Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nguồn hàng cung ứng trên thị trường vndoc com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.85 KB, 2 trang )

Nguồn hàng cung ứng trên thị trường
Khái niệm
Nguồn hàng là nguồn tạo ra hàng hóa để cung ứng trên thị trường. Đó là nơi phát ra các
luồng hàng hóa vận động trên thị trường trong nước và quốc tế, là nơi cung ứng hàng hóa
phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn hàng khơng
phải đơn thuần là khái niệm chỉ vị trí địa lý, nơi khởi nguồn các dòng chảy của hàng hóa
vào kênh phân phối, mà cịn hàm chứa quy mơ, cơ cấu và sự phân bố nguồn hàng, tiềm
năng đưa hàng hóa ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Tạo lập nguồn hàng cung ứng trên thị trường
Nguồn hàng có 2 loại: nguồn hàng trong nước và nguồn nhập khẩu. Mỗi nguồn hàng có
vị trí, vai trị quan trọng khác nhau đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Một mặt quy mô, cơ cấu và sự phân bố nguồn hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
cung ứng hàng hóa trên thị trường. Mặt khác, sự phát triển của nguồn hàng phụ thuộc vào
sản xuất, các quy hoạch phát triển kinh tế và chính sách vĩ mơ của chính phủ về tài chính,
thương mại và đầu tư cũng như các hỗ trợ khác về hạ tầng cơ sở, các yếu tố của môi
trường quốc tế.
Nhà nước cần phải có chính sách tạo lập và phát triển nguồn hàng, đảm bảo nguồn hàng
mang tính ổn định, hợp lý và cân đối. Doanh nghiệp cũng cần chủ động tham gia đầu tư
vào các khu vực nguồn hàng để tạo ra cơ sở vật chất cho hoạt động cung ứng liên tục,
mang tính cạnh tranh và có hiệu quả, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Hoạt động bán hàng của các nhà cung ứng
Chủ thể của hoạt động bán hàng trên thị trường là các nhà sản xuất hoặc thương nhân
trong và ngoài nước (gọi chung là các nhà cung ứng). Hoạt động bán hàng có ảnh hưởng
tới tính liên tục của dịng chảy hàng hóa từ nguồn hàng ra thị trường và vận động tới
người tiêu dùng.
Đối với thương nhân, bán hàng (T-H’) là khâu kết thúc của hoạt động thương mại, có ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả thương mại. Chính phủ phải có chính sách, quy
hoạch phát triển mạng lưới bán hàng và hệ thống kênh phân phối hàng hóa trong nước và
xuất nhập khẩu để khơi thơng các luồng hàng, thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hóa trên


cả thị trường trong và ngồi nước.


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×