Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Quản trị nhân lực của Chi nhánh BIDV Quang Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.85 KB, 31 trang )

Báo cáo tổng hợp
I. LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là quá trình sinh viên hệ thống hóa lại toàn bộ những kiến
thức đã được tiếp nhận trên ghế nhà trường. Và vận dụng những kiến thức đó vào
việc tìm hiểu thực tế hoạt động tại cơ sở thực tập, giải quyết những vấn đề thuộc
chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó cũng giúp sinh viên đánh giá lại được những kiến
thức mình có và những điểm hạn chế.
Dưới sự chỉ đạo chung của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, của riêng Khoa
Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, và được sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Quang Trung. Với thời gian thực hiện là 5 tuần ( 7/1/2008 đến
25/2/2008 ), trong phạm vi của báo cáo này xin được đưa ra một cái nhìn khái quát về
các mặt hoạt động chung của Ngân hàng như: quá trình hình thành phát triển; sản
phẩm dịch vụ; nguồn nhân lực; hoạt động tín dụng, dịch vụ, quản lý nhân lực...
Phương pháp nghiên cứu chính trong báo cáo chủ yếu qua nghiên cứu tài liệu,
ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp phi thực nghiệm như phỏng vấn, quan sát.
Báo cáo gồm có 3 phần:
1. Giới thiệu chung về Chi nhánh: quá trình hình thành và phát triển, tổ chức bộ
máy, sản phẩm dịch vụ, và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây.
2. Giới thiệu về hoạt động quản trị nhân lực tại Chi nhánh, phòng Tổ chức Hành
chính.
3. Nêu lên những hạn chế trong hoạt động của Chi nhánh và đưa ra một số kiến
nghị.
Do thời gian thực hiện gấp rút nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót mong
được bổ xung hoàn thiện.
Xin cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy giáo ThS. Nguyễn Đức Kiên, và anh
Dương Mạnh Trường Phó phòng TCHC Chi nhánh Ngân hàng BIDV Quang Trung.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh
1
Báo cáo tổng hợp
Chi nhánh Ngân hàng BIDV Quang Trung là chi nhánh cấp I trực thuộc Tổng


Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Được thành lập theo quyết định số 52/2005/QĐ-HĐQT ngày 21/03/2005 của
Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam với số vốn điều lệ 168 tỷ đồng, số
cán bộ ban đầu là 62 người.
Với vai trò tiên phong, đi đầu của Hệ thống BIDV trong việc xây dựng một hình
ảnh Ngân hàng hiện đại, bán lẻ, Chi nhánh đã và đang xây dựng, hoàn thiện và phát
triển các sản phẩm tín dụng cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình; tiếp cận
và phục vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ.
 Tên công ty: Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung.
 Giám đốc: Lê Quang Thanh.
 Địa chỉ: 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 Điện thoại: (04).9433.133
 Fax: (04).9432.144
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Quang Trung
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng trên địa bàn
ngày một tăng, ngày 1/4/2005 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
chính thức công bố khai trương Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang
Trung ( Chi nhánh ) tại 53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội – chi nhánh cấp I thứ
76 của BIDV.
Chi nhánh Quang Trung hình thành trên cơ sở phân tách Sở Giao Dịch I. Với
mục tiêu giữ vững và phát triển nền khách hàng tại địa bàn. Hoạt động theo hình thức
Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ Ngân hàng tiên
tiến nhất trong hệ thống BIDV. Với phương châm trên, qua 3 năm phát triển, thực
hiện cơ cấu lại tổ chức bộ máy, mở rộng mạng lưới.Đến nay Chi nhánh đã có 4
phòng giao dịch với 176 cán bộ nhân viên, và chuẩn bị chia tách Điểm giao dịch Ba
Đình, hỗ trợ nâng cấp thành Chi nhánh Ba Đình.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2
Báo cáo tổng hợp

Bộ máy quản lý: theo mô hình trực tuyến chức năng.
Đứng đầu là Giám đốc Chi nhánh là đại diện theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong các quan hệ với mọi tổ chức, cá nhân
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Quang Trung; Là người trực tiếp điều hành hoạt động thường xuyên của Chi nhánh,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam và trước pháp luật về hoạt động của Chi nhánh.
Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh có các Phó Giám đốc. Phó Giám đốc thực
hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao và trực tiếp chỉ đạo một số lĩnh vực công tác,
một số Phòng (Tổ) tại trụ sở Chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc của Chi nhánh theo sự
phân công điều hành của Giám đốc.
Hoạt động của Chi nhánh được phân thành 4 khối chức năng. Mỗi khối có các
phòng đảm nhận các nghiệp vụ chuyên môn riêng. Đứng đầu mỗi phòng là các
Trưởng phòng chịu trách nhiệm điều hành, giải quyết các mặt công tác thuộc chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề đó trước Giám
đốc.
3
Báo cáo tổng hợp
P. Thanh toán quốc tế
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Tổ chức hành chính
P. Tài chính kế toán
P. Kế hoạch nguồn vốn
P. Điện toán
4
Khối
các
đơn vị
trực
thuộc

P. Giao dịch 2
P. Giao dịch 3
P. Giao dịch 4
P. Dịch vụ khách hàng
cá nhân
P. Dịch vụ khách hàng
doanh nghiệp
Khối
dịch
vụ
Khối
quản
lý nội
bộ
Khối
tín
dụng
GIÁM
ĐỐC
P.
GIÁM
ĐỐC 1
P.
GIÁM
ĐỐC 2
Tổ quản lý giải ngân
Tổ đầu tư chứng khoán
P. Thẩm định và quản lý
tín dụng
P. Tín dụng 2

P. Tín dụng 1
P. Giao dịch 1
BẢNG 1: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG BIDV QUANG TRUNG
Báo cáo tổng hợp
Quan hệ phối hợp giữa các phòng
Trưởng các Phòng khi giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Phòng mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các phòng khác phải lấy ý
kiến của Trưởng Phòng có liên quan đó trong một khoảng thời gian hợp lý, đảm bảo
xử lý công việc đúng yêu cầu và tiến độ; Trưởng các Phòng được hỏi ý kiến có nghĩa
vụ trả lời và phải chịu trách nhiệm về các ý kiến đó. Việc xin ý kiến của các Phòng
phải được thực hiện bằng văn bản. Phòng được xin ý kiến phải trả lời bằng văng bản
và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước Giám đốc.
Đối với những vấn đề phức tạp, khó xử lý, Phòng trực tiếp trình có thể đề nghị
với Phó Giám đốc hoặc Giám đốc triệu tập các thành viên liên quan họp bàn và cho ý
kiến xử lý. Phòng trực tiếp trình phải tổng hợp ý kiến của các Phòng, đơn vị có liên
quan và đưa ra ý kiến của đơn vị mình để báo cáo Phó Giám đốc phụ trách trước khi
trình lên Giám đốc quyết định.
 Theo mô hình cơ cấu này công việc được chuyên môn hóa rõ rệt, mỗi phòng
ban thực hiện những chức năng nhiệm vụ riêng. Vì vậy sẽ mang lại năng
suất, hiệu quả công việc cao. Tuy nhiên mối liên hệ giữa các thành viên
trong Chi nhánh phức tạp, đôi khi làm cản trở tiến độ thực hiện công việc.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.4.1. Khối tín dụng
1.4.1.1. Phòng Tín dụng
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng
quy định của pháp luật và các quy trình tín dụng đối với mỗi khách hàng;
Tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng
theo phạm vi Phòng được phân công theo quy định.
1.4.1.2. Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng
Công tác thẩm định

Công tác thẩm định, tái thẩm định hạn mức tín dụng ngắn hạn, giới hạn tín
dụng, cấp tín dụng, bảo lãnh đối với khách hàng, tái thẩm định các báo cáo đánh giá
toàn diện doanh nghiệp;
5
Báo cáo tổng hợp
Quản lý thông tin về kinh tế kỹ thuật, thị trường, đầu tư, xây dựng cơ bản phục
vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm định tín dụng.
Công tác quản lý tín dụng
Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu chất lượng trong hoạt động tín dụng, sự
tuân thủ các quy định của NHNN, quy định và chính sách của BIDV về tín dụng của
các phòng Tín dụng, phòng Giao dịch.
1.4.1.3. Tổ quản lý giải ngân
Căn cứ vào tờ trình đề xuất cấp tín dụng của các Phòng tín dụng đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, dự thảo các hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
theo đúng các quy định của ngành và của chi nhánh;
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các hồ sơ tín dụng theo đúng quy định của
ngành và của chi nhánh, lưu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay, xử lý giải
chấp tài sản;
Thực hiện chức năng quản lý giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng đã được
cấp có thẩm quyền ký duyệt.
1.4.2. Khối dịch vụ
3.2.1. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với KH là những cá nhân, tiếp thị giới
thiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của KH về dịch vụ, tiếp thu,
đề xuất hướng cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của KH.;
Quản lý máy ATM và phát hành thẻ ATM cho KH.
3.2.2. Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp:
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với KH doanh nghiệp, tiếp thị giới thiệu sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp
thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của KH.

3.2.3. Phòng tiền tệ- kho quỹ
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ. Phát triển
các giao dịch ngân quỹ, phối hợp chặt chẽ với các phòng Dịch vụ KH giao dịch một
cửa;
6
Báo cáo tổng hợp
Thực hiện đúng quy trình quản lý về kho, quỹ, đảm bảo khả năng thanh toán
tiền mặt tại CN, đảm bảo đúng định mức tồn quỹ và an toàn tuyệt đối tài sản của NH
và của KH.
1.4.2.4. Phòng thanh toán quốc tế
Thực hiện các giao dịch với KH đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán
kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản
vay, bảo lãnh đã được phê duyệt; Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng
theo đề nghị của NH nước ngoài; Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế;
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh
doanh đối ngoại của CN.
1.3.3. Khối quản lý nội bộ
1.3.3.1. Phòng kế hoạch nguồn vốn
Trực tiếp cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lý tài sản nợ, tài
sản có, tham mưu, giúp việc cho Giám đốc CN điều hành nguồn vốn;
Đầu mối theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của CN và
của các Phòng thuộc CN đã được Giám đốc duyệt;
Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch,
thông tin về nguồn vốn và huy động vốn.
1.3.3.2. Phòng tổ chức hành chính
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động. Theo
dõi thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu
phát triển của CN theo quy định;
Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc CN về xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của CN và các

văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động
theo nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, công tác thi đua khen thưởng;
Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở
rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục
mở các Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Phòng giao dịch, Chi nhánh mới;
7
Báo cáo tổng hợp
Quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý thông tin và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ
của phòng theo quy định;
Thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng nâng lương,
Hội đồng tuyển dụng;
Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng của CN theo đúng
quy định;
Quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan theo đúng quy định; Thực hiện công
tác văn thu lưu trữ tại CN;
Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất,
đảm bảo an ninh cho hoạt động của CN, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao
động của cán bộ công nhân viên; Trực tiếp quản lý, mua sắm, bảo quản tài sản đảm
bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định.
1.3.3.3. Phòng Tài chính kế toán
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng
hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của CN theo đúng
quy định của Nhà nước và của ngành;
Thực hiện công tác hậu kiểm đối với các giao dịch của các phòng của CN theo
quy định, quy trình của NH ĐT&PT VN; Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo
quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán, theo quy định của Nhà nước và của
ngành.
1.3.3.4. Phòng điện toán
Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại
CN, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm được

ứng dụng ở CN;
Thực hiện lưu trữ, bảo quản, phục hồi, phân phối, cung cấp dữ liệu và hệ thống
chương trình phần mềm.
1.3.4. Khối đơn vị trực thuộc
Với 4 phòng giao dịch
Là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh để cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH
cho KH và xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với KH;
8
Báo cáo tổng hợp
Chịu trách nhiệm Marketing bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ
thống KH, giới thiệu bán các sản phẩm dịch vụ cho KH, chăm sóc toàn diện, tiếp
nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của KH;
1.4. Sản phẩm dịch vụ
1.4.1. Dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
Với định hướng kết tạo một mạng lưới hệ thống Ngân hàng bán lẻ của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Quang Trung cam kết mang đến cho cộng đồng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng
bán lẻ hiện đại thông qua mô hình và tổ chức hoạt động của một Ngân hàng đa năng
hiện đại, trên cơ sở nền tảng công nghệ tiên tiến, cụ thể: các sản phẩm, dịch vụ sử
dụng công nghệ máy rút tiền tự động (ATMs), phát hành và thành toán thẻ tín dụng,
séc du lịch, chi trả lương, kiều hối.... và là nơi ứng dụng triển khai các sản phẩm, dịch
vụ Ngân hàng mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Hình thành và phát triển mạng lưới ATM rộng khắp, tạo nền tảng khách hàng sử
dụng sản phẩm, dịch vụ trên công nghệ ATM đông, ổn định và vững chắc. Xây dựng
hệ thống các cơ sở chấp nhận thẻ PÓ/EDC kết nối với Ngân hàng để triển khai nhiều
tiện ích gia tăng cùng tích hợp trên thẻ ATM – BIDV như: thanh toán hóa đơn hàng
hóa, dịch vụ, ghi nợ... Thực hiện kết nối thanh toán với VISA International,
MasterCard International, AMEX...., tiến tới phát hành thẻ tín dụng quốc tế của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
Áp dụng dịch vụ Ngân hàng tại nhà (homebanking) cho khách hàng, giúp khách

hàng quản lý và điều hành tài khoản một cách sát sao, hiệu quả, với các chức năng:
vấn tin tài khoản tham vấn thông tin Ngân hàng, tiến tới thực hiện giao dịch qua
mạng Internet và bằng chứng từ điện tử;
Thực hiện thu mua séc du lịch và séc quốc tế. Xây dựng mạng lưới thu đổi séc
du lich về Chi nhánh nhờ thanh toán;
Cung cấp dịch vụ chi trả lương (tự động) hộ các tổ chức cho cá nhân, chi trả
kiều hối, gắn với nghiệp vụ huy động vốn;
9
Báo cáo tổng hợp
Cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản khách hàng cá nhân theo chuẩn mực của các
Ngân hàng hiện đại, với chất lượng cao. Thực hiện tư vấn và quản lý danh mục đầu
tư theo ủy quyền của chủ tài khoàn;
Sẵn sàng tổ chức thành Ngân hàng lưu động khi cần thiết. Nghiên cứu triển khai
các sản phẩm, dịch vụ mới theo yêu cầu của khách hàng và thị trường.
1.4.2. Dịch vụ thanh toán ngân quỹ
Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế;
Thực hiện các nghiệp vụ mua – bán, chuyển đổi ngoại tệ phục vụ hoạt động tín
dụng, thanh toán quốc tế và nhằm mục đích kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện các
dịch vụ Ngân hàng đối ngoại khác theo quy định, ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ. Cung cấp dịch vụ thu và phát tiền mặt
cho khách hàng;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
1.4.3. Huy động vốn
Huy động vốn ngắn hạn, trung – dài hạn bằng đồng Việt Nam và các ngoại tệ
khác từ mọi nguồn vốn trong, ngoài nước, dưới các hình thức:
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán của tất cả các tổ chức và dân cư;
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước và quốc tế khi được Tổng

Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao;
Thực hiện các hình thức huy động vốn khác được luật cho phép;
1.4.4. Cho vay và bảo lãnh
Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với khách
hàng được phép, phù hợp với quy định của Pháp luật và Quy chế cho vay của Ngân
hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
Chiết khấu chứng từ có giá;
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh;
10
Báo cáo tổng hợp
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng sau khi có sự chấp thuận của được Tổng
Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
- Đầu mối hoặc thành viên góp vốn tham gia đồng tài trợ các dự án đầu tư vượt
quá giới hạn được Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phân
cấp, ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh;
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá
nhân ngoài nước, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các khách hàng nước ngoài
tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng tại Việt Nam và các trường hợp khác đã được
Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hướng dẫn và/ hoặc phân
cấp, ủy quyền cụ thể cho Giám đốc Chi nhánh;
1.4.5. Các hoạt động khác
Thực hiện dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu
cầu của khách hàng;
Cung cấp dich vụ két sắt (cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá, các tài
liệu và tài sản quý của khách hàng);
Kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
1.5. Quy trình đăng ký thông tin khách hàng sử dụng BIDV HBK
Là kênh phân phối sản phẩm cho phép khách hàng truy cập từ xa vào mạng
Intranet BIDV sử dụng các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp, thực hiện các giao dịch
như: chuyển khoản; chuyển tiền; vấn tin tài khoản; vấn tin nhật ký giao dịch; xem

thông tin Ngân hàng...
Bước 1: Giao dịch viên ( GDV ) Chi nhánh: Tiếp nhận từ khách hàng bản
Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ BIDV HBK đã được ký kết
Bước 2:GDV Chi nhánh:
+ Kiểm tra thông tin khách hàng khai báo trên Hợp đồng cung cấp và sử dụng
dịch vụ BIDV HBK, nếu đầy đủ tiến hành khai báo thông tin khách hàng và gắn kết
tài khoản giao dịch khách hàng sử dụng BIDV HBK.
+ Nếu thông tin khách hàng chưa đầy đủ, yêu cầu khách hàng bổ sung.
11
Báo cáo tổng hợp
Bước 3: Kiểm soát viên Chi nhánh: kiểm tra sự khớp đúng giữa Hợp đồng
cung cấp và sử dụng dịch vụ BIDV HBK và thông tin do GDV nhập vào hệ thống.
+ Nếu chấp nhận tiến hành phê duyệt, lưu hồ sơ theo quy định.
+ Nếu không chấp nhận chuyển hồ sơ cho GDV để bổ sung, chỉnh sửa.
1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện bằng bảng dưới đây: ( Bảng 3 )
1.6.1. ROA: chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Qua
phân tích số liệu sản xuất kinh doanh có thể thấy suất sinh lời trên tài sản
( ROA ) biến động mạnh và có xu hướng tăng. Từ 0,5% năm 2005 giảm
xuống 0.16% năm 2006 và tăng mạnh lên ở năm 2007 là 0.75%. Tuy
nhiên so với mức trung bình của ngành Ngân hàng ( giai đoạn 2004 –
2006 ) là 1% thì chỉ ROA của Chi nhánh là tương đối thấp.
1.6.2. ROE: chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Qua phân
tích số liệu cho thấy ROE của Chi nhánh biến động mạnh và có xu
hướng tăng. Từ 4,79% năm 2005 giảm xuống 2,37% năm 2006 và tăng
lên 7,59% năm 2007. Trong khi mức trung bình của ngành Ngân hàng là
14% ( giai đoạn 2004 – 2006 ), cao hơn rất nhiều so với ROE của Chi
nhánh.
 Đánh giá: ROA và ROE là 2 chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ROA và ROE của Chi nhánh

biến động mạnh và thấp, cho thấy hoạt động của nó thiếu ổn định, chưa hiệu
quả. Tuy nhiên có xu hướng tăng đưa đến một cái nhìn khả quan.
 Nguyên nhân:
+ Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quang Trung mới được thành lập trên nền móng
của Sở Giao Dịch I, nên trong những năm đầu có gặp một số khó khăn về nguồn vốn,
cơ cấu bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực... Năm 2006 với kế hoạch mở rộng mạng
lưới, chiếm lĩnh thêm thị phần. Chi nhánh đã cho xây dựng thêm 2 phòng giao dịch,
mở thêm một số phòng ban chức năng, kiện toàn cơ cấu tổ chức, tuyển dụng thêm
12

×