Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP THÀNH tựu và KINH NGHIỆM của ĐẢNG TRONG CÔNG CUỘC xây DỰNG CHỦ NGHĨA xã hội ở MIỀN bắc (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.47 KB, 36 trang )

1
MỞ ĐẦU
Sau năm 1954, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)
trong khi miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
(CMDTDCND) là một nét đặc biệt, chưa có tiền lệ trong lịch sử.
Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát về
mọi mặt, kinh tế hầu như khơng có gì đáng kể, lại trải qua các giai đoạn lịch sử
đặc biệt. Đây là đặc điểm nổi bật khác với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy,
việc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn theo quy luật chung về
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong hồn cảnh đó, việc nhìn nhận, đánh giá chủ trương, đường lối,
cũng như quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa có những
ý kiến khơng đồng nhất, thậm chí trái ngược nhau.
Qua nghiên cứu nội dung “Thành tựu và kinh nghiệm Đảng lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”, giúp chúng ta hiểu thêm và thống nhất
nhận thức về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc
(1954 -1975), đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số
kinh nghiệm Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ hơn.


2
NỘI DUNG
I. ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC

1.1. Đặc điểm miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh đất
nước tạm thời bị chia làm hai miền, mỗi miền có chế độ chính trị, xã hội khác
nhau. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7- 5- 1954) miền Bắc hồn tồn
giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành,
bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đế quốc Mỹ thay chân thực dân


Pháp vào xâm lược miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn
cứ quân sự của chúng. Tính chất xã hội miền Nam vẫn là thuộc địa nửa phong
kiến, nhiệm vụ cách mạng cơ bản chưa thay đổi.
Từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh tàn phá nặng nề, bỏ qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đồng thời miền Bắc cịn phải thường xun
đối phó với chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đây là đặc điểm lớn nhất của
miền Bắc khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình thế giới có nhiều thuận
lợi và cũng khơng ít những khó khăn, phức tạp. Cách mạng thế giới ở thế chiến
lược tiến công. Ba dòng thác cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ đang tấn
công vào dinh luỹ của chủ nghĩa đế quốc do đế quốc Mỹ đứng đầu.
1.2. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
Từ 7- 1954 đến 9- 1960, trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc, Đảng ta đã tích lũy được những kinh nghiệm bước đầu, từng
bước xác lập nội dung cơ bản về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9- 1960) đã
phân tích những đặc điểm cơ bản của miền Bắc khi bước vào thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, xác định đường lối chung cách mạng Việt Nam trong giai đoạn


3
mới, đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đường lối
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: “Đoàn kết toàn dân,
phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống đấu tranh anh dũng, lao
động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội
chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền
Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện
thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hồ

bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới.
Muốn đạt mục tiêu ấy, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm
nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp
tư bản tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện cơng nghiệp
hố xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh
cách mạng cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến
nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có cơng nghiệp hiện đại, nơng nghiệp
hiện đại, văn hố và khoa học tiên tiến”1.
Đường lối đó bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Xây dựng đời sống
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững
mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hồ bình thống nhất nước nhà; góp phần tăng
cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hồ bình ở Đơng Nam Á và thế giới.
- Con đường để đạt mục tiêu trên là: Sử dụng chính quyền dân chủ nhân
dân làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ sản, để cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960,
tr.78-79.


4
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng một
cách hợp lí, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy
mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hoá và kĩ thuật, để biến nước
ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có cơng nghiệp hiện đại, nơng nghiệp hiện
đại, văn hóa, khoa học tiên tiến.
- Về nhịp độ và bước đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là:
Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vị trí quyết
định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp
thống nhất nước nhà.
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961 - 1965), nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Thực chất đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do Đại hội lần
thứ III của Đảng xác định là đường lối tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất
và lực lượng sản xuất, về xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm
tạo ra một hình thái kinh tế - xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Những tư tưởng cơ bản của đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc còn được Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển trong những năm tiếp theo.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 19 (1- 1971) nhấn mạnh:
Phải nắm vững chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản
xuất, cách mạng kĩ thuật và cách mạng tư tưởng, văn hoá); khẳng định thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội là lâu dài phải trải qua nhiều bước quá độ nhỏ mà
miền Bắc đang ở bước đi ban đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; kết
hợp chặt chẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.


5
II. QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở MIỀN BẮC (1954 - 1975)

2.1. Thời kì khơi phục, cải tạo kinh tế (1954 - 1957)
Từ tháng 7- 1954, miền Bắc hồn tồn giải phóng, Đảng quyết định đưa
miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong ba năm đầu (1955
- 1957), Đảng chủ trương khôi phục kinh tế sau chiến tranh và hồn thành những
nhiệm vụ cịn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9- 1954 chỉ rõ: Nhiệm vụ to lớn là hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời
sống cho nhân dân, phát triển kinh tế có kế hoạch và làm từng bước; mở rộng
giao lưu kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Đến tháng 8- 1955, Hội nghị lần
thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch 3 năm khôi phục và
phát triển kinh tế - văn hố (1955 - 1957). Phương châm chỉ đạo: Khơi phục là
chính, đồng thời phát triển trong phạm vi cần thiết và có thể được; trọng tâm là
khơi phục nơng nghiệp, dựa trên cơ sở khôi phục nông nghiệp mà khôi phục các
ngành khác. Phấn đấu sau 3 năm khôi phục đạt và vượt mức sản xuất trước chiến
tranh. Trong nông nghiệp, trọng tâm là giải quyết lương thực. Trong công
nghiệp, chú trọng tiểu thủ công nghiệp, đồng thời tăng cường các xí nghiệp quốc
doanh, xây dựng một số cơ sở mới về công nghiệp một cách vững chắc phục vụ
sản xuất, dân sinh và quốc phòng.
Thực hiện chủ trương của Đảng trong sản xuất nông nghiệp, giai cấp nông
dân phấn khởi phục hoá, khai hoang, làm thuỷ lợi, đẩy mạnh sản xuất tăng nhanh
sản lượng lương thực. Đến năm 1957, sản lượng lương thực ở miền Bắc vượt
mức trước chiến tranh 2,4 triệu tấn. Trong thời kì này, Đảng cịn chỉ đạo xây
dựng thí điểm 44 hợp tác xã và 8 vạn tổ đổi công.
Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, được sự giúp đỡ của các
nước xã hội chủ nghĩa anh em, miền Bắc vừa khơi phục xí nghiệp cũ vừa xây


6
dựng thêm một số xí nghiệp mới. Hầu hết các cơ sở cơng nghiệp, nhà máy, xí
nghiệp quan trọng đi vào hoạt động có hiệu quả, giai cấp cơng nhân phấn khởi
làm chủ cơ sở sản xuất.
Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được hình thành; giao thơng
vận tải được khơi phục và phát triển; văn hố, giáo dục, y tế phát triển nhanh
chóng.
Đồng thời, Đảng chú ý bồi dưỡng, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ.

Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở được xây dựng và củng cố. Công tác
xây dựng Đảng được chú trọng, Nhà nước dân chủ nhân dân được tăng cường
làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ sản. Khối đại đoàn kết toàn dân trong
Mặt trận được củng cố. Khuynh hướng tư tưởng tư sản và các tư tưởng văn hoá
lạc hậu bị đánh bại, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Về thực hiện nhiệm vụ cải cách ruộng đất, từ năm 1953 khi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp đến giai đoạn quyết định, Đảng đã chủ trương phát
động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Trong hai năm 1954 1956, cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tiếp tục tiến hành với 4 đợt (từ đợt 2
đến đợt 5) trên phạm vi 3.314 xã. Qua 5 đợt cải cách ruộng đất, Hội nghị lần thứ
10 (từ 25- 8 đến 18- 10- 1956) và Hội nghị lần thứ 14 (11- 1958) của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi to
lớn và căn bản. Toàn bộ giai cấp địa chủ, phong kiến, đối tượng của cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân bị đánh đổ, 81 vạn ha ruộng đất, nhiều trâu bị, nơng
cụ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. Giai cấp nông dân được giải phóng, lên địa
vị làm chủ, đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Bắc, tạo tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi để miền Bắc làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo cải cách ruộng đất đã
mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm cách


7
mạng của nhân dân. Đảng ta đã công khai nhận khuyết điểm trước đồng bào cả
nước và kiên quyết sửa sai.
2.2. Thời kì cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1958 - 1960)
Với thắng lợi của khôi phục, phát triển kinh tế (1954 - 1958), tháng 111958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 bàn về kế
hoạch 3 năm (1958 - 1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh
tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, thành phần kinh tế tư bản tư doanh, người
buôn bán nhỏ.
Hội nghị xác định khâu chính trong cải tạo là cải tạo nông nghiệp, ra sức
phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đồng thời với cải tạo và phát triển

kinh tế phải tiến hành cơng tác giáo dục, văn hố, tư tưởng, coi đó là một bộ
phận quan trọng, khăng khít của nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quá trình cải tạo các thành phần kinh tế là q trình xác lập chế độ cơng hữu về
tư liệu sản xuất dưới hai hình thức chủ yếu: sở hữu nhà nước (toàn dân) và sở
hữu tập thể, nhằm hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Tháng 4-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 16
bàn về cải tạo nông nghiệp cá thể ở miền Bắc theo hướng hợp tác hoá xã hội chủ
nghĩa, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, thủ
công nghiệp và những người buôn bán nhỏ.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 16 chỉ rõ: miền Bắc cần và có thể tiến hành hợp tác hố nơng
nghiệp trong điều kiện chưa cơ giới. Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp
phải kết hợp chặt chẽ với vận động cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động.
Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp là tự nguyện, cùng có lợi
và quản lý dân chủ. Phương châm tiến hành cải tạo là tích cực, vững chắc, qui
hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng. Trong thời gian đầu phải đi từ thấp đến
cao, qua ba bước: tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao để cho


8
nông dân làm quen với lối làm ăn tập thể và phù hợp với trình độ quản lý của cán
bộ.
Đối với ngư nghiệp, ngày 16- 6- 1960, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị về thành
lập hợp tác xã nghề cá ở vùng biển. Bộ Chính trị chỉ rõ: Xây dựng hợp tác xã
nghề cá phải bao gồm cả cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển sản xuất, lấy phát
triển sản xuất để đẩy mạnh phong trào hợp tác xã.
Chủ trương cải tạo về nông nghiệp đúng đắn của Đảng đã lôi cuốn đông đảo
nông dân xin gia nhập hợp tác xã. Các nông trường quốc doanh cũng được tổ
chức lại và quản lí thống nhất của Bộ Nơng trường. Phong trào làm thuỷ lợi,
phân bón, cải tiến kĩ thuật canh tác phát triển mạnh.

Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, Đảng quyết định cải tạo bằng
phương pháp hồ bình. Điểm mấu chốt về kinh tế trong cải tạo bằng phương
pháp hồ bình là chính sách chuộc lại tư liệu sản xuất mà tư sản nắm, không tịch
thu, đồng thời sắp xếp việc làm cho các nhà tư bản và giai cấp tư sản. Bước đi
của cải tạo cũng từ thấp đến cao. Điều kiện chủ chốt phải tăng cường kinh tế
quốc doanh, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, củng cố liên minh công nông và giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân. Thực hiện chủ trương
của Đảng, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong công, thương nghiệp tư bản
tư doanh nhanh chóng giành thắng lợi.
Đối với thủ công nghiệp, Đảng chủ trương đưa thợ thủ công đi theo con
đường hợp tác hoá, cải tiến kĩ thuật, tận dụng khả năng của thủ công nghiệp phục
vụ nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Trong những năm
1959 - 1960, việc tập thể hoá tiểu thủ cơng nghiệp đã cơ bản hồn thành.
Đối với những người buôn bán nhỏ, Đảng chủ trương giáo dục, giúp đỡ làm
cho họ tự nguyện và tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa, tích cực tổ chức họ lại
dưới hình thức hợp tác xã, đồng thời chuyển dần một số sang sản xuất.


9
Đồng thời với cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng chỉ đạo phát triển thành phần
kinh tế quốc doanh, phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và thương nghiệp xã
hội chủ nghĩa. Sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục, y tế được Đảng, Nhà nước
quan tâm xây dựng. Hệ thống y tế hình thành cơ bản trên khắp các địa phương
miền Bắc.
Trong 3 năm (1958 - 1960), công tác xây dựng Đảng được đẩy lên một
bước, chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Việc xây dựng Nhà nước và các đoàn thể quần chúng được xúc tiến mạnh
mẽ. Ngày 29- 4- 1958, Quốc hội thơng qua Luật tổ chức chính quyền địa
phương, bãi bỏ cấp trung gian là khu, liên khu để các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Tháng 12- 1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới. Các tổ chức
quần chúng trong Mặt trận dân tộc thống nhất đều được củng cố và hoạt động

tích cực. Quân đội nhân dân Việt Nam được đặc biệt quan tâm xây dựng, từng
bước tiến lên chính qui, hiện đại.
2.3. Đảng thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)
Đồng thời với xác định đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc, Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là: Thực hiện một bước cơng
nghiệp hố xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ
nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền
Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch là: Ra sức phát triển công nghiệp và nông
nghiệp, thực hiện một bước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức
phát triển nông nghiệp tồn diện, phát triển cơng nghiệp nhẹ, phát triển giao
thông vận tải, tăng cường thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác
xã, chuẩn bị cơ sở tiến lên xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp và
nông nghiệp xã hội chủ nghĩa;


10
Hồn thành cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh,
tăng cường kinh tế quốc doanh, tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu toàn dân và
sở hữu tập thể, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân;
Nâng cao trình độ văn hố của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ xây dựng kinh tế và cơng nhân lành nghề, nâng cao
trình độ quản lý kinh tế, của đội ngũ cán bộ cácc cấp, của nhân dân lao động xúc
tiến công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật, thăm dò tài nguyên và
tiến hành điều tra cơ bản phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; phát triển
văn hoá xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời với phát triển kinh tế, ra sức củng cố quốc phòng, giữ vững trật
tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu chủ
yếu là: Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp tăng 148% so với
năm 1960, bình quân hàng năm tăng khoảng 20%. Giá tri tổng sản lượng lương
thực dự tính tăng 10%. Về xây dựng cơ bản, Nhà nước đầu tư 48% ngân sách.
Thu nhập thực tế bình quân đầu người đến năm 1965 tăng khoảng 30% so với
năm 1960.
Sau Đại hội, Đảng đã chỉ đạo cụ thể để thực hiện đường lối chung về cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 1965).
Mùa xuân năm 1961, Bộ Chính trị mở đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong
tồn Đảng, tồn dân nhằm khắc phục những tư tưởng trở ngại, tạo nên khí thế
cách mạng mới, nâng cao ý thức làm chủ và tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa;
xây dựng quan điểm phục vụ sản xuất; quan điểm cần, kiệm xây dựng nước nhà;
quan điểm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Từ đây
phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh mẽ.


11
Ngày 26- 1- 1961, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết về việc đẩy
mạnh phong trào thi đua yêu nước bảo đảm hoàn thành toàn diện và vượt mức kế
hoạch nhà nước năm 1961 và Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Thực hiện chủ
trương của Đảng, phong trào thi đua đã phát triển sâu rộng và ngày càng thiết
thực. Đáng kể nhất là các phong trào thi đua “Sóng Dun Hải” trong cơng
nghiệp, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, thi đua đuổi kịp và vượt Thành
Công trong thủ công nghiệp, thi đua giành cờ “Ba nhất” trong quân đội, thi đua
giành “Hai tốt” trong ngành giáo dục. Qua phong trào thi đua, những tổ, đội lao
động xã hội chủ nghĩa, những chiến sĩ thi đua xuất hiện ngày càng nhiều.
Ngày 9- 2- 1963, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cuộc vận động cải tiến quản
lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ

và vững chắc. Ngày 24- 7- 1963, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cuộc vận động
“Nâng cao ý thức trách nhiệm tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ
thuật, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu” gọi tắt là cuộc vận động “Ba xây, ba
chống” với mục đích tăng cường và quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kĩ thuật,
đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động. Ngoài hai cuộc vận động này, cịn
có cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi.
Tháng 7- 1961, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 5
bàn về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Hội nghị chỉ ra vấn đề mấu chốt phải
xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất mới ở nông thôn, nhằm đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp, bảo đảm các yêu cầu chủ yếu về cung cấp lương thực, thực
phẩm, cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và một số sản phẩm xuất khẩu
để đổi lấy máy móc thiết bị, làm cho nông thôn trở thành thị trường tiêu thụ rộng
lớn của công nghiệp. Phấn đấu sau 5 năm đưa mức sống của xã viên lên ngang
mức sống của trung nông lớp trên, thay đổi bộ mặt nông thôn; làm cho nông
nghiệp trở thành cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp, đưa nông nghiệp
tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Phương châm phát


12
triển nơng nghiệp là: Phát triển tồn diện, lấy lương thực làm trọng tâm; thuỷ lợi
là biện pháp hàng đầu; củng cố và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp và nơng
trường quốc doanh là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy mạnh phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Về công nghiệp, sau một thời gian phục hồi, cải tạo, xây dựng và phát triển,
căn cứ vào thực tế tình hình và yêu cầu phát triển của công nghiệp, tháng 61962 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 7 bàn về xây dựng
và phát triển công nghiệp. Hội nghị chủ trương trong thời kỳ đầu “…phấn đấu
thực hiện một sự chuyển biến căn bản trong nền kinh tế quốc dân, tiến hành
trang bị cơ khí và nửa cơ khí một cách phổ biến, xố bỏ tình trạng thủ cơng lạc
hậu lâu đời và tình trạng mất cân đối nghiêm trọng hiện nay trong các ngành
sản xuất, bảo đảm cho nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác phát

triển nhịp nhàng và mạnh mẽ”2.
Nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất là: Phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hố xã hội chủ nghĩa và hồn thành
cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Phương châm phát triển là: Vừa đi ngay vào
kĩ thuật hiện đại, vừa đi tuần tự từ sản xuất thủ cơng lên nửa cơ khí và đại cơ khí;
kết hợp xây dựng xí nghiệp qui mơ lớn với xí nghiệp qui mơ vừa và nhỏ; kết hợp
kĩ thuật hiện đại với kĩ thuật thô sơ; kết hợp xây dựng những xí nghiệp mới với
việc tận dụng những xí nghiệp cũ; kết hợp phát triển công nghiệp địa phương với
phát triển công nghiệp trung ương.
Tháng 4- 1963, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 8
bàn về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm (1961 - 1965). Hội nghị đưa
ra phương hướng nhiệm vụ, những chỉ tiêu và biện pháp chủ yếu của kế hoạch 5
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Tồn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.355.


13
năm lần thứ nhất; làm sâu sắc thêm đường lối, bước đi, tốc độ của cơng nghiệp
hố xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; phát triển một số vấn đề về phương hướng xây
dựng chủ nghĩa xã hội như: quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ giữa
cơng nghiệp và nông nghiệp, quan hệ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc
phịng; phương hướng tích luỹ, đầu tư, xây dựng cơ bản… theo tinh thần tự lực
cánh sinh, cần kiệm xây dựng đất nước, khắc phục những non yếu trong nền kinh
tế.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc, cuộc
đấu tranh của nhân dân miền Nam chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ
diễn ra rất quyết liệt. Trước nguy cơ sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền, đế quốc
Mĩ một mặt đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, mặt khác tăng cường
phá hoại ra miền Bắc. Trước tình hình mới, ngày 27- 3- 1964, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Tại Hội nghị này, Hồ Chủ tịch kêu
gọi mỗi người “Làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột
thịt”.
Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ngày 18- 4- 1964, Ban Bí thư Trung
ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng
hai” đưa phong trào thi đua yêu nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
chi viện cho miền Nam lên một bước mới. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư,
phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai” đã nhanh chóng lan rộng khắp
miền Bắc, nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và công tác xuất hiện. Phong
trào thi đua đã góp phần thúc đẩy hồn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước năm
1964 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Tháng 12- 1964, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 10
bàn về thương nghiệp và giá cả. Căn cứ vào đường lối chung xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, Hội nghị nhấn mạnh: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc phải tiến hành tồn diện trên tất cả các mặt khơng được xem nhẹ mặt nào.
Thương nghiệp, giá cả phải góp phần xây dựng các mối quan hệ lớn và giải


14
quyết những mâu thuẫn trên con đường tiến lên để xây dựng, củng cố quan hệ
sản xuất mới, phục vụ xây dựng kinh tế kết hợp củng cố quốc phòng; phải nhận
rõ sự phát triển kinh tế hàng hoá ở miền Bắc trong cả thời kỳ quá độ là khách
quan; phải dựa vào thị trường trong nước là chính, trước mắt và chủ yếu là thị
trường nông thôn; phải mở rộng giao lưu hàng hố trong nước và với nước
ngồi; phải tiếp tục tăng cường lực lượng thương nghiệp quốc doanh và hợp tác
xã mua bán; phải coi trọng cả hai mặt giá trị sử dụng và giá trị của hàng hố; kết
hợp chặt chẽ thị trường thống nhất tồn miền Bắc.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc đã giành được những
thắng lợi to lớn đưa miền Bắc thực sự trở thành căn cứ địa của cách mạng cả
nước và hậu phương lớn của cách mạng miền Nam. Thắng lợi đó chứng minh

đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc của Đảng là đúng đắn, củng cố
thêm niềm tin, xây dựng ý chí quyết tâm cho quân dân cả nước vào thực hiện
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
2.4. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội (1965 – 1975)
2.4.1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng chuyển hướng xây dựng kinh
tế ở miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968)
Đến năm 1965, miền Bắc đã có hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất sắp hoàn thành thì đế quốc Mỹ chuyển sang “chiến
tranh cục bộ” và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Bom đạn của đế quốc
Mĩ đe dọa trực tiếp những thành quả của chủ nghĩa xã hội được xây dựng hơn 10
năm qua. Trước tình hình mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng liên tiếp họp
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 (3- 1965) và lần thứ 12 (121965) xác định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đối với miền Bắc, phương
hướng nhiệm vụ chung là: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Nhiệm vụ
cụ thể là:


15
Xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc của cách mạng miền
Nam, đồng thời bảo đảm đời sống cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu hậu cần tại
chỗ.
Đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc
Mỹ.
Tăng cường chi viện cho miền Nam, tích cực giúp đỡ cách mạng Lào và
cách mạng Campuchia.
Miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội song phải chuyển hướng
xây dựng kinh tế phù hợp với tình hình cả nước có chiến tranh. Sự chuyển hướng
đó thể hiện trên các mặt sau:
Về kinh tế, chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế phù hợp với tình
hình miền Bắc có chiến tranh phá hoại, bảo đảm được yêu cầu chiến đấu, sẵn
sàng chiến đấu, tăng cường chi viện cho miền Nam, song vẫn bảo đảm được

phương hướng lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Về quốc phòng, tăng cường về mọi mặt; phát động phong trào tồn dân
phịng tránh, tồn dân chống chiến tranh phá hoại của địch. Tranh thủ sự giúp đỡ
về vũ khí và phương tiện chiến tranh của các nước anh em.
Về tư tưởng và tổ chức, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ âm mưu của
địch, chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
Giao thơng vận tải phải tăng cường lực lượng cán bộ, phương tiện và vật
chất. Trên các tuyến đường giao thông thực hiện khẩu hiệu “địch phá, ta cứ đi”,
“đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”.
Chủ trương của Đảng được quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân. Phong trào
thi đua: Mỗi người làm việc bằng hai, ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích
cực chi viện cho cách mạng miền Nam của Hồ Chủ tịch, trở thành phong trào
cách mạng tự giác trong các ngành, các đoàn thể thi đua xây dựng chủ nghĩa xã
hội và chi viện cho miền Nam.


16
Trong nơng nghiệp có phong trào thi đua “tay cày tay súng” phấn đấu đạt 3
mục tiêu (5 tấn thóc, 2 con lợn, 1 lao động trên 1 héc ta gieo trồng), nhiều điển
hình sản xuất, thâm canh giỏi xuất hiện. Trong công nghiệp, phong trào thi đua
“tay búa tay súng” đã giữ vững sản xuất, một số ngành có phát triển. Các lĩnh
vực thương nghiệp, tài chính, giao thơng vận tải, văn hố, giáo dục, y tế vẫn duy
trì hoạt động và đạt hiệu quả cao. Các đoàn thể nhân dân thi đua sơi nổi, khẩn
trương với lịng nhiệt tình cách mạng và tinh thần quyết thắng cao. Hàng vạn
thanh niên với tinh thần “Ba sẵn sàng” được điều động vào chiến đấu và phục vụ
chiến đấu. Phụ nữ đảm bảo xây dựng hậu phương với tinh thần “Ba đảm đang”.
Phụ lão có phong trào “Ba hăng hái”…
Trong 4 năm (từ 5- 8- 1964 đến 1- 11- 1968), quân và dân miền Bắc vừa
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chi viện mọi mặt cho miền Nam với tinh thần
“Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”. Miền Bắc còn đánh

thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ vào miền Bắc, bắn
rơi 3.234 máy bay, diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mỹ. Bắn chìm và bắn
cháy 143 tàu chiến. Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc, đế quốc Mĩ
buộc phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc kể từ ngày 31- 3- 1968 và ngừng
hoàn toàn ném bom trên miền Bắc từ ngày 1- 11- 1968.
2.4.2. Đảng lãnh đạo xây dựng miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đánh
thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ từ năm 1969 đến năm
1973
Bị thất bại nặng nề trong chiến tranh cục bộ, từ ngày 1- 11- 1968, đế quốc
Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom phá hoại miền Bắc
từ vĩ tuyến 20 trở ra. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung lần thứ
19 của Đảng (1- 1971) đã xác định: Khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc
là nhằm bảo đảm cho miền Bắc làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền
tuyến lớn miền Nam, đối với cách mạng Lào và cách mạng campuchia. Hội nghị


17
đề ra đường lối phát triển kinh tế trong bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ
sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng kinh tế trung ương,
đồng thời phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế với quốc phịng.
Phương hướng, nhiệm vụ khơi phục và phát triển kinh tế trong những năm
trước mắt (1971 - 1973) là: Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sản
xuất hàng tiêu dùng, khôi phục và phát triển công nghiệp nhẹ; khôi phục và phát
triển những ngành công nghiệp nặng chủ chốt phục vụ thiết thực cho nông
nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng; khôi phục và phát triển giao thông vận tải
phục vụ kịp thời cho chiến đấu, sản xuất, xây dựng và đời sống.
Sau Hội nghị lần thứ 19, đầu năm 1972 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
họp Hội nghị lần thứ 20 bàn về cải tiến quản lý kinh tế nhằm từng bước xây
dựng hệ thống quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của miền Bắc. Hội

nghị chỉ ra nhiệm vụ cải tiến công tác quản lý ở tất cả các khâu như: kế hoạch,
hạch toán kinh tế, khoa học kỹ thuật, tổ chức bộ máy quản lý…
Giữa lúc nhân dân ta đang dồn sức khôi phục kinh tế và đẩy mạnh cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 2- 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
vĩnh biệt chúng ta tại Hà Nội. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, học tập và làm theo Di chúc của Bác, biến đau thương thành hành
động cách mạng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã tập trung sức khôi phục và
phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam. Chủ trương khôi phục kinh tế được
biến thành hành động cách mạng rộng lớn của quần chúng và đã đạt được những
kết quả rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, giáo dục, văn hố, y tế, quốc phịng an ninh.
Trong khi nhân dân miền Bắc tranh thủ điều kiện có hồ bình khôi phục và
phát triển kinh tế đạt được những thành tựu mới, tăng cường tiềm lực cho cuộc
chống Mỹ cứu nước, nhân dân miền Nam cũng giành được những thắng lợi có ý


18
nghĩa chiến lược trong Xuân - Hè 1970 và năm 1971. Đặc biệt là cuộc tiến công
chiến lược năm 1972 đã làm cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế
quốc Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản.
Để cứu vãn nguy cơ thất bại, từ tháng 4- 1972 đế quốc Mĩ đánh phá trở lại
miền Bắc. Cuối năm 1972, đế quốc Mĩ đã huy động một lực lượng lớn khơng
qn chiến lược tập kích vào Hà Nội, Hải Phịng, các khu dân cư lớn với mức độ
tàn phá, huỷ diệt nhằm ngăn chặn và cắt đứt sự chi viện của miền Bắc đối với
mền Nam, phá hoại tiềm lực kinh tế, quân sự, uy hiếp tinh thần quyết thắng Mĩ
của nhân dân ta. Trước tình hình đó, ngày 1- 6- 1972 Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng chủ trương chuyển hướng mọi mặt ở miền Bắc, quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong mọi tình huống, đẩy mạnh sản xuất và
chiến đấu phù hợp với thời chiến.
Thực hiện chủ trương của Đảng, nhân dân miền Bắc đã nhanh chóng

chuyển mọi hoạt động sang thời chiến; mở rộng thêm lực lượng phịng khơng và
các lực lượng vũ trang nhân dân, đánh bại chiến tranh phá hoại của địch, bảo
đảm yêu cầu tuyển quân và lao động phục vụ chiến trường, bảo đảm hậu cần tại
chỗ; tăng cường cơng tác tư tưởng, xây dựng quyết tâm trong tồn Đảng, toàn
dân, toàn quân quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Vượt lên khó khăn, đau thương và sự ác liệt chưa từng có của những cuộc
ném bom, phong toả, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai (từ 6- 4- 1972 đến 15- 1- 1973) miền Bắc đã
giành thắng lợi to lớn, đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm
1972 trên bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27- 1- 1973) rút hết
quân Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta. Nhân dân ta đã thực hiện được quyết tâm
“đánh cho Mỹ cút”, để tiến lên “đánh cho ngụy nhào”.
2.4.3. Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát
triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam (1973 - 1975)


19
Sau Hiệp định Pari, nhân dân miền Bắc được sống trong hồ bình, phấn
khởi, tin tưởng, tự hào, lại tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và
phát triển kinh tế, văn hố làm trịn nhiệm vụ hậu phương lớn của mình. Thực
tiễn địi hỏi Đảng ta phải có đường lối thích hợp, vừa kiên quyết đẩy mạnh cuộc
kháng chiến chống Mỹ, vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa cách mạng
Việt Nam tiếp tục tiến lên.
Tháng 6- 1973, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp,
quyết định 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế (1973 - 1975) nằm trong quá
trình thực hiện bước đi ban đầu của thời kỳ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc. Tiếp theo Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
họp Hội nghị lần thứ 21 (7- 1973) và Hội nghị lần thứ 22 (12- 1973) xác định
nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn cách
mạng mới là: Nâng cao cảnh giác sẵn sàng đánh bại âm mưu của đế quốc Mỹ và

tay sai, ra sức làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền
Nam, làm tròn nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia.
Hội nghị thông qua kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong 2
năm 1973 - 1974 nhằm đạt 3 yêu cầu chính:
Một là, động viên và tổ chức mọi lực lượng lao động xã hội vào sản xuất,
xây dựng khí thế sơi nổi đẩy mạnh sản xuất, đưa sản xuất lên bằng hoặc cao hơn
mức đã đạt được năm 1965. Phấn đấu đến năm 1975 thu nhập quốc dân đủ cho
quỹ tiêu dùng xã hội, bảo đảm tốt yêu cầu chi viện cho miền Nam.
Hai là, củng cố một bước quan hệ sản xuất trong cả hai khu vực quốc doanh
và tập thể.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý nhà nước,
chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế từ Trung ương đến cơ sở.
Thực hiện chủ trương của Đảng, nhân dân miền Bắc hăng hái lao động sản
xuất, ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Sau 2 năm (1973 - 1974), miền Bắc đã
cơ bản khôi phục xong các cơ sở kinh tế. Trong nơng nghiệp, các cơng trình thuỷ


20
nông được khôi phục xong. Giao thông vận tải đã sửa chữa, khôi phục và mở
rộng nhiều tuyến đường, năng lực vận tải và khối lượng hàng hoá vận chuyển
tăng lên rõ rệt. Trong cơng nghiệp, tồn bộ các nhà máy được phục hồi. Văn hoá,
giáo dục, y tế đều được khôi phục và phát triển tốt.
Để đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu chi viện cho các chiến trường, từ
tháng 3- 1973 đến đầu năm 1975 chương trình mở rộng và hồn thiện hệ thống
đường chiến lược Đơng và Tây Trường Sơn được xúc tiến mạnh. Với tinh thần
“Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, chưa bao giờ sức người, sức của từ hậu phương
lớn đổ ra tiền tuyến nhiều như thế. Thế và lực của cách mạng miền Nam đã áp
đảo địch. Trên cơ sở đó, tháng 1- 1975 Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng
hồn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976, đồng thời dự kiến khi thời cơ
xuất hiện có thể giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Trong những năm 1973 - 1975, nhân dân miền Bắc đã đạt được những
thắng lợi cực kỳ to lớn trong khôi phục và phát triển kinh tế và chi viện cho miền
Nam, đồng thời là nhân tố quyết định sự nghiệp giải phóng miền Nam vào mùa
Xuân năm 1975.
III. THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954 - 1975)

3.1. Thành tựu, khuyết điểm và nguyên nhân
3.1.1. Thành tựu
Trải qua hơn 20 năm bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà thực
sự chỉ có 8 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hồ bình, nhưng miền Bắc đã
đạt được những thành tựu rất đáng tự hào trên các mặt chủ yếu sau.
Đã xố bỏ được chế độ người bóc lột người, xác lập được chế độ sở hữu xã
hội chủ nghĩa dưới hai hình thức chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm 99,7% tài sản cố định, giữ vị trí then
chốt và vai trị quyết định trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng bước đầu theo phương hướng tiến lên



×