tiện ích đó đã và
đang dần dần thay thế các loại máy quang học cũ và các phương pháp đo đạc cổ
truyền với độ chính xác không cao mà năng suất lao động thấp. Đặc biệt là sử dụng
mới toàn đạc điện tử thay thế cho các máy đo đạc cũ đã giúp ích rất nhiều trong đo
đạc. Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử sẽ giúp cho việc đo đạc nhanh hơn và chính
xác hơn, ngoài ra máy toàn đặc có nhiều chức năng khác với máy đo đạc thông thường
nên giúp ích nhiều cho đo đạc. Bây giờ việc sử dụng máy toàn đạc điện tử được sự
dụng rất nhiều và ứng dụng rộng rãi tại các cơ quan nhà nước hoặc công ty đo đạc.
Thực chất của việc đo vẽ bản đồ địa hình là xác định vị trí tương quan của các đối
tượng đo vẽ ( các đặc điểm đặc trưng của địa hình, địa vật) trên thực địa và dùng các
kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng tờ giấy theo một tờ giấy nào đó. Như
vậy khi đo vẽ bản đồ địa hình cần phải dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và
khống chế độ cao nhà nước để tăng dày mật độ khống chế bằng cách xây dựng lưới đo
vẽ.
Khảo sát công trình nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu sự cần
thiết đầu tư công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể, quy mô công
trình, đề xuất các giải pháp thiết kế, xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả
đầu tư về tài chính, kinh tế và xã hội của dự án. Khảo sát để lập Thiết kế kỹ thuật phục
vụ cho việc nghiên cứu thực hiện các phương án kỹ thuật và được tiến hành trên cơ sở
các phương án trong dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt.
Từ những lý do trên em quyết định chọn đề chọn đề tài: khảo sát địa hình và thành
lập bản đồ địa hình “SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP trên cơ sở dữ liệu
đo của máy toàn đạc điện tử”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được vị trí địa lý sở giáo dục và đào tạo đồng tháp để sau đó khảo sát địa
hình sở giáo dục và đào tạo đồng tháp.
So sánh sự khác nhau giữa việc sử dụng máy toàn đạc điện tử với các máy đo đạc
khác. Và biết cách sử dụng máy toàn đạc điện tử trong đo đạc, trút số liệu từ máy sang
AutoCAD để thành lập bản đồ.
Ngoài ra, từ đề tài này (khảo địa hình và thành lập bản đồ địa hình “SỞ GIÁO
DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử”)
chúng ta biết được phương pháp và cách thức trong đo đạc ra sao.
Cuối cùng là thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát thực tế hiện trạng địa hình sở giáo dục và đào tạo đồng tháp. Sau đó,
thành lập các cột mốc đo vẽ và các cột mốc quốc gia (còn gọi là lưới khống chế đo vẽ
và lưới khống chế quốc gia)
Sưu tầm, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến cách sử dụng máy
toàn toàn đạc điện tử (máy toàn đạc điện tử Topcon GTS – 230N)
+ Tìm kiếm tài liệu có liên quan trên hệ thống mạng Internet, đọc, tổng hợp và
phân loại tài liệu.
+ Tham khảo thêm một số sách báo, tạp chí…
Tìm hiểu hai phần mềm: Transit và T_Com để ứng dụng vào trút số liệu từ máy
toàn đạc sang AutoCAD.
Sau khi đo chi tiết xong thì tiến hành trút số liệu số liệu và sử dụng AutoCAD để
thành lập bản đồ địa hình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
2
4. Đối tượng nghiên cứu
Vị trí, địa lý, đặc điểm tự nhiên của khu vực khảo sát (SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ĐỒNG THÁP)
Khảo sát đặc điểm, quy môn, tính chất của công trình (SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ĐỒNG THÁP).
Máy toàn đạc điện tử Topcon GGS – 230N
Phần mềm trút số liệu Transit và T_Com
Phần mềm vẽ AutoCAD
5. Phạm quy nghiên cứu
Phạm quy: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ( 06 Võ Trường Toản,
phường 1, Thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp)
Khía cạnh nghiên cứu: khảo sát và thành lập bản đồ địa hình SỞ GIÁO DỤC ĐÀO
TẠO ĐỒNG THÁP từ số liệu đo được của máy toàn đạc điện tử.
6. Phương pháp nghiên cứu
a. Các loại phương pháp nghiên cứu
a.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo các tài liệu như các bài giảng, luận văn tốt nghiệp về thành lập bản
đồ địa hình từ số liệu đo đạc của máy toàn đạc điện tử và phương pháp thành lập.
a.2 Phương pháp logic
Được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu, chi phối đến việc lựa
chọn nội dung, kết cấu tổng thể cũng như xử lý từng vấn đề cụ thể của đối tượng
nghiên cứu, nhằm tạo cơ sở khách quan thể hiện bản chất, hiện tượng và các quy luật
của một hoạt động tất yếu phải có trong quá trình phát triển của một đất nước.
a.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Dùng để thu thập thông tin ban đầu về đối tượng nghiên cứu bằng tiếp xúc trực
tiếp và ghi lại trực tiếp toàn bộ các thông tin đặc trưng của đối tượng có giá trị về
phương diện thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Tiến hành khảo sát thực địa nhằm đảm
bảo tính khách quan, khoa học, chính xác của đề tài đồng thời giúp đề tài có tính cơ sở
thực tiễn cao.
Ngoài ra, còn thu nhập tài liệu trên Internet, tivi, báo chí….
b. Công tác ngoai nghiệp
3
Khảo sát thực địa sơ bộ, thu thập và phân tích những tài liệu về địa hình, địa vật
đã có ở khu vực khảo sát.
Lập các điểm lưới khống mặt bằng (khống chế đo vẽ).
Dẫn cao độ lên các điểm khống chế, khống chế xung quanh công trình.
Đo vẽ chi tiết thực địa bằng phương pháp đo vẽ toàn đạc.
Đi thực địa tu chỉnh bản vẽ.
c. Công tác nội nghiệp
Trúc số liệu đo bình đồ từ máy Toàn Đạc điện tử vào máy tính dưới dạng file
Access.
Xuất dữ liệu tính toán và bình sai lưới tọa độ, độ cao bằng Excel.
Chạy chương trình vẽ bình đồ bằng phần mềm “TRANSIT” .
Vẽ bản bình đồ hiện trạng tỉ lệ : 1/500 bằng AUTOCAD 2004.
Lập báo cáo khảo sát, dự toán.
7. Lịch sử nghiên cứu
Một số đề tài nghiên cứu khảo sát địa hình, sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo và
thành lập bản đồ địa hình:
Đo vẽ thành lập bản đồ số địa hình bằng phương pháp toàn đạc của Lê Thanh
Hòa trường đại học cần thơ ( bài báo cáo tốt nghiệp). Đề tài này chủ yếu giới thiệu
máy toàn đạc điện tử, cách thức đo đạc, xử lý số liệu như đề tài chưa nói gì đến
bản đồ địa hình, tại sao thành lập bản đồ địa hình, khu vực thành lập bản đồ quá
rộng
ứng dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn
đạc điện tử của Nguyễn văn Trường trường đại học Mỏ -Địa chất. Mục đích của đề tài
là nghiên cứu tìm hiểu khuôn dạng dữ liệu đo của một số máy toàn đạc điện tử đang
được sử dụng rộng rãi trong thực tế tại Việt Nam của các hãng sản xuất như: Lei ca,
Nikon, Sokki…và một số phần mềm đồ họa như Autocad, Microstation để từ đó thành
lập modul xử lý file số liệu ứng dụng cho công tác thành lập bản đồ địa hình.
Từ những mặt đã làm được và chưa làm được của các đề tài trên rút ra các bài
học quý báo để hoàn thành bài báo cáo của mình hoàn thiệt và tốt nhất.
8. Giả thuyết khoa học
Các quy trình đo đạc được nêu ra rất cụ thể, cùng với cách sử dụng máy toàn đạc
điện tử. Sau đó là cách sử lý số liệu đo để thành lập bản đồ địa hình.
4
B: Nội Dung
Chương 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VINACONEX
1.1 Thông tin sơ lược về công ty cổ phần xây dựng vinaconex 27
- Địa chỉ: số 10, đường Nguyễn Văn Tre, phường 1, thành phố Cao Lãnh.
- Công ty cổ phần Vinaconex 27 ( tiền than là công ty xây dựng thủy lợi Đồng
Tháp) được thành lập năm 1978, trực thuộc sở (Ty) Thủy lợi Đồng tháp với chức năng
xây lắp công trình thủy lợi.
- Theo nghị quyết số: 139/QĐ.TL ngày 22/12/1992 của UBND tỉnh Đồng Tháp,
công ty được thành lập với chức năng hoạt động trên 2 lĩnh vực xây lắp công trình dân
dụng – công nghiệp và xây lắp công trình thủy lợi.
- Giám Đốc là ông Ngô Văn Giới. Ngoài ra, còn có 2 phó giám đốc và nhiều nhân
viên khác.
- Nguồn vốn dồi dào, công trình tương đối nhiều, quy mô hoạt động trong tỉnh Đồng
Tháp và một số tỉnh lân cận.
1.2 Tóm tắt quá trình hoạt động
Quá trình trên 30 năm xây dựng và phát triển,Công ty Cổ phần Vinaconex 27
(Công ty Xây dựng Thuỷ lợi Đồng Tháp) luôn là đơn vị thi công chủ lực trong ngành
Xây dựng - Nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp:
Đã thực hiện nạo vét hàng ngàn km kênh mương tạo nguồn, đắp hàng ngàn km
đường giao thông nông thôn, xây dựng hạ tầng các vùng kinh tế mới, các công trình
chống hạn, khắc phục lũ lụt, các công trình nuôi trồng thủy sản trong và ngoài
Tỉnh.Trong đó nổi bật là chiến lược khai thác Đồng Tháp Mười, góp phần đắc lực cho
phát triển nông nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, tạo bước đột phá về tăng trưởng
kinh tế của tỉnh nhà.
Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu về cơ sở vật chất, dịch vụ của
người dân ngày càng cao,Công ty Cổ phần Vinaconex 27 đã không ngừng mở rộng
quy mô và ngành nghề, tham gia thi công nhiều công trình Xây dựng dân dụng - Công
nghiệp - Thương mại - Giao thông - Giáo dục - Y tế - Thể dục thể thao - Kỹ thuật hạ
tầng quy mô lớn. Địa bàn hoạt động vươn ra các tỉnh miền đông và tây Nam bộ.
Các công trình do Công ty thi công đã được đánh giá đạt chất lượng và mỹ thuật
theo yêu cầu, được nhiều cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư tín nhiệm và hợp tác lâu dài.
Từ năm 1989-1994, sau khi sáp nhập Công ty Khảo sát Thiết kế và Khai thác
nước ngầm, Công ty Xây dựng Thuỷ lợi bổ sung chức năng khảo sát thiết kế. Năm
5
2006 Công ty chính thức thành lập Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Xây dựng, đến nay
đã thực hiện nhiều hợp đồng lập dự án, khảo sát thiết kế với ngành Giáo dục, Lao
động, Nông nghiệp và các đơn vị địa phương. Sản phẩm tư vấn đầu tư xây dựngđảm
bảo chất lượng, tiến độ giao hàng và công tác giám sát tác giả tốt.
Dịch vụ Thủy nông cũng là điểm mạnh của đơn vị.Trong thời gian qua, Công ty
đã đầu tư trên 50 trạm bơm điện trải rộng trên địa bàn các huyện Tân Hồng, Tam
Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười … phục vụ tưới tiêu cho trên 25.000 ha sản
xuất nông nghiệphàng năm.
Từ các thành quả đạt được nêu trên -Công ty Cổ phần Vinaconex 27 đã được:
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng III.
- Chính phủ, Bộ ngành, UBND tỉnh Đồng Tháp trao tặng Cờ thi đua, nhiều bằng
khen cho cá nhân và tập thể “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
6
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Vấn Đề Nghiên Cứu, Tổng Quan Về Bản Đồ
Địa Hình Và Công Tác Thành Lập Bản Đồ Địa Hình
2.1 Cơ sở lập báo cáo kết quả khảo sát địa hình.
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản
lý đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
Căn cứ vào tiêu chuẩn ngành số : 96 TCN 43-90 Quy phạm đo vẽ Bản Đồ Địa
hình, tỉ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000 ( phần ngoài trời ) của cục Trưởng cục đo đạc
và bản đồ nhà Nước.
Căn cứ quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10 tháng 01 năm 2005 V/v ban hành
TCXDVN 309 : 2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình-yêu cầu chung “.
Căn cứ đơn giá khảo sát xây dựng tỉnh Đồng Tháp, ban hành theo Quyết định
số : 54 / 2007 / QĐ-UBND ngày 31 / 11 / 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Căn cứ Thông Báo số 11 (11/TB-SXD-KTKT), ngày 17 tháng 7 năm 2008 của
sở xây dựng Thông báo về việc áp dụng Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày
07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí khảo sát; thuế suất thuế
giá trị gia tăng cho công tác lập dự án đầu tư.
Căn cứ công văn số 146/HD-SXD-KTKT ngày 11/3/2010 V/v điều chỉnh giá
nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng công trình tỉnh Đồng Tháp.
Căn cứ vào đề cương nhiệm vụ khảo sát đã được chu dầu tư phê duyệt.
2.2 Bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện một khu vực trên bề mặt của trái đất,
trên đó bản đồ thể hiện những thành phần của thiên nhiên và kết quả hoạt động thực
tiễn của con người mà mắt ta có thể cảm nhận được.
Trên bản đồ địa hình, không đưa lên tất cả mọi hình ảnh có trên mặt đất mà chỉ
thể hiện các đối tượng chứa đựng lượng thông tin phụ thuộc vào không gian, thời gian
và mục đích sử dụng.
Tính không gian giới hạn (xác định) khu vực được tiến hành đo vẽ và thành lập
bản đồ.
Tính thời gian quy định ghi nhận trên bản đồ địa hình hiện trạng của bề mặt trái
đất tại thời điểm tiến hành đo vẽ.
Mục đích sử dụng chi phối nội dung và độ chính xác của bản đồ. Yếu tố không
gian và mục đích sử dụng có liên quan đến việc lựa chọn tỉ lệ bản đồ.
7
Các đối tượng địa hình trên bề mặt trái đất được đưa lên bản đồ thông qua phép chiếu
bản đồ.
Về bản chất bản đồ địa hình nói chung còn được định nghĩa: “ Là một mô hình
đồ họa về mặt đất, cho ta khả năng nhận biết bề mặt đó bằng cái nhìn bao quát, tổng
quát đọc chi tiết hoặc đo đếm chính xác”. Dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chãng
xác đinh tọa độ, độ cao của điểm bất kỳ nào trên mặt đất, khoảng cách và phương
hướng của hai điểm, chu vi, diện tích, khối lượng của vật, vùng, cùng hàng loạt các
thông số khác.
2.3 Nội dung của tờ bản đồ địa hình
Nội dung bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố của là điểm khống chế trắc địa,
địa vật (địa vật định hướng, các điểm dân cư , thuỷ hệ, giao thông, lớp phủ vật, ranh
giới.v.v…) và dáng đất (địa hình). Tất cả các đối tuợng nói trên được thể hiện trên bản
đồ địa hình cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ tỷ mỉ của nội dung bản đồ phải phù
hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm của khu vực
2.3.1 Điểm khống chế trắc địa
Các điểm toạ độ và độ cao các cấp phải được biểu thị đầy đủ và chính xác lên
bản đồ. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ.
Dùng các ký hiệu tương ứng để thể hiện các điểm toạ độ nhà nước và điểm toạ
độ cơ sở. Đối với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, có thể hiển thị các điểm khống chế đo vẽ.
Thông thường các điểm khống chế được ghi chú số hiệu và độ cao của chúng.
2.3.2 Địa vật
2.3.2.1 Địa vật định hướng
Khi sử dụng bản đồ địa hình thi việc định hướng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, các địa
vật định hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ địa hình.
Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh chóng
và chính xác trên bản đồ như các cây độc lập, toà nhà cao, nhà thờ, đình chùa, cột cây
số…Các địa vật định hướng còn bao gồm một số địa vật không nhô cao so với mặt đất
nhưng dễ dàng nhận biết như ngã ba đuờng, ngã ba sông
2.3.2.2 Các điểm dân cư
Các điểm dân cư là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa hình. Các
điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và ý nghĩa hành chính - chính trị
8
của nó. Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ phải giữ được đặc trưng về quy
hoạch, cấu trúc.
Trên các bản đồ tỷ lệ lớn thì sự biểu thị các điểm dân cư càng tỉ mỉ, phạm vi dân cư phải biểu thị
khép kín bằng các ký hiệu tương ứng, nhà trong vùng dân cư phải biểu thị tính chất (chịu lửa, kém
chịu lửa), quy mô (lớn, nhỏ, số tầng).
Các công trình công cộng phải biểu thị tính chất kinh tế, xã hội, văn hoá của chúng
như nhà máy, trụ sở uỷ ban, bưu điện…
2.3.2.3 Thủy hệ và công trình phụ thuộc
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỉ mỉ, trên bản đồ địa hình biểu thị các đường bờ biển,
bờ hồ, sông, ngòi, mương, kênh, rạch,…Các đường bờ nước được thể hiện trên bản đồ
theo đúng đặc điểm của từng kiểu đường bờ. Đồng thời còn phải thể hiện các thiết bị
phụ thuộc thuỷ hệ như các bến cảng, trạm thuỷ điện, đập…
Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được bổ sung bằng các đặc trưng chất lượng như
độ mặn của nước, độ sâu và rộng của sông, tốc độ dòng chảy…
2.3.2.4 Mạng lưới giao thông
Trên các bản đồ địa hình mạng lưới đường được thể hiện tỉ mỉ về khả năng giao thông
và trạng thái của đường. Mạng lưới đường được thể hiện chi tiết hoặc khái lược và tuỳ
thuộc vào tỷ lệ của bản đồ, cần phải phản ánh đúng mật độ của lưới đường, hướng và vị
trí của các con đường, chất lượng của chúng.
Khi lựa chọn phải xét đến ý nghĩa của đường. Phải biểu thị những con đường đảm bảo
mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau, với các ga xe lửa, các bến tàu, sân bay…
Trên các bản đồ tỷ lệ lớn phải biểu thị tất cả các con đường như : đường sắt, đường ô
tô, đường rải nhựa, đường đất lớn-nhỏ, đường mòn, chú ý biểu thị vị trí hạ hoặc nâng
cấp đường, biển chỉ đường, cầu cống, cột cây số…
2.3.2.5 Lớp phủ thực vật
Trên các bản đồ địa hình biểu thị các loại rừng, vườn cây, đồn điền, ruộng, đồng cỏ, tài
nguyên, cát, đất mặn, đầm lầy… Ranh giới các khu thực phủ và của các loại đất được
biểu thị bằng các đường nét đứt hoặc dãy các dấu chấm, ở diện tích bên trong đường
viền thì vẽ các ký hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại thực vật hoặc đất. Ranh giới
của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về phương diện đồ hoạ, thể
hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng.
2.3.2 6 Ranh giới phân chia hành chính – chính trị
9
Ngoài đường biên giới quốc gia, còn phải thể hiện ranh giới của các cấp hành chính.
Các đường ranh giới phân chia hành chính - chính trị đòi hỏi phải thể hiện rõ ràng,
chính xác và theo đúng quy định trong quy phạm.
2.3.3 Dáng đất
Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ. Những
yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì biểu thị bằng các ký hiệu
riêng, ngoài ra trên bản đồ địa hình còn ghi chú độ cao.
2.4 Bản đồ số địa hình
2.4.1 Khái niệm chung
- Bản đồ số là loại bản đồ trong đó các thông tin về mặt đất như toạ độ, độ cao
của các điểm chi tiết, của địa vật, địa hình được biểu diễn bằng số và bằng thuật toán,
có thể xử lý chúng để giải quyết nhiệm vụ kỹ thuật.
- Bản đồ số là sản phẩm bản đồ được biên tập, thiết kế, lưu trữ và hiển thị trong
hệ thống máy vi tính và các thiết bị điện tử.
- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có
khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
2.4.2 Những đặc điểm cơ bản của bản đồ số địa hình
- Bản đồ số chứa đựng thông tin không gian, được quy chiếu về mặt phẳng và
được thiết kế theo các tiêu chuẩn của bản đồ học như độ chính xác toán học, mức độ
đầy đủ về nội dung theo tỷ lệ, sử dụng các phương pháp ký hiệu truyền thống.
- Dữ liệu bản đồ được thể hiện theo nguyên lý số.
- Bản đồ số có thể hiển thị dưới dạng bản đồ truyền thống, thể hiện trên màn
hình, hoặc in ra giấy hoặc các vật liệu phẳng.
- Tính linh hoạt của bản đồ số rất cao: thông tin thường xuyên được cập nhật và
hiện chỉnh, có thể in ra ở các tỷ lệ khác nhau, có thể sửa đổi ký hiệu hoặc điều chỉnh
kích thước mảnh bản đồ so với kích thước ban đầu, có thể tách lớp hoặc chồng xếp
thông tin bản đồ.
- Cho phép tự động hoá quy trình công nghệ thành lập bản đồ từ khi nhập số
liệu đến khi in ra bản đồ.
- Khâu nhập số liệu và biên vẽ ban đầu có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng
khâu sử dụng về sau có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao cả về thời gian, kinh
phí.
10
2.4.3 Các đối tượng của bản đồ số
- Dưới dạng bản đồ số, các đối tượng của bản đồ được phân biệt ra làm ba kiểu:
kiểu điểm, kiểu đường, kiểu vùng, ngoài ra còn có thành phần ký tự để thể hiện nhãn
hoặc ghi chú thuyết minh, lưu trong các file đồ hoạ như DXF, DGN.
- Mỗi yếu tố riêng biệt bao hàm hai loại dữ liệu: dữ liệu định vị và dữ liệu thuộc
tính.
- Dữ liệu định vị cho biết vị trí của các yếu tố trên mặt đất hoặc trên bản đồ và
đôi khi bao gồm cả hình dạng.
- Dữ liệu thuộc tính bao gồm thông tin về các đặc điểm cần có của yếu tố. (ví
dụ thuộc tính của yếu tố điểm có thể là địa danh, tên đường ). Có hai loại thuộc tính
là thuộc tính định lượng bao gồm kích thước, diện tích, độ nghiêng; thuộc tính định
tính gồm phân lớp, kiểu, tên,
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong File DXF.
- Về phân lớp đối tượng: trong File DXF phân lớp đối tượng được thể hiện dưới
dạng tên lớp (Layer).
- Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng POINT.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Polyline.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Shape.
+ Nhãn và ký tự thể hiện dưới dạng Text.
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong file DGN.
- Về phân lớp đối tượng: trong file DGN phân lớp đối tượng được thể hiện dưới
dạng đối Level, một Level bao gồm chỉ số và tên.
- Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng Cell.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Line string.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Complexchain, Shape.
+ Nhãn và ký tự thể hiện dưới dạng Text.
Theo đặc điểm, cấu trúc file đồ hoạ, các đối tượng bản đồ cũng được phân biệt
ra thành kiểu ký hiệu đối tượng:
- Các ký hiệu kiểu điểm.
- Các ký hiệu kiểu đường.
11
- Các ký hiệu kiểu vùng.
- Các ký hiệu kiểu TEXT.
Trong mỗi phần mềm đồ hoạ đều có thư viện ký hiệu chuẩn và các công cụ hỗ
trợ thiết kế ký hiệu.
2.5 Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
Để thành lập bản đồ địa hình các loại tỷ lệ, có thể áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau. Hiện nay thường sử dụng một trong 3 phương pháp sau:
- Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
- Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh
- Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên tập trên cơ sở các bản đồ có tỷ lệ
lớn hơn.
Hình 1: Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
2.5.1 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp
2.5.1.1 Phương pháp toàn đạc kinh vĩ
Đây là phương pháp truyền thống. Máy đo là các dạng máy kinh vĩ thông
thường như : Theo - 020, 010A, Delta - 020 Số liệu thu được thông qua việc đọc số
trên bàn độ của máy và vạch khắc trên mia.
Ưu điểm của phương pháp này được phát huy khi diện tích khu đo nhỏ, địa
hình bằng phẳng đơn giản và ít bị địa vật che khuất.
12
Nhược điểm lớn nhất là khâu xử lý số liệu, vì phải trải qua nhiều bước thủ công
do đó không tránh khỏi những sai lầm. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này hiệu
quả kinh tế thấp, thời gian kéo dài, độ chính xác không cao và phụ thuộc khá nhiều
vào điều kiện tự nhiên.
2.5.1.2 Phương pháp toàn đạc điện tử
Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi hiện nay dưới sự trợ giúp của
máy toàn đạc điện tử và công nghệ máy tính (công nghệ bản đồ số) và là phương pháp
cơ bản trong việc đo vẽ thành lập các loại bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
Ưu điểm điển hình là các khâu xử lý số liệu hoàn toàn tự động, khả năng cập nhật các
thông tin cao, đạt hiệu suất kinh tế, tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao và khả năng
lưu trữ quản lý bản đồ thuận tiện.
Nhược điểm nằm trong khâu tổ chức quản lý dữ liệu. Tránh các sự cố công
nghệ làm mất hoàn toàn dữ liệu, thời gian thực hiện kéo dài công việc lặp đi lặp lại dễ
nhàm chán và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên.
13
Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ số địa hình bằng phương pháp
toàn đạc điện tử
2.5.2 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh
Đối với những khu vực rộng lớn thì việc lập bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình
bằng phương pháp chụp ảnh là ưu việt nhất. Tuỳ thuộc vào thiết bị kỹ thuật sử dụng
khi chụp và công nghệ xử lý phim ảnh, người ta chia ra làm 3 phương pháp chính sau:
- Đo vẽ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh mặt đất
- Đo vẽ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh máy bay
- Đo vẽ địa hình bằng ảnh viễn thám
Ngoài các phương pháp đo chụp nói trên, còn tuỳ thuộc vào phương pháp đo vẽ
địa hình được lựa chọn khác như: phương pháp phối hợp, đo vẽ lập thể, mô hình số
(trạm photomod )
14
Nhược điểm khi áp dụng phương pháp chụp ảnh thường thấy trong khâu đoán
đọc điều vẽ ảnh là các đối tượng bị che khuất và độ chính xác bản đồ không cao.
2.5.3 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên tập trên cơ sở các bản
đồ có tỷ lệ lớn hơn
Thực chất của phương pháp biên tập từ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn là số hoá bản đồ
giấy có sẵn được quét bằng máy quét ảnh. Bản đồ sau khi quét có dữ liệu dạng raster
với file ảnh có đuôi *.rle (hoặc đuôi *.tif), sau đó sử dụng chương trình IrasB (hoặc
IrasC) trong bộ phần mềm Microstation thực hiện nắn ảnh theo các mấu khung đã
chọn trước tỷ lệ. Sau đó tiến hành vector hoá các đối tương ảnh dưới các dạng Line,
Polyline, Circle, Text,
Ưu điểm của phương pháp này là dùng để thành lập các loại bản đồ chuyên đề
như: bản đồ quy hoạch, điều tra dân số và các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.
Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác bản đồ thấp, có nhiều nguồn
sai số và giá trị sử dụng phần lớn mang tính chất biểu thị.
2.5.4Quy trình thành lập bản đồ số địa hình
Việc thành lập bản đồ số có sự trợ giúp của máy tính được dựa trên cơ sở các
phương pháp thành lập bản đồ truyền thống. Các công đoạn được cụ thể hóa theo quy
trình sau:
15
Hình 3: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ số địa hình
2.5.4.1 Thu thập tư liệu trắc địa
- Xác định khối lượng sản phẩm, ranh giới khu đo, mục đích sử dụng của bản đồ.
- Nghiên cứu quy trình, quy phạm và luận chứng kinh tế kỹ thuật để đưa ra
phương án phù hợp.
- Thu thập bản đồ, tài liệu và tư liệu trắc địa khu đo như:
+ Các điểm toạ độ, độ cao cơ sở, các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp.
+ Bản đồ địa hình có sẵn.
- Đánh giá phân tích các tài liệu làm cơ sở để thực hiện các công đoạn tiếp theo.
2.5.4.2 Xây dựng lưới khống chế mặt phẳng và độ cao
Mạng lưới khống chế trắc địa là hệ thống các điểm được đánh dấu mốc trên mặt
đất và phủ trùm toàn bộ khu đo bằng các cấp khống chế có độ chính xác từ cao xuống
thấp.
2.5.4.3 Đo vẽ chi tiết
16
Sử dụng các máy toàn đạc điện tử để đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc. Các
điểm địa hình, địa vật được mô tả bằng toạ độ cực (góc bằng, cạnh nghiêng và góc
đứng) hoặc bằng toạ độ vuông góc (XYH).
2.5.4.4 Thu thập số liệu
Dữ liệu được tự động ghi trong bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử hoặc dưới dạng sổ đo
điện tử từ đó tạo ra các file dữ liệu mang các thông tin cần thiết cho việc thành lập bản
đồ trong đó chứa đựng các chỉ thị, vị trí không gian, mã nhận dạng và phân loại từng
đối tượng
Số liệu từ văn bản đưa vào máy tính thông qua bàn phím, hoặc các menu màn hình là
các thông tin thuộc tính thu thập trực tiếp theo thực tế : loại đất, thực vật, địa danh,
dáng địa hình, thống kê, chủ sở hữu
2.5.4.5 Xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm trắc địa để thực hiện các thao tác thành lập bản đồ, sửa
chữa các lỗi, thay đổi cấu trúc, tạo ra các cấu trúc mới để đưa và hiện lên màn hình đồ
họa.
Các dữ liệu đó được biểu diễn dưới dạng các ký hiệu, đường nét và mã hoá thành dạng vector
lên màn hình thông qua các phần mềm đồ họa. Từ đó thực hiện công tác biên tập, sửa chữa, để in
bản đồ giấy.
Nội dung biểu diễn bao gồm các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính, dáng
địa hình và các ký hiệu mang thông tin thuộc tính được liên kết với nhau để biểu thị
theo quy định của hệ thống ký hiệu bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành.
2.5.4.6 In, kiểm tra, đối soát và bổ sung thực địa
Công đoạn này được thực hiện sau khi đã có bản đồ giấy với dữ liệu thô (chưa biên
tập). Bản đồ giấy được mang ra thực địa để đối soát và bổ xung những đối tượng còn
thiếu, dáng địa hình chưa đúng và hoàn chỉnh các thông tin cần thiết.
2.5.4.7 Biên tập và hoàn thiện bản đồ
Bản đồ đã được bổ sung các yếu tố cần thiết cần được cập nhật vào máy tính và tiến
hành biên tập hoàn chỉnh bản đồ theo đúng quy trình quy phạm, sau đó tiến hành in để
kiểm tra nội nghiệp. Sau khi đã kiểm tra nội nghiệp tiến hành chỉnh sửa những lỗi biên
tập và in chính thức bản đồ.
2.5.4.8 Giao nộp sản phẩm
17
Sản phẩm giao nộp là bản đồ địa hình, lưới khống chế trắc địa các cấp đã được bình
sai đạt yêu cầu kỹ thuật, các tài liệu liên quan như sơ họa mốc, sổ đo, báo cáo tổng kết
kỹ thuật
18
Chương 3: KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH “SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG
THÁP”
3.1 Đặc điểm và tính chất công trình
3.1.1 Đặc điểm công trình
Khu vực công trình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP dự kiến
xây dựng nằm trên khu vực phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Xung
quanh là khu dân cư, đường xá và ruộng lúa. Địa hình tương đối cao, hiện tại đã có
đường giao thông tương đối hoàn chỉnh.
3.1.2 Tính chất công trình
Công trình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP được xây dựng để
phục vụ nhu cầu học tập cho học sinh trong khu vực. Tạo môi trường học tập thuận
tiện, khang trang hơn và hướng đến đạt trường chuẩn quốc gia.
3.2 Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát
3.2.1 Vị trí địa lý
Công trình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP nằm ở xã Tân
Khánh Trung, cách trung tâm huyện Lấp Vò theo hướng Tây Bắc khoảng 16km (theo
đường chim bay).
3.2.2 Điều kiện tự nhiên
Công trình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP có điều kiện tự
nhiên:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ chênh lệch tương đối (cao độ mặt
đường từ +0.35m đến +2.10m).
- Về địa vật trong khu vực: có nhiều dân cư, mật độ tương đối đông. Có nhiều
cây cổ thụ được trồng trong sân trường, phía sau là khu đất trống, ít cây cối.
3.3 Tiêu chuẩn khảo sát áp dụng
- Quyết định số 248/KT ngày 9/8/1990 của Cục đo đạc và Bản đồ nhà nước ban
hành quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình (tiêu chuẩn ngành : 96 TCN 43 90).
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10/1/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
ban hành TCXDVN309:2004 về “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình –Yêu
cầu chung”
- TCXDVN 4419 -1987 . Khảo sát XD yêu cầu chung
3.4 Khối lượng khảo sát
19
- Đo cao hạng IV về đầu tuyến : 0 km
- Đo bình đồ tỷ lệ 1/500 : 0,959 ha
- Điểm khống chế mặt bằng 5 điểm, được bố trí khắp vị trí công trình, đảm bảo
cho công tác đo đạc và định vị vị trí mặt bằng sau này.
- Điểm gởi độ cao : 1 điểm có sơn đỏ và sơ họa chi tiết trên bình đồ tuyến.
3.5 Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát
3.5.1 Quy trình
3.5.1.1 Mốc chuẩn
Cao độ giả định, lấy cao độ mặt nhựa là +2.000m.
3.5.1.2 Khống chế mặt bằng
Máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS – 102N trước khi đo có kiểm tra kiểm
nghiệm hiệu chỉnh theo quy phạm đo khống chế mặt bằng.
- Đo góc :
+ Số chênh trị giá góc giữa các lần đo < 8”.
+ Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo < 8”.
+ Sai số khép về hướng mở đầu < 8”.
+ Chênh giá trị hướng các lần đo đã qui “O” < 8”.
+ Sai số giới hạng khép góc đường chuyền : 20”
n
(n : số góc).
- Đo cạnh :
Số chênh giữa hai kết quả đo không vượt quá 6x10
-6
xD mm hoặc 2x
n
mm
(Trong đó D : khoảng cách, n : số lần đo).
3.5.1.3 Đo dẫn độ cao
- Chiều dài tia ngắm phụ thuộc vào thời tiết, trung bình 100 – 150m.
- Số chênh khoảng cách từ máy đến 2 mia không quá 5m.
- Chiều cao tia ngắm so với mặt đất hoặc địa vật mà tia ngắm đi qua phải lớn
hơn 0.2m.
- Sai số khép không được vượt quá 20x
L
mm (L : độ dài đường đo cao tính
bằng Km).
3.5.1.4 Đo chi tiết
Trên cơ sở lưới khống chế mặt bằng và khống chế độ cao tiến hành đo chi tiết.
* Các chi tiết địa vật được đo vẽ :
20
-Nhà : Được thể hiện trên bản vẽ có ghi rõ loại kiến trúc.
- Các công trình công cộng : Trụ điện, đường, hố ga …
- Cây, ….được đo vẽ và ghi chú bằng ký hiệu.
* Các chi tiết địa hình : Được đo vẽ với mật độ điểm độ cao từ 10 đến 15m/1
điểm cho dáng đất thiên nhiên, những nơi có độ cao thay đổi đột ngột (đào, đắp), đều
được thể hiện lên trên bản vẽ.
3.5.2 Phương pháp khảo sát
3.5.2.1 Đo khống chế mặt bằng
Hệ tọa độ : Độc lập.
Phương vị : Bắc từ.
Lập lưới khống chế mặt bằng cho từng khu vực, tổng cộng 5 điểm khống chế
mặt bằng để phục vụ cho quá trình đo chi tiết và định vị tim tuyến đường sau này.
Công tác xây dựng điểm gởi: Xây dựng 1điểm gởi cao độ và 5 tọa độ rải đều
khắp tuyến công trình.
3.5.2.2 Đo dẫn độ cao
Cao độ được lấy theo mốc độ cao hạng IV, được dẫn về vị trí công trình:
Máy đo : Máy thủy chuẩn Ni032.
Đọc 3 chỉ (trên, dưới và giữa) cho mỗi lần đọc mia.
Mỗi trạm máy được đo 2 lần bằng cách thay đổi chiều cao máy.
3.5.2.3 Đo chi tiết
Các chi tiết địa vật được đo :
- Các công trình công cộng : Trụ điện, hố ga, đường, nhà …
- Cây, cỏ, …
3.5.3 Thiết bị khảo sát
- Máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS – 102N :
- Độ chính xác đo góc : 3”.
- Độ chính xác đo cạnh : (±3 mm+ 3 ppm).D (km) : chiều dài cạnh.
- Máy thủy chuẩn NI032, độ chính xác 2mm/km.
- La bàn.
- Thước thép 50m, độ chính xác 1mm.
- Thước thép 5m, độ chính xác 1mm.
3.5.4 Công tác nội nghiệp
21
Số liệu đo được xử lý bằng phần mềm T_Com, TransIt và vẽ bằng phần mềm
AutoCad.
3.6 Kết quả khảo sát
3.6.1 Về khống chế độ cao
Cấp hạng đo cao: đo cao hạng IV và đo cao kỹ thuật theo dọc tuyến.
Hình thức bố trí tuyến đo: Tuyến dẫn khép kín đo đi và về.
Sai số đo fhđo = Σ∆hđo = -12mm, sai số khép cho phép: h(cp) ≤ ± 20mm√1.0 =
20mm, đạt yêu cầu so với quy phạm.
Tổng chiều dài đo cao hạng IV là 0 km; địa hình cấp II.
3.6.2 Về khống chế mặt bằng
Các điểm khống chế nằm trong khu đo đảm bảo đủ số điểm và độ chính xác
phục vụ đo vẽ chi tiết, định vị sau này.
3.6.3 Đo vẽ chi tiết
Bản vẽ bình đồ khu vực tỷ lệ: 1/500 được biểu thị đầy đủ các yếu tố sau:
- Các điểm khống chế mặt bằng, khống chế độ cao.
- Địa vật thể hiện đầy đủ nhà cửa, cây cối, công trình giao thông, đường điện,
hệ thống kênh, cầu, cống . . .
- Địa hình thể hện dáng đất, cao độ mặt đất tự nhiên, cao độ đáy kênh, các nền
nhà . . .
- Về địa danh, các ghi chú và ký hiệu theo mẫu ký hiệu đo vẽ bản đồ địa hình
theo quy định trong tiêu chuẩn 96TCN 31-91. Tổng diện tích khu đo: 0,959 ha; địa
hình cấp II.
22
Chương 4: GIỚI THIỆU MÁY TOPCON : GPS _ 102N, CA1CTHAO TÁC ĐỂ
ĐO VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỂ HÌNH THÀNH BẢN ĐỒ “SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP”
4.1 Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Topcon (GPS_ 102N)
Toàn đạc điện tử Topcon (GPS_ 102N) là dòng máy cao cấp, tiên tiến. Đặc tính
định hướng điểm. Màn hình và bàn phím rộng sáng sủa.
Hình 4 : Các thông số máy Topcon (GPS_102N)
4.2 Sử dụng máy toàn đạc Topcon (GPS_ 102N) để đo “SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ĐỒNG THÁP”
- Đầu tiên, ta đi thiết lập các trạm máy để đo được hết “SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP” hay còn gọi là lập đường chuyền.
- Trước khi đo chi tiết thì ta sơ họa khu vực khảo sát đề sao này dễ trong việc
vẽ thành lập bản đồ.
- Sau đó cân bằng máy và tiến hành đo.
4.2.1 THIẾT LẬP TRẠM MÁY ĐẦU TIÊN:
4.2.1.1 Đặt tên File cần thực hiện:
Thông số kỉ thuật
- Độ phóng đại: 30X
- Độ chính xác đo góc: 2"
- Số đọc nhỏ nhất: 1"/5"
- Đo khoảng cách:
+ Gương đơn: 2000 m
+ Gương ba: 2700 m
- Độ chính xác đo cạnh: ±(2mm +
2ppm*D)
- Thời gian đo: Đo tinh / Đo liên tục: 1.2s /
0.7s
- Bộ nhớ nội: 24.000 điểm
- Giao diện: RS232
- Định dạng dữ liệu: GSI, DXF,
TXT
- Pin kiểu: NiMH
- Thời gian đo: 10 giờ
23
Thao tác: Nhấn phím MENU trên bàn phím, xuất hiện màn hình:
F1: DATA COLLECT
F2: LAYOUT
F3: MEMORY MGR
Nhấn phím F1 [DATA COLLECT] – Thu thập dữ liệu. Xuất hiện màn hình:
SELECT A FILE:
FN: ____________
INPUT LIST ENTER
Tiến hành đặt tên công việc, nhấn phím F1 [INPUT], xuất hiện màn hình sau
và tiến hành đặt tên vào FN:
SELECT A FILE:
FN: _CONG TRINH
APL SPC CLR ENTER
Lưu ý:
F1 [APL]: Chuyển đổi từ số sang chữ và ngược lại.
F2 [SPC]: Ký tự trắng.
F3 [CLR]: Xóa toàn bộ các ký tự.
F4 [ENT]: Chấp nhận tên công việc đã nhập.
4.2.1.2 Cài đặt điểm đứng máy:
Sau khi đã đặt tên công việc xong, màn hình cơ bản xuất hiện:
DATA COLLECT
F1: OCC. PT # INPUT
F2: BACKSIGHT
F3: FS/SS
Nhấn phím F1 [OCC. PT # INPUT] – Nhập điểm đứng máy. Sau khi nhấn F1
màn hình xuất hiện:
PT#: S1 ______
ID: ___________
INS. HT: 1.451 m
24
INPUT SRCH REC OCNEZ
Chú thích:
F1 [INPUT]: Nhập tên trạm đứng máy.
F2 [SRCH]: Tìm điểm trạm máy .
F3 [REC]: Lưu dữ liệu.
F4 [OCNEZ]: Chấp nhận tên công việc đã nhập.
Nhấn phím F1 [INPUT] để nhập tên điểm đứng máy PT#, ta có thể nhập mô tả
trạm đứng máy ở dòng ID.
Nhấn phím mũi tên để xuống dòng INS. HT: 1.421 m để nhập chiều cao máy,
đây là phần quan trọng để tính cao độ cho các điểm chi tiết.
Nhấn phím F4 [OCNEZ]: Nhập tọa độ điểm đứng máy, sau khi nhấn phím F4
màn hình xuất hiện:
OCC. PT
PT#: ___________
INPUT LIST NEZ ENTER
Nhấn tiếp phím F3 [NEZ]: Nhập tọa độ điểm đứng máy. Sau khi nhấn F3 màn
hình xuất hiện:
N : XXX.XXX m
E :XXX.XXX m
Z :XXX.XXX m
INPUT PT# ENTER
Nhấn phím F1 [INPUT] để nhập tọa độ điểm đứng máy. Sau khi nhập xong
nhấn F4 [ENTER] để chấp nhận đồng thời trở về màn hình trước đó:
PT#: A_______
ID: NGA BA___
INS. HT: 1.451 m
INPUT SRCH REC OCNEZ
Nhấn tiếp phím F3 [REC] để lưu các thông số của điểm đứng máy. Sau khi
nhấn F3 màn hình xuất hiện:
25