PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Keo lưỡi liềm có tên khoa học là Acacia crassicarpa A.cunn ex benth,
thuộc họ trinh nữ (Mimosaceae) xuất xứ từ Australia. Rễ phát triển mạnh, có
nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất
tốt, đặc biệt là các vùng cát ven biển.
Để cây keo lá liềm sinh trưởng và phát triển tốt ngoài các biện pháp
kỷ thuật lâm sinh khác nhau thì công tác quản lý sâu bệnh có một vai trò rất
quan trọng.
Như chúng ta đã biết, trong thế giới tự nhiên các loài động thực vật và vi
sinh vật chung sống với nhau trong mối quan hệ cân bằng động, xâu chuỗi và
gắn kết với nhau trong sự tồn tại chung. Những tác động tiêu cực hay tích cực
vào một thành phần hay yếu tố nào đó có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tới cả
hệ sinh thái, thậm chí cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Con người với những tác
động vào rừng như chặt phá rừng bừa bãi; dùng thuốc trừ sâu… không những
gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng
xuất hiện và phát dịch của sâu bệnh hại.
Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng tự nhiên có tính ổn định cao,
không có sinh vật gây hại nghiêm trọng và nó có thể tự điều chỉnh để cân bằng.
Tuy nhiên, cũng có nơi xuất hiện sâu bệnh hại rừng tự nhiên thuần loài và cũng
có trường hợp phải can thiệp để giảm thiểu ảnh hưởng của sâu bệnh hại. Mặc dù
vậy, việc diệt trừ sâu bệnh hại rừng ở đây là ít có ý nghĩa. Đối với hệ sinh thái
rừng trồng tính bền vững và ổn định kém, vì vậy rất dễ bị tổn thương khi bị các
tác động bất lợi, do đó việc phòng trừ sâu bệnh hại rừng là cần thiết và có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng cũng như tồn tại của cây rừng. Hàng
năm, dịch sâu bệnh hại rừng trồng đã gây nên những tổn thất lớn không những
làm giảm chất lượng rừng, làm chết cây ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng mà còn
làm suy thoái môi trường. Theo Nghị quyết của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ hai
ngày 5/12/1997, vấn đề sâu bệnh hại rừng là vấn đề sinh học. Rừng càng được
trồng trên quy mô lớn là những điềukiện thuận lợi về thức ăn cho sâu bệnh phát
sinh và phát triển, tần suất dịch sẽ cao,hậu quả khó có thể lường trước được.
1
Chính vì vậy, việc xây dựng hướng dẫn quản lý sâu bệnh hại rừng có một
vai trò quan trọng, nó giúp các nhà hoạch định chính sách, người quản lý nắm
bắt tình hình sâu bệnh hại để đề ra kế hoạch, chương trình trong công tác trồng
rừng và quản lý sâu bệnh hiệu quả; người sản xuất bố trí cây trồng và có các
biện pháp phòng trừ tổng hợp mang lại lợi ích từ rừng.
Từ đó tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng về sâu bệnh hại của
keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) trên vùng đất cát ven biển Thừa Thiên
Huế”.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Điểm qua một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan
tới nội dung đề tài làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp
nghiên cứu.
2.1 Trên thế giới.
- Việc chọn lọc dòng có khả năng chịu nóng, chịu hạn và sinh trưởng vượt
trội hơn cây đại trà là lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phù hợp khi chọn lọc dòng cây
trồng vùng đất cát ven biển. Khả năng chịu hạn, nóng ở cây trồng là tính trạng
được kiểm soát bởi nhiều gen.
- Nghiên cứu và xác định gen điều khiển trong việc chọn tạo giống cây
trồng có khả năng kháng hạn, nóng đã và đang là tâm điểm của hàng loạt các
phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.
Theo (Pederson et al, 1993), Khảo nghiệm xuất xứ có thể được tiến hành
ngay sau giai đoạn loại trừ loài nghĩa là giai đoạn loại trừ loài có thể được đánh
giá sau 1/10 - 1/5 luân kỳ thì khảo nghiệm xuất xứ cũng có thể bắt đầu ngay sau
đó. Khảo nghiệm nhiều xuất xứ: Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy mô và
kiểu biến dị giữa các xuất xứ của những loài có triển vọng, nhằm chọn ra một số
ít xuất xứ có triển vọng nhất, cũng như chỉ ra khu vực không thể lấy hạt và khu
vực không thể nhập hạt để gây trồng.
Quy mô của khảo nghiệm phụ thuộc vào phân bố địa lý và mức độ biến dị
của loài. Loài càng có phạm vi phân bố rộng trên nhiều điều kiện lập địa khác
nhau càng có nhiều xuất xứ tham gia khảo nghiệm, ngược lại, loài có phạm vi
phân bố hẹp sẽ có ít xuất xứ tham gia khảo nghiệm. Số xuất xứ tham gia khảo
nghiệm thường là 10 - 30 xuất xứ.
Kích thước ô nhỏ, song đủ để theo dõi, số cây trong mỗi ô là 25 cây (5 x 5),
có thêm 1 hàng đệm.
Số lần lặp là 3 - 4 lần.
Thời gian theo dõi khảo nghiệm 1/4 - 1/2 luân kỳ, các chương trình cải
thiện giống phải được xây dựng cho từng loài cây cụ thể trong từng điều kiện
sinh thái cụ thể và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cần thiết. Như
vậy có thể nói ba yếu tố chính để tạo nên năng suất rừng là giống được cải thiện,
các biện pháp kỹ thuật thâm canh và điều kiện sinh thái phù hợp.
3
Cuối cùng cần phải nói thêm rằng bất cứ một nền sản xuất nông lâm
nghiệp nào thì giống cũng phải đi trước một bước. Riêng đối với cây rừng thì
thời gian đi trước trồng rừng ít nhất phải 5 - 10 năm.
Theo Davidson, 1996 ảnh hường của cải thiện giống đến sinh trưởng, tăng
trưởng thể tích gỗ của các loài keo ngay từ giai đoạn vườn ươm: Năm 1 ở vườn
ươm tỷ lệ tham gia của việc cải thiên giống chiếm 15%; năm 2 ở rừng trồng tỷ lệ
20% và năm 3 tỷ lệ tham gia đến 50%. Vì vậy chọn lọc giống/dòng loài keo lá
liềm có thể thực hiện trong vòng 3 năm đầu đã đảm bảo độ tin cậy cho phép.
Theo Molotcov (1987) thì chọn giống có mục tiêu là một nét đặc trưng
của chọn giống lâm nghiệp hiện đại trong những thập niên tới. Loài keo lá liềm
trồng trên vùng đất cát ven biển muc tiêu kinh doanh chính là phòng hộ bảo vệ
môi trường kết hợp mục tiêu kinh doanh gỗ,củi vì vậy chỉ tiêu cần quan tâm
trong cải thiện giống là khả năng chịu nóng, hạn và sức sinh trưởng của loài.
Theo Pirags (1985) Giai đoạn chọn cây trội (tức cây giống) để xây dựng
vườn giống bằng cây ghép và bằng cây hạt. Kết quả của giai đoạn này thường
nâng sản lượng của rừng trồng trong đời sau lên 10 - 15% so với rừng trồng từ
cây hạt không được chọn lọc giai đoạn chọn giống tổng hợp (synthetic
selection). Trong giai đoạn này cây trội được kiểm tra cẩn thận về mặt di truyền
theo dòng hệ. Cùng với việc chọn lọc là việc áp dụng các phương pháp tổng hợp
khác như lai giống, gây đột biến và đa bội hoá để tạo vật liệu khởi đầu. Sau khi
đã tạo được tổ hợp lai tối ưu hoặc vật liệu khởi đầu tối ưu người ta dùng các
phương pháp nhân giống sinh dưỡng (bao gồm cả nhân giống hom và nuôi cấy
mô phân sinh) để phát triển giống vào sản xuất. Theo Pirags (1985) thì kết quả
của chọn giống tổng hợp có thể nâng năng suất rừng lên 45 - 50% so với rừng
trồng từ giống không được chọn lọc.
Một trong những khảo nghiệm xuất xứ lâu năm nhất là dãy khảo nghiệm
của IUFRO về (Picea abies) tiến hành trong một loạt nước Bắc Âu bắt đầu từ
năm 1938. Các kết quả khảo nghiệm tại Donjelt ở Thuỵ Điển trong 41 năm
(Stahl, 1986)
1
đã cho thấy rằng tổng thể tích của xuất xứ tốt nhất đã vượt trị số
trung bình của tất cả các xuất xứ là 46%, trong lúc giống được cải thiện chỉ vượt
xuất xứ địa phương không được cải thiện 39%.
Theo Willan (1988) thì việc chọn xuất xứ trong các loài có biến dị lớn có
thể cho tăng thu 15 - 30%, trong các loài có biến dị ở mức trung bình là 5 - 15%,
1
4
Vì vậy, điều quan trọng khi bắt đầu khảo nghiệm xuất xứ là phải nghiên cứu kỹ
khả năng biến dị và đặc điểm phân bố của loài. Những loài có phạm vi phân bố
hẹp thì rất ít có khả năng chọn được những xuất xứ có giá trị
Theo (Eldridge, 1977) Sau khi đã chọn được xuất xứ thích hợp nhất cho
mỗi vùng thì bước đi thích hợp nhất là chọn lọc cây trội và gây tạo giống mới.
Việc chọn lọc cây trội chủ yếu được tiến hành trong các rừng đồng tuổi nhằm
chọn ra những cá thể đáp ứng yêu cầu cao nhất về sản lượng và chất lượng theo
mục tiêu kinh tế. Đối với nhiều loài cây thì việc chọn lọc cây trội là khâu quan
trọng nhất và quyết định nhất trong quá trình cải thiện giống cây trồng. Cây trội
là nền tảng của một chương trình chọn giống.
Theo Dubinin (1971) Nếu trong nông nghiệp người ta ít khi sử dụng trực
tiếp cây lai đời thứ nhất (F
1
) mà phải qua một quá trình chọn lọc để đào thải
những cá thể mang gen lặn bất lợi hoặc dùng ưu thế lai đời F
1
bằng cách lợi
dụng dòng bất thụ đực để lai giống, thì trong lâm nghiệp lại phải dùng trực tiếp
ưu thế lai của đời F
1
thông qua nhân giống sinh dưỡng bằng hom hoặc nuôi cấy
mô phân sinh, tiến hành khảo nghiệm dòng vô tính để chọn ra những dòng cây
lai tốt nhất, sau đó lại dùng nhân giống hom hoặc nuôi cấy mô phân sinh để phát
triển giống vào sản xuất.
Do những khó khăn trên mà hướng chọn giống trong lâm nghiệp chủ yếu
là sử dụng những biến dị hoặc những thể đột biến tự nhiên, được chọn lọc tự
nhiên giữ lại, và đã thích ứng với hoàn cảnh của từng vùng. Chính vì vậy mà
trong những năm gần đây, việc khảo nghiệm xuất xứ, một phương pháp vận
dụng dãy cùng nguồn trong biến dị di truyền, sử dụng các kết quả của sự phát
sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên trong nhiều thế hệ, kết hợp với việc chọn lọc
cây trội lai giống và nhân giống sinh dưỡng, đã được áp dụng rộng rãi.
Cuối cùng, cần nói thêm rằng, ngày nay mặc dù công nghệ di truyền đã
phát triển đến đỉnh cao, người ra đã có thể xây dựng được công nghệ ghép gen
để tạo nên những cây trồng có tính chất tổng hợp, đã nghĩ đến việc tạo ra các mô
hình không có trong tự nhiên như tạo giống đại mạch có khả năng tổng hợp
được đạm khí quyển và tổng hợp được trong hạt của nó các protein quý giá của
Đậu tương (A. Sizonov, 1984). Xian Hanchen (1989) đã dùng tần số siêu cao để
chuyển tải thành công các thông tin di truyền cho những cơ thể khác loài. Song
phương pháp chọn giống cổ điển vẫn không hề giảm ý nghĩa của nó. Có điều
cần thấy rằng bất cứ ở đâu và khi nào thì chọn giống cây rừng cũng đều đi sau
5
chọn giống cây nông nghiệp ngắn ngày. Điều đó vừa do tính cấp thiết của cây
nông nghiệp đối với cuộc sống con người vừa do tính chất ngắn ngày của nó làm
cho việc chọn giống mau đạt đến mục tiêu. Thấy được điều này để một mặt biết
vận dụng các kết quả di truyền học hiện đại và chọn giống cây nông nghiệp vào
chọn giống cây rừng, mặt khác trong chọn giống cây rừng phải bình tĩnh và
không nôn nóng mới mang lại kết quả chắc chắn. Đương nhiên cải thiện giống
cây rừng phải mau chóng đáp ứng yêu cầu cấp bách của sản xuất là tăng sản
lượng và chất lượng rừng, song cải thiện giống cây rừng là một quá trình liên tục
đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mới làm được.
2.2 Ở Việt Nam.
Sau hơn 10 năm nghiên cứu, xây dựng thành công nhiều mô hình thử
nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của nước ta, đặc biệt là các đồi cát
nội đồng và đồi cát di động ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, các nhà khoa học Viện
Khoa học lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm giống cây lâm nghiệp
thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận và Chi cục lâm nghiệp Thừa Thiên-Huế
đưa ra khuyến cáo bà con và các địa phương vùng duyên hải miền Trung nước
ta bổ sung vào cơ cấu trồng rừng phòng hộ ven biển giống keo lưỡi liềm được
chọn tạo thành công từ nguồn giống nhập nội của Australia.
- Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) thuộc họ trinh nữ
(Minosaceae). Qua điều tra tập đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên đất
cát nội đồng vùng miền Trung đã xác định Keo lưỡi Liềm là loài cây trồng có
triển vọng nhất. Đây là loài cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc
nghiệt của đất cát nội đồng, có khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng
ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộ nhờ bộ rễ
đặc biệt phát triển. Ngoài ra, với bộ rễ có nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá
nhiều nên có ưu thế trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường. Gỗ lớn dùng đóng
đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh… Gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy,
dăm, ván sợi ép, trụ mỏ.
Theo Đặng Thái Dương 2008, Sinh trưởng đường kính của 4 loài keo gai
đoạn 9 tháng tuổi trong mô hình là có khác nhau. Giá trị trung bình về đường
kính gốc của 105 cây mỗi loài thì loài keo lưỡi Liềm là lớn nhất 3,13 cm và thấp
nhất là keo lá tràm 1,46cm. Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy: + Ftính
= 6957,3> F
05
= 4,75 điều này chứng tỏ sinh trường về đường kính gốc D
0
của
các loài keo ở mô hình này đã có sự sai khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 95%.
6
+ Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loài có sinh trưởng đường kính
tốt nhất được kết quả t
tính
= 5,5 > t
05
= 4,3, cho thấy sinh trưởng đường kính của
loài keo lưởi liềm lớn hơn rõ rệt so với loài keo lai. Dựa vào số liệu và kết quả
xử lý thống kê cho thấy sinh trưởng về đường kinh sgốc của loài keo lưỡi liềm là
lớn nhất. Do đó ta chọn loài keo có đường kính gốc trung bình lớn nhất là keo
lưỡi liềm sinh trưởng về chiều cao bình quân số cây của 3 lần lặp thì keo lai là
lớn nhất (1,4 cm) và thấp nhất là keo lá tràm (0,78 cm).
Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy: + F
tính
= 723,9 > F
05
= 4,75
điều này chứng tỏ sinh trường về chiều cao vút ngọn của các loài keo ở mô hình
này đã có sự chênh lệch với độ tin cậy ≥ 95%.
+ Xác định loài sinh trưởng chiều cao lớn nhất, tiến hành so sánh chiều
cao giữa hai loài có giá trị bình quân lớn nhất và lớn nhì, kết quả là: t
tính
= 4,0 <
t
05
= 4,3 cho thấy sinh trường chiều cao vút ngọn của hai loài keo lai và keo lưỡi
liềm trên vùng đất cát ven biển là như nhau sinh trưởng đường kính tán của các
loài keo trên vùng đất cát ven biển là khá lớn đặc biệt là keo lưỡi liềm đạt
(1,26m-1,36m) và keo lai (1,18m-1,22m). Với mật độ trồng rừng là 2m x 2m thì
chỉ sau 8 tháng tuổi độ tán che của rừng loài keo lưỡi Liềm đạt 65,5%, loài keo
lai đạt 60%, keo tai tượng đạt 35%, keo lá tràm đạt 31%. Qua kết quả phân tích
phương sai cho thấy:
+ F
tính
= 1224,1 > F
05
= 4,75 điều này chứng tỏ sinh trường về đường kính
tán của các loài keo ở mô hình này là có khác nhau với độ tin cậy ≥ 95%.
+ Dùng tiêu chuẩn t để lựa chọn loài sinh trưởng tốt nhất về đường kính tán
kết quả được t
tính
= 6.35 > t
05
= 4,3. Do đó sinh trưởng về đường kính tán của keo
lưỡi liềm là tốt nhất.
Qua việc phân tích kết quả về sinh trưởng chiều cao, đường kính, đuờng
kính tán của 4 loài keo trồng trên vùng đất cát ven biển thấy rằng: Sinh trưởng
đường kính gốc và đường kính tán của loài keo lưỡi Liềm là lớn nhất; sinh
trưởng chiều cao của keo lai và keo lưõi liềm là như nhau và lớn hơn rõ rệt loài
keo lá tràm và keo tai tượng.
Tỷ lệ sống của rừng trồng là một chi tiêu rất quan trong trong việc đánh
giá sự thành công hay thất bại của công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng
trên vùng đất cát ven biển. Hiện nay số loài cây lâm nghiệp tồn tại được trên
vùng cát trắng ven biển còn rất ít, lý do chủ yếu do tính chất khắc nghiệt của đất
cát và khí hậu vùng cát làm cho cây trồng không thể chịu đựng nỗi. Tỷ lệ sống
7
của các loài keo trồng trong mô hình là khá cao: keo tai tượng đạt 75%, keo lá
tràm là 85%, keo lai 95% và cao nhất là keo lưỡi Liềm 96%. Qua nghiên cứu
thấy rằng kỹ thuật làm đất, chế độ chăm sóc và trồng dặm sau thời kỳ lạnh nhất
trong năm (tháng 1-3) đã đảm bảo tỷ lệ sống của cây trồng. Các loài keo có khả
năng chịu nóng và chịu hạn tốt vì vậy trong thời kỳ nóng nhất trong năm (tháng
5,6,7) tỷ lệ sống của rừng keo vẫn ổn định.
Các loài keo vùng thấp là những loài có diện tích trồng rừng lớn nhất ở
nước ta. Có thể nói gần 40% diện tích trồng rừng ở vùng đồi thấp hiện nay là
keo vì thế nghiên cứu chọn giống cho các loài keo vùng thấp từ khâu khảo
nghiệm xuất xứ đến chọn lọc cây trội, lai giống và khảo nghiệm giống là có ý
nghĩa rất thiết thực trong sản xuất lâm nghiệp.
Đầu những năm 1980 bốn loài keo vùng thấp là keo lá tràm, keo tai tượng
(A. mangium), keo lá liềm (A. crassicarpa), và keo nâu (A. alaucocarpa). đã
được nhập trồng thử tại Ba Vì (Hà Tây), Hóa Thượng (Thái Nguyên) và Trảng
Bom (Đồng Nai). Đánh giá sơ bộ năm 1991 đã thấy trong 4 loài keo được trồng
thử năm 1982 tại Ba Vì và năm 1984 tại Hóa Thượng thì ba loài keo có sinh
trưởng nhanh là keo tai tượng, keo lá liềm (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa,
1991). tại Đông Hà đã trồng các lô hạt của CSIRO (Australia) gồm 13 xuất xứ
keo lá tràm (A. auriculiformis), 9 xuất xứ Keo lá liềm (A. crassicarpa). Đây là
những nguồn vật liệu rất có ý nghĩa và thuận lợi cho những nghiên cứu tiếp
theo. Keo lá liềm (A. crasscicarpa) có nguồn gốc từ Australia, Papua New
Guinea và Indonesia, có phân bố ở vĩ độ 8 - 20o Nam, độ cao 5 - 200 m trên mặt
biển, lượng mưa 1000 -3500 mm/năm, gỗ có tỷ trọng 0,6 - 0,7 thích hợp cho xây
dựng, làm đồ mộc (Doran, Turnbull, et.al, 1997). Keo lá liềm là loài cây mới
được đưa vào trồng ở nước ta vào đầu những năm 1980, là loài có sinh trưởng
nhanh nhất trong các loài keo ở vùng thấp, có thể gây trồng trên đất cát nội đồng
có lên líp ở tỉnh ThừaThiên-Huế, đồng thời có thể sinh trưởng trên các lập địa
đất đồi núi ở nhiều vùng trong cả nước. Vì vậy nghiên cứu chọn tạo giống keo lá
liềm trồng trên vùng đất cát là có cơ sở khoa học và thực tiển cao.
Theo Nguyễn Thị Liệu 2008. Keo lưỡi liềm là loài có triển vọng nhất trên
đất cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Đây là loài cây có khả năng thích nghi tốt
trên điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội đồng. Chúng có khả năng sinh trưởng
tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiện cát
bay cục bộ vì nó có bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài ra với bộ rễ phát triển, có
8
nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá nhiều nó có ưu thế trong việc cải tạo đất,
cải tạo môi trường.
Diễn biến một số tính chất đất trước và sau khi trồng rừng
- Mẫu đất được phân tích tại Viện Thổ nhưỡng Nông hoá.
+ Kết quả
• Đất từ trạng thái chua: pH = 5,56 đã được cải tạo trở nên ít chua pH =
6,43, đây là một khả năng cải tạo đất vô cùng quan trọng, làm cho đất ngày càng
được cải thiện. Có thể thấy rằng pH tăng trong trường hợp này có thể do khả
năng cải tạo đất của cây, cũng có thể do sau khi lên líp và trồng rừng, tạo được
vành đai chắn gió, chống cát bay, khắc phục được hiện tượng úng ngập thường
xuyên, do đó dần dần làm tăng độ pH của đất.
• Hàm lượng cacbon hữu cơ, N
2
, P
2
O
5
và K
2
O đều tăng, như vậy keo lưỡi
liềm đã làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, đáp ứng được nhu
cầu cải tạo môi trường đất cát nội đồng. Các chất dinh dưỡng khoáng trong đất
tăng là do rễ keo lưỡi liềm có rất nhiều nốt sần có khả năng cố định Nitơ tự do
từ khí trời, ngoài ra cây có hệ tán lá phát triển rất mạnh, vật rơi rụng rất nhiều,
được vi sinh vật phân huỷ, trả lại chất hữu cơ cho đất.
• Vi sinh vật hoạt động và tổng số vi sinh vật đều tăng sẽ làm tăng
khả năng cải tạo đất thông qua hoạt động của chúng bằng phân huỹ chất
hữu cơ từ cành khô lá rụng, cố định đạm, hấp phụ lân khó tiêu để trả lại
cho đất P
2
O
5
dễ tiêu.
+ Tại các rừng trồng keo lá liềm trên cát nội đồng, qua kiểm tra rất nhiều
điểm trên đất trống trong rừng, kể cả những nơi khảong cách 3-4m so với gốc
cây gần nhất đều phát hiện thấy rễ của keo lưỡi liềm có mang rất nhiều nốt sần.
Điều này chứng tỏ rễ của keo lưỡi liềm vươn rất xa, khả năng sinh trưởng tốt và
khả năng cải tạo đất cũng rất tốt.
+ Trên đất rừng keo lưỡi liềm khối lượng lá rụng rất lớn, che phủ đất
và cải tạo đất tốt, do đó keo lưỡi liềm có khả năng cải tạo đất cát nội đồng tốt,
vừa thích hợp được với điều kiện úng ngập vừa thích hợp cho điều kiện cát
bay cục bộ.
+ Bên cạnh rừng trồng keo lá liềm trước đây thường bị úng ngập hoặc cát
bay, nên hầu hết người dân bỏ hoang, nay hầu như không còn hiện tượng cát
bay, người dân đã trồng được các loại hoa màu như: Ngô, Lạc, Dưa hấu, Dưa
9
chuột Thậm chí trước đây một số vùng trũng trong rừng không thể trồng rừng
được, nay người dân cũng xin xen vào giữa để trồng các loại hoa màu đó.
Ở Việt Nam, keo lưỡi liềm được trồng ở hầu khắp các tỉnh từ Bắc vào
Nam, tập trung nhiều ở các vùng triền sông, vùng bán sơn địa và các vùng mới
khai hoang. Đặc biệt tại vùng đất thấp.
Keo lưỡi liềm là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện
trồng trên những vùng đất có độ cao dưới 800m. Đây là loại cây có củ ít bị sâu
bệnh hại. Để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững, các địa
phương nên phát triển trồng nhiều cây keo lá liềm. Ở các thành phố, thị trấn, các
cơ quan, nhà ở có vườn quanh nhà, chúng ta có thể đào hố ven hàng rào để trồng
keo nhằm mục đich cải tạo môi trường sinh thái con cung câp gỗ, củi tăng thu
nhập kinh tế.
10
PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu và giới hạn
3.1.1. Mục tiêu
Về lý luận
Giúp cho việc tìm hiểu và góp phần bổ sung thêm những cơ sở lý luận về
sâu bệnh hại của keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển.
Nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng ở Huế nói riêng và của cả nước
nói chung.
Về mặt thực tiển
Góp phần đánh giá tình hình sâu bệnh hại của loài keo lưỡi liềm một cách
khoa học.
Thông qua đó xây dựng được phương pháp điều tra đánh giá tình hình sâu
bệnh ở một số vườn ươm và rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý.
3.1.2. Giới hạn
Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu tại vươn ươm
Hương Thủy, vườn ươm Phong Điền và một số rừng trồng ở huyện Phong Điền
tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Keo lưỡi liềm (còn gọi là keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa
học là Acacia orassicarpa.
Thuộc ngành Hạt kín.
Lớp Hoa Hồng (Rosidea).
Bộ đậu (Fabaceae).
Họ Trinh nữ (Mimosaceae).
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung và
phương pháp sau:
3.3.1. Nội dung
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ngiên cứu.
2. Tìm hiểu tình hình chung về sâu bệnh hại keo.
11
3. Nghiên cứu một số sâu bệnh hại keo lưỡi liềm giai đoạn vườn ươm và
rừng trồng.
4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài sâu ăn lá ở keo lưỡi liềm trên
vùng cát ven biển.
5. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ sâu bệnh.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.2.1.Điều tra sơ bộ:
a. Đối với vườn ươm cây lâm nghiệp:
Vườn ươm cây lâm nghiệp ở nước ta thường có quy mô nhỏ, không cố
định, nằm gần hiện trường trồng rừng. Các nhóm sâu hại thường gặp ở vườn
ươm là: sâu hại rễ, mầm non, sâu hại lá và sâu hại thân cành. Trong thực tế đối
với loại vườn ươm nhỏ thường bỏ qua các bước điều tra sơ bộ mà tiến hành điều
tra tỉ mỉ ngay. Một vườn ươm được quản lý, kinh doanh tốt sẽ không phải điều
tra sơ bộ về sâu bệnh.
Để điều tra sơ bộ ở vườn ươm ta dùng phương pháp quan sát trực tiếp. Cụ
thể đối với vườn ươm có diện tích dưới 5ha thì quan sát vườn bằng cách đi theo
các rãnh luống: diện tích trên 5ha nên dung tuyến điều tra.
Tuyến điều tra thường đi theo đường song song với rãnh luống. Tùy theo
mức độ chính xác yêu cầu mà tuyến nọ cách tuyến kia từ 3-5 luống. Tuyến điều
tra yêu cầu phải đi qua các loài cây, thời gian gieo và cấy khác nhau.
Mẫu bảng điều tra sơ bộ ở vườn ươm
Tên vườn ươm: Diện tích vườn ươm:
Thời gian thành lập: Ngày điều tra:
Ngày điều tra:
Loài
cây
T gian
Gieo/
cấy
Số cây hay diện tích bị hại tính theo % Ghi chú
(tình
hình vệ
sinh)
Hại lá Hại thân cành Hại mầm và rễ
1.
2.
3.
12
b. Đối với rừng trồng:
Ở nước ta các khu vực rừng trồng mang các đặc điểm rất khác nhau về địa
hình, cấu trúc và chịu sự tác động khác nhau của con người. Rừng trồng thường
có diện tích lớn, tỷ lệ thuần loài cao. Mục tiêu chính của điều tra sơ bộ rừng
trồng là xác định đối tượng và các điểm diều tra tỉ mỉ sau này.
Các biện pháp điều tra sơ bộ ở rừng trồng được tiến hành trên các tuyến
điều tra, chủ yếu bằng phương pháp “mục trắc” ( quan sát bằng mắt thường hay
sử dụng ống nhòm).
- Phương pháp xác định tuyến điều tra:
Tuyến điều tra phải giúp ta nhanh chóng có được kết quả đại diện cho khu
vực điều tra. Vì thế yêu cầu tuyến điều tra phải đi qua các dạng cây trồng chính,
các dạng địa hình, các dạng thực bì và thời gian trồng khác nhau. Trong một khu
vực điều tra không nên bố trí quá nhiều tuyến vì việc xác định tuyến ngoài thực
địa yêu cầu phải đơn giản. Nếu có thể được chỉ nên bố trí một tuyến điều tra dài
xuên suốt khu vực điều tra. Các hình thức bố trí tuyến điều tra thường gặp là:
tuyến song song, tuyến chữ chi ( díc dắc), tuyến nan quạt, tuyến xoắn trôn ốc…
Người điều tra cần căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc điểm rừng để bố trí cho
hợp lí. Nếu phải điều tra trên nhiều tuyến thì khoảng cách giữa các tuyến là 200-
500m. viếc lợi dụng các đường mòn, ranh giới lô, khoảnh trong thiết kế tuyến
điều tra sẽ có lợi cho định hướng khi đi trên tuyến điều tra sau này.
Trên tuyến điều tra cứ cách 100m lại xác định một điểm điều tra. Điểm
điều tra phải nằm trên đất có rừng. Nếu điểm điều tra rơi đúng đường mòn, ranh
giới lô hay khoảng trống người điều tra phải rẽ sang bên trái hoặc ben phải
vuông gốc với tuyến điều tra và cách tuyến điều tra 20m để xác định một điểm
điều tra khác thay thế. Tại điểm điều tra, quan sát một diện tích rừng có bán kính
10m ( hay chọn 30 cây gần điểm điều tra nhất) để ước tính về mật độ sâu bệnh
hại, mức độ bị hại và tình hình phân bố của những cây và cành bị sâu bệnh hại.
Các tuyến điều tra được vạch trên bản đồ, đặt tên hay đánh số thứ tự. số
lượng điểm điều tra cũng cần được xác định và đánh số thứ tự để có thể chuẩn bị
các biểu mẫu và dụng cụ cần thiết khác. Cần có sổ ghi đặc điểm như độ dài, địa
danh, loài cây… của tuyến điều tra.
13
- Điều tra trên điểm điều tra:
Trong điểm điều tra, xác định tỉ lệ cây có sâu vè mức độ gây hại của
chúng. Để đánh giá mức độ bị hại vè tình hình phân bố của các cây bị hại,
thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ sâu hại lá:
• Không: Tán lá không bị hại
• Hại nhẹ: Tán lá bị ăn hại dưới 25%
• Hại vừa: Tán lá bị ăn hại từ 25-50%
• Hại nặng: Tán lá bị ăn hại dưới 51-75%
• Hại rất nặng: Tán lá bị ăn hại trên 75%
+ Mức độ sâu hại hoa quả:
• Không: Không có hoa hay quả bị hại.
• Hại vừa: Dưới 30% số hoa hay quả bị hại.
• Hại nặng: Trên 30% số hoa hay quả bị hại.
+ Mức độ sâu hại ngọn:
• Không: Không có ngọn bị hại.
• Hại vừa: Dưới 30% số ngọn bị hại.
• Hại nặng: Trên 30% số ngọn bị hại.
+ Mức độ cây bị sâu hại thân, cành, rễ:
• Không: Không có cây bị hại.
• Hại nhẹ: Lẻ tẻ có vài cây bị hại ( dưới 10% số cây).
• Hại vừa: Cây bị hại tập trung từ 3-10 cây (10-30% số cây).
• Hại nặng: Cây bị hại tập trung trên10 cây (trên 30% số cây).
Kết quả ghi vào mẫu bảng:
Mẫu điều tra sơ bộ sâu hại rừng trồng
Nơi điều tra:
Tuyến điều tra:
Ngày điều tra: Người điều tra:
Điểm
đ.tra
Lô
khoảnh
Loài
cây
Năm
trồng
Độ
tàn
che
Tỉ lệ cây có sâu hại(P%) hay
mức độ bị hại(R%)
Hại
lá
Hại
thân
cành
Hại
ngọn
Hại
hoa
quả
Hại
rễ
1
2
14
3.3.2.2. Điều tra tỉ mỉ:
a. Điều tra tỉ mỉ ở vườn ươm:
Ở vườn ươm cây lâm nghiệp thường dùng phương pháp điều tra trực tiếp
để nắm chính xác thành phần, mực độ và mức độ gây hại của sâu bệnh. Để trên cơ
sở đó rút ra loài chủ yếu phục vụ cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Tại vườn
ươm thường không lập ô tiêu chuẩn mà điều tra sâu bệnh hại cây theo từng loài
cây, đôi khi theo từng đọ tuổi, từng phương thức tạo cây và chăm sóc của một loài
cây ( ví dụ : cây rễ trần, cây có bầu, phương thức bón phân, che nắng…).
- Điều tra thành phần sâu hại thân cành:
Các loài cây ở vườn ươm thường được giao hay cấy theo hàng trong
luống thì dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để chọn đơn vị điều tra là một
cây theo các bước sau:
+ Cách k luống điều tra 1 luống ( 1<=k<=5).
+ Trong luống được chọn cách m hàng điều tra 1 hàng (1<=m<=5).
+ Trong hàng được chọn cách n cây điều tra 1 cây.
Chỉ số k, m, n được chọn sao cho với 1 độ tuổi, phương thức chăm sóc
của 1 loài cây có tổng số cây điều tra >=30 cây.
Nếu gieo vãi hoặc cấy trong bầu nhỏ xếp thành luống thì đơn vị điều tra là
ô dạng bản 1m
2
và được chọn theo các bước sau đây;
+ Cách k luống điều tra 1 luống ( 1<=k<=5).
+ Tại mỗi luống được chọn đặt 2 ô dạng bản ở 2 đầu luống, một ô ở giữa
luống hoặc cứ cách một đoạn có độ dài nhất định điều tra một ô dạng bản.
+ Chỉ số k được chọn và số lượng ô dạnh bản của luống điều tra được bố
trí sao cho với một độ tuổi, một phương thức chăm sóc của một loài cây có tổng
số ô dạng bản >=5.
- Đối với sâu hại lá: trên mỗi đơn vị điều tra ( cây điều tra hay ô dạng bản)
đếm số lượng trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành của từng loài sâu rồi trên
cơ sở số liệu ghi trong bảng biểu dưới tính ra mật độ và tỷ lệ có sâu của từng
loài cây.
- Đối với sâu hại thân cành: ngoài việc tính số cây bị hại còn phải quan sát
kĩ hoặc chẻ thân cành để xác định rõ loài sâu hại và mật độ của chúng.
Kết quả ghi vào 2 bảng mẫu sau:
15
Mẫu bảng kết quả điều tra sâu hại lá, thân cành ở vườn ươm gieo cấy
theo hàng
Tên vườn ươm: Ngày điều tra:
Loài cây: Người điều tra:
STT
Tên loài
sâu
Số lượng sâu bệnh hại
Ghi chú
Trứng Sâu non Nhộng
Trưởng
thành
1
2
3
…
30
Mẫu bảng kết quả điều tra sâu hại lá, thân cành ở vườn ươm gieo cấy
theo luống
Tên vườn ươm:
Loài cây:
Ngày điều tra: Người điều tra:
STT ô
dạng
∑cây
trong
Tên
loài
Số cây
có sâu
Số lượng sâu bệnh hại Ghi
chú
Trứng Sâu
non
Nhộng Trưởng
thành
Căn cứ vào số liệu ở 2 bảng trên để tính mật độ và tỷ lệ có sâu của từng
loại sâu hại.
- Điều tra mức độ hại lá:
Điều tra mức độ hại lá dựa trên cơ sở phân cấp 30 cây tiêu chuẩn. Nếu đã
sử dụng phương pháp chọn ô dạng bản 1m
2
thì trước hết chọn mỗi ô dạng bản 30
cây theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống sau khi đã tiến hành điều tra thành
phần sâu hại thân cành.
Để đánh giá mức độ hại lá của từng loại sâu, bệnh ta phải phân cấp tất cả
các lá bị hại của từng cây theo tiêu chuẩn sau đây:
Cấp hại % diện tích lá bị hại
0 (không) 0
16
I (hại nhẹ) <25%
II (hại vừa) 25-50%
III (hại nặng) 51-75%
IV ( hại rất nặng) >75%
Kết quả ghi vào bảng sau:
Mẫu điều tra mức độ hại lá của sâu
Số TT
ô
STT
cây
Số lá bị hại ở các cấp Ghi
chú
0 I II III IV R%
1
1
2
…
30
2
Căn cứ vào số liệu điều tra ở bảng 4, tính chỉ số bị hại của các loài sâu
theo công thức sau:
R% = ( ∑n
i
v
i
).100/NV
Trong đó: R% là chỉ số hại của từng loài tính theo %.
N
i
là số lá bị hại ở cấp hại i
V
i
là trị số của cấp hại hại I ( v
i
= 0, 1, 2, 3, 4)
N là tổng só lá quan sát trên một cây ( N = ∑n
i
)
V là trị số cấp bệnh cao nhất ( ở trường hợp nay V = 4)
Sau đó tính chỉ số hại trung bình cho các cây điều tra đối với từng loại sâu
bệnh và từng loài cây trong toàn vườn.
Cuối cùng căn cứ vào R% trung bình của từng loại sâu và từng loài cây
đối chiếu với các tiêu chuẩn dưới đây để đánh giá mức độ hại.
+ Hại nhẹ: R%
tb
< 25%
+ Hại vừa: R%
tb
từ 25-50%
+ Hại nặng: R%
tb
từ 51-75%
+ Hại rất nặng: R%
tb
> 75%.
- Điều tra thành phần và số lượng sâu hại dưới đất:
Sâu hại rễ và cây mầm non ở vườn ươm thường gặp là các loại dế, sâu
xám, sâu bọ hung và sâu vòi voi. Để điều tra sâu dưới đất tiến hành đặt các ô
dạng bản. Diện tích của mỗi ô dạng bản là 1m
2
(1x1m). Mỗi hecta điều tra từ 5-7
ô, các ô dạng bản được bố trí theo đường chéo gốc hay ô bàn cờ, vị trí các ô
thường đặt trên các luống.
17
Sau khi dung thước xác định vị trí các ô dạng bản, thống kê số cây bị hại
trong tổng số cây trong ô, rồi tiến hành đào từng lớp đất có chiều sâu là 10cm
lần lượt đưa sang các phía của ô. Mỗi lớp đất đào lên được bóp nhỏ để tìm các
cá thể các loài sâu hại và cứ làm như vậy cho tới khi không thấy sâu hại thì thôi.
Kết quả ghi vào bảng 4.
Mẫu điều tra sâu dưới đất
Tên vườn ươm: Ngày điều tra:
Loài cây: Loại đất: Người điều tra:
STT ô
dạng
Tỉ lệ
cây bị
Độ
sâu
Tên loài sâu
hay thiên
Số lượng sâu hại và thiên địch
Trứng
Sâu
non
Nhộng Tr.thành
Căn cứ vào số liệu điều tra bảng 5 để tính ra mật độ ( sâu hại và thiên
địch), tỉ lệ có sâu của từng loài sâu hại và tỉ lệ cây bị hại trung bình của 1m
2
.
b. Điều tra tỉ mỉ ở rừng trồng:
Điều tra tỉ mỉ ở rừng trồng là một nội dung quan trọng nhất của công tác
điều tra. Các phương pháp điều tra được thực hiện trong các ô tiêu chuẩn, trên
tuyến điều tra hay trong một lô mẫu. Để xác định số lượng sâu hại có thể dùng
phương pháp đếm trực tiếp hay phương pháp gián tiếp.
- Điều tra sâu hại lá và thiên địch:
+ Chọn mẫu điều tra trong ô tiêu chuẩn:
• Chọn mẫu điều tra trong ô tiêu chuẩn:
Có thể chọn ô tiêu chuẩn bằng các phương pháp như: phương pháp ngẫu
nhiên hệ thống, phương pháp bốc thăm hoặc phương pháp 5 điểm.
+ Phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: nếu rừng trồng theo hàng, cứ cách 1
hàng điều tra 1 hàng. Trong hàng được chọn, cứ 2-5 cây điều tra 1 cây tùy theo
số lượng cây tiêu chuẩn cần có.
+ Phương pháp bốc thăm: nếu rừng không trồng thành hàng, phải đánh số
toàn bộ số cây của ô tiêu chuẩn bằng sơn, phấn hoặc băng keo. Sau đó lấy ngẫu
nhiên một số lượng cây cần thiết bằng cách bốc thăm để điều tra miễn sao số cây
cần điều tra đảm bảo trên 10% tổng số cây trong ô.
18
+ Phương pháp 5 điểm: là phương pháp lập ô không có ranh giới thực.
Trước hết chọn một điểm tại vị trí trung tâm ô tiêu chuẩn giả định rồi đánh dấu
từ 2-6 cây gần đó. Từ điểm này chọn 4 điểm vuông gốc với nhau cách đều trung
tâm 10-20m. Tại mỗi điểm điều tra này tiếp tục chọn 2-6 cây gần nhất. Như vậy
cũng sẽ có 10-30 cây tiêu chuẩn mà không mất thời gian xác định ranh giới ô
tiêu chuẩn.
- Chọn mẫu và điều tra trong tán cây:
Nếu cây rừng có chiều cao thấp hơn 2.5m và tán lá nhỏ thì một mẫu điều
tra sẽ là toàn bộ cây. Trường hợp này nên chọn 10-30 cây tiêu chuẩn làm mẫu
điều tra và thực hiện biện pháp đo đếm trực tiếp và toàn diện trên cây tiêu
chuẩn. Trong trường hợp cây tiêu chuẩn có chiều cao lớn hơn 2.5m, sử dụng
biện pháp lấy mẫu bằng cành tiêu chuẩn, túm lá hay lá điều tra… Để mẫu điều
tra phân bố đều trong tán lá người ta chia tán lá ra làm 3 phần: phần trên, phần
giữa và phần dưới của tán lá, mỗi phần chọn 2 cành điều tra đối xứng với nhau
và vuông gốc với phương của 2 cành ở phần tán kế cận. Trường hợp tán lá có
hình tháp có thể chọn phần trên của tán 1 cành. Thông thường cành điều tra
được chọn là cành cấp I – cành mọc ra từ thân chính. Ngoài việc thống kê sâu
bệnh hại trên các cành điều tra còn phải đếm tổng số cành cùng cấp trên cây tiêu
chuẩn để suy luận kết quả cho toàn cây.
Mẫu điều tra thành phần, số lượng sâu bệnh hại lá
Số hiệu OTC: Ngày điều tra: Ngày điều tra:
TT
cây
STT
cành
Tên
sâu
Trứng Số sâu non ở các tuổi
1 2 3 4 5 6
1 1
2
…
…
10
- Điều tra thân cây và xung quanh gốc cây:
Một số loài sâu có tập tính qua đông hay ban ngày ẩn nấp trong kẻ nứt vỏ
cây hoặc ban ngày ẩn nấp dưới lớp lá khô quanh gốc cây, một số khắc hóa
nhộng trên và xung quanh gốc cây. Do vậy cần phải điều tra thống kê thành
phần loài và số lượng cá thể từng loài ở các vị trí đó. Kết quả thu được sẽ gộp
chung với kết quả điều tra trên phần tán của cây tiêu chuẩn tương ứng.
19
Khi điều tra thân cây, chủ yếu tập trung cho đoạn thân trong phạm vi cách
mặt đất 2m. Điều tra xung quanh gốc cây thì chỉ nên tập trung trong khu vực
cách gốc cây 60cm.
- Điều tra mức độ hại lá của sâu:
Đối với cây có chiều cao dưới 2.5m có thể ước lượng mức độ bị hại của
cả cây tiêu chuẩn.
Đối với cây lá rộng, tùy theo mức độ phân bố của các lá trên cành và mức
độ chính xác yêu cầu mà có thể điều tra phân cấp tất cả các lá trên cành hoặc
trên mỗi cành chỉ điều tra phân cấp 5-6 lá phân bố tương đối đều trên cành bằng
cách chọn 2 lá ở gốc cành, 2 lá ở giữa cành và 1-2 lá ở ngọn cành để quan sát.
Đối với cây lá kim, trên các cành điều tra chọn hệ thống khoảng từ 5-6
túm lá để cắt khỏi tán lá. Bằng cách rút mẫu đều theo túm lá để lấy được một
nắm lá vừa nắm chặt trong tay từ những cành đã thu mẫu, chú ý lấy đủ cả những
gốc lá đã bị sâu ăn trụi. Rãi nắm lá trên một tờ giấy báo và xếp các lá có gốc đều
đặn và nhô ra khỏi mép giấy 1cm; cuộn tờ giấy báo kín phần còn lại của lá. Từ
phía gốc lá, rút ngẫu nhiên 30-50 cụm bao lá ra khỏi giấy để đánh giá mức độ
tổn hại của lá bằng cách phân cấp lá bị hại dựa vào chiều dài phần lá đã bị hại so
với chiều dài lá ban đầu.
Cấp hại % diện tích hay chiều dài lá bị hại
0 ( không) 0
I ( Hại nhẹ) <25%
II ( Hại vừa) 25-50%
III ( Hại nặng) 51-75%
IV ( Hại rất nặng) >75%
20
Mẫu điều tra mức độ hại lá của sâu
Số hiệu OTC: Ngày điều tra: Người điều tra:
STT
cây
STT
cành
Tên
loại
Số lá bị hại theo cấp
∑
Chỉ
số hại
0 I II III IV
1
1
…
5
∑n
i
∑n
i
v
i
2
1
2
…
5
Căn cứ vào số liệu điều tra tính chỉ số hại R% cho từng loại sâu hại ở từng
cây điều tra theo công thức:
R% = (∑n
i
v
i
).100/NV
Trong đó: R% là chỉ số hại của từng loài tính theo %.
n
i
là số lá bị hại thuộc cấp hại i
v
i
là trị số cấp hại i
N là tổng số lá quan sát của một cây
V là trị số cấp bệnh cao nhất ( V=4).
Sau đó tính chỉ số bị hại trung bình của từng loài sâu của toàn OTC hay
của toàn lâm phần theo phương pháp bình quân cộng.
- Điều tra thành phần, số lượng sâu hại thân cành:
Sâu hại thân cành phần lớn có giai đoạn nằm sâu bên trong thân và cành,
rất khó phát hiện, đặc biệt khi chúng mới xâm nhập. Một số nhóm loài như bọ
xít, rệp chích hút nhựa cây chỉ để lại dấu vết rất nhỏ rất khó thấy. Do đó điều tra
sâu hại thân cành thường được kết họp với điều tra thành phần, số lượng và điều
tra mức độ hại.
Điều tra sâu hại thân cành cũng được tiến hành ngay trên các cây và cành
dùng để điều tra sâu hại.
Mẫu điều tra thành phần, số lượng và mức độ của các loài sâu hai thân cành
Số hiệu OTC: Loài cây trồng:
Ngày điều tra: Người điều tra;
21
STT
cây
Số
cành
Số
ngọn
Tên
loài
Số lượng sâu hại Ghi
chú
Trứng
Sâu
non
Nhộng t.thành
1
2
Để đánh giá mức độ hại ta dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Cấp 0 ( không bị hại) 0%
Cấp I – hại nhẹ dưới 10%
Cấp II – hại vừa từ 10 – 25%
Cấp III – hại nặng từ 26 – 50%
Cấp IV – hại rất nặng trên 50%
a. Điều tra thành phần, số lượng sâu dưới đất:
Để biết thành phần, số lượng và sự phân bố của các loài sâu ta cũng tiến
hành điều tra trên các ô dạng bản.
Diện tích của ô dạng bản là 1m
2
. Số lượng ô dạng bản phụ thuộc vào yêu
cầu của độ chính xác. Để điều tra sâu dưới đất thường mỗi ô tiêu chuẩn điều tra
5 ô dạng bản là đủ. Các ô dạng bản được bố trí theo phương pháp đường chéo
trong ô tiêu chuẩn: 4 ô ở 4 gốc và 1 ô ở trung tâm. Dụng cụ cần thiết để diều tra
sâu hại đất là thước mét, cuốc xẻng, cào thưa, rây đất và mẫu biểu.
22
Mẫu điều tra thành phần, số lượng các loài sâu dưới đất rừng
Số hiệu OTC: Ngày điều tra: Người điều tra:
STT
ô
Độ
sâu
Loài
sâu
Số lượng sâu hại
Trứng Sâu non Nhộng
Trưởng
thành
1
Thảm
mục
10cm
20cm
30cm
2
3
Khi đã dùng thước mét xác định xong vị trí của ô dạng bản, trước hết
dùng tay bới kỹ lớp cỏ hay thảm mục trên mặt đất để tìm kiếm sâu, sau đó nhổ
hết cỏ, gạt thảm khô về một phía rồi cuốc đất lần lượt từng lớp sâu 10cm. Đất
của mỗi lớp bốc lên, bóp nhỏ hay dùng rây dất để tìm kiếm các loài sâu, sau đó
được đưa ra các phía khác nhau của ô để tiếp tục cuôc lớp tiếp theo cho đến khi
không có sâu nữa thì thôi. Các số liệu điều tra được của từng lớp đất được ghi
chép riêng.
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu:
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Địa bàn phát triển rừng vùng cát ven biển, vùng cửa sông và đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế bao gồm 5 huyện (huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà,
Phú Vang và Phú Lộc) với 33 xã. Có vị trí địa lý khá đặc biệt, nằm bên bờ biển
Đông và chạy dài theo hướng Bắc - Nam. Có toạ độ địa lý:
- Từ 16
0
12
’
00
’’
đến 16
0
21
’
00
’’
độ vĩ Bắc
- Từ 107
0
18
’
00
’’
đến 108
0
00
’
00
’’
độ kinh Đông
Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
Phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp các xã còn lại của các huyện trong vùng dự án.
Tổng diện tích tự nhiên vùng dự án là 55.713,6 ha.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu bao gồm 3 vùng:
a. Vùng cát di động ven biển: nằm giáp với phá Tam Giang và giáp biển
Đông, tập trung chủ yếu phía bờ biển, chia làm 2 vùng sử dụng đất khác nhau:
- Vùng bãi cát ven biển với những cồn thấp, chỉ cao hơn mặt nước biển
vài mét, nằm gần bãi biển và có mực nước ngầm tương đối cao chỉ cách mặt đất
vài chục cm.
- Vùng cồn cát cao, thường cách bờ bãi biển 200m. Đây là những cồn cát
di động mạnh, được coi là một vùng sinh thái rất khó khăn cho việc trồng rừng.
b. Vùng cát cố định nội đồng: Chiếm diện tích tương đối lớn, gồm các xã
nằm phái Tây hệ phá Tam Giang, là vùng đất rất nghèo chất dinh dưỡng, độ ph
từ 3,5 – 4,5 thể hiện đất chua, phèn. Bề dày mặt đất chủ yếu là lớp đất cát mịn và
thường bị ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng.
c. Vùng đồng ruộng: Đất đai tương đối màu mở, cây nông nghiệp ngắn
ngày phát triển khá tốt, những diện tích này tập trung chủ yếu ven bờ phá Tam
Giang. Hàng năm thường bị de dọa bởi thiên tai như lũ lụt, gió bão, nước mặn
thâm nhập, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp làm giảm năng suất cây
24
trồng. Do đó, cần trồng các đai rừng phòng hộ chạy dọc phá Tam Giang và trên
các bờ vùng, bờ thửa…nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra và tạo cảnh
quan môi trường sinh thái.
4.1.1.3. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2
đến tháng 9 trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 01
năm sau.
- Chế độ nhiệt, ẩm:
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm 24,9
0
c, nhiệt độ
bình quân cao nhất 38,6
0
c vào tháng 5, thấp nhất 12,4
0
C vào tháng 1.
+Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm 87%, cao nhất 95%
(vào tháng 12), độ ẩm thấp nhất 77% (vào tháng 6).
- Chế độ gió, bão:
+ Chế độ gió:
• Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm. Đặc điểm
gió Tây Nam (gió Lào) thường biến tính, khô nóng, nền nhiệt cao, độ ẩm không
khí thấp. Chính gió Lào cũng là nguyên nhân gây cát bay, cát lấp (từ phía đất liền
ra biển) nhưng không mạnh và ít gây hại hơn so với gió Đông Bắc. Mỗi khi có
gió Lào về làm cho nhiệt độ không khí lên rất cao (có khi lên đến trên 40
0
C) và độ
ẩm không khí giảm xuống thấp, lượng nước bốc hơi mạnh làm ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và dễ gây ra hạn hán vụ hè thu.
• Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Đặc điểm
gió thường kèm theo mưa, lạnh, nền nhiệt thấp, độ ẩm không khí cao. Gió mùa
Đông Bắc về làm cho nhiệt độ giảm thấp, gây giá lạnh có hại cho sinh trưởng phát
triển của cây trồng và có khi gây nên sương muối làm chết nhiều loại cây trồng
hoặc giảm năng suất và chính gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân gây nên cát bay,
cát lấp (từ phía biển vào đất liền).
• Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, kèm theo
mưa lũ ở thượng nguồn gây triều cường, ngập úng ở vùng hạ lưu. Trên địa bàn
vùng dự án thường hứng chịu các cơn bão có sức công phá lớn gây thiệt hại về tài
sản của nhân dân và các công trình cơ sở hạ tầng và sản xuất Nông lâm ngư nghiệp.
25