Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số cách tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của thương mại vndoc com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.78 KB, 3 trang )

Một số cách tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của Thương
mại
Nghiên cứu bản chất kinh tế của Thương mại chúng ta có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Trong giáo trình này chúng tơi sẽ đề cập tới 3 cách tiếp cận cơ bản nhất:

Thương mại - hoạt động kinh tế
Nếu nhìn dưới góc độ một hoạt động kinh tế thì thương mại là một trong những hoạt
động kinh tế cơ bản và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Mọi hoạt động thương mại đều bắt đầu bằng hành vi mua hàng và kết thúc bằng hoạt
động bán.Mục đích của hoạt động thương mại là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Có thể tóm
tắt hoạt động thương mại bằng công thức sau: T - H - T' .
Đối tượng của các hoạt động thương mại là các hàng hóa và dịch vụ. Chủ thể của hoạt
động thương mại gồm những người bán (người sản xuất hàng hóa, người cung ứng dịch
vụ, thương gia) và những người mua (người sản xuất, thương gia, những người tiêu
dùng). Tuy nhiên tham gia vào hoạt động thương mại cịn có một số người khác như:
người môi giới, người đại lý thương mại ... Hoạt động thương mại xảy ra trong khâu lưu
thông, trên thị trường với những điều kiện kinh tế, xã hội, luật pháp, chính trị và mơi
trường vật chất cụ thể.
Trong hành vi mua, người ta chuyển đổi hình thái giá trị của hàng hóa từ hình thái tiền tệ
sang hình thái hiện vật và cùng với quá trình này là sự chuyển đổi về sở hữu, người mua
đổi quyền sở hữu tiền tệ để có được quyền sở hữu hàng hóa. Nhờ vậy mà có được quyền
sử dụng sản phẩm cho việc thỏa mãn nhu cầu. Trong hành vi bán hàng, q trình diễn ra
hồn tồn ngược lại.
Hoạt động thương mại là một quá trình bao gồm các hoạt động cơ bản là mua và bán.
Ngoài các hoạt động cơ bản cịn có các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động mua bán,
người ta gọi chung các hoạt động này là dịch vụ thương mại.
Dịch vụ thương mại gồm tất cả những hoạt động thương mại ngoài hoạt động thương
mại cơ bản (hoạt động mua và bán ), chúng phát sinh gắn với mua bán, hỗ trợ cho mua
bán được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả.
Hoạt động thương mại được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và cùng
có lợi. Vì thế quá trình mua bán vừa là quá trình cạnh tranh vừa là quá trình hợp tác giữa


người bán và người mua. Thông qua các hoạt động thương mại, người bán đạt được giá


trị nhằm mục đích lợi nhuận, người mua có được giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu
tiêu dùng khác nhau.
Chính nhờ hoạt động thương mại mà sản xuất và tiêu dùng nối liền với nhau trong điều
kiện của kinh tế hàng hóa.

Thương mại - khâu trao đổi (lưu thơng) của q trình tái sản xuất
xã hội
Tái sản xuất xã hội gồm 4 khâu cơ bản: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Bốn
khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản
xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất.
Là hình thái phát triển của trao đổi và lưu thơng hàng hóa, thương mại được coi là một
khâu cơ bản của tái sản xuất. Thương mại chính là khâu trao đổi nằm trung gian giữa sản
xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện xã hội hóa sản xuất và lưu thơng hàng hóa ngày một
phát triển, hàng hóa được tạo ra trong khâu sản xuất, sau đó được chuyển sang khâu lưu
thơng qua các giai đoạn khác nhau của khâu lưu thông: Mua ---> Vận chuyển ---> Dự trữ
---> Bán. Kết thúc khâu lưu thơng, hàng hóa sẽ được chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng.
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, đại bộ phận các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra
đều phải trải qua khâu lưu thông, thông qua hoạt động mua bán bằng tiền mới có thể
chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã hội. Vì thế khâu
lưu thơng rất quan trọng. Nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nền kinh tế hàng hóa
giống như một cơ thể sống. Trong đó, lưu thơng hàng hóa, thương mại được xem như hệ
tuần hồn. Thương mại phát triển, lưu thơng hàng hóa thơng suốt là biểu hiện của nền
kinh tế lành mạnh, thịnh vượng.

Thương mại - ngành kinh tế
Nếu nhìn dưới giác độ phân cơng lao động xã hội thì thương mại được coi là một ngành
kinh tế độc lập của nền kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng tổ chức

lưu thơng hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán
nhằm sinh lợi.


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×