Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TIỂU LUẬN TRÊN cơ sở lý LUẬN HÌNNH THÁI KINH tế xã hội của c mác và THỰC TIỄN VIỆT NAM, bạn hãy lý GIẢI TÍNH tất yếu của QUÁ TRÌNH TIẾN THẲNG lên CNXH bỏ QUA CHẾ độ tư bản CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM ĐỒNG THỜI XEM xét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.05 KB, 9 trang )

TRƯỜNG…
LỚP:
MÃ LHP:

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC CAO HỌC
DÙNG CHO HỌC VIÊN LỚP CAO HỌC
HÌNH THỨC: TIỂU LUẬN KHƠNG THUYẾT TRÌNH (TLOTT)
TRÊN CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA C.
MÁC VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM, BẠN HÃY LÝ GIẢI TÍNH TẤT
YẾU CỦA Q TRÌNH TIẾN THẲNG LÊN CNXH BỎ QUA CHẾ
ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM; ĐỒNG THỜI NÊU RA
VÀ LUẬN GIẢI NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT HIỆN NAY
ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH NÀY.

Họ và tên học viên:
Mã số HV:
Họ và tên người hướng dẫn:

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác
Tính tất yếu của q trình tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ
2.
qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
Những vấn đề cần giải quyết hiện nay để thúc đẩy quá trình


3.

1
2
2
3

tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa ở Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4
6
7


3
MỞ ĐẦU
Mọi người đều biết, “trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác đã có khơng ít
cách tiếp cận khi nghiên cứu sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ những nhận thức
khác nhau, với những ý tưởng khác nhau mà có sự phân chia lịch sử tiến hóa của xã
hội theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà xã hội học Vicô ở Italia (1668-1744)
đã phân chia các thời kì phát triển của xã hội giống như phân chia các giai đoạn của
một đời người: thơ ấu, thanh niên, thành niên và tuổi già. Nhà triết học duy tâm Hêghen (1770-1831) phân chia lịch sử xã hội lồi người thành ba thời kì chủ yếu: thời kì
phương Đơng, thời kì cổ đại và thời kì Giécmani. Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng
Pháp Phuriê (1722-1837) chia lịch sử xã hội thành bốn giai đoạn: giai đoạn mông
muội, giai đoạn dã man, giai đoạn gia trưởng, giai đoạn văn minh. Cịn nhà nhân
chủng Mỹ Hangri Mcgăng (1818-1881) lại phân chia xã hội thành ba thời đại: thời

đại mông muội, thời đại dã man và thời đại văn minh” [2, tr.185].
Dựa trên cơ sở khoa học và cách tiếp cận duy vật biện chứng về lịch sử, các nhà
kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận giải một cách khoa học về sự phát triển lịch
sử xã hội lồi người tuần tự từ thấp tới cao. Đó là lý luận về hình thái kinh tế xã hội,
trong đó khẳng định sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử
tự nhiên. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận về hình thái kinh tế xã hội, Đảng ta
khẳng định tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu hợp
quy luật. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Trên cơ sở lý luận hình thái kinh tế - xã hội của
C.Mác và thực tiễn Việt Nam, bạn hãy lý giải tính tất yếu của quá trình tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam; Đồng thời nêu ra
và luận giải những vấn đề cần giải quyết hiện nay để thúc đẩy quá trình này” làm
đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.


4
NỘI DUNG
1. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác
Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, C. Mác đã tìm được cơng cụ nhận
thức vĩ đại các vấn đề phức tạp nhất là xã hội loài người trên cơ sở phương pháp luận
khoa học, khi đánh giá về vấn đề này, V.I. Lênin chỉ ra “thành tựu vĩ đại nhất của tư
tưởng khoa học, trong đó cốt lõi là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Giai cấp tư
bản không thể chấp nhận được học thuyết này vì trong đó đã luận chứng một cách
khoa học chặt chẽ chế độ tư bản sẽ bị thay thế bằng chế độ cộng sản chủ nghĩa theo
quy luật chung của tiến hóa xã hội, mà chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác đã tìm ra.
Bằng sự nghiêm túc khoa học, chúng ta thấy rằng cho đến nay chưa có học thuyết nào
về tiến hóa xã hội có thể thay thế được học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội.
Học thuyết này đem đến cho chúng ta cơ sở phương pháp luận để nhận thức quy luật
phát triển xã hội và một niềm tin khoa học vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa” [3,
tr.417]. Như vậy, C. Mác đã nhìn nhận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một quy
luật nội tại phát triển của xã hội.

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể quan niệm “Hình thái kinh tế - xã hội là một
phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ
nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây
dựng trên những quan hệ sản xuất ấy” [2, tr.190].
Các yếu tố cấu thành nên hình thái kinh tế - xã hội bao gồm lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. “Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật của mỗi hình
thài kinh tế-xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế, xét cho cùng
do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất qua các hình thái kinh tế - xã hội
nối tiếp nhau từ thấp lên cao” [2, tr.191]. “Quan hệ sản xuất, quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất - là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả
mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản
xuất của nó tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản
xuất là một tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội khác, đồng
thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của của lịch sử” [2, tr.192].


5
Bảo vệ lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen, “V.I. Lênin bác bỏ các quan điểm
này, song đến nay vẫn tồn tại, kể cả biến thể của nó là loại quan điểm cho rằng chế độ
xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do hệ tư tưởng Mác Lênin sai trong đó có lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Đối với nước ta những năm gần
đây cũng có một số ý kiến tương tự, cho rằng ta chưa có tất yếu kinh tế để lựa chọn con
đường xã hội chủ nghĩa và để bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bác bỏ gián tiếp: Loại
quan điểm này thể hiện dưới dạng: Chứng minh chủ nghĩa xã hội không có tương lai, tất
yếu bị diệt vong. Chủ nghĩa tư bản là nấc thang cao nhất của lịch sử xã hội, nó tồn tại
vĩnh viễn. Muốn thay thế học thuyết hình thái kinh tế xã hội bằng học thuyết khác. Điển
hình cho loại quan điểm này là tiếp cận theo nền văn minh. Xã hội phát triển từ nền văn
minh nông nghiệp đến văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Sai lầm căn
bản của cách tiếp cận này là coi trình độ phát triển khoa học, cơng nghệ, lực lượng sản
xuất là yếu tố quyết định duy nhất bỏ qua vai trò của quan hệ kinh tế, giai cấp, chế độ

chính trị” [4, tr.391].
2. Tính tất yếu của quá trình tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
Tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được thể hiện: “Như đã biết,
xã hội có áp bức ắt hẳn có đấu tranh và nhân dân ta đã lấy đấu tranh để chống lại
áp bức bóc lột của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Là một dân tộc u chuộng hịa
bình, từ ngàn đời khát khao về một xã hội công bằng tốt đẹp thể hiện qua những
cuộc đấu tranh chống ngọai xâm và ước mơ giải phóng dân tộc, dân ta phải đấu
tranh với kẻ thù đàn áp. Đó là tính tất yếu của xã hội. Nhưng vì sao chúng ta lựa
chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua tư bnar chủ nghĩa? Có thể thấy
những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn
con đường cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành cơng. Điều đó cho
thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản không phù hợp với thực trạng
nước ta bấy giờ. Đến với con đường đấu tranh của Hồ Chí Minh, Người đã chọn
hình thức đấu tranh vơ sản, do giai câp công nhân, nông dân lãnh đạo, và đã giành
được thắng lợi thể hiện ở Cách mạng Tháng 8 thành công, miền Bắc đi lên xây
dựng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng này chứng minh sự lựa chọn của Đảng và
nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế Việt Nam” [1, tr.137].


6
Sự phù hợp đó là “phù hợp với xu thế của thời đại, của nguyện vọng chính đáng
của tồn thể dân tộc Việt Nam, là con đường duy nhất đúng cho cách mạng Việt Nam;
chỉ có tiên sleen chủ nghĩa xã hội thì đất nước ta mới hiện thực hóa ước mơ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là dân ta được ấm no, nước nhà được hạnh phúc, sánh vai với các
cường quốc năm châu” [5, tr.80].
Đây chính là “quy luật phù hợp với sự chuyển đổi đối với các nước đi lên xã
hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay, hay nói cách khác đấy chính là sự phù hợp với
lý luận cách mạng ko ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc, nước

ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc, vừa đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ ở miền Nam, đồng thời đấy cũng là sự
phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay: Chủ nghĩa tư bảnvới những mâu thuẫn ngày
càng gay gắt và sâu sắc chắc chắn sẽ bị thay thế bởi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên
phạm vi tòan thế giới. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của lồi người. Đây là
xu hướng khách quan thích hợp với lịch sử” [5, tr.82].
3. Những vấn đề cần giải quyết hiện nay để thúc đẩy quá trình tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
“Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là công cuộc hồn
tồn mới mẻ và vơ cùng khó khăn, phức tạp, diễn ra lâu dài quanh co. Triển vọng
thành công của tiến trình này hiện phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất và bản
lĩnh của chính chủ thể tại những địa bàn mà nó đang được tiếp tục triển khai, đẩy
mạnh” [7, tr.120]. Với ý nghĩa đó, đối với nước ta, những vấn đề cần giải quyết hiện
nay để thúc đẩy quá trình tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa đó là:
Thứ nhất, “xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh về cả chính trị, tư
tưởng và tổ chức, đồn kết nhất trí cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, xứng đáng
là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc; có đủ trình độ và năng lực đề ra chiến
lược và các chính sách đúng đắn, dẫn dắt tồn dân tộc vững bước trên con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội” [6, tr.50].


7
Thứ hai, “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do
dân và vì dân. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là khó khăn, phức tạp.
Do vậy, địi hỏi phải có một nhà nước khơng những có quyết tâm, trung thành với con
đường đã lựa chọn, mà còn phải có kiến thức đầy đủ để xác định những bước quá độ,
những mục tiêu, bước đi biện pháp thích hợp để thực hiện trong mỗi bước quá độ và
kịp thời chuyển từ bước quá độ này sang bước quá độ khác. Nếu khơng như thế thì

những sai lầm tả khuynh hoặc hữu khuynh sẽ không tránh khỏi, gây tác hại đối với tiến
trình cách mạng” [6, tr.51].
Thứ ba, “xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế. Trên cơ sở những tiền đề chính trị đã có, chúng ta cần huy động mọi khả năng
của các thành phần kinh tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường, tận dụng khai thác tối đa
mọi lợi thế và nguồn lực của đất nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên nguyên
tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi; tiếp thu, sử dụng có hiệu quả
những thành tựu khoa học công nghệ mới, nguồn vốn và kinh nghiệp quản lý tiên tiến
của nước ngoài” [6, tr.52].
Thứ tư, “đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cả quy mô bề
rộng lẫn chiều sâu, tạo đường băng để đất nước “cất cánh” một cách hiện thực hướng tới
năm 2045 trở thành một nước công nghiệp, chứ không dừng lại ở những phương hướng
chung. Nghĩa là, phải xây dựng một chương trình khả thi cho tất cả cơng nghiệp, nông
nghiệp và các ngành kinh tế khác, ưu tiên cho nông nghiệp, cho các vùng kinh tế - xã
hội trọng điểm, cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng…” [6, tr.53].


8
KẾT LUẬN
Thực tế đã khẳng định rằng “cho đến nay học thuyết của C. Mác về hình thái
kinh tế - xã hội vẫn là quan niệm duy nhất khoa học và cách mạng để nghiên cứu phân
tích lịch sử và nhận thức các vấn đề trong xã hội . Bởi vì học thuyết đó địi hỏi phải
phân tích sự phát triển của các xã hội như một quá trình lịch tổng hợp các nhân tố và
quy luật khách quan, nó là cơ sở phương pháp luận của sự phân tích khoa học về xã
hội, là hòn đá tảng của khoa học xã hội. Là nguyên lý để nước ta áp dụng vào phát
triển kinh tế” [7, tr.94].
Phát triển kinh tế khơng những là “địi hỏi cho mỗi Đảng mỗi Nhà nước mà cịn
là nhiệm vụ trọng tâm của tồn xã hội. Nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho
hành động đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đi từ khó

khăn ban đầu đến vẻ vang độc lập như ngày hôm nay. Dưới ánh sáng chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta với tư cách là thành viên của giai cấp vô sản trên thế giới đã đồng tâm, đồng
sức cùng với nhân dân cả nước, nhân dân tiến bộ trên thế giới mãi mãi dương cao ngọn
cờ cách mạng phấn đấu không mệt mỏi vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng
bằng và văn minh” [7, tr.95].


9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, 2006.
2. Hội đồng lý luận trung ương (2012), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. V.I.Lênin, toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
4. V.I.Lênin, toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
5. Nguyễn Văn Phú, Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội và vận dụng ở Việt
Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 45/2021.
6. Trần Văn Thắng, Giải pháp đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị truyền thơng, số 87/2020.
7. Nguyễn Đắc Việt, Tư duy biện chứng trong phân kỳ lịch sử xã hội, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 11/2019.



×