Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo " Pháp luật về tài sản của Philippines - so sánh với pháp luật Việt Nam " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.21 KB, 4 trang )

Ph¸p luËt d©n sù


24

t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009






ThS. NguyÔn Minh Oanh *
ấn đề tài sản ở Philippines được điều
chỉnh bởi Bộ luật dân sự
(1)
ban hành
năm 1949, có hiệu lực năm 1950. Bộ luật
dân sự Philippines khá đồ sộ bao gồm 5 phần
lớn với 2270 điều luật. Trong Bộ luật dân sự
Philippines, chế định tài sản, quyền sở hữu
và các quyền khác đối với tài sản được quy
định tại quyển 2 từ Điều 414 đến Điều 711.
Theo quy định tại Điều 414 Bộ luật dân
sự Philippines thì tất cả những gì đang hoặc
có thể là đối tượng của sự chiếm giữ đều được
công nhận là một trong hai loại: Bất động
sản hoặc động sản.
Như vậy, xét một cách tổng quan thì


pháp luật Philippines cũng không định nghĩa
tài sản là gì mà chỉ đưa ra định nghĩa tài sản
theo hướng liệt kê giống pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu pháp luật Việt Nam xác định
tài sản thông qua 4 loại tại Điều 163 Bộ luật
dân sự năm 2005 bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản thì pháp luật Philippines
lại định nghĩa tài sản thông qua việc xác định
tài sản là bất động sản và động sản.
1. Bất động sản
Theo quy định tại Điều 415 Bộ luật dân
sự Philippines thì bất động sản bao gồm các
tài sản sau:
1) Đất đai, nhà, đường sá, công trình xây
dựng gắn liền với đất đai;
2) Cây cối, hoa lợi gắn liền với đất đai
hoặc các bất động sản khác;
3) Những tài sản gắn liền với bất động
sản không thể tách rời, nếu tách rời thì sẽ làm
hư hỏng hoặc xấu đi tình trạng của tài sản;
4) Những bức tượng, những tác phẩm
điêu khắc, tranh hoặc những vật phẩm trang
trí khác được đặt ở trong các toà nhà hoặc
trên đất của các chủ sở hữu bất động sản với
ý định gắn liền một cách vĩnh viễn với bất
động sản đó;
5) Máy móc, dụng cụ chứa, công cụ hoặc
những vật dụng khác mà chủ sở hữu bất
động sản sử dụng trong toà nhà hoặc đất và
để đáp ứng nhu cầu sử dụng đó;

6) Chuồng nuôi gia súc, gia cầm, nuôi
ong, bể cá hoặc những nơi nuôi động vật
khác tương tự trong trường hợp chủ sở hữu
đặt chúng hoặc giữ chúng với ý định gắn kết
chúng với đất hoặc là một phần vĩnh viễn
của đất thì những động vật được nuôi trong
đó cũng là bất động sản;
7) Phân bón được sử dụng trên một phần
đất đai;
8) Mỏ khoáng, đá, kim loại, những vật
chất khác dưới mặt đất, mặt nước và nguồn
nước chảy, nước ngầm;
V

* Giảng viên Khoa luật dân sự
Trường Đại học Luật Hà Nội
Ph¸p luËt d©n sù


t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009

25

9) Thực vật và công trình xây dựng trên
mặt nước mà bản chất tự nhiên và mục đích
tồn tại là phải được đặt trên sông, hồ hoặc
đại dương;
10) Những hợp đồng về việc công, quyền

địa dịch và các quyền thực tế khác trên các
bất động sản;
Qua tìm hiểu và so sánh với pháp luật
Việt Nam thì có thể nhận thấy pháp luật
Philippines quy định bất động sản dựa vào 3
tiêu chí cơ bản là đặc tính vật lí, công dụng
của tài sản và mục đích sử dụng tài sản của
chủ sở hữu:
- Thứ nhất, về đặc tính vật lí: Đó là
những tài sản về bản chất là không thể hoặc
khó có thể di dời được như đất đai, nhà,
công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài
nguyên thiên nhiên trong lòng đất, thực vật
gắn liền với đất, nước; các quyền đối với các
bất động sản.
Đây là tiêu chí duy nhất mà pháp luật
Việt Nam cũng đã dựa vào để quy định về
khái niệm bất động sản tại Điều 174 Bộ luật
dân sự năm 2005. Theo quy định của Bộ luật
dân sự Việt Nam thì bất động sản là những
tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây
dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản
gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
Các tài sản khác gắn liền với đất đai và các
tài sản khác do pháp luật quy định.
- Thứ hai, về công dụng của tài sản: Đó
là những tài sản có công dụng phục vụ cho
việc sử dụng bất động sản như máy móc,
công cụ được sử dụng để phục vụ cho bất
động sản, phân bón.

- Thứ ba, về mục đích sử dụng của tài
sản của chủ sở hữu: Đó là các tài sản như
tranh, tượng, tác phẩm điêu khắc hoặc những
vật phẩm trang trí khác được đặt ở trong các
toà nhà hoặc trên đất của các chủ sở hữu bất
động sản với ý định gắn liền một cách vĩnh
viễn với bất động sản đó; động vật nuôi
trong chuồng mà chủ sở hữu đặt hoặc giữ
chúng với ý định gắn kết chúng với đất hoặc
là một phần vĩnh viễn của đất.
Có thể nói việc xác định tài sản là bất
động sản theo quy định của pháp luật Philippines
có mở rộng và chi tiết hơn pháp luật Việt
Nam ở chỗ còn quy định cả các bất động sản
dựa vào công dụng và mục đích sử dụng.
Pháp luật của Philippines cũng xác định rất
rõ các quyền đối với các bất động sản cũng
được coi là bất động sản, kể cả quyền địa
dịch. Điều này các nhà lập pháp Việt Nam
cũng cần nghiên cứu và học hỏi bởi lẽ trong
phần quy định về bất động sản của pháp luật
Việt Nam hiện nay thì chỉ có đất đai và
những tài sản gắn liền với đất đai mới được
coi là bất động sản. Trong khi đó, ở Việt
Nam có một điểm đặc thù là đất đai thuộc sở
hữu nhà nước còn cá nhân và các tổ chức
khác chỉ có quyền sử dụng đất. Chính bởi
vậy, các chủ thể khác không phải là chủ sở
hữu đối với đất đai có rất nhiều quyền phát
sinh trên đất đai như quyền sử dụng đất,

quyền cho thuê quyền sử dụng đất, quyền
khai thác tài nguyên trong lòng đất… Tuy
nhiên, hiện nay mới chỉ có quyền sử dụng
đất được Luật kinh doanh bất động sản công
nhận là bất động sản
(2)
còn các quyền khác
liên quan đến đất đai chưa được quy định
một cách cụ thể.
Ph¸p luËt d©n sù


26

t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009

Về kĩ thuật lập pháp, nếu cách định
nghĩa bất động sản trong Bộ luật dân sự
Philippines là cách định nghĩa mang tính liệt
kê khép kín thì Bộ luật dân sự Việt Nam
định nghĩa bất động sản theo hướng liệt kê
để mở. Ngoài các loại tài sản được liệt kê ở
Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005, bất động
sản còn bao gồm các loại tài sản khác theo
quy định của pháp luật. Cách định nghĩa bất
động sản mang tính chất liệt kê mở như pháp
luật Việt Nam có điểm tiến bộ là sẽ dễ dàng
khắc phục được những liệt kê chưa đầy đủ

của Bộ luật. Khi mà pháp luật chưa đưa ra
được định nghĩa mang tính khái quát, có
nhiều trường hợp sẽ xuất hiện những loại tài
sản mang đặc tính pháp lí của bất động sản
mà chưa được pháp luật ghi nhận. Lúc đó,
việc bổ sung và quy định mới trong các văn
bản dưới luật sẽ hạn chế được những thiếu
sót cũng như kịp thời điều chỉnh các loại tài
sản mới phát sinh trên thực tế.
2. Động sản
Theo Điều 416 Bộ luật dân sự Philippines
thì động sản bao gồm:
1) Những tài sản có thể dịch chuyển
được mà không bao gồm những tài sản được
quy định là bất động sản ở Điều 415;
2) Những bất động sản mà theo quy định
riêng của pháp luật được coi là động sản;
3) Năng lượng tự nhiên được mang lại
theo sự điều khiển của khoa học;
4) Nhìn chung, tất cả những vật mà khi
được dịch chuyển được từ nơi này đến nơi
khác không làm hư hỏng bất động sản nơi
chúng được đặt.
Ngoài quy định ở Điều 416 thì theo quy
định tại Điều 417 Bộ luật dân sự Philippines
những tài sản sau đây cũng được coi là
động sản:
- Nghĩa vụ và sử xự có đối tượng là động
sản hoặc một khoản tiền theo yêu cầu;
- Cổ phần của các công ti công nghiệp,

nông nghiệp và thương mại mặc dù công ti
đó có thể có bất động sản.
Cùng với cách định nghĩa bất động sản
mang tính liệt kê, pháp luật Philippines lại
tiếp tục định nghĩa động sản theo hướng
tương tự. Theo đó thì những tài sản được coi
là động sản dựa trên 2 tiêu chí chủ yếu là
theo đặc tính vật lí và theo quy định riêng
của pháp luật. Với cách định nghĩa mang
tính chất liệt kê và lại liệt kê cả hai loại tài
sản là bất động sản và động sản, pháp luật
Philippines dường như xuất hiện hạn chế, đó
là chưa xác định được những loại tài sản
khác không nằm trong quy định về bất động
sản liệu có phải đó là động sản hay không?
Ví dụ như hạt giống cây được sử dụng để
phục vụ cho việc gieo trồng trên đất đai của
chủ sở hữu thì được coi là động sản hay bất
động sản? Hạn chế này đã được pháp luật
Việt Nam khắc phục bằng quy định về động
sản mang tính chất loại trừ rất ngắn gọn và
khoa học: “động sản là những tài sản không
phải là bất động sản”.
(3)
Việc quy định này
đã phân loại được một cách triệt để và chính
xác loại tài sản cần được xác định là động
sản hay bất động sản.
Qua việc quy định động sản của pháp
luật Philippines cũng có thể nhận thấy pháp

Ph¸p luËt d©n sù


t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009

27

luật Philippines công nhận cả các quyền về
tài sản và nghĩa vụ về tài sản đều được coi là
tài sản. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với
pháp luật Việt Nam bởi lẽ đối với những xử
sự của chủ thể, pháp luật Việt Nam chỉ công
nhận quyền tài sản được coi là tài sản.
(4)

Quyền tài sản được coi là tài sản theo pháp
luật Việt Nam phải là quyền trị giá được
bằng tiền và chuyển giao được trong giao
lưu dân sự.
(5)
Trong khi đó, theo quy định
của Bộ luật dân sự Philippines thì những xử
sự có đối tượng là động sản thì cũng được
coi là động sản. Quy định này có thể được
hiểu là bất kì quyền tài sản nào cũng được
coi là tài sản kể cả quyền tài sản gắn với
nhân thân của bản thân chủ thể mang quyền
như quyền yêu cầu được cấp dưỡng hay

quyền được hưởng lương…
Ngoài ra, ngay sau khi quy định về động
sản, theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật
dân sự Philippines, động sản lại có thể được
phân thành hai loại là tài sản tiêu hao hoặc
không tiêu hao. Tài sản tiêu hao là tài sản mà
khi được sử dụng sẽ làm cho tài sản bị tiêu
hao theo bản chất tự nhiên của nó. Tài sản
không tiêu hao là tất cả các loại động sản
còn lại khác.
So sánh với cách phân loại thứ cấp này
có thể thấy pháp luật Việt Nam có quy định
chi tiết và đầy đủ hơn ở chỗ ngoài việc phân
loại vật thành vật tiêu hao và không tiêu hao
thì pháp luật Việt Nam còn phân loại vật
thành vật chính và vật phụ, vật đặc định và
vật cùng loại, vật chia được và vật không
chia được, vật đồng bộ và không đồng bộ.
Những quy định này của pháp luật của Việt
Nam là rõ ràng và việc xác định mỗi loại
đều có những ý nghĩa nhất định trong giao
dịch dân sự.
Bên cạnh chương quy định về các loại tài
sản nói chung, Bộ luật dân sự Philippines
còn có một phần quy định về các loại tài sản
đặc biệt tại mục IV bao gồm có 3 chương
quy định về quy chế pháp lí của 3 loại tài sản
đặc biệt là nước, khoáng sản, nhãn hiệu hàng
hoá và tên thương mại. Đối với tài sản đặc
biệt là nước, pháp luật Philippines chủ yếu

quy định về tư cách chủ sở hữu, cách thức sử
dụng và quản lí loại tài sản này. Đối với
khoáng sản, nhãn hiệu hàng hoá và tên
thương mại, Bộ luật dân sự Philippines dẫn
chiếu đến văn bản pháp luật khác sẽ quy
định và điều chỉnh.
Tóm lại, tìm hiểu về pháp luật của các
quốc gia Đông Nam Á nói chung và pháp
luật dân sự nói riêng sẽ góp phần nâng cao
hiểu biết, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế
cũng như góp phần tìm hiểu và giải quyết
các xung đột pháp luật. Pháp luật về tài
sản tuy không tác động trực tiếp ngay tới
các bên khi tham gia giao dịch nhưng nó
là cơ sở để xác định tính hợp pháp của giao
dịch cũng như là tiền đề của các quan hệ
pháp luật dân sự khác của các nước thành
viên ASEAN./.

(1).Xem: Bộ luật dân sự Philippines (bản tiếng Anh).
(2).Xem: Điều 6 Luật kinh doanh bất động sản.
(3).Xem: Khoản 2 Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005.
(4).Xem: Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005.
(5).Xem: Điều 188 Bộ luật dân sự năm 2005.

×