Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tìm hiểu chế độ che bóng cho keo lá liềm sau khi giâm hom làm cơ sở đề xuất kỷ thuật che bóng cho hom sau khi giâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Huế,
và được sự đồng ý của thầy giáo PGS.TS Đặng Thái Dương tôi đã thực hiện đề
tài “Tìm hiểu chế độ che bóng cho keo lá liềm sau khi giâm hom làm cơ sở đề
xuất kỷ thuật che bóng cho hom sau khi giâm” ở trung tâm nghiên cứu lâm
nghiệp bắc trung bộ”.
Để hoành thành khóa luận này tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn
luyện ở trường Đại Học Nông Lâm Huế.
Xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Đặng Thái Dương đã tận tính,
chu đáo hướng đẫn tôi làm khóa luận này.
Cám ơn ban lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên trung tâm KHSXLN Bắc
Trung Bộ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuân lợi nhất cho tôi có cơ sở thực tập.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song buổi
đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản
xuất cũng như hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được
sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 3.1 Tỷ lệ nồng độ
2. Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm
3. Bảng 3.3 Phân tích phương sai
4. Bảng 3.4: So sánh đặc điểm hình thái của 4 loài keo
5. Bảng 4.1 Tỉ lệ sống của cây keo lưỡi liềm (sau 25 ngày)
6. Bảng 4.2 Ảnh hưởng của mức độ che bóng đến thời gian ra rễ của cây keo lá liềm
7. Bảng 4.3 Ảnh hưởng của mức độ che bóng đến số lượng rễ bình quân /
hom của hom giâm keo lá liềm (sau 25 ngày).
8. Bảng 4.4 Ảnh hưởng mức độ che bóng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm keo lá liềm.


9. Bảng 4.5 Ảnh hưởng mức độ che bóng đến chiều dài rễ bình quân của hom
giâm keo lá liềm
2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong môi trường sống của chúng
ta. Thật vậy, trong sinh giới (thế giới sống), chúng là sinh vật sản xuất ra gần
như toàn bộ chất hữu cơ mà từ trong đó là thức ăn của các động vật, tiếp đó
động vật lại là thức ăn của các động vật ăn thịt ở cấp cao hơn trong chuỗi thức
ăn Không chỉ là cỗ máy tạo ra môi trường sống mà nó còn vận hành, bảo tồn và
phát triển môi trường sống.Nói tóm lại cây cối hay thực vật là một cỗ máy sinh
học tuyệt vời mà chúng ta cần phải bảo vệ, triệt để khai thác một cách hợp lí sao
cho có ích cho cuộc sống không chỉ của chúng ta mà toàn bộ sinh giới, không
chỉ cho hôm nay mà còn cho mai sau.
Trong nhiều thập kỷ qua, rừng và nghề rừng đã có những đóng góp xứng
đáng vào việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh và cung cấp nhiều sản vật cho
phát triển nền kinh tế đất nước. Song, cũng do nhận thức chưa đầy đủ về rừng,
3
chúng ta đã khai thác rừng cạn kiệt, làm cho sản lượng rừng giảm sút nhanh
chóng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhiều nguồn gen động thực vật rừng
quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tác động của cơ chế thị trường cũng
làm cho tài nguyên rừng của ta giảm nhanh chóng về số lượng và chất lượng.
Trên một số khu vực như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung do
việc khai thác rừng không hợp lý, cộng với tập quán đốt nương làm rẫy đã làm
mất đi vai trò tích cực của rừng đầu nguồn, làm cho xói mòn, rửa trôi và lũ lụt,
lũ quét thường xuyên xảy ra, đã và đang đe doạ đến tính mạng và tài sản của
người dân sinh sống trong khu vực và vùng hạ lưu.
Trong vòng năm thập kỷ qua, diện tích rừng Việt Nam biến động rất mạnh,
thể hiện ở chổ giảm liên tục trong suốt những năm 60, 70 và 80 của thế kỷ 20 và
việc tăng diện tích rừng với tốc độ nhanh trong vòng 10 năm trở lại đây. Nếu

như diện tích rừng năm 1943 được ước tính vào khoảng 14,3 triệu ha thì đến
năm 1993 giảm xuống chỉ còn 9,3 triệu ha, tức là giảm khoảng 5 triệu ha trong
vòng 5 thập kỷ. Nói một cách khác, diện tích rừng của Việt Nam đã giảm trung
bình một triệu ha trong mỗi thập kỷ hay 100.000 ha/năm (Theo thống kê rừng
toàn quốc năm 1999, Viện Điều tra Quy hoạch rừng). Nếu bỏ qua những cố
gắng của Việt Nam trong lĩnh vực trồng rừng trong giai đoạn này thì tốc độ mất
rừng bình quân của Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, ở nước ta việc nghiên cứu và phát triển giống cây trồng mới
đã được đầu tư và chú ý từ lâu. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, xây dựng thành
công nhiều mô hình thử nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của nước
ta, đặc biệt là các đồi cát nội đồng và đồi cát di động ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, các
nhà khoa học Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm
giống cây lâm nghiệp thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận và Chi cục lâm
nghiệp Thừa Thiên-Huế đưa ra khuyến cáo bà con và các địa phương vùng
duyên hải miền Trung nước ta bổ sung vào cơ cấu trồng rừng phòng hộ ven biển
giống keo lưỡi liềm được chọn tạo thành công từ nguồn giống nhập nội của
Australia.
Keo lưỡi liềm (còn gọi là keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa
học là Acacia crassicarpa A. cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tùy môi trường sống.
4
Nơi nguyên sản tại các đụn cát ven biển (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m,
còn bình thường cao 5-20m, nơi thích hợp cao tới 30m, đường kính thân ít khi to
quá 50cm.
Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung Bộ được thành lập
theo quyết định số 70/TCCB ngày 7/02/1990 của Bộ lâm nghiệp, nay là bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn . Đây là nơi nghiên cứu lý tưởng cho cho
nhiều loài giống cây mới đặc biệt là dòng keo lá liềm. Điều này đem lại kết quả
rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững nhất là ở những vùng đất
cát. Việc tìm hiểu về loài cây này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn.

Trước những yêu cầu thực tiên trên, được sự hổ trợ của nhà trường Đại Học
Nông Lâm Huế, khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Đặng
Thái Dương. Tôi tiến hành làm đề tài “Tìm hiểu chế độ che bóng cho keo lá
liềm sau khi giâm hom làm cơ sở đề xuất kỷ thuật che bóng cho hom sau khi
giâm” để phần nào hiểu thêm về một giống cây mới (nhập nội) đem lại năng
suất và hiệu quả cao cho người dân ở vùng đất cát.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Trên thế giới
Acacia crassicarpa A.Cunningham Bentham, thuộc họ đậu (Fabaceae),
Bộ đậu (Legumimosa). Tên thường gọi: Keo lưỡi liềm, Keo lá Liềm, keo lưỡi
mác.
Tên tiếng anh: Northern Wattle, Papua New Guinea: Red Wattle, tên khác
Akasia Coo Islands.
2.1.1 Cơ sở tế bào
Cũng như các lòai sinh vật khác, cơ thể cây rừng được tạo nên từ các
tế bào. Tế báo là một đơn vị hoàn chỉnh. Haberlandt (1902) là người đầu
tiên đề xướng ra phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật để chứng minh cho
tính toàn thế của tế bào. Theo ông mỗi một tế bào bất k| của một cơ thể
sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cá thể
5
hoàn chỉnh. Như vậy mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào đều chứa
đầy đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó và nếu
gặp điều kiện thích hợp thì mỗi tế bào có thể phát triển thành một cơ thể
sinh vật hoàn chỉnh.
Sinh sản vô tính là hiện tượng một cơ thể tạo ra các cơ thể mới từ một
phần cơ quan sinh dưỡng của mình, không hề có sự tham của các yếu tố quy
định giới tính, cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống hệt cơ thể mẹ. Sinh sản vô
tính có rất nhiều hình thức. Ở sinh vật đơn bào có phân đôi tế bào. Một số cơ
thể đa bào bậc thấp thì một tế bào sinh dưỡng phân chia tạo ra một nhánh

mới và sau đó tách ra khỏi cơ thể chính như ở thủy tức chẳng hạn, cũng có
thể một mẫu của cơ thể mẹ đứt ra rồi nó mọc ra một cơ thể khác kiểu như
tảo lam. Một số khác thì có hẳn một loại tế bào sinh sản riêng nhưng mà vẫn
hoàn toàn không có tính chất giới tính gì cả mà chỉ là từ cơ thể mẹ tạo ra mà
thôi. Đó chính là hiện tượng sinh sản vô tính bằng bào tử. Bào tử ở các cơ
thể đơn bào có thể là khi môi trường bất lợi thì chúng tự rút nước ra khỏi tế
bào, trở thành dạng tiềm sinh đợi thời cơ để sống lại. Ở sinh vật đa bào thì
túi đựng các tế bào gọi là bào tử vô tính. Đến mùa sinh sản chúng sẽ phát
tán các tế bào đó ra môi trường xung quanh. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì
mỗi bào tử tạo ra một cơ thể mới. Ở thực vật thì khác, nó tồn tại cả hai kiểu
sinh sản vô tính và hữu tính. Sinh sản vô tính hay sinh sản sinh dưỡng ở đây
cũng là từ một phần của cơ thể mẹ tách ra và tạo ra một cơ thể mới dựa trên
cơ sở phân chia tế bào (nguyên nhiễm) từ các bộ phận sinh dưỡng của cây
mẹ. Kết hợp với quá trình phân hóa rừ các tế bào mới để tạo nên một cây
mẹ. Kết hợp với quá trình phân hóa rừ các tế bào mới để tạo nên một cây
hoàn chỉnh. Hay nói cách khác, phân bào kết hợp với quá trình phân hóa tế
bào là cơ sở của việc nhân giống sinh dưỡng.
2.1.2 Cơ sở phát sinh và phát triển
Quá trình phát sinh, phát triển cá thể của mỗi sinh vật nói chung và cây
rừng nói riêng được điều khiển bởi bộ gen đặc trưng cho cá thể đó. Hoạt
động của bộ gen lại bị chi phối bởi môi trường xung quanh (tế bào chất, các
tế bào lân cận, môi trường bên ngoài…) thông qua một hệ enzyme đặc hiệu.
Qua đó mà tất cả các gen trong tế bào không phải hoạt động đồng thời liên
6
tục mà mỗi giai đoạn nhất định sẽ có một tập hợp các gen nhất định, hoạt
động trong điều kiện môi trường nhất định và theo một chương trình định
sẵn đặc trưng cho từng loại sinh vật.
Có thể phân chia phát triển của cơ thể cây rừng thành 3 giai đoạn: Non
trẻ, chuyển tiếp và thành thục. Các bộ phận sinh dưỡng ở các giai đoạn khác
nhau có đặc điểm khác nhau thể hiện là:

+ Khả năng tái sinh của bộ phận sinh dưỡng (chồi, rễ…) đây là một dấu
hiệu quan trọng xác định sự chuyển giai đoạn từ non trẻ sang thành thục và
được chú trọng trong nhân giống sinh dưỡng. Những vật liệu lấy từ bộ phận
non trẻ sẽ có khả năng ra chồi và rễ bất định lớn hơn vật liệu lấy từ các bộ
phận thành thục.
Chính vì thế việc làm trẻ hóa vật liệu sinh dưỡng là rất quan trọng trong
nhân giống sinh dưỡng. Các phương pháp làm trẻ hóa vật liệu thường dung là:
- Tạo chồi bất định từ các chồi chặt để dung làm hom giâm, cành chiết.
- Tạo chồi bất dịnh từ các mô sẹo, rễ hoặc từ các mô nuôi cấy.
- Ghép cành lên gốc ghép non (như cao su, quế …).
- Xử lý các loại hoocmon trẻ hóa.
+ Đặc điểm hình thái, giải phẫu sinh lý: Tất cả các điểm khác biệt giữa
các giai đoạn phát triển của các bộ phận sinh dưỡng đều có ảnh hưởng đến
quá trình nhân giống sinh dưỡng.
2.1.3 Cơ chế hình thành rễ
Rễ bất định là rễ sinh ra từ bất k| bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ vốn
có của nó.
Rễ bất định sinh ra tự nhiên (như cây đa, cây si) hoặc khi có tác động
kích thích (như chất kích thích sinh trưởng).
Có 2 loại rễ bất định:
Rễ tiềm ẩn: Là rễ có nguồn tự nhiên trong thân, cành cây nhưng chỉ phát
triển ra ngoài khi thân, cành đó tách khỏi cây và gặp điều kiện thuận lợi.
7
- Rễ mới sinh: Là rễ bất định được hình thành khi cắt hom và là hậu quả
phản ứng với vết cắt. Khi hom bị cắt, các tế bào sống ở vết cắt bị tổn thương
và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được trở ra và gián đoạn.
+ Quá trình hình thành rễ bất định được chia thành 3 giai đoạn.
- Sau khi cắt hom, các tế bào trên mặt cắt bị tổn thương và chết, hình
thành nên một lớp tế bào thối trên bề mặt. Sau đó, vết thương được bọc một
lớ bần, mặt gỗ được đậy lại bằng một lớp keo, lớp bảo vệ này giúp mặt cắt

khỏi bị thoát nước.
- Các tế bào sống ngay dưới mặt cắt phân chia thành một lớp mô mềm
gọi là mô sẹo. Hiện tượng này xãy ra sau khi cắt hom vài giây.
- Các tế bào ở vùng lân cận của tượng tầng, mạch gỗ và libe bắt đầu
hình thành gỗ bất định.
- Thời gian hình thành rễ bất định của hom giâm ở các loài cây khác
nhau có biến động rất lớn, từ vài ngày đối với loài dễ ra rễ đến vài tháng đối
với loài khó ra rễ.
Có nhiều trường hợp ở phần cuối của hom khi được đặt trong điều
kiện thích hợp sẽ xuât hiện mô sẹo. Nó là một khối tế bào nhu mô có mức độ
ligin hóa khác nhau. Chúng phát triển từ các tế bào non ở cuối hom trong
vùng thượng tầng.
Đôi khi mô sẹo được tạo nên từ lớp tủy và lớp vỏ. Vì vậy mỗi loài
cây, sự ra rễ của hom và sự hình thành mô sẹo không liên quan đến nhau,
nhưng một số loài cây khác thì ngược lại, sự hình thành mô sẹo là tiền đề để
hình thành rễ.
Hom thân, hom cành hình thành chồi sinh trưởng ở phần ngọn còn rễ
được hình thành từ cuối hom (phần gốc). Hom rễ hình thành rễ ở phần ngọn,
còn chồi tạo nên từ gốc hom. Hiện tượng này thể hiện rõ nhất là ở hom thân,
cành còn ở hom rễ thì yếu hơn. Đặc biệt ở lá là yếu nhất.
Cấu trúc thân (cành) cây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra
rễ, các hom có vòng cương mô (nằm giữa libe và vỏ) liên tục khó ra rễ hơn
các hom có vòng cương mô không liên tục. Những hom khó ra rễ có mang lá
8
khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành các tia nhu mô làm đứt đoạn vòng
cương mô. Các mô đã bị hóa gỗ cũng cản trở sự hình thành rễ. Vì vậy, việc
chọn hom có mức đọ hóa gỗ thuận lợi cho sự ra rễ là rất cần thiết.
Acacia crassicarpa là cây lớn, có thể cao tới 30-40 fit (tức khoảng 9-12m)
hoặc hơn. Cây có màu xanh bạc,cành nhánh nhỏ và ít, lá cong hình lưỡi liềm,
dài 11-20cm, rộng 2,5-5cm. Hoa thường 5 cánh, cánh mỏng. Quả lớn, hình chử

nhật, hơi cong hình lưỡi liềm, phẳng, cứng, dày, chiều dài 5-7,5cm, chiều rộng
2-2,5 cm, tán dày, đơn than, thẳng hoặc ít cong.
Keo lưỡi liềm Acacia crassicarpa phân bố tự nhiên ở bắc Queensland
Australia, Nam Papua New Guinea và Irian Jaya của Indonessia từ vĩ độ 80N
đến 200N. Độ cao từ 0-200m, có khi đến 700m. Thít ứng được với các loại đất
có độ pH từ 4-8. Có thể chịu được mùa khô kéo dài 6 tháng. Lượng mưa phù
hợp từ 1.000-3.500mm. Nhiệt độ tối đa đạt tới 32-34
0
C tối thiểu đạt 15-22
0
C.
Acacia crassicarpa là loại cây sinh trưởng nhanh, có khả năng cố định đạm tự
nhiên, sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau, là cây chịu lửa, chịu gió,
chịu cát, cạnh tranh được với cỏ dại, sinh trưởng được trên đất nghèo dinh dưỡng.
Ở Australia nó được tìm thấy ở các đồi cát, các sườn dốc của các đụn cát cố
định, trên các đụn cát ven biển cà các chân đồi. Chúng xuất hiện trên các loại đất
khác nhau kể cả cát biển (chứa nhiều Canxi và Kali), đất cát vàng phát triển trên
đá Granit, đất đỏ phát triển trên núi lửa, đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch,
đất bị xói mòn và đất phù sa. Ở Papua New Guinea và ở Indonesia nó xuất hiện
trên địa hình không ổn định của phù sa cổ trên cao nguyên Oriomo. Hầu hết nó
được tìm thấy trên địa hình thoát nước tốt, đất có tính axit mạnh. Tuy nhiên nó
cũng xuất hiện những vùng không thoát hơi nước, thậm chí cả những vùng bị
ngập úng trong mùa mưa và nhanh chóng khô trong mùa khô, đất đỏ vàng glây
hóa và đỏ váng sét.
Các nghiên cứu của Myanma cho thấy Acacia crassicarpa sinh trưởng
nhanh, cây 2 tuổi, tỷ lệ sống đạt 95-100%, cao 7-9,4m,Do=7-9,6cm.
Ở Papua New Guinea người ta sử dụng A. crassicarpa làm gổ đóng đồ gia
dụng, thuyền, ván, gổ củi, bột giấy…
9
Trọng lượng khô trong không khí của Acacia crassicarpa là 710kg/m

3
, sấy
khô là 620kg/m
3
(Clak và cộng sự 1991-1994).
Acacia crassicarpa được trồng 40.000 ha ở Sumatra Indonesia trên đất ẩm,
có pH thấp và thỉnh thoảng bị ngập nước. Trong khi Acacia crassicarpa trên đất
ẩm này cho sinh trưởng bình quân hằng năm thấp hơn A. mangium trên đất khô
nhưng tỷ trọng Acacia crassicarpa lớn hơn so với A. mangium nên sản lượng
bột giấy vẫn bằng nhau, do đó sản lượng bột giấy / ha vẫn chấp nhận được. Từ
40.000ha Acacia crassicarpa cung cấp nguyên liệu chon ha máy bột giấy thu
được trên 1 tỷ USD tương đương > 25.000/ha (Stephen Midgley).
Acacia crassicarpa là một trong ba loại cây cố định đạm tốt nhất thuộc Bộ
đậu Legumimosa (Acacia crassicarpa, A. magium và A. mearnsii), chúng đóng
vai trò quan trọng trong vùng nhiệt đới nhằm bảo vệ và khôi phục đất thoái hóa do
canh tác quá mức hoặc khai thác rừng quá mức. Những cây này cung cấp gổ
nguyên liệu giấy, gổ củi, thứ ăn gia súc, Tanin và gổ lớn. Chúng được sử dụng rộng
rãi để chống xói mòn và phục hồi đất (Improvement and Nitrogen Fixing New Vol
7).
Một số nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy với rừng trồng Acacia
crassicarpa xuất xứ Papua New Guinea sau 3 năm đạt 207 tấn sing khối
khô/ha( Visaranata 1989). Ở vùng khô hơn là Ratchaburi – Thái Lan nó có
năng suất ngang bằng Keo lá tràm 40 tấn sinh khối/ha (3 tuổi).
Ở Sarah – Malaysia nó được trồng trên đất đá có tầng mặt mỏng và đất
cát cho kết quả H = 15 – 23m, D
1,3
= 10 – 16cm sau 4 năm tuổi, tốt hơn cả
A. auriculiformis và A. mangium ( Sim và Gan 1991)
Nhiều nghiên cứu của các nước trong khu vực cho thấy Acacia
crassicarpa sinh trưởng ngang bằng hoặc hơn cả A. auriculiformis và A.

mangium (Các nghiên cứu ở Thái Lan, Myanma, Trung quốc, Lào ) của
một số tác giả.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng
Môi trường bên ngoài bao gồm nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, chất điều hòa sinh trưởng… có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhân
10
giống sinh dưỡng nói chung và quá trình tạo rễ và sinh khối nói chung. Do
đó, cần tạo điều kiện bên ngoài phù hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển của
vật liệu giống sinh dưỡng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các biện
pháp nhân giống sinh dưỡng, mà vật liệu giống hoàn toàn tách rời cây mẹ
sống phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
2.1.4.1 Ảnh hưởng của ẩm độ
Sự phân chia tế bào rất cần nước. Vì vậy, độ ẩm của môi trường bên
ngoài ( độ ẩm đất, độ ẩm không khí ) là nhân tố quan trọng đối với nhân
giống sinh dưỡng. Đối với phương pháp giâm hom thì độ ẩm là nhân tố ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng ra rễ và sinh tồn của hom giâm.
2.1.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân chia tế bào cũng như các
quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây. Khoảng nhiệt độ tối thích cho sự
hình thành, sinh trưởng phát triển của sinh dưỡng phụ thuộc vào loài cây cụ
thể, nhưng đối với đa số các loài cây rừng thì nhiệt độ ban ngày thích hợp
vào khoảng 21
0
C – 27
0
C và nhiệt độ tối thích ban đêm là 17
0
C – 18
0
C.

2.1.4.3 Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến qúa trình tổng hợp chất hữu cơ (thông qua quá
trình quang hợp) và sự hình thành các chất điều hòa nội sinh, nên qua đó ảnh
hưởng đến quá trình nhân giống sinh dưỡng. Ánh sáng không những ảnh
hưởng đến sinh trưởng một cách trực tiếp thông qua quang hợp mà còn tác
động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào .
2.1.4.4 Cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của tế bào làm cho giai đoạn
này kết thúc sớm hơn nên cây ở nơi có ánh sáng chiếu mạnh thường có chiều
cao cây thấp. Còn trong bóng tối hoặc có bóng râm giai đoạn giãn kéo dài
hơn, cây vươn dài hơn và gây ra hiện tượng “vống” (cây cao gầy, màu sắc
nhạt, rễ phát triển kém, dễ đổ gãy…). Vì vậy, nên hạn chế ánh sáng trực xạ
và duy trì ánh sáng tán xạ.
2.1.4.5 Chu kỳ quang
11
Cần điều chỉnh chu k| quang phù hợp cho từng loài cây. Chu k| quang
phù hợp sẽ làm tăng hàm lượng Hydrocacbon có lợi cho sự ra rễ và nảy chồi
của hom giâm.
2.1.4.6 Chất lượng ánh sáng
Ánh sáng có bước sóng dài như ánh sáng đỏ hay tia hồng ngoại kích thích
giai đoạn giãn của tế bào làm tăng chiều cao, chiều dài của cây. Ngược lại, ánh
sáng có bước sóng ngắn như tia xanh, tím, tia tử ngoại thì kích thích sự phân
chia tế bào và ức chế giai đoạn giãn của chúng làm cho cây thấp lùn.
2.2 Trong nước
2.2.1 Về nhân giống hữu tính
Acacia crassicarpa được xác định là cây có khả năng hấp thụ CO
2
tốt,
chính phủ Australia đã đầu tư một dự án lớn để trồn các loài cây có khả
năng hấp thụ CO

2
tốt trên 9 nước khác nhau. Trong đó ở Việt Nam được sự
hợp tác của chính phủ Australia thong qua viện CSIRO và Trung tâm nghiên
cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thiết lập 05
vườn giống gồm 02 loài Acacia crassicarpa và Eucaliptus tereticornis.
Những vườn giống này nhằm cung cấp giống có chất lượng cao và có khả
năng hấp thu khí CO
2
tốt phục vụ trồng rừng tại Việt Nam (Stephen Midgley
).
2.2.2 Về khảo nghiệm xuất sứ
Ở Việt Nam một số khảo nghiệm loài và xuất xứ trên vùng đồi cho kết
quả A. crassicarpa sinh trưởng nhanh hơn A. auriculiformis và A. mangium.
Trong đó các xuất xứ từ Papua new Guinea sinh trưởng nhanh nhất là các
xuất sứ: Manta prov, Gubam, Derideri, Pongaki. (Nguyễn Hoàng Nghĩa và
Lê Đình Khả 1998)
2.2.3 Vai trò hòng hộ và sinh thái của keo lưỡi liềm
Một số nghiên cứu của viện KHLN Việt Nam cho một số loài cây trồng
trên cát vùng bắc trung bộ gồm có: Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, keo
lưỡi liềm, các loài keo chịu hạn, các loài bạch đàn, Muồng đen…kết quả cho
thấy Phi lao có khả năng thích ứng rộng nhưng cũng chỉ trên đất cát vàng và
12
cát di động. Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nghiã và GS.TS Lê Đình Khả thì
Acacia crassicarpa vừa có khả năng sinh trưởng nhanh, lại vừa có thể thích
ứng được trên vùng cát nội đồng úng ngập và khô hạn nên rất có triển vọng
đối với các tỉnh Miền trung.
Các hệ sinh thái rừng keo đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con
người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển của
quốc gia nói chung và trên thế giới nói chung. Rừng không chỉ cung cấp
nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số nghành sản xuất mà

quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi
trường ,đó là điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển,
điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt.
Theo một số khảo nghiệm của WFT trên cát nội đồng tại Đông Phong –
Thừa Thiên Huế cho một số loại cây lá rộng và lá kim thì sau 2 năm tuổi cho
thấy Acacia crassicarpa có tỷ lệ sống đạt > 90% và cao tới 6,0m trong khi đó A.
mangium chỉ sống 40% và cao 3,0m, còn các loài khác thì không thể sống được
( Lê Đình Khả ). Với tốc độ phát triển như vậy thì khả năng phòng hộ và bảo vệ
môi trườn sinh thái của keo lưỡi liềm nhanh hơn nhiều so cới các loài khác.
2.2.4 Cơ sở của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á nơi được xem là giàu có bậc
nhất thế giới về tài nguyên di truyền thực vật. Cùng với nền văn minh nông
lâm nghiệp lâu đời nên Việt Nam có di sản quý giá là tài nguyên cây trồng
phong phú, đa dạng. Cho đến nay, hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền
thực vật phục vụ cho mục tiêu nông nghiệp, trồng rừng của nước ta đang bảo
tồn 20.000 giống của 200 loài cây trồng trong đó có nhiều loài cây trồng
quan trọng như lúa, chuối, khoai sọ, nhiều loài thuộc chi cam - quýt, nhiều
loài thuộc chi vải - nhãn, nhiều loài cây họ đậu và nhiều tập đoàn các cây
trồng lâm nghiệp khác của Việt Nam.
Với một số lượng tập đoàn cây trồng phong phú như vậy, cho đến nay
vẫn chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu đánh giá, tư liệu hoá ở
mức độ phân tử về đa dạng di truyền các tập đoàn cây trồng ở Việt Nam một
cách sâu rộng, bài bản có hệ thống.
13
- Khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh nằm dọc theo bờ biển từ Thanh Hóa
đến Bình Thuận, có diện tích đất cát ven biển lớn 415.000 ha chiếm 78 %
tổng diện tích đất cát ven biển của cả nước (Đặng Văn Thuyết, 2000). Các
tỉnh có diện tích đất cát ven biển lớn như: Tỉnh Quảng Bình có 34.000 ha
(Nguyễn Xuân Chàm, 1996), Quảng Trị có 30.133 ha (Viện Điều tra và Quy
hoạch rừng - 2001), Thừa Thiên Huế có 28.498,8 ha (Viện Điều tra và Quy

hoạch rừng - 2001), Tỉnh Ninh Thuận và Tỉnh Bình Thuận có 170.000 ha
(Lâm Công Định, 1990). Theo số liệu từ các trung tâm điều tra quy hoạch
của các tỉnh, hiện nay diện tích đất cát hoang hóa chưa sử dụng của các tỉnh
khá lớn chiếm bình quân từ 22-35% tổng diện tích đất cát ven biển của tỉnh.
Như tỉnh Hà Tĩnh tổng diện tích đất cát còn hoang hóa là 8500ha/28.000ha
chiếm 30,35%; Quảng Trị 10.020ha /30.133ha chiếm 33,25%; Tỉnh Thừa
Thiên Huế là 6515,97ha, đất hoang hóa chiếm tỷ lệ 6515,97/28.498ha chiếm
22,86%; Tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 8200ha/ 34000ha chiếm 24,1% Đặc biệt 2
huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hoá
lớn khảong 35000 ha. Những vùng đất hoang hóa này rất khô căn và nắng
nóng vì vậy bức bách và cần thiết phải chọn ra giống cây chịu hạn, nóng để
phủ xanh vùng đất phòng hộ xung yếu này.
- Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu nên khu vực miền
trung thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lớn và những trận lũ lụt
kinh hoàng, bờ biển bị lấn chiếm dần như bờ biển Hòa Duân của Thừa Thiên
Huế, đảo Lý Sơn Quảng ngãi. Sóng lớn hàng năm tấn công vào bờ, cộng với
nạn khai thác cát bừa bãi nên đảo Lý Sơn bị xâm thực nghiêm trọng, diện
tích đất ở huyện đảo đang mất dần. Nếu năm 1975 diện tích đất của đảo là
1.400ha thì đến năm 2010 chỉ còn lại 997ha. Nước biển xâm thực ảnh hưởng
nghiêm trọng cuộc sống và việc sản xuất của người dân vùng cát.
- Quá trình di động của cát và hiểm họa sa mạc hóa vùng duyên hải
miền Trung đã thật sự trở thành mối hiểm nguy đe doạ đến môi trường sinh
thái và sự phát triển ổn định bền vững của kinh tế xã hội toàn vùng. Nhiều
vùng đất đai đã bị thoái hoá lâu ngày, đất cát di động mạnh hoặc phục hồi sự
di động vẫn chưa đưa vào sử dụng được. Đời sống người dân trong vùng còn
nghèo nàn, gặp nhiều khó khăn. Ví dụ hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình
14
(Bình Thuận) có các đồi cát di động với diện tích khảong 5000 ha hiện nay
là nguy cơ thưòng xuyên tạo ra những cơn bão cát, dữ dội, bay bốc, di
chuyển cát từ dải ven biển trở vào; đe doạ chôn vùi làng mạc, ruộng đồng,

phủ lấp quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn ha.
- Đây là vùng sinh thái rất nhạy cảm và khắc nghiệt, chịu sự tác động
mạnh của các yếu tố tự nhiên, thường xuyên bị ảnh hưởng của các loại hình
thiên tai. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng do con người và do thiên nhiên, nạn
chặt phá rừng, đào bới cát để khai thác titan, nguyên liệu làm thủy tinh, vật
liệu xây dựng và đào hồ nuôi tôm trên cát là mối nguy hại nghiêm trọng ảnh
hướng đến hệ sinh thái khu vực ven biển.
- Đây là vùng đất có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phòng và phòng hộ môi trường bờ biển của đất nước,
chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú ý tới việc đầu tư bảo
tồn, phát triển môi trường-kinh tế - xã hội ở vùng này. Việc bảo tồn và lựa
chọn cây lâm nghiệp để phục vụ trồng rừng ven biển miền Trung là một
trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ.
- Tuy vậy, hiện nay cơ cấu cây trồng trên vùng cát ven biển còn khá
đơn giản. Nhiều loài cây đang trong giai đoạn khảo nghiệm, sự thích ứng và
độ bền vững của những loài cây này trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất
khô nóng - nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là khu vực cát bay, tốc độ gió
mạnh, nắng nóng cao, còn rất nhiều hạn chế. Cho đến nay chưa có nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu chọn dòng cây lâm nghiệp có khả năng
chống chịu tốt và năng suất cao để phát triển rừng ven biển miền Trung.
Vì vậy thực hiện đề tài này nhằm giải quyết được những vấn đề bức
thiết đã nêu trên. Nghiên cứu chọn tạo dòng keo lá liềm phục vụ phát triển
rừng vùng đất cát biển là hết sức cấp bách và cần thiết, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cao hiện nay.
- Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) thuộc họ trinh nữ
(Minosaceae). Qua điều tra tập đoàn cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội
đồng vùng miền Trung đã xác định keo lưỡi Liềm là loài cây trồng có triển
vọng nhất. Đây là loài cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc
15
nghiệt của đất cát nội đồng, có khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng

úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộ nhờ
bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài ra, với bộ rễ có nhiều nốt sần và bộ tán lá
dày, rụng lá nhiều nên có ưu thế trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường.
Gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh… Gỗ nhỏ dùng
làm nguyên liệu giấy, dăm, ván sợi ép, trụ mỏ.
- Việc chọn lọc dòng có khả năng chịu nóng, chịu hạn và sinh trưởng
vượt trội hơn cây đại trà là lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phù hợp khi chọn lọc
dòng cây trồng vùng đất cát ven biển. Để giải quyết việc tìm ra nguồn giá
thể tạo giống cây keo lá liềm, chúng tôi tiến hành thu thập các loại vật liệu
từ các địa phương trong khu vực. Từ đó ứng dụng các phương pháp chọn tạo
giống cổ truyền và hiện đại để tạo và chọn ra các loại giống mới đáp ứng các
yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường.
2.2.5 Cách trồng và chăm sóc
Ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung quả keo lưỡi liềm chín vào tháng 5-6,
thu về ủ thêm 2-3 ngày rồi phơi dưới nắng nhẹ cho tách hạt đem ngâm trong
nước sôi 1-2 phút, để nguội qua đêm, vớt hạt ra ủ cho nứt nanh rồi đem gieo vào
bầu. Cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng có 3-4 tháng tuổi, cao 20-25cm, bộ lá ổn
định, không sâu bệnh, không bị mất ngọn.
Theo kinh nghiệm của bà con ở xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên-Huế và khuyến cáo của Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế, khi
trồng rừng trên cát bà con cần chú ý một số điểm sau:
- Chọn những nơi không bị ngập nước làm đất trồng theo hố hoặc theo
băng. Kích thước hố 30x30x30cm, băng rộng 50-100cm, sâu 30-40cm. Với đất
vùng đồi nên trồng mật độ từ 1.600-2.500 cây/ha với khoảng cách 3x2m hoặc
2x2m. Vùng cát di động nên trồng với mật độ 6.700 cây/ha, cát bán di động
khoảng 5.000 cây/ha hoặc 3.300 cây/ha.
- Chọn thời vụ trồng thuận lợi nhất, những ngày râm mát, mưa phùn nhẹ
để trồng, không trồng vào những ngày mưa to, gió lớn vì dễ bị cát vùi lấp hoặc
trối rễ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cây sau này. Trồng xong
phải cắm cọc, buộc cố định cây vào cọc chống gió lay long gốc, đổ cây.

16
Chăm sóc: Sửa sang những cây nghiêng đổ, bị cát vùi, trồng dặm những
cây chết, phát luỗng cây cỏ xâm lấn, vun xới gốc trong 3 năm đầu, mỗi năm 2-3
lần. Nếu có điều kiện bón lót 5kg/hố phân hữu cơ, bón thúc thêm 0,1kg
NPK/cây/năm để có đủ dinh dưỡng sinh trưởng tốt trong thời gian đầu.
2.2.6 Giá thể
Một lượng đất giúp cây ổn định phát triển được gọi là giá thể. Giá thể
đóng vai trò quyết định trong quá trình sinh trưởng của cây trồng.
Bộ rễ cây khỏe mạnh luôn nhờ các thành tố có tính kỹ thuật trong giá
thể trồng.
- Chất thô: đất thịt, cát, sét, …
- Chất làm thoáng, xốp: hạt thô, chất mùn, phân bón hữu cơ, …
- Chất dinh dưỡng: bao gồm các thành phần đa lượng N, P, K hợp lý
cũng như độ phì nhiêu được gia tăng bởi các hàm lượng vi lượng phong phú
như Cu, Zn, Cr, Mg, Fe,…
Đặc biệt nếu đất trồng được sử dụng là đất thịt đã từng canh tác thì nhiều
loại Hoocmon sinh trưởng tự nhiên sẽ giúp cây tươi tốt sinh trưởng vượt bậc.
Trong hầu hết các hệ thống sản xuất giống cây con lâm nghiệp, giá thể
rất quan trọng trong giai đoạn hạt gieo nảy mầm và cành giâm ra rễ. Hệ
thống càng dùng nhiều loại giá thể, vận hành càng dễ dàng và năng xuất cao.
Ngày nay giá thể đã khác nhiều so với hồi còn dùng sỏi và cát. Như đã
biết, cây trồng cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lý
tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí Khả
năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những
khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất
nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo những
khoảng trống quá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh.
+ Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm:
- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.
- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.

17
- Thấm nước dễ dàng.
- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
- Nhẹ, rẻ và thông dụng.
- Giá thể có nhiều loại như các loại đất địa phương, xơ dừa, sỏi vụn (cỡ
hạt đậu), đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại vật liệu
có nhiều thớ, sợi, rất được các trang trại lớn ở nước ngoài ưa chuộng) Có
thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại (ví dụ như lớp
trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước).
2.2.7 Sinh khối
Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc
số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
Có 2 loại sinh khối thường sử dụng để nghiên cứu là:
- Sinh khối tươi.
- Sinh khối khô.
PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Tìm hiểu chế độ che bóng cho keo lá liềm sau khi giâm hom làm cơ sở đề
xuất kỷ thuật che bóng cho hom sau khi giâm.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Tên Việt Nam: Keo lưỡi liềm, keo lá liềm có nơi còn gọi là keo lưỡi mác.
Tên khoa học: Acacia crasscarpa.
Họ: (Họ trinh nữ) Mimosaceac.
Bộ: (Bộ đậu) Leguminosales.
18
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội và khí hậu của trung tâm
khoa học sản xuất lâm nghiệp bắc trung bộ

3.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái của keo lá liềm
3.3.3 Nghiên cứu chế độ che bóng cho keo lá liềm sau khi giâm hom
3.3.4 Đề xuất kỷ thuật và các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cho
keo lá liềm sau khi giâm hom
3.4 Phương pháp nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu là các chồi gốc được lấy đồng đều tại vườn nhân
giống gốc của Trung tâm KHSXLN vùng Bắc Trung Bộ, phân thành các đoạn;
đoạn gốc, đoạn giữa, đoạn ngọn
- Chất điều hoà sinh trưởng được sử dụng IAA, IBA ở dạng bột hoặc dạng
nước theo các nồng độ.
Bảng 3.1 Tỷ lệ nồng độ
Dạng Đvt Nồng độ
Bột % 0,025 0,05 0,075 0,1 0,125
Nước Ppm 25 50 75 100 125
Thí nghiệm được thực hiện tại nhà giâm hom của Trung tâm KHSXLN
vùng Bắc Trung Bộ.
- Nhà giâm hom có diện tích 200m
2
(dài 20m x rộng 10m). giữa các luống
cách nhau 0,5m để làm đường đi lại.
- Luống giâm hom có dạng bể nông, rộng 1,2m, cao 10cm. Nền được xây
bằng gạch có độ dốc cần thiết để thoát nước. Trên luống có khung che làm bằng
sắt tròn có đường kính 8mm hình vòm cung cao 90cm, có hàn thân dằng ở phía
dưới, đặt cách chân 8cm, thân dằng phía trên đặt cách đỉnh 20cm. Trên khung
19
sắt vòng hình cung có hàn 7 ốc không gỉ để bắt các thân dằng. Nó có bản rộng
1,5cm, dày 3mm, dài 1m. Hai đầu có lỗ để bắt các ốc vít ở các khung vòm.
- Tưới phun nước trong nhà giâm hom bằng một hệ thống phun tự động với
vòi phun cao 35cm, đặt cách nhau 1m.
- Đất đống bầu: Chọn loại đất cấu tượng tốt, tơi xốp, thoáng khí. Đất có khả

năng giữ nước và thoát nước như đất cát pha, đất thịt nhẹ. Đất cát và đất sét
không thích hợp cho việc cắm hom. Không khí trong đất có ảnh hưởng lớn đến
sự sống của hom. Thời k| ra rễ hom hô hấp tương đối mạnh. Nếu đất sét bí thì
không đủ không khí, ngược lại đất cát lưu thông quá mạnh, trong đất có nhiều
khe hở ảnh hưởng đến việc hút nước của hom. Hom sẽ khô và chết. Thí nghiệm
được tiến hành trên loại đất bầu lấy ở tầng B, Tỷ lệ đất chiếm 60%, tỷ lệ cát
40%, pH = 6 - 6.5. Đất phải ủ trước khi vào bầu 7 - 10 ngày để diệt nấm bệnh.
20
3.4.1 Nghiên cứu sinh lý ánh sáng đến khả năng tạo rể của cây keo lá liềm.
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm
Lần 1 1a 1b 1c
Lần 2 2a 2b 2c
Lần 3 3a 3b 3c
Lần 4 4a 4b 4c
Lần 5 5a 5b 5c
Ở thí nghiệm này, tôi bố trí 5 công thức thí nghiệm với 5 độ tàn che khác nhau:
0%, 25%, 50%, 75%, 100% tạo ra độ tàn che khác nhau bằng phên tre đan.
Phương pháp xác định độ che bóng ở tầng cấp: theo phương pháp của
Nguyễn Hữu Thước thì mức độ che bóng được tính:
S= ( Tổng diện tích che bóng/ Tổng diện tích cần thí nghiệm)* 100%
Cách làm: dùng nan tre đan thành phên với bề rộng nan đan 2cm
Gọi x là độ dài khoảng cách giữa các nan đan (x>0 )
Vậy tổng diện tích che bóng: (x+2)
2
-x
2
Tổng diện tích cần thí nghiệm: (x+ 2)
2
Nếu ở mức che bóng là 25% ta có:

25% =
2)+(x
x
2)x
2
2
2
- (
+
x

2
-12x -12=0
x= 12.92 (cm)
vậy khoảng cách giữa các nan đan là 12.92 (cm)
Nếu ở mức che bóng là 50% ta có:
21
50% =
2)+(x
x
2)x
2
2
2
- (
+
x
2
- 4x-4 =0
x= 4.83 (cm)

Vậy khoảng cách giữa các nan đan là 4,83 (cm)
Nếu ở mức che bóng là 75% ta có:
75% =
2)+(x
x
2)x
2
2
2
- (
+
3x
2
-4x-4=0
x= 2 (cm)
Vậy khoảng cách giữa các nan đan là 2 (cm)
3.5 Tiến hành thí nghiệm
3.5.1. Vào bầu
Bầu bằng túi nilon có kích thước 7 x 12cm, được xén 2 gốc ở đáy để thoát
nước. Thành phần ruột bầu là đất tầng B được ủ không trộn phân. Đất cho vào bầu
sao cho không chặt và cũng không quá lỏng. Bầu sau khi đóng, được xếp thẳng hàng
theo luống trong nhà giâm hom. Tưới Benlat bằng vòi hoa sen với liều lượng 8g/10
lít nước/50m
2
, hoặc dùng thuốc tím nồng độ 0.1% để trừ nấm bệnh.
3.5.2. Cách pha chế thuốc
+ Dụng cụ: Cân tiểu li, ống đong, lọ thuỷ tinh, tô.
+ Hoá chất: IAA, IBA nguyên chất
+ Phụ gia: Bột Talcum, cồn 90
o

+ Phương pháp pha chế
- Dạng bột.
* Xác định khối lượng hoá chất cần pha: 1 hom cần 50mg hoá chất
•Xác định thể tích cồn: Muốn hoà tan 1kg bột tan cần khoảng 1lít cồn
22
•Xác định m
IBA,IAA
nguyên chất theo công thức

23
m
IBA,IAA
C
ppM
= x 1.000.000
m
IBA,IAA nguyên chất
+ m
bột tan
• Cách pha: Cho thuốc bột IAA, IBA vào cồn 90
o
trong dụng cụ pha lắc
đều. Cho bột tan vào đánh đều 10 - 15 phút. Dung dịch bột loãng đó đổ ra khay
để trong phòng 1 - 2 ngày cho cồn bốc hơi hết ta được dạng bột IAA hoặc IBA.
- Dạng nước.
Khối lượng IAA, IBA nguyên chất cũng được xác đinh theo phương pháp trên.
Cách pha: Cho IAA, IBA vào cụng cụ pha, cho một ít cồn vừa đủ vào để
cho IAA, IBA tan hết. Sau đó cho bột tan vào khuấy đều 15 - 20 phút. Tiếp tục
cho nước cất vào đến thể tích cần dùng.
3.5.3 Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu

Sau 10 ngày giâm hom thì bắt đầu theo dõi chỉ tiêu thời gian ra rễ của hom
bằng cách nhổ hom lên để quan sát rễ lần thứ nhất. Trước khi nhổ lên quan sát
rễ thì cần tưới đẩm 1 lần để đất hoặc cát mềm. Khi nhổ hom lên cẩn thận để rễ
không bị đứt. Sau khi kiểm tra ta cắm hom lại và tưới nước đẩm một lần nữa.
Sau mỗi lần thí nghiệm tôi ghi đầy đủ số liệu vào sổ theo dõi ở mỗi công
thức thí nghiệm.
- Đối với các chỉ tiêu tỉ lệ ra rễ kết thúc trong 30 ngày quan sát kể từ ngày
cấy hom.
- Đối với chỉ tiêu số lượng rễ bình quân/hom và chiều dài rễ kết thúc sau 45
ngày quan sát.
- Dùng thước thẳng có chia mm để đo chiều dài rễ, để tránh nhầm lẫn ta đo
đếm từ rễ dài nhất đến rễ ngắn nhất của tưng hom và đo đếm rễ cấp 1.
3.5.6 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được ở mỗi thí nghiệm dùng phương pháp bình quân
cộng đơn giản để tính trị số trung bình trong mỗi công thức.
24
X
=
n
xxx
n
+++
21
=

=
n
i
i
x

n
1
1
Trong đó:

X
: Là giá trị bình quân của các chỉ tiêu đo đếm được.
n
xxx
n
+++
21
: là các trị số quan sát được còn n là số lượng cá thể có chỉ
tiêu quan sát.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai, để đánh giá sự sai khác giữa
các giá trị bình quân của công thức thực nghiệm. So sánh từng giá trị bình quân
của công thức heo tiêu chuẩn Duncan (d
05
).
- Biến động toàn bộ:
V
T
=
∑∑
= =
=
a
i
ni
j

ij
1 1
X)(
X
2
(5)
Trong đó: X =
∑∑
= =
a
i
ni
j
ij
1 1
X
là số trung bình của n trị số quan sát
- Biến động do nhân tố A gây nên
V
A
=
C
x
n
i
a
i
i



=
2
1
.
(6)

x
i
là trung bình cùa mỗi cấp nhân tố A
- Biến động của thí nghiệm: Do tính cộng được của biến động ta có thể
tìm được biến động của thí nghiệm như sau:
V
N =
V
T
- V
A
(7)
Từ biến động trên ta có thể tính được phương sai
S
a
2
do nhân tố A tạo
nên, phương sai ngẫu nhiên
S
N
2
và tính F
A
=

S
S
N
a
2
bằng quy trình Data analysis
của Microsoft excel 2003 Primium.
25

×