Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để con ngủ ngon và sâu giấc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.63 KB, 3 trang )

Để con ngủ ngon và sâu giấc
Giấc ngủ đối với trẻ em rất quan trọng nhưng đôi khi nó lại trở thành
ác mộng đối với các ông bố bà mẹ. Dưới đây là một vài thủ thuật đơn
giản giúp bé có giấc ngủ ngon.
Giấc ngủ là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của em bé,
do đó việc thấm nhuần những thói quen tốt ngay từ đầu cần phải
được thực hiện một cách nghiêm túc. Giấc ngủ ngon không chỉ giúp
cho em bé mà còn giúp cho cha mẹ cũng có được giấc ngủ ngon.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Giấc ngủ là một yếu tố cần thiết trong khả năng của em bé để bé có
thể phát triển khỏe mạnh. Trong giấc ngủ, hệ thống miễn dịch được
tăng cường để ngăn ngừa bệnh và hormone tăng trưởng cũng ở
mức độ cao nhất.
Khi được nghỉ ngơi một cách đúng đắn, một trẻ sơ sinh sẽ có được
đầy đủ sự tỉnh táo, nhanh nhẹn khi thức. Khi bé không được ngủ đủ
giấc, bé sẽ om sòm hoặc thậm chí kích động.
Nhưng đó không phải tất cả những gì các bạn nên quan tâm. Kết quả
lâu dài của việc thiếu ngủ không thực sự bắt đầu xuất hiện cho đến
khi trẻ em trong độ tuổi đi học. Những đêm ngủ ngắn trước khi 3 tuổi
rưỡi dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị bốc đồng và hiếu động thái quá,
hoạt động nhận thức không tốt khi 6 tuổi. Có một thực tế đáng sợ
rằng giấc ngủ không đủ là tương quan với tỷ lệ béo phì tăng lên.
Tầm quan trọng của thói quen
Ngủ chắc chắn là rất quan trọng đối với em bé nhưng làm thế nào
bạn có thể biết được là bé đã ngủ đủ hay chưa? Bạn không thể suy
diễn những dấu hiệu của việc thiếu ngủ ở trẻ em. Những dấu hiệu đó
khá khác nhau và phức tạp hơn nhiều. Sự phát triển của em bé bị
ảnh hưởng bởi rất nhiều những thứ khác ngoài giấc ngủ.
Các biện pháp chủ động nhất bạn có thể làm đó là tạo cho trẻ thói
quen ngủ tốt ngay từ ban đầu. Việc này rất quan trọng để xây dựng
cho trẻ các thói quen tích cực và nhằm mục đích giúp trẻ có thể tự ru


ngủ mình mà không quá cần thiết phải có sự xuất hiện của cha mẹ.
Trong thực tế, khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, hãy đặt bé nằm xuống
để bé có thể học được cách ngủ của riêng mình. Điều này thực sự
giúp cho trẻ và tránh tình trạng bố mẹ lúc nào cũng phải đung đưa để
dỗ dành bé vào giấc ngủ.
Bé có thể ngủ lại dễ dàng khi bỗng dưng thức giấc vào giữa đêm hay
không tùy thuộc rất nhiều vào thói quen này. Một khi bé có thể hình
thành thói quen tự mình dỗ dành cho giấc ngủ của mình thì việc ngủ
lại nhanh chóng là điều hoàn toàn dễ dàng.
Tạo những tín hiệu của giấc ngủ cho bé
Mỗi một ngày, cơ thể thiết lập lại đồng hồ sinh học dựa trên các tín
hiệu trong môi trường. Nếu các tín hiệu đồng bộ, chúng ta sẽ có giấc
ngủ tốt nhất. Có một vài bước bạn có thể làm để thiết lập lại nhịp
điệu giấc ngủ của bé.
Đầu tiên, kiểm soát sự tiếp xúc với ánh sáng: bộ não rất chú ý đến
ánh sáng cho dù đó là ngày hay đêm xuống. Ánh sáng rất tươi sáng
trong ngày (ngay cả trong giấc ngủ ngắn) và ánh sáng mờ vào ban
đêm, có thể giúp em bé tạo một lịch trình ngủ.
Khi đến giờ bé phải đi ngủ, bố mẹ hãy giảm ánh sáng trong nhà,
giảm tiếng ồn. Dần bé sẽ nhận thấy đây là những tín hiệu rất cụ thể
cho giấ ngủ đến. Một bài hát ru nhẹ nhàng, tiếng kể chuyện nhỏ nhẹ
cho bé, tất cả đều là thói quen tuyệt vời trước khi đi ngủ

×