Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

luận văn quản trị nhân lực NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VISSAN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.99 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
***
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA
CHI NHÁNH VISSAN HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : TS. Hà Sơn Tùng
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Trâm Nhung
Mã sinh viên : 13120954
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh tổng hợp
Lớp : QTKD TH 13A.02
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
HÀ NỘI – 2014
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
MỤC LỤC
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
DT : Doanh thu
LN : Lợi nhuận


TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
VCSH : Vốn chủ sở hữu
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
TS : Tài sản
NV : Nguồn vốn
CP : Chi phí
SSX
TS
: Sức sản xuất của tài sản
ROA : Sức sinh lời của tài sản
H
VCĐ
: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
H
VLĐ
: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
ROE : Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
H
SV
: Hiệu quả sử dụng vốn vay
SX : Sản xuất,
SXKD : Sản xuất kinh doanh
GĐ : Giám đốc
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
VISSAN HN : Vissan Hà Nội
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
4

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Sự thay đổi cơ cấu lao động (2009 – 2012)Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2: Trình độ lao động trong công ty Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Vissan HN Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.1 : Quy trình tuyển dụng nhân sự Error: Reference source not found
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là vốn quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp - hơn lúc nào hết câu nói
này càng có giá trị và ý nghĩa khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập toàn
cầu một cách mạnh mẽ, tính chất cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngày càng gay
gắt, thì yếu tố con người càng là nền tảng và trọng yếu nhất trong mỗi tổ chức, đặc biệt
là mỗi doanh nghiệp. Nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có cách tiếp cận mới về việc
sử dụng lao động một cách hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược sử dụng lao
động tốt, coi đó là trọng yếu và tiên quyết, nếu không muốn doanh nghiệp mình trở
nên lạc hậu với thời cuộc, mất lợi thế cạnh tranh, mất dần thị trường và có nguy cơ phá
sản.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh khác Chi nhánh Vissan Hà Nội
cũng hiểu rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong thời buổi cạnh tranh gay
gắt như hiện nay. Nhưng trên thực tế Chi nhánh đã thực sự sử dụng lao động một cách
thực sự có hiệu quả hay chưa? Với đề tài " Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của
Chi nhánh Vissan Hà Nội " nhằm phản ánh thực trạng sử dụng lao động của Chi
nhánh đồng thời đóng góp những giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động giúp Chi nhánh ngày càng phát triển bền vững hơn trên thị trường trong

thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của chuyên đề bao gồm 3 phần :
Phần 1: Tổng quan về Chi nhánh Vissan Hà Nội
Phần 2: Thực trạng sử dụng lao động tại chi nhánh Vissan Hà Nội
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Chi nhánh
Vissan Hà Nội.
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
1
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH VISSAN - HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Giới thiệu về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Kỹ Nghệ Súc
Sản - Chi Nhánh Vissan Hà Nội
+ Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Kỹ Nghệ Súc
Sản - Chi Nhánh Vissan Hà Nội
+ Tên viết tắt: Vissan Hà Nội
+ Giám đốc chi nhánh: Nguyễn Văn Mạnh
+ Địa chỉ: 154 Phố Huế - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
+ Điện thoại: (04) 39 435 180 - (04) 39 435 830 - (04) 35 585 782
+ Fax: (04) 39 435 306
+ Tổng số lao động chi nhánh: 281 người.
+ Doanh thu hàng năm: trên 200 tỷ đồng.
+ Logo: Ba bông mai vàng trên nền đỏ, bên trong có chữ VISSAN màu trắng.
Công ty Vissan là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương Mại
Sài Gòn, được xây dựng vào ngày 20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
từ ngày 18/5/1974. Đến năm 2006, Công ty Vissan được chuyển đổi thành Công ty
TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản. Hoạt động của Công ty chuyên
về SXKD thịt gia xúc tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt. Ngay từ

những năm 1990. Vissan đã bắt đầu đưa các sản phẩm chế biến cung cấp cho khu vực
phía Bắc. Được sự đồng ý của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn. ngày 20-2-1997
dưới sự cho phép của UBND TP Hồ Chí Minh (công văn số 4470/ UB-KT ngày
18/12/1996) và UBND TP Hà Nội ra quyết định thành lập Chi nhánh Công ty Vissan
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
tại Hà Nội với nhiệm vụ sản xuất tại chỗ hàng thực phẩm truyền thống đông lạnh;
đồng thời phân phối và giới thiệu sản phẩm của Công ty trên toàn bộ các tỉnh miền
Bắc. Trải qua 16 năm với biết bao thăng trầm, bền bỉ xây dựng, được sự chỉ đạo sát
sao của Đảng ủy, ban giám đốc công ty cùng nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể
CBCNV. Chi nhánh Vissan Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: Nếu
như năm 1997 đến năm 2000. doanh thu đạt từ 5 đến 15 tỉ đồng/năm thì đến nay đã
đạt doanh thu trung bình từ 190 đến 210 tỉ đồng/năm; tăng từ 12 - 14 lần doanh thu so
với những ngày đầu. Mạng lưới hàng hóa Vissan đã có mặt ở tất cả các tỉnh phía Bắc
và trở thành mặt hàng được người tiêu dùng phía Bắc tin tưởng, yêu thích.
VISSAN nhận thấy việc đầu tư mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh tại
miền Bắc là cần thiết vì đây là thị trường có nhiều tiềm năng. hàng hóa Vissan lại là
thương hiệu yêu thích của người tiêu dùng miền Bắc. Đặc biệt CBCNV Chi nhánh
Vissan Hà Nội mong mỏi đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng miền Bắc nhằm mở
rộng thương hiệu Vissan. xứng đáng danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới mà công ty
vừa được Nhà nước trao tặng.
1.2. Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của chi nhánh
Hoạt động của Công ty chuyên về sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm
thịt lơn, trâu, bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh. hải sản. sản phẩm thịt nguội cao
cấp theo công nghệ của Pháp. sản phẩm Xúc xích thanh trùng theo công nghệ của Nhật
Bản . sản phẩm chế biến theo truyền thống Việt Nam. sản phẩm đóng hộp, trứng gà,
vịt. Kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác. Sản xuất kinh doanh

lợn giống, lợn thịt, bò giống, bò thịt. Sản xuất. kinh doanh thức ăn gia súc. Sản phẩm
của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị
phần lớn, chiếm lĩnh thị trường. VISSAN được xem như một doanh nghiệp SX-KD
ngành súc sản đứng đầu cả nước.
Với quy mô trang thiết bị hiện đại. công nghệ khép kín bao gồm:
a. Một khu tồn trữ với sức chứa 10.000 con lợn và 4.000 con bò
b. Ba dây chuyền giết mổ lợn với công suất 2.400 con/ca (6giờ)
c. Hai dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6giờ)
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
d. Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn đáp
ứng thỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh.
e. Dây chuyền sản xuất – chế biến thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha với
công suất 5.000 tấn/năm.
f. Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị, công nghệ
nhập khẩu từ Nhật Bản với công suất 10.000 tấn/năm.
g. Hệ thống dây chuyền sản xuất – chế biến đồ hộp với công suất 5.000tấn/năm
theo thiết bị và công nghệ của châu Âu.
h. Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh theo truyền thống Việt Nam có công
suất 5.000 tấn/năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
i. Nhà máy chế biến thực phẩm do Chi nhánh Hà Nội quản lý với công suất
3.000 tấn/năm tại Khu Công Nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
j. Xí nghiệp Chăn Nuôi Gò Sao trang bị kỹ thuật hiện đại với công suất sản xuất
2.500 lợn nái giống và 40.000 lợn thịt mỗi năm.
- Chức năng nhiệm vụ của Vissan - HN:
Nhiệm vụ của chi nhánh Vissan - HN là cung cấp các sản phẩm chế biến từ
công ty cho toàn thị trường miền Bắc. Tổ chức chế biến các sản phẩm truyền thống

như các loại há cảo, chả giò, hoành thánh,… phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng phía
bắc. Nhằm góp phần ổn định thị trường, đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người tiêu
dùng, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các nhà sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng
trong xã hội. Bên cạnh đó chi nhánh công ty còn quan hệ với nhiều đơn vị bạn trong
nhiều lĩnh vực để gọp phần đa dạng về mặt chủng loại và công nghệ vệ sinh an toàn
thực phẩm cao, đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường tạo đà phát triển vững chắc cho
chi nhánh.
1.3. Cơ cấu tổ chức Vissan - Hà Nội
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vissan - Hà Nội
Vissan HN có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp các sản phẩm của tổng công ty cho
thị trường miền Bắc và tổ chức chế biến một số loại sản phẩm để cung cấp trực tiếp tại
thị trường. Vì vậy chi nhánh có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và được thể hiện cụ theo
sơ đồ sau
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Vissan HN
Nguồn: Báo cáo tổ chức nhân sự từ phòng Tổ chức Vissan HN
+ Bộ phận điều hành ( ban giám đốc) gồm: 01 Giám đốc và 01 phó giám đốc
+ Các bộ phận giúp việc cho ban giám đốc bao gồm: 03 phòng ban (Phòng tổ
chức. phòng kế toán. phòng kinh doanh) và 01 bộ phận xưởng sản xuất chịu sự chỉ đạo
trực tiếp từ ban giám đốc.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban
- Giám đốc chi nhánh
+ Báo cáo tình hình kinh doanh cho tổng giám đốc
+ Giám sát các vị trí: phó giám đốc, lãnh đạo các phòng tại chi nhánh xưởng
sản xuất.
+ Đảm bảo chiến lược kinh doanh và các hoạt động của chi nhánh thống nhất

với chiến chiến lược và các kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ty.
+ Đảm bảo việc tuân thủ các chính sách quy trình và các chế độ theo quy định
của pháp luật.
+ Chịu trách nhiệm về quản lý. giám sát và phát triển nhân sự tại chi nhánh.
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
5
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG TỔ
CHỨC
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG
KINH
DOANH
XƯỞNG SX
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
+ Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Hoạch định chiến lược: Xây dựng kế hoạch tác nghiệp. Xây dựng chiến lược.
kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh, xác định chỉ tiêu cho các phòng ban tại
chi nhánh. Hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển nhân sự tại chi nhánh.
+ Tổ chức điều hành chi nhánh thực hiện đúng tiến độ kế hạch kinh doanh đề
ra.
+ Kiểm tra giám sát toàn bộ các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, công tác
nhân sự tại chi nhánh.
- Phó giám đốc chi nhánh

+ Hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh
+ Hỗ trợ giám đốc trong việc truyền đạt, đào tạo, giám sát, triển khai quy trình.
quy chế chính sách nhằm đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp và hiệu quả của chi
nhánh.
+ Hỗ trợ giám đốc trong việc xây dựng truyền đạt và định hướng kế hoạch kinh
doanh của chi nhánh cho phù hợp với chiến lược, kế hoạch kinh doanh của tổng công
ty.
+ Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý và phát triển mạng lưới kinh doanh của
chi nhánh.
+ Hỗ trợ giám đốc đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong các báo cáo hoạt
động của Chi nhánh.
+ Thay mặt giám đốc trong phạm vi cho phép được xử lý những tình huống
khẩn cấp sau đó có báo cáo đầy đủ lên giám đốc.
+ Đảm bảo thông tin đầy đủ cho giám đốc từ cấp dưới và cũng là người truyền
đạt thông tin của GĐ đến CBCNV chi nhánh.
- Phòng tổ chức
+ Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tố chức lao động trong nội bộ
Công ty. Giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với CBCNV. Phối hợp ban chấp hành công đoàn
soạn thảo thỏa ước lao động hàng năm.
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
6
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
+ Tham mưu cho giám đốc chi nhánh việc giải quyết các chế độ chính sách đối
với người lao động theo quy định của pháp luật. Theo dõi giải quyết các chế độ chính
sách về BHXH, BHTN, BHYT, … các chế độ khác có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của CBCNV Chi nhánh.
+ Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ,

công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm và phối hợp với các phòng ban
thực hiện.
+ Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị của chi nhánh.
+ Quản lý và điều phối xe ô tô phục vụ cán bộ chi nhánh đi công tác.
+ Lập báo cáo thống kê liên quan đến công nhân, nhân viên của phòng gửi giám
đốc chi nhánh theo yêu cầu.
+ Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của phòng. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân đang công tác tại doanh
nghiệp theo yêu cầu.
- Phòng kế toán
+ Đề xuất các giải pháp, hình thức cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài
chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doannh của chi nhánh đạt hiệu quả
cao nhất.
+ Kiểm soát hoạt động tài chính của chi nhánh.
+ Lập kế hoạch tài chính của chi nhánh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài
chính của công ty theo tháng, quí, năm cho GĐ chi nhánh.
+ Quản lý chặt chẽ các công nợ của chi nhánh.
+ Đôn đốc thực hiện các kế hoạch tài chính.
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Lập báo cáo tài chính theo quy định của
bộ tài chính. Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của công ty và chi nhánh.
+ Quyền hạn: chủ động tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao. Yêu
cầu các phòng ban cung cấp số liệu phục vụ công tác liên quan đến kế toán, thống kê
tài chính của chi nhánh. Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
của nhà nước. Đề nghị với lãnh đạo chi nhánh nâng lương, khen thưởng. ký luật đối

với CBCNV trong phòng.
- Phòng kinh doanh
Chức năng, nhiệm vụ:
+Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến công tác kinh
doanh có sử dụng nguồn vốn của chi nhánh;
+Xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác để thu hồi vốn nhằm đảm bảo
nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm đã được phê duyệt của chi nhánh;
+Tổ chức thực hiện tiếp thị, quảng cáo, bán hàng nhằm đảm bảo thu hồi vốn
nhanh và tối đa hóa lợi nhuận.
+Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi
nhánh.
+Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh.
Quyền hạn:
+ Được chủ động giao dịch với cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu
quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên,
+ Được quyền yêu cầu các phòng cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ
quá trình kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
- Xưởng sản xuất:
+ Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo chỉ tiêu sản lượng của chi nhánh.
+ Đảm bảo sản xuất đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại đạt yêu cầu
theo hệ thống tiêu chuẩn mà công ty áp dụng.
+ Phối hợp cũng phòng kinh doanh nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mới
phù hợp với nhu cầu thị trường.
= > Nhận xét: Vissan HN đã có một cơ cấu tổ chức hết sức đơn giản, gọn nhẹ, đảm
bảo được tính linh hoạt của tổ chức. Mọi thông tin trong doanh nghiệp được truyền tải
nhanh chóng, dễ dàng vì không có nhiều phòng ban và cấp bậc.
Tại chi nhánh đã có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm
cho từng phòng ban vì vậy hoạt động của chi nhánh khá hiệu quả. Tránh được hiện
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02

8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
tượng chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận, phòng ban.
Nhưng ngoài những ưu điểm trên, bộ máy tổ chức này vẫn còn cần phải hoàn
thiện hơn vì thị trường miền Bắc tương đối lớn với bộ máy tổ chức như vậy sẽ dễ dẫn
đến sự quá tải vào những mùa cao điểm cho cán bộ nhân viên. Với đà phát triển của
chi nhánh có thể trong thời gian tới chi nhánh cần cân đối lại nguồn lực giữa các
phòng ban, bộ phận để đảm bảo các nguồn lực vào mùa cao điểm không bị quá tải và
cũng không bị quá dư thừa vào mùa thấp điểm.
Vì khẩu vị, thói quen, tâm lý của người tiêu dùng miền Bắc có sự khác biệt rất
lớn với thị trường ở các vùng miền khác để thúc đẩy được thị trường tăng doanh số
bán hàng chi nhánh cần hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình. Chi nhánh cần
bổ xung trong bộ máy tổ chức phòng Nghiên cứu thị trường để đảm bảo luôn đáp ứng
đúng yêu cầu, nhu cầu tiêu dùng của đối tượng khách hàng mà chi nhánh đang phục
vụ.
1.4. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của
Chi nhánh Vissan Hà Nội
1.4.1. Đặc điểm về quy trình sản xuất.
Chi nhánh có bộ phận xưởng sản xuất chuyên về chế biến và sản xuất ra các
mặt hàng kinh doanh phục vụ thị trường miền bắc. Trong phân xưởng sản xuất có 4
dây chuyền sản xuất: dây chuyền sản xuất há cảo, dây chuyền công nghệ sản xuất bánh
đa, dây chuyền sản xuất chả giò, dây chuyền sản xuất tôm bao bột. Quy trình công
nghệ theo kiểu khép kín, giản đơn chế biến liên tục và khi chu kỳ sản xuất sản phẩm
kết thúc là khi sản phẩm hoàn thành nên không có sản phẩm dở dang. Dây chuyền
công nghệ chia làm nhiều bước điều này quyết định đến sự phân công bố trí công nghệ
trong từng bước dây chuyền. Xưởng sản xuất được chia làm 4 tổ theo dây chuyền sản
xuất, người lao động được bố trí từng vị trí cụ thể của dây chuyền sản suất đó vì vậy
toàn bộ lao động trong dây chuyền phải có sự phối hợp ăn ý, theo đúng tiến độ dây
chuyền. Với một sai sót nhỏ trong mắt xích chậm hơn tốc độ dây chuyền hay gặp vấn

đề sẽ khiến cả dây chuyền bị gián đoạn ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của cả tổ.
Bốn dây chuyền này cũng đã được Chi nhánh đưa vào sử dụng một số năm tuy
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
có bảo dưỡng theo định kỳ nhưng thỉnh thoảng dây chuyền cũng có những trục trặc về
kỹ thuật khiến công nhân gián đoạn công việc nghỉ chờ sủa chữa, điều này gây ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả lao động trong ngày. Dây chuyền sản xuất là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như hiệu quả sử dụng lao
động.
1.4.2.Đặc điểm về công nghệ sản xuất.
Hiệu quả sử dụng lao động được phản ánh ở năng suất lao động của nhân viên
trong doanh nghiệp, vì vậy tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động
đều ảnh hưởng tới năng suất lao động. Đặc điểm về công nghệ, kỹ thuật sản xuất đóng
vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất cũng như là hiệu quả sử dụng lao động. Công
nghệ sản xuất, kỹ thuật sản xuất đó là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động ,
trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của máy móc dây
chuyền sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình
công nghệ sản xuất. Tính năng của công cụ sản xuất là mức thước quan trọng nhất để
đo trình độ kỹ thuật sản xuất.
Hiện tại ở Chi nhánh Vissan có 4 dây truyền sản xuất há cảo, dây chuyền sản
xuất bánh đa, chả giò và tôm bao bột với kỹ thuật, công nghệ đã phần nào lạc hậu,
được trang bị nhiều năm về trước chưa có sự đổi mới hay thay thế nào. Khả năng tự
động hóa thấp cần sử dụng nhiều nhân công, năng suất lao động của nhân công bên
phân xưởng không được cải thiện nhiều. Thêm vào đó với công nghệ đã cũ mất rất
nhiều thời gian trong quá trình thao tác, phối hợp giữa các tổ, đội gây lãng phí và giảm
hiệu quả lao động. Công nghệ này cũng để lại vấn đề về tiếng ồn nơi sản xuất, không
tận dụng triệt để nghuyên vật liệu, dẫn tới lãng phí và ảnh hưởng lớn tới người lao

động trong quá trình làm việc. Ta có thể thấy công nghệ sản xuất hiện tại của Chi
nhánh đã phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng lao động trong Chi nhánh.
1.4.3.Đặc điểm về vốn.
Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu là vốn được cấp từ tổng công ty
chiếm tới 73,6% tổng nguồn vốn (Công ty Vissan thuộc doanh nghiệp nhà nước,
nguồn vốn được cấp từ ngân sách nhà nước cho hoạt động kinh doanh của Công ty),
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, còn các khoản vốn vay là các khoản nợ ngắn hạn
và dài hạn, nợ dài hạn là vay và nợ ngân sách nhà nước. Với tổng vốn kinh doanh năm
2009 là 130.493 trđ đã tăng lên 170.997 trđ năm 2012, sau bốn năm tổng ngồn vốn
tăng 40.504trđ cho thấy khả năng tài chính vững mạnh của Chi nhánh. Ngồn vốn tăng
đều qua các năm cùng với lợi nhuận tăng đều qua các năm giúp cho Chi nhánh luôn có
đủ tài chính để trích lập các quỹ phúc lợi, khen thưởng, tăng lương thưởng cho nhân
viên giúp đảm bảo đời sống, tạo động lực nâng cao hiệu quả công việc cũng như hiệu
quả lao động trong Chi nhánh.
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI
CHI NHÁNH VISSAN HÀ NỘI
2.1. Tình hình sử dụng lao động trong chi nhánh
2.1.1. Tình hình lao động trong Chi nhánh
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong Chi nhánh
Đơn vị: người

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng số lao động 276 276 281 281
Lao động chính thức 273 276 276 281
Lao động hợp đồng 3 0 5 0
Nguồn: Phòng tổ chức
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng số lao động trong Chi nhánh khá ổn
định qua các năm. Năm 2009 Chi nhánh tuyển dụng 3 nhân viên mới, năm 2011 số
lượng tuyển dụng là 5 nhân viên, năm 2010 và 2012 số lượng nhân viên ổn định không
có sự biến động nào. Lao động trong chi nhánh hầu như toàn bộ đều là nhân viên
chính thức, tất cả các lao động được tuyển dụng sẽ trở thành nhân viên chính thức sau
một năm thử việc (biên chế nhà nước). Điều này cho thấy phần nào Chi nhánh đã tận
dụng được lao động để hoàn thành các chỉ tiêu công việc, không tuyển thêm nhiều
tránh gây tình trạng thừa lao động trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
Biểu đồ 1: Sự thay đổi cơ cấu lao động (2009 – 2012)
Biểu đồ trên cho thấy sự thay đổi nhẹ về số lượng nhân viên trong Chi nhánh.
Tỷ lệ tăng của 2009 và 2012 lần lượt là 1% tương ứng là 3 nhân viên và 1,8% tương
ứng là 5 nhân viên. Năm 2009, 3 nhân viên được tuyển thêm cho bộ phận xưởng sản
xuất để đáp ứng nhu cầu lao động do sự tăng về sản lượng sản xuất của chi nhánh.
Năm 2012 số lượng nhân viên tuyển dụng thêm được bổ xung thêm cho xưởng sản
xuất 2 nhân viên, phòng kinh doanh 2 nhân viên và 1 nhân viên cho phòng kế toán.
Các bộ phận phòng ban đều đã có sự ổn định tương đổi không có biến động nhiều về
số lượng nhân sự đặc biệt là phòng tổ chức.
Bảng 2.2: Số lượng nhân viên trong từng phòng ban năm 2012
Đơn vị: người
Chỉ tiêu,

SL
Ban Giám
đốc
Phòng Tổ
chức
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán
Xưởng sản
xuất
281 3 4 51 5 218
Nguồn: Phòng tổ chức.
Trong năm bộ phận phòng ban ta thấy số lượng nhân viên tại ba bộ phận được
rút gọn tối đa đó là : Ban giám đốc gồm một giám đốc chi nhánh và hai phó giám đốc
giúp việc điều này đảm bảo sự tuân thủ của bộ máy theo chế độ thống nhất một thủ
trưởng mà vẫn đảm bảo công việc được giải quyết vì có sự trợ giúp của hai phó giám
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
13
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
đốc. Phòng tổ chức chỉ với 4 trên tổng số 281 chiếm tỉ lệ 1,4%, nhân viên hành chính
được tinh giản ở mức cứ 72 nhân viên thì mới có một nhân viên hành chính, điều này
sẽ giúp Chi nhánh giảm bớt được chi phí cho bộ phận lao động gián tiếp. Phòng kế
toán với 5 nhân viên đảm nhận toàn bộ trách nhiệm về thu chi, hoạch toán, kế toán cho
Chi nhánh, với số lượng nhân viên và mức doanh thu của Chi nhánh thì lao động trong
phòng kế toán sẽ phải làm việc với cường độ cao để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hai bộ phận lao động trực tiếp chiếm phần lớn số lượng nhân viên với tỷ lệ là 95,7%,
các hoạt động của hai bộ phận này trực tiếp tạo ra doanh thu cho chi nhánh vì vậy số

lượng nhân viên áp đảo so với số lượng nhân viên ở bộ phận lao động gián tiếp là khá
hợp lý. Ta có được tỉ lệ lao động gián tiếp trên lao động trực tiếp của chi nhánh xấp xỉ
là 1/23 đây là một tỉ lệ khá tốt so với tỉ lệ của ngành là 1/19 – 1/21 (số liệu lấy từ tạp
chí ngành năm 2013).
2.1.2. Trình độ lao động trong Chi nhánh
Trình độ của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
tới hiều quả làm việc của người lao động, với số lượng lao động gần như là ổn định thì
trình độ lao động cũng được thay đổi theo chiều hướng đi lên như sau.
Bảng 2.3: Trình độ lao động trong Chi nhánh
Trình độ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Người % Người % Người % Người %
ĐH & trên ĐH 33 11,9 36 13,0 40 14,2 43 15,3
Cao đẳng 9 3,3 9 3,3 10 3,5 14 5,0
Trung cấp 11 4,0 14 5,1 15 5,3 16 5,7
12/12 223 80,8 217 78,6 216 77,0 208 74,0
Tổng cộng 276 100 276 100 281 100 281 100
Nguồn: Phòng tổ chức
Biểu đồ 2: Trình độ lao động trong công ty
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
Ta có thể thấy biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ lao động của Chi nhánh tương
đối phù hợp với yêu cầu công việc. Tỷ lệ số lao động có trình độ ĐH & trên ĐH qua
bốn năm lần lượt chiếm từ 11,9%, 13,0%, 14,2% và 15,3% . Lực lượng có trình độ cao
nằm ở những vị trí chủ chốt tại Chi nhánh như Ban giám đốc, Phòng tổ chức, Phòng kế
toán, trưởng phó phòng kinh doanh, bộ phận giám sát phòng kinh doanh, quản đốc và
phó quản đốc phân xưởng. Do yêu cầu về công việc nên trình độ của bộ phận lao động

gián tiếp luôn đảm bảo đầu vào là ĐH. Còn một phần bộ phận kinh doanh trực tiếp và
bộ phận phân xưởng không yêu cầu cao về trình độ học vấn mà yêu cầu cao về trình
độ tay nghề làm việc nên đại bộ phận nhân viên ở trình độ trung cấp và lao động phổ
thông.
Ta có thể theo dõi cụ thể hơn qua bảng báo cáo chi tiết về trình độ của từng bộ
phận như sau.
Bảng 2.4: Trình độ lao động của từng phòng ban
Đơn vị: Người
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
Các Bộ
Phận
Trình độ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Ban GĐ
Thạc sỹ 0 0 1 1
ĐH 3 3 2 2
Phòng KT ĐH 5 5 4 4
Phòng TC ĐH 4 4 4 4
Phòng Kinh
Doanh
ĐH 20 23 25 27
CĐ 9 7 7 6
TC 12 11 11 11
12/12 8 8 8 7
Xưởng SX
ĐH 2 2 3 4
TC 3 3 4 3

12/12 211 211 211 211
Tổng số 276 276 281 281
Nguồn: Phòng tổ chức
Nhìn chung trình độ lao động trong Chi nhánh đã được nâng lên chủ yếu ở bộ
phận kinh doanh và một phần nhỏ ở bộ phận phân xưởng. Với trình độ ĐH & trên ĐH
tăng qua bốn năm từ 11,9% lên 15,3% tăng 3,4% , trình độ cao đẳng và trung cấp đều
tăng 1,7%. Riêng trình độ lao động phổng thông có giảm đôi chút với con số giảm là
6,8% từ 80,8% xuống còn 74%. Khi nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao
trình độ một số bộ phận lao động đã có ý thức đầu tư thời gian đi học để có thể cải
thiện tầm nhìn đồng thời cũng tăng thu nhập cải thiện đời sống vì công ty tính lương
theo hệ số cấp bậc.
Qua bốn năm cả số lượng lao động cũng như trình độ lao động của Chi nhánh có
sự tăng nhẹ. Điều này cho thấy đặc thù là doanh nghiệp nhà nước nên tính ổn định của tổ
chức rất cao. Cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có tỉ lệ phù hợp đối với một
doanh nghiệp kinh doanh. Riêng về trình độ của người lao động Chi nhánh cần có nhiều
chính sách khuyến khích hơn nữa để bộ phận quản lý đi học nâng cao trình độ, nhận thức,
với bộ phận sản xuất phân xưởng thì nâng cao tay nghề quy chuẩn vệ sinh.
2.1.3.Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Vissan Hà Nội
Đánh giá hiệu quả kinh của Chi nhánh trong từng thời kỳ là việc hết sức quan
trọng và cần thiết, qua các số liệu các chỉ tiêu cụ thể ta có thể có được cái nhìn khái
quát nhất về tình hình hoạt động của Chi nhánh đồng thời cũng cho ta thấy được hiệu
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
quả sử dụng lao động trong Chi nhánh.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu
hiệu quả kinh doanh tổng hợp gồm 6 chỉ tiêu sau: Doanh lợi vốn kinh doanh, doanh lợi
doanh thu bán hàng, doanh lợi vốn tự có, hiệu quả kinh doanh tiềm năng, sức sản xuất

của một đồng vốn kinh doanh, sức sản xuất của một đồng chi phí kinh doanh. Ta có
được bảng số liệu và sự tính toán cụ thể các chỉ tiêu qua bốn năm như sau.
Bảng 2.5 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của
Chi nhánh giai đoạn 2009 - 2012
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2009 2010 2011 2012
1 LN sau thuế Trđ 13.364 13.921 15.653 17.281
2 Lãi vay PT Trđ 115 64 90 2.890
3 Tổng vốn KD Trđ 130.493 151.671 155.852 170.997
4 Doanh thu Trđ 148.021 194.485 238.894 272.143
5 CPKD KH Trđ 30.545 46.499 57.790 67.437
6 CPKD TT Trđ 33.249 53.009 69.349 68.786
7 Vốn CSH Trđ 99.135 111.701 120.814 126.672
8 Doanh lợi VKD
(1+2)x100/3
% 10,33 9,00 10,10 11,80
9 Doanh lợi VTC
(1x100)/7
% 13,48 12,46 12,96 13,64
10 Doanh lợi DT
(1x100)/4
% 9,03 7,16 6,55 6,35
11 HQKD tiềm năng
(6x100)/5
% 109 114 120 102
12 Sức sx của một đồng
VKD 4/3
đ/đ 1,13 1,28 1,53 1,59

13 Sức sx của một đồng
CPKD 4/6
đ/đ 4,45 3,67 3,44 3,96
Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh Vissan Hà Nội
Để đánh giá được chính xác hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngoài những
chỉ tiêu được tính toán trên ta sẽ so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành trong cùng thời
gian, và được thể hiện ở bảng sau
Bảng 2.6 : So sánh hiệu quả kinh doanh giữa Chi nhánh Vissan hà Nội và mức trung
bình ngành.
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
Đơn vị %
VS TBN VS TBN VS TBN VS TBN
1 Doanh lợi trên DT 9,03 8,2 7,16 8,7 6,55 7,2 6,35 5,82
2 Doanh lợi VKD 10,33 9,3 9,0 9,7 10,1 11,0 11,8 10,6
3 Tỉ lệ tăng DT 31,4 23 22,8 34 13,9 14
Nguồn: Phòng thị trường từ Tổng công ty Vissan
Chú thích: CN : Chi nhánh Vissan Hà Nội
TBN : Chỉ tiêu trung bình ngành
Doanh lợi trên doanh thu của Chi nhánh giảm dần qua bốn năm từ 9,03% xuống
còn 6,35% chỉ số này đi xuống cùng với chỉ số trung bình của ngành, điều này được
giải thích là do sự tăng lên của tổng chi phí, mặc dù lợi nhuận và doanh thu đều có xu
hướng tăng nhưng tỉ lệ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tỉ lệ tăng của lợi nhuận. Trong
cả bốn năm chỉ số này có giảm nhưng vẫn cao hơn chỉ số trung bình của ngành.
2.1.4.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong Chi nhánh
Vissan Hà Nội.

Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất lượng
lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp . Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu: Mức sinh lời của lao
động, năng suất lao động và hiệu suất tiền lương. Đây cũng là hệ thống chỉ tiêu mà Chi
nhánh đang sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của mình.

Sức sinh lời bình quân của lao động.
Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của một lao động thường được sử dụng để đánh
giá tính hiệu quả sử dụng lao động. Sức sinh lời bình quân của một lao động cho biết
mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán (năm). Chỉ
tiêu này được xác định cụ thể theo công thức sau:
L
BQ
= LN
R
/ LĐ
BQ
Trong đó: L
BQ
- lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra trong kỳ.
LN
R
- lợi nhuận ròng thu được của doanh nghiệp .

BQ
- Số lao động bình quân
Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02

18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
♦Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân của thời kỳ tính toán được xác định:
W = DT
T
/ LĐ
BQ
Trong đó: W – Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán (hiện vật, giá trị).
DT – Kết quả của kỳ tính toán thường được tính bằng doanh thu thuần của
doanh nghiệp.

BQ
- Số lao động bình quân
Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu chất lượng quan trọng cơ bản
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ tiêu
này cũng đánh giá khả năng trình độ lao động trong quá trình hoạt động.
♦ Hiệu suất tiền lương
Hiệu suất tiền lương phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt được bao
nhiêu đồng kết quả. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp
độ tăng cao hơn nhịp độ tăng của tiền lương. Chỉ tiêu này được xác định theo công
thức:
H = LN
R
/ QL
Với H – Hiệu suất tiền lương
LN
R
- Lợi nhuận ròng thu được của doanh nghiệp .

QL – Tổng quỹ lương và tiền thưởng có tính chất lương.
Từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trên ta có được số liệu thực
tế về hiệu quả sử dụng lao động của Chi nhánh năm 2009 như sau
♦Sức sản xuất của một đồng tiền lương
S
SXTL
= DT
T
/ QL
Trong đó S
SXTL
– Sức sản suất của một đồng tiền lương.
Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết một đồng tiền lương chi trả sẽ mang về được bao nhiêu
đồng doanh th cho Chi nhánh.
Bảng 2.7- Bảng kết quả sử dụng lao động của Chi nhánh năm 2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009
1 Tổng số lao động trong Chi Nhánh Người 276
2 Lợi nhuận ròng Trđ 13364
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
19
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS Hà Sơn Tùng
3 Doanh thu thuần Trđ 148021
4 Tổng quỹ lương Trđ 22323
5 Sức sinh lời BQ 1 lao động
L
BQ
= 2/1
Trđ/người 48,42

6 Năng suất lao động bình quân
W = 3/1
Trđ/người 536,31
7 Hiệu suất tiền lương
H = 2/4
đ/đ 0,6
8 Sức sản xuất của một đồng tiền lương
S
SXTL
= 3/4
đ/đ 6,63
Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh Vissan Hà Nội
Qua bảng số liệu ta thấy năng suất lao động bình quân là 536,3 trđ/người nhưng sức
sinh lời bình quân một lao động chỉ đạt 48,42 trđ/người tức là đạt khoảng 9% so với
năng suất lao động bình quân. Với chỉ số sức sản xuất của một đồng tiền lương là 6,63
đ/đ và hiệu suất tiền lương là 0,6 đ/đ cho ta thấy mặc dù một đồng tiền lương được chi
trả trong Chi nhánh đã mang lại 6,63 đ doanh thu nhưng sức sinh lời trên một đồng
tiền lương chỉ đạt 0,6đ, con số này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Chi nhánh
thấp. Ta sẽ tính toán bốn chỉ số này qua bốn năm từ 2009 – 2012 để thấy được rõ hơn
về kết quả sử dụng lao động tại Chi nhánh.
Bảng 2.8- Bảng kết quả sử dụng lao động của Chi nhánh từ 2009 - 2012
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012

1
Tổng số lao động trong Chi
Nhánh
Người 276 276 281 281
2 Lợi nhuận ròng Trđ 13364 13921 15653 17281
3 Doanh thu thuần Trđ 148021 194485 238894 272143
4 Tổng quỹ lương Trđ 22323 23040 24168 24888
5
Sức sinh lời BQ 1 lao động
L
BQ
= 2/1
Trđ/người 48,42 50,44 55,7 61,5
6
Năng suất lao động bình quân
W = 3/1
Trđ/người 536,31 704,65 850,16 968,48
7
Hiệu suất tiền lương
H = 2/4
đ/đ 0,6 0,6 0,65 0,69
SV: Đỗ Thị Trâm Nhung
Lớp: KDTH 13A.02
20

×